20_2009_TT-BGDĐT BAN HÀNH MẪU BẰNG TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH

Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ; trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng; trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm, tên bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng Anh có màu đỏ, các chữ khác có màu đen; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2,

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 20/2009/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2009

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH MẪU BẰNG TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp,

THÔNG TƯ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.

Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp gồm bốn (4) trang, mỗi trang có kích thước 17cm x 12,5cm.

Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ; trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng; trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm, tên bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng Anh có màu đỏ, các chữ khác có màu đen; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3. Cách ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

 

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thiện Nhân

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

TT49-2009-BTC HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

Thông tư này hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số tài khoản, mẫu  báo cáo tài chính áp dụng cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Những nội dung không hướng dẫn trong Thông tư này, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương thực hiện theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

BỘ TÀI CHÍNH

Số:  49/2009/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày  12  tháng 3   năm 2009

THÔNG TƯ

Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương

– Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003;

– Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày  27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

– Căn cứ Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

2. Thông tư này hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số tài khoản, mẫu  báo cáo tài chính áp dụng cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Những nội dung không hướng dẫn trong Thông tư này, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương thực hiện theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán, Thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính.

 

II. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện theo qui định tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và các sửa đổi, bổ sung sau:

 

1. Sửa đổi tên tài khoản kế toán

1.1. Đổi tên Tài khoản 511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” thành “Doanh thu”

Tài khoản 511 có 8 TK cấp 2:

+ TK 5111 – Doanh thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp;

+ TK 5112 – Doanh thu lãi tiền cho vay;

+ TK 5113 – Thu từ hoạt động đầu tư góp vốn;

+ TK 5114 – Doanh thu lãi tiền gửi;

+ TK 5115 – Thu phí hoạt động nhận uỷ thác;

+ TK 5116 – Thu phí nhận uỷ quyền phát hành trái phiếu địa phương;

+ TK 5117 – Doanh thu cho thuê tài sản;

+ TK 5118 – Doanh thu khác.

1.2. Đổi tên Tài khoản 532 – “Giảm giá hàng bán” thành “Các khoản giảm trừ doanh thu”.

1.3. Đổi tên Tài khoản 631 – “Giá thành sản xuất” thành “Chi phí hoạt động”.

Tài khoản 631 có 7 TK cấp 2:

+ TK 6311 – Giá vốn hàng bán hoạt động đầu tư trực tiếp;

+ TK 6312 – Chi phí lãi tiền vay;

+ TK 6313 – Chi phí hoạt động đầu tư góp vốn;

+ TK 6315 – Chi phí dịch vụ uỷ thác;

+ TK 6316 – Chi phí dự phòng rủi ro cho vay;

+ TK 6317 – Chi phí cho thuê tài sản;

+ TK 6318 – Chi phí khác.

1.4 Chuyển Tài khoản 431 – “Quỹ khen thưởng phúc lợi” ở loại 4 – “Vốn chủ sở hữu”, thành Tài khoản loại 3 – “Nợ phải trả” ký hiệu là TK 353 – “Quỹ khen thưởng phúc lợi” để phản ánh đúng bản chất của tài khoản là những khoản khen thưởng, phúc lợi phải trả cho người lao động.

 

2. Bổ sung Tài khoản

2.1. Tài khoản cấp 1 (Tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán)

– Tài khoản 116 – Tiền gửi ngân  hàng vốn nhận uỷ thác;

– Tài khoản 132 – Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ;

– Tài khoản 134 – Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay;

– Tài khoản 245 – Đầu tư xây dựng dự án, công trình;

– Tài khoản 251 – Cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động;

– Tài khoản 252 – Cho vay thực hiện cam kết bảo lãnh;

– Tài khoản 259 – Dự phòng rủi ro cho vay;

– Tài khoản 261 – Cấp phát vốn uỷ thác của ngân sách địa phương;

– Tài khoản 262 – Cho vay từ vốn nhận uỷ thác chịu rủi ro;

– Tài khoản 263 – Cho vay từ vốn nhận uỷ thác không chịu rủi ro;

– Tài khoản 265 – Cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;

– Tài khoản 332 – Phải trả lãi vốn huy động;

– Tài khoản 361 – Nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NS địa phương;

– Tài khoản 362 – Nhận vốn uỷ thác cho vay đầu tư;

– Tài khoản 364 – Nhận hợp vốn đầu tư, cho vay;

– Tài khoản 365 – Nhận vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;

– Tài khoản 637 – Chi phí trực tiếp chung.

2.2. Tài khoản ngoài Bảng

– Tài khoản 005 – Mức vốn cho vay;

– Tài khoản 006 – Mức vốn đầu tư;

– Tài khoản 009 – Tài sản nhận thế chấp;

– Tài khoản 010 – Lãi chưa thu cho vay vốn nhận uỷ thác;

– Tài khoản 011 – Lãi chưa thu cho vay khác;

– Tài khoản 012 – Các cam kết bảo lãnh cho khách hàng.

 

3. Không dùng một số tài khoản kế toán

3.1. Không dùng các tài khoản trong Bảng cân đối kế toán sau:

+ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang;

+ TK 155 – Thành phẩm;

+ TK 156 – Hàng hoá;

+ TK 157 – Hàng gửi đi bán;

+ TK 158 – Hàng hóa kho bảo thuế;

+ TK 161 – Chi sự nghiệp;

+ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả;

+ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng;

+ TK 418 – Vốn khác của chủ sở hữu;

+ TK 419 – Cổ phiếu quỹ;

+ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB;

+ TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp;

+ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ;

+ TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ;

+ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính;

+ TK 521 – Chiết khấu thương mại;

+ TK 531 – Hàng bán bị trả lại;

+ TK 611 – Mua hàng;

+ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;

+ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp;

+ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công;

+ TK 627 – Chi phí sản xuất chung;

+ TK 632 – Giá vốn hàng bán;

+ TK 635 – Chi phí tài chính;

+ TK 641 – Chi phí bán hàng.

3.2. Không dùng tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán sau:

TK 008 – Dự toán chi sự nghiệp dự án.

 

4. Hướng dẫn một số nội dung kế toán đặc thù của Quỹ đầu tư phát triển địa phương

4.1. Tài khoản 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tiền gửi vốn nhận uỷ thác tại ngân hàng (Bao gồm Việt Nam đồng, ngoại tệ).

NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI KHOẢN NÀY

 

1. Tài khoản này chỉ phản ánh số tiền gửi tại ngân hàng mà Quỹ nhận uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa phương, vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư và uỷ thác khác. Tài khoản này không phản ánh tiền gửi vốn của Quỹ.

2. Căn cứ để hạch toán trên TK 116 – “Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc Bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc.

3. Kế toán phải tổ chức thực hiện việc theo dõi riêng từng loại tiền gửi tại ngân hàng theo từng loại tiền như: Tiền gửi vốn nhận uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa phương, tiền gửi ngân hàng vốn uỷ thác cho vay đầu tư. Định kỳ phải kiểm tra, đối chiếu nhằm đảm bảo số liệu tiền gửi vào, lấy ra và tồn cuối kỳ khớp đúng với số liệu của ngân hàng. Nếu có chênh lệch phải báo ngay cho ngân hàng nơi mở tài khoản để xác nhận và điều chỉnh kịp thời.

4. Kế toán tiền gửi phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ và những qui định khác có liên quan.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 116 – TIỀN GỬI NGÂN HÀNG VỐN NHẬN UỶ THÁC

Bên Nợ :

– Các loại tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ vốn nhận uỷ thác gửi vào ngân hàng.

– Giá trị ngoại tệ tăng khi đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng).

Bên Có :

– Các khoản tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ vốn nhận uỷ thác rút từ tiền gửi Ngân hàng.

– Giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giá lại ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm).

Số dư bên Nợ : Các khoản tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ còn gửi ở ngân hàng.

Tài khoản 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận ủy thác có 3 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1161 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa phương: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền vốn nhận uỷ thác cấp phát đầu tư của NSĐP của Quỹ gửi tại ngân hàng.

– Tài khoản 1162 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động của tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư.

– Tài khoản 1163 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác khác: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác khác ngoài uỷ thác cấp phát và uỷ thác cho vay đầu tư.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi nhận được giấy báo có của ngân  hàng về số tiền nhận uỷ thác đã nhập vào tài khoản tiền gửi, ghi:

Nợ TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác

Có các TK 361,362,364

2. Khi thu được các khoản tiền lãi cho vay từ vốn nhận uỷ thác cho vay chưa thanh toán cho bên uỷ thác, ghi:

Nợ TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận ủy thác

Có các TK 362, 364

3. Khi nhận tiền từ NSĐP để thực hiện cấp phát đầu tư của NSĐP, ghi :

Nợ TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác (1161)

Có TK 361- Nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NSĐP

4. Khi quyết toán với ngân sách số tiền đã cấp phát, căn cứ vào hồ sơ quyết toán, ghi:

Nợ TK 361 – Nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NSĐP

Có TK 261 – Cấp phát vốn uỷ thác của NSĐP

5. Trường hợp khoản cho vay uỷ thác Quỹ không chịu rủi ro, bên uỷ thác đồng ý xoá nợ, ghi:

Nợ TK 362 – Nhận vốn uỷ thác cho vay đầu tư

Có TK 263 – Cho vay từ vốn nhận uỷ thác không chịu rủi ro

6. Khi trả lại tiền nhận uỷ thác cho các bên uỷ thác cấp phát cho vay, đầu tư,  ghi:

Nợ các TK 361, 362, 364

Có TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận ủy thác.

 

4.2. Tài khoản 132 – Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ

Tài khoản này dùng để phản ánh số phải thu và tình hình thu nợ của Quỹ phát sinh từ các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ, gồm: hoạt động đầu tư trực tiếp, lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi, các khoản phí,….

 

NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI KHOẢN NÀY

1. Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, cho từng nội dung phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các chủ dự án vay nợ, các tổ chức uỷ thác cho vay, đầu tư, các khách hàng đã nhận các tiện ích mà chưa thanh toán.

2. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ cung cấp các tiện ích đã thanh toán tiền ngay.

3. Kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ trả đúng hạn, khoản khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH

TÀI KHOẢN 132 – PHẢI THU HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA QUỸ

Bên Nợ:

Số tiền phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ phát sinh

Bên Có:

Số tiền đã thu các khoản phải thu hoạt động nghiệp vụ

Số dư bên Nợ:

Số tiền còn phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.

Tài khoản 132 – Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ, có 8 tài khoản cấp 2

– Tài khoản 1321 – Phải thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp: Phản ánh các khoản phải thu từ bán, chuyển nhượng các khoản đầu tư trực tiếp của Quỹ.

– Tài khoản 1322 – Phải thu lãi tiền cho vay: Phản ánh các khoản tiền lãi cho vay đã đến kỳ hạn trả mà chưa thu được.

– Tài khoản 1323 – Phải thu hoạt động đầu tư góp vốn: Phản ánh các khoản lợi nhuận được chia, cổ tức được nhận từ hoạt động đầu tư góp vốn và giá trị các khoản đầu tư, góp vốn bán mà chưa thu được tiền.

– Tài khoản 1324 – Phải thu lãi tiền gửi: Phản ánh các khoản lãi tiền gửi Quỹ chưa thu được.

– Tài khoản 1325 – Phải thu phí hoạt động nhận uỷ thác: Phản ánh các khoản phí phải thu từ hoạt động nhận uỷ thác.

– Tài khoản 1326 – Phải thu phí nhận uỷ quyền phát hành trái phiếu địa phương: Phản ánh các khoản phí phải thu từ hoạt động nhận uỷ quyền phát hành trái phiếu địa phương.

– Tài khoản 1327 – Phải thu cho thuê tài sản: Phản ánh các khoản phải thu cho thuê tài sản của Quỹ.

– Tài khoản 1328 – Phải thu hoạt động nghiệp vụ khác: Phản ánh các khoản phải thu nghiệp vụ ngoài các khoản phải thu phản ánh ở các TK 1321, 1322, 1323, 1324, 1325, 1326, 1327.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi bán, chuyển nhượng các khoản đầu tư trực tiếp chưa thu được tiền, ghi:

TK 132 – Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ

Có TK 511   – Doanh thu (5111)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

2. Khi đến hạn thu lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi nhưng chưa thu được, căn cứ vào các chứng từ kế toán có liên quan, ghi:

Nợ TK 132 – Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ (1322, 1324)

Có TK 511   – Doanh thu

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

3. Kế toán phản ánh doanh thu nhượng bán dự án đầu tư chưa thu được tiền, ghi:

Nợ  TK 132 – Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ

Có TK 511   – Doanh thu

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

4. Khi phát sinh doanh thu phí nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa phương, thu phí về nhận vốn uỷ thác cho vay đầu tư, thu phí nhận uỷ quyền phát hành trái phiếu địa phương,…, chưa thu được tiền, ghi:

Nợ TK 132 – Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ

Có TK 511   – Doanh thu

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

5. Khi phát sinh doanh thu cho thuê tài sản và doanh thu khác chưa thu được tiền, ghi:

Nợ TK 132 – Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ

Có TK 511   – Doanh thu

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

6. Khi thu được tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 132 – Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ

7. Khi có quyết định xoá nợ các khoản phải thu, ghi:

Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (Số chênh lệch chưa lập dự phòng)

Có TK 132 – Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ

Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý (Tài khoản ngoài Bảng CĐKT).

4.3. Tài khoản 134 – Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay

Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương đưa đi uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức có chức năng cho vay vốn đầu tư và thu hồi các khoản vốn uỷ thác cho vay đó.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH

TÀI KHOẢN 134 – PHẢI THU VỐN ĐƯA ĐI UỶ THÁC CHO VAY

Bên Nợ:

Số vốn Quỹ uỷ thác cho các tổ chức cho vay

Bên Có:

Số vốn đưa đi uỷ thác cho vay đã thu

Số dư bên Nợ:

Số vốn uỷ thác cho các tổ chức cho vay chưa đến hạn thu hoặc đã đến hạn thu, quá hạn nhưng chưa thu được.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi Quỹ xuất tiền uỷ thác cho các tổ chức cho vay, ghi:

Nợ TK 134 – Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay

Có các TK 111, 112

2. Khi bên nhận uỷ thác đã cho vay và Quỹ nhận được hồ sơ cho vay vốn của bên uỷ thác chuyển cho Quỹ, ghi:

Nợ TK 251 – Cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động

Có TK 134 – Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay

3. Khi nhận được thông báo của bên nhận uỷ thác về việc thu hộ tiền lãi khoản cho vay, ghi:

Nợ  TK 134 – Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay

Có TK 511 – Doanh thu (5112)

4. Khi nhận được tiền bên nhận uỷ thác cho vay chuyển trả do không cho vay được, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 134 – Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay

5. Khi đến hạn thu nợ vay, nếu thu được tiền nợ vay, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 251 – Cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động

6. Nếu đến hạn thu nợ mà không thu được, được Hội đồng quản lý đồng ý cho xoá nợ và dùng dự phòng để bù đắp, ghi:

Nợ TK 259 – Dự phòng rủi ro cho vay

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (Số chênh lệch dự phòng nhỏ hơn số nợ vay xoá)

Có TK 251 – Cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động

7. Trường hợp Quỹ uỷ thác cho vay toàn bộ cho bên nhận uỷ thác theo phương thức Quỹ không chịu rủi ro.

7.1. Khi xuất tiền cho bên nhận uỷ thác cho vay, ghi:

Nợ TK 134 – Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay

Có các TK 111, 112

7.2. Khi hết thời hạn uỷ thác cho vay nhận lại tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 134 – Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay (Gốc đưa đi uỷ thác)

Có TK 511 – Doanh thu (5112) (Tiền lãi)

 

4.4. Tài khoản 245 – Đầu tư xây dựng dự án, công trình

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị khoản đầu tư trực tiếp của Quỹ đầu tư phát triển địa phương (sau đây gọi tắt là Quỹ) vào các dự án, công trình đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội đã được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW thông qua. và tình hình biến động tăng, giảm giá trị khoản đầu tư vào các dự án, công trình đó.

Các dự án đầu tư trực tiếp, gồm:

– Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật;

– Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; các dự án phụ trợ bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao;

– Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở và các dự án phát triển khu đô thị mới;

– Các dự án bảo vệ và cải tạo môi trường;

– Các dự án đầu tư trọng điểm khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY

 

1. Khoản đầu tư được hạch toán vào TK 245 – “Đầu tư xây dựng dự án, công trình” khi Quỹ được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục các dự án, công trình là đối tượng đầu tư trực tiếp.

2. Giá trị của khoản đầu tư phản ánh trên TK 245 – “Đầu tư xây dựng dự án, công trình” được xác định là toàn bộ chi phí phát sinh để hình thành dự án, công trình

 

3. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi giá trị khoản đầu tư vào từng dự án, công trình theo các khoản mục chi phí hình thành nên dự án, công trình, gồm:

– Chi phí xây lắp;

– Chi phí thiết bị;

– Chi phí khác.

Tài khoản 245 – “Đầu tư xây dựng dự án, công trình” được mở chi tiết theo từng dự án, công trình và phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí và luỹ kế từ khi chuẩn bị dự án đến khi dự án, công trình hoàn thành chuyển giao.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH

TÀI KHOẢN 245 – ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, DỰ ÁN CÔNG TRÌNH

 

Bên Nợ:

Chi phí đầu tư dự án, công trình phát sinh.

Bên Có:

Giá trị dự án, công trình hoàn thành đã bán.

Số dư bên Nợ:

Giá trị dự án, công trình đang dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng chưa có quyết định bàn giao.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi chi tiền đầu tư vào các dự án, công trình, căn cứ vào các chứng từ chi tiền, ghi:

Nợ TK 245 – Đầu tư xây dựng dự án, công trình

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331…

Đồng thời, kế toán ghi sổ, theo dõi từng khoản đầu tư vào từng dự án, từng công trình.

2. Khi nhận khối lượng đầu tư dự án, công trình bên nhận thầu bàn giao, ghi:

Nợ TK 245 – Đầu tư xây dựng dự án, công trình

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

3. Khi Quỹ chuyển dự án, công trình hoàn thành để đầu tư góp vốn vào công ty con, công ty liên kết hoặc công ty liên doanh, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con

Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh

Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá

trị ghi sổ của khoản đầu tư xây dựng dự án, công trình)

Có TK 245 – Đầu tư xây dựng dự án, công trình

Có TK 711 – Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn

hơn giá trị ghi sổ của khoản đầu tư xây dựng dự án, công trình)

4. Khi công trình đầu tư theo hình thức BOT hoặc BTO, BT bàn giao cho Quỹ dùng công trình đó để cho thuê hoạt động hoặc chờ tăng giá để bán, ghi:

Nợ TK 217 – Bất động sản đầu tư

Có TK 245 – Đầu tư xây dựng dự án, công trình.

5. Khi Quỹ bán, chuyển nhượng công trình, dự án đầu tư  cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân:

5.1. Ghi nhận giá vốn, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động

Có TK 245 – Đầu tư xây dựng dự án, công trình.

5.2. Ghi nhận doanh thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 132

Có TK 511 – Doanh thu

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

4.5. Tài khoản 251 – Cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền Quỹ cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng có phương án thu hồi vốn trực tiếp thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua và tình hình thu hồi khoản nợ cho vay đó.

Các dự án cho vay, gồm:

– Các dự án về: Giao thông, cấp nước, nhà ở khu đô thị, khu dân cư, di chuyển sắp xếp các cơ sở sản xuất, xử lý rác thải của các đô thị.

– Các dự án quan trọng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI KHOẢN NÀY

1. Tài khoản này chỉ phản ánh số nợ cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động của Quỹ các dự án đầu tư có phương án thu hồi vốn trực tiếp đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.

2. Thực hiện cho vay phải đúng đối tượng cho vay và thời hạn cho vay theo quy định của pháp luật và chỉ cho vay khi chủ đầu tư bảo đảm có đủ các điều kiện theo quy định hiện hành.

3. Kế toán phải mở sổ theo dõi tách bạch các khoản cho vay và thu hồi nợ vay theo từng đối tượng vay, nội dung cho vay. Trong từng khoản nợ vay của từng đối tượng vay phải hạch toán được thời hạn vay, thời hạn trả nợ, lãi suất phải trả, số đã trả.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH

TÀI KHOẢN 251 – CHO VAY ĐẦU TƯ BẰNG VỐN HOẠT ĐỘNG

Bên Nợ:

Số tiền cho vay bằng vốn hoạt động.

Bên Có:

Số tiền thu nợ cho vay bằng vốn hoạt động.

Số dư bên Nợ:

Phản ánh số tiền cho vay dư nợ cuối kỳ.

Tài khoản 251- Cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động,  có 3 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 2511 – Cho vay ngắn hạn: Phản ánh số tiền cho vay ngắn hạn và tình hình thu nợ các khoản cho vay ngắn hạn. Cho vay ngắn hạn là khoản cho vay có thời hạn cho vay dưới 1 năm.

– Tài khoản 2512- Cho vay trung hạn: Phản ánh số tiền cho vay trung hạn và tình  hình thu nợ các khoản cho vay trung hạn đó. Khoản vay trung hạn là khoản cho vay có thời hạn cho vay từ 1 năm đến 3 năm.

–  Tài khoản 2513 – Cho vay dài hạn: Phản ánh số tiền cho vay dài hạn có thời hạn cho vay trên 3 năm và tình hình thu nợ khoản cho vay đó.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi quỹ chi tiền cho các chủ đầu tư vay, căn cứ vào hồ sơ cho vay và các chứng từ chi tiền, ghi:

Nợ TK 251 – Cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động (2511, 2512, 2513)

Có các TK 111, 112

(Nếu cho vay bằng ngoại tệ thì ghi đơn bên Có TK 007 – Ngoại tệ các loại – TK ngoài Bảng CĐKT).

2. Khi thu hồi nợ cho vay bằng VND, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 251 – Cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động (2511, 2512, 2513)

3. Khi thu hồi nợ vay bằng ngoại tệ

3.1. Nếu khi thu hồi nợ vay có tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá BQ LNH lớn hơn tỷ giá ghi sổ cho vay, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá BQ LNH)

Có TK 251 – Cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động (Tỷ giá trên sổ TK 251)

Có TK 511 – Doanh thu (5118) (Lãi chênh lệch tỷ giá)

Đồng thời ghi Nợ TK 007-Ngoại tệ-TK ngoài Bảng CĐKT, số ngoại tệ vừa thu nợ.

3.2. Nếu khi thu hồi nợ vay có tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá BQ LNH nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ cho vay, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá BQ LNH)

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (6318) (Lỗ chênh lệch tỷ giá)

Có TK 251 – Cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động (Tỷ giá trên sổ TK 251)

4. Khi có quyết định về việc sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bù đắp một phần hoặc toàn bộ khoản vay của các chủ đầu tư không trả được nợ căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:

Nợ TK 259 – Dự phòng rủi ro cho vay

Có TK 251 – Cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động

Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý – TK ngoài Bảng CĐKT.

4.6. Tài khoản 252 – Cho vay thực hiện cam kết bảo lãnh

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền Quỹ ĐTPTĐP chi ra trả nợ thay khách hàng theo hợp đồng bảo lãnh giữa quỹ và khách hàng trong trường hợp khách hàng được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán.

 

NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI KHOẢN NÀY

 

1. Đối tượng bảo lãnh là các chủ đầu tư có dự án đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc các chương trình mục tiêu theo chiến lược kế hoạch được hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.

2. Quỹ Đầu tư phát triển địa phương không được bảo lãnh vượt quá tổng mức vốn cho vay theo quy định.

3. Việc thực hiện bảo lãnh Quỹ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo lãnh của Nhà nước.

4. Khoản tiền trả thay này đơn vị phải chịu mức lãi suất theo quy định hiện hành, chủ đầu tư, các tổ chức phải ký hợp đồng vay vốn và nhận nợ vay với đơn vị Quỹ. Quỹ ĐTPTĐP phải đôn đốc thu hồi kịp thời các khoản nợ này. Nếu đơn vị không có khả năng trả, Quỹ ĐTPTĐP phải tiến hành phát mại tài sản thế chấp theo pháp luật quy định để bù đắp số nợ.

5. Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng đơn vị, cá nhân được bảo lãnh theo các chỉ tiêu: Số tiền được bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 252 – CHO VAY THỰC HIỆN CAM KẾT BẢO LÃNH

Bên Nợ:

Số tiền Quỹ ĐTPTĐP trả nợ thay cho các chủ đầu tư, các tổ chức khi đến hạn trả nợ mà các chủ đầu tư tổ chức không trả được nợ.

Bên Có:

Số tiền thu hồi được khoản cho vay thực hiện cam kết bảo lãnh.

Số dư bên Nợ:

Số tiền Quỹ trả nợ thay cho các chủ đầu tư chưa thu hồi.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1.  Khi hợp đồng bảo lãnh được ký giữa Quỹ và chủ đầu tư, kế toán ghi đơn bên Nợ TK 012 – Các cam kết bảo lãnh (chi tiết phù hợp) – TK ngoài Bảng CĐKT.

2. Khi đơn vị được bảo lãnh đến hạn trả nợ không trả được, Quỹ ĐTPTĐP bảo lãnh trả nợ thay đơn vị, ghi:

Nợ TK 252 – Cho vay thực hiện cam kết bảo lãnh

Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng.

Đồng thời ghi đơn bên Có TK 012 – Các cam kết bảo lãnh – TK ngoài bảng CĐKT.

3. Khi Quỹ ĐTPTĐP thu được khoản cho vay thực hiện cam kết bảo lãnh, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng

Có TK 252 – Cho vay thực hiện cam kết bảo lãnh.

 

4.7. Tài khoản 259 – Dự phòng rủi ro cho vay

Tài khoản này dùng để phản ánh số dự phòng đã lập và tình hình biến động của số dự phòng rủi ro cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Số dự phòng rủi ro được hình thành để bù đắp những tổn thất, thiệt hại do nguyên nhân khách quan trong quá trình thực hiện cho vay của Quỹ.

Dự phòng rủi ro cho vay được tính vào chi phí nghiệp vụ hàng năm theo một tỷ lệ quy định theo từng khoản vay, chất lượng khoản vay.

NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI KHOẢN NÀY

1. Việc sử dụng dự phòng rủi ro phải được Hội đồng quản lý Quỹ quyết định theo đúng các mục đích sử dụng đã được quy định trong điều lệ và Quy chế quản lý tài chính Quỹ.

Trường hợp xoá nợ các khoản cho vay lớn hơn số dự phòng đã lập thì chỉ được bù đắp bằng khoản dự phòng đã lập, số còn lại ghi nhận vào chi phí hoạt động.

 

2. Cuối năm trước khi khoá sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, Quỹ tiến hành kiểm kê phân loại nợ vay xác định khả năng xảy ra tổn thất để tiến hành lập dự phòng cho các khoản cho vay. Nếu số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì lập bổ sung số chênh lệch và ghi nhận vào chi phí nghiệp vụ trong kỳ. Nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập đang ghi sổ kế toán thì số chênh lệch đó phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí nghiệp vụ.

3. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi rõ ràng các khoản trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro cho vay.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 259 – DỰ PHÒNG RỦI RO CHO VAY

Bên Nợ:

– Phản ánh số giảm dự phòng rủi ro cho vay do việc sử dụng bù đắp rủi ro (xoá một phần hay toàn bộ nợ  hoặc miễn giảm lãi tiền vay cho các chủ đầu tư vay vốn của Quỹ)

– Hoàn nhập số dự phòng rủi ro cho vay phải lập nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng.

Bên Có:

Phản ánh số trích lập dự phòng rủi ro cho vay tính vào chi hoạt động theo tỷ lệ quy định trong năm.

Số dư bên Có:

Phản ánh số dự phòng rủi ro cho vay hiện có cuối năm.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN  KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi lập quỹ dự phòng rủi ro tính vào chi phí hoạt động theo tỷ lệ quy định, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động  (6316)

Có TK 259 – Dự phòng rủi ro cho vay

2. Khi có quyết định của Hội đồng quản lý về việc sử dụng dự phòng rủi ro cho vay bù đắp một phần hoặc toàn bộ nợ vay của các chủ đầu tư, ghi:

Nợ TK 259 – Dự phòng rủi ro cho vay

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (Số chênh lệch nợ cho vay được xoá nợ lớn hơn số

dự phòng đã lập)

Có các TK 251, 252, 262

3. Khi lập dự phòng, nếu số dự phòng rủi ro cho vay phải lập năm nay nhỏ hơn số đã trích lập năm  trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 259 – Dự phòng rủi ro cho vay

Có TK 631 – Chi phí hoạt động

 

4.8. Tài khoản 261 – Cấp phát vốn uỷ thác của ngân sách địa phương

Tài khoản 261 dùng để phản ánh tình hình cấp phát hộ ngân sách địa phương cho các đơn vị dự án từ nguồn vốn ngân sách địa phương theo đúng đối tượng và quy định hiện hành.

NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI KHOẢN NÀY

1. Việc cấp thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành bằng các nguồn vốn của ngân sách theo đúng quy định hiện hành.

2. Kế toán phải mở sổ theo dõi riêng rẽ từng công trình, hạng mục công trình và từng chủ đầu tư theo từng lần cấp phát và luỹ kế từ khi cấp phát tạm ứng cho đến khi công trình hoàn thành.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 261 – CẤP PHÁT VỐN UỶ THÁC CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Bên Nợ :

Số vốn đã cấp phát thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành.

Bên Có :

– Kết chuyển số đã cấp phát khi công trình XDCB hoàn thành đưa vào sử dụng.

– Số thoái chi vốn cấp phát.

– Số ghi giảm vốn cấp phát.

Số dư bên Nợ :

Số vốn đã cấp phát chưa được quyết toán.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi nhận tiền từ ngân sách địa phương để cấp phát hộ, ghi :

Nợ TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác (1161)

Có TK 361 – Nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa phương.

2. Khi xuất tiền cấp phát khối lượng XDCB hoàn thành đủ điều kiện thanh toán, ghi:

Nợ TK 261- Cấp phát vốn uỷ thác của ngân sách địa phương

Có TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác (1161).

3. Khi công trình hoàn thành được phê duyệt quyết toán, ghi :

Nợ TK 361 – Nhận vốn uỷ thác cấp phát  đầu tư của ngân sách địa phương

Có TK 261 – Cấp phát vốn uỷ thác của ngân sách địa phương.

4. Trường hợp thoái chi vốn cấp phát chi sai mục đích, khi nhận báo Có của KBNN, NH, kế toán phản ánh số tiền nhận được, ghi:

Nợ TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác (1161)

Có TK 261 – Cấp phát vốn uỷ thác của ngân sách địa phương.

4.9. Tài khoản 262 – Cho vay từ vốn nhận uỷ thác chịu rủi ro

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền Quỹ cho các tổ chức, đơn vị vay bằng nguồn vốn uỷ thác chịu rủi ro và tình hình thanhh toán các khoản cho vay đó.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 262 – CHO VAY TỪ VỐN NHẬN UỶ THÁC CHỊU RỦI RO

Bên Nợ:

Số tiền cho các tổ chức, đơn vị vay bằng vốn nhận uỷ thác chịu rủi ro.

Bên Có:

Số tiền đơn vị vay đã trả

Số dư bên Nợ:

Số tiền dư nợ vay cuối kỳ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi nhận tiền vốn uỷ thác cho vay đầu tư chịu rủi ro, ghi:

Nợ TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác (1162)

Có TK 362 – Nhận vốn uỷ thác cho vay đầu tư.

2. Khi xuất tiền cho vay từ vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư chịu rủi ro, ghi

Nợ TK 262 – Cho vay từ vốn nhận uỷ thác chịu rủi ro

Có TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác (1162).

3. Khi nhận được khoản tiền chủ đầu tư trả nợ vay từ vốn nhận uỷ thác chịu rủi ro, ghi:

Nợ TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác

Có TK 262 – Cho vay từ vốn nhận uỷ thác chịu rủi ro.

4. Khi có quyết định xoá khoản nợ cho vay từ vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư chịu rủi ro cho chủ dự án đầu tư, ghi:

Nợ TK 259 – Dự phòng rủi ro cho vay (Số được bù đắp bằng Quỹ dự phòng)

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (6316) (Số dự phòng còn thiếu)

Có TK 262 – Cho vay từ vốn nhận uỷ thác chịu rủi ro.

 

4.10. Tài khoản 263 – Cho vay từ vốn nhận uỷ thác không chịu rủi ro

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền (tiền đồng Việt nam hay ngoại tệ) Quỹ ĐTPTĐP cho các đơn vị trong nước vay bằng nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác không chịu rủi ro và tình hình thanh toán các khoản cho vay đó.

Khoản cho vay này Quỹ không chịu rủi ro bởi vậy không được lập dự phòng rủi ro cho vay.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 263 – CHO VAY TỪ VỐN NHẬN UỶ THÁC

KHÔNG CHỊU RỦI RO

Bên Nợ:

Số tiền cho vay từ vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư không chịu rủi ro.

Bên Có:

Số tiền đơn vị vay đã trả.

Số dư bên Nợ:

Số tiền đơn vị vay còn nợ Quỹ ĐTPTĐP.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi xuất tiền cho vay từ vốn nhận uỷ thác không chịu rủi ro, ghi:

Nợ TK 263 – Cho vay từ vốn nhận uỷ thác không chịu rủi ro

Có TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác (1162).

2. Định kỳ thu lãi tiền cho vay từ vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư không chịu rủi ro (nếu có), ghi:

Nợ TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác

Có TK 362 – Nhận vốn uỷ thác cho vay, đầu tư (Chi tiết tiền lãi).

3. Khi xuất tiền trả lãi tiền cho vay cho bên uỷ thác, ghi:

Nợ TK 362 – Nhận vốn uỷ thác cho vay, đầu tư

Có TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác.

4. Khi hết thời hạn hợp đồng uỷ thác hoặc bên ký hợp đồng uỷ thác rút lại vốn, Quỹ tiến hành quyết toán và trả tiền cho bên uỷ thác, ghi:

Nợ TK 362 – Nhận vốn uỷ thác cho vay, đầu tư

Có TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác

Có TK 263 – Cho vay từ vốn nhận uỷ thác không chịu rủi ro

(Số cho vay không có khả năng đòi được đồng ý xoá nợ).

4.11. Tài khoản 265 – Cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền Quỹ ĐTPTĐP cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo qui định từ nguồn vốn Ngân sách địa phương.

NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI KHOẢN NÀY

1. Chủ đầu tư chỉ được nhận hỗ trợ lãi suất đối với số vốn vay đầu tư trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án.

2. Dự án chưa được vay đầu tư, hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

3. Được Quỹ ĐTPTĐP chấp thuận và ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

4. Chủ đầu tư được nhận một năm một lần vào cuối năm trên cơ sở số nợ gốc chủ đầu tư đã trả cho tổ chức tín dụng.

5. Quỹ ĐTPTĐP phải mở sổ chi tiết theo dõi số cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho từng dự án được cấp từ khi bắt đầu được cấp hỗ trợ lãi suất luỹ kế cho đến khi chủ đầu tư hết hạn trả nợ khoản vay được cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 265 – CẤP HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ

Bên Nợ:

Số tiền cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

Bên Có:

Số tiền đã quyết toán cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

Số dư bên Nợ:

Số tiền cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chưa được quyết toán.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi nhận được tiền từ nguồn vốn cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của ngân sách, ghi:

Nợ TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác

Có TK 365 – Nhận vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

2. Khi chi tiền cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án, ghi:

Nợ TK 265 – Cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Có TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác

3. Khi quyết toán số tiền cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với các chủ dự án và ngân sách, ghi:

Nợ TK 365 – Nhận vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Có TK 265 – Cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

 

4.12. Tài khoản 332 – Phải trả lãi vốn huy động

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản lãi huy động vốn mà Quỹ phải trả cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân gồm: Phải trả lãi tiền vay, phải trả lãi trái phiếu và tình hình thanh toán các khoản lãi đó.

 

NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI KHOẢN NÀY

 

1. Tài khoản này phải được hạch toán chi tiết theo từng loại tiền lãi tiền vay, lãi  trái phiếu, tín phiếu và từng đối tượng phải trả lãi.

2. Phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải trả lãi cho từng khách hàng để lập kế hoạch trả lãi kịp thời, đúng hạn cho các đối tượng cho vay, mua trái phiếu.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 332 – PHẢI TRẢ LÃI VỐN HUY ĐỘNG

 

Bên Nợ:

Số lãi tiền vay, lãi trái phiếu, tín phiếu đã trả

Bên Có:

Số lãi tiền vay, lãi trái phiếu, tín phiếu phải trả

Số dư bên Có: Số lãi tiền vay, lãi trái phiếu còn phải trả

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Cuối kỳ, xác định số lãi tiền vay, lãi trái phiếu phải trả cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (6312) hoặc

Nợ TK 241, 245 – Nếu chi phí đi vay được vốn hoá

Có TK 332 – Phải trả lãi huy động vốn

2. Khi xuất tiền để trả lãi vay, lãi trái phiếu, ghi:

Nợ TK 332 – Phải trả lãi huy động vốn

Có các TK 111, 112

3. Trường hợp nhập lãi vào khoản gốc vay, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (6312) hoặc

Nợ các TK 241, 245 (Nếu chi phí đi vay được vốn hoá)

Có các TK 341, 343.

4. Trường hợp phát hành trái phiếu trả lãi trước

4.1. Khi phát hành trái phiếu, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Số tiền thực thu)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước)

Có TK 343 – Trái phiếu phát hành (3431)

4.2. Định kỳ phân bổ lãi trái phiếu trả trước vào chi phí trong kỳ, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (6312) hoặc

Nợ các TK 241, 245 (nếu chi phí đi vay được vốn hoá)

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

 

4.13. Tài khoản 361 – Nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa phương

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền luỹ kế đã nhận uỷ thác cấp phát, đã cấp phát và tình hình quyết toán số vốn uỷ thác đã cấp với Ngân sách địa phương.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 361 – NHẬN VỐN UỶ THÁC CẤP PHÁT ĐẦU TƯ

CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Bên Nợ:

Số vốn uỷ thác đã cấp được quyết toán.

Bên Có:

Số vốn uỷ thác cấp phát đầu tư đã nhận của ngân sách địa phương.

Số dư bên Có:

Số vốn uỷ thác cấp phát đầu tư đã nhận của ngân sách địa phương chưa được quyết toán.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa phương chuyển cho Quỹ, căn cứ vào các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác (1161)

Có TK 361 – Nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa  phương.

2. Khi chủ đầu tư hoàn thành khối lượng công việc, Quỹ tiến hành quyết toán số tiền đã cấp phát với ngân sách địa phương, căn cứ vào hồ sơ quyết toán, ghi:

Nợ TK 361 – Nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa phương

Có TK 261 – Cấp phát vốn uỷ thác của ngân sách địa phương.

3. Khi xuất tiền trả lại cho ngân sách địa phương về số tiền không cấp phát hết do các dự án không đủ điều kiện được cấp phát, ghi:

Nợ TK 361 – Nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa phương

Có TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác (1161).

 

4.14. Tài khoản 362 – Nhận vốn uỷ thác cho vay, đầu tư

Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn nhận của các tổ chức, đơn vị uỷ thác cho Quỹ ĐTPTĐP để cho vay, đầu tư và tình hình thanh quyết toán khoản vốn nhận uỷ thác đó.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 362 – NHẬN VỐN UỶ THÁC CHO VAY, ĐẦU TƯ

Bên Nợ:

Hoàn trả tiền vốn nhận uỷ thác cho vay, đầu tư.

Bên Có:

Số tiền vốn nhận uỷ thác cho vay, đầu tư.

Số dư bên Có:

Số vốn nhận uỷ thác cho vay, đầu tư chưa hoàn trả cho bên uỷ thác.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi nhận được tiền vốn uỷ thác cho vay, đầu tư ghi:

Nợ TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác

Có TK 362 – Nhận vốn ủy thác cho vay, đầu tư

Nếu nhận bằng ngoại tệ thì ghi đơn bên Nợ TK 007-Ngoại tệ – TK ngoài Bảng CĐKT.

2. Khi xuất tiền cho vay uỷ thác đầu tư, ghi:

Nợ các TK 245, 262, 263…

Có TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác (1162).

3. Khi thu hồi nợ gốc cho vay bằng vốn uỷ thác, ghi:

Nợ TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác (1162)

Có các TK 262, 263.

4. Khi xuất tiền hoàn trả vốn cho đơn vị có vốn uỷ thác cho vay, ghi:

Nợ TK 362 – Nhận vốn ủy thác cho vay, đầu tư

Có TK 116 – Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác (1162).

Nếu trả bằng ngoại tệ thì ghi đơn bên Có TK 007-Ngoại tệ – TK ngoài Bảng CĐKT.

4.15.Tài khoản 364 – Nhận hợp vốn đầu tư, cho vay

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền Quỹ đã nhận được của các tổ chức, đơn vị để đầu tư, cho vay với mức tiền đã thoả thuận thông qua hợp đồng đầu tư, cho vay đã ký kết giữa các bên trên cơ sở dự án đầu tư và khách hàng cho vay đã xác định.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 364 – NHẬN HỢP VỐN ĐẦU TƯ, CHO VAY

 

Bên Nợ:

– Số tiền đã thanh quyết toán với bên hợp vốn đầu tư, cho vay khi đã đầu tư, cho vay;

– Số tiền đã trả lại cho bên hợp vốn do không đầu tư, cho vay được

Bên Có:

Số tiền hợp vốn đầu tư, cho vay Quỹ đã nhận của các tổ chức, đơn vị.

Số dư bên Có:

Số tiền hợp vốn đầu tư, cho vay hiện có cuối năm.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi nhận được tiền của các bên hợp vốn để đầu tư, cho vay, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 364 – Nhận hợp vốn đầu tư, cho vay

2. Khi chuyển tiền nhận hợp vốn để đầu tư để thực hiện đầu tư trực tiếp do Quỹ làm chủ dự án, ghi:

Nợ TK 245 – Đầu tư xây dựng dự án, công trình

Có các TK 111,112 hoặc

Có TK 364 – Nhận hợp vốn đầu tư, cho vay (trường hợp nhận và chuyển

thẳng tiền từ bên hợp vốn)

3. Khi chuyển tiền nhận hợp vốn cho các đối tác vay theo hợp đồng đã ký kết, ghi:

Nợ TK 364 – Nhận hợp vốn đầu tư, cho vay

Có các TK 111,112.

4. Khi chuyển tiền nhận hợp vốn thực hiện dự án đầu tư do bên hợp vốn cùng đồng chủ dự án, ghi:

Nợ TK 364 – Nhận hợp vốn đầu tư, cho vay

Có các TK 111, 112.

5. Khi Quỹ chuyển tiền trả lại cho bên hợp vốn, ghi:

Nợ TK 364 – Nhận hợp vốn đầu tư, cho vay

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng.

 

4.16. Tài khoản 365 – Nhận vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn vốn nhận hỗ trợ lãi suất sau đầu tư do ngân sách địa phương uỷ thác cho Quỹ cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án của địa phương.

 

NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI KHOẢN NÀY

1. Nguồn vốn nhận hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được hình thành do Ngân sách địa phương chuyển cho Quỹ theo kế hoạch để hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

2. Quỹ chỉ được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định được cơ quan Nhà nước địa phương có thẩm quyền cho phép, dự án đó đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã hoàn trả được vốn vay.

3. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi chặt chẽ số tiền hỗ trợ lãi suất của từng đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 365 – NHẬN VỐN UỶ THÁC HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ

 

Bên Nợ:

– Số tiền thực tế Quỹ đã chi hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án;

– Số tiền phải trả hoặc đã trả lại cho Ngân sách do không cấp bù hoặc cấp bù còn thừa.

Bên Có:

Số tiền được Ngân sách địa phương chuyển cho Quỹ để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án.

Số dư bên Có:

Số hiện còn của nguồn vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi nhận được tiền Ngân sách địa phương chuyển cho nguồn vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 365 – Nhận vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

2. Khi quyết toán số tiền đã chi hỗ trợ cho các dự án từ nguồn vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, ghi:

Nợ TK 365 – Nhận vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Có TK 265 – Cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

3. Sau khi quyết toán, xác định số tiền thừa và nộp trả lại Ngân sách địa phương do cấp cho các dự án còn thừa:

– Khi xác định được số tiền thừa phải nộp ngân sách, ghi:

Nợ TK 365 – Nhận vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).

– Khi xuất tiền để nộp trả ngân sách, ghi:

Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Nếu đã ghi phải trả),  hoặc

Nợ TK 365 – Nhận vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Có các TK 111, 112.

 

4.17. Tài khoản 511 – Doanh thu

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, doanh thu lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, doanh thu từ hoạt động đầu tư góp vốn, doanh thu chuyển nhượng dự án, thu phí hoạt động nhận uỷ thác, doanh thu cho thuê tài sản, lãi chênh lệch tỷ giá, doanh thu khác.

 

NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI KHOẢN NÀY

1. Tài khoản 511 phải được hạch toán chi tiết theo từng loại doanh thu;

2. Doanh thu được hạch toán vào Tài khoản 511 khi thoả mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu đã được quy định trong các Chuẩn mực kế toán Việt Nam;

3. Không phản ánh vào Tài khoản này những khoản thu nhập khác đã được phản ánh vào Tài khoản 711 “Thu nhập khác”.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 511 – DOANH THU

Bên Nợ:

– Các khoản giảm trừ doanh thu;

– Kết chuyển doanh thu thuần sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có:

– Doanh thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp;

– Doanh thu lãi tiền cho vay;

– Thu từ hoạt động đầu tư góp vốn;

– Doanh thu lãi tiền gửi;

– Thu phí hoạt động nhận uỷ thác;

– Thu phí nhận uỷ quyền phát hành trái phiếu địa phương;

– Doanh thu cho thuê tài sản;

– Doanh thu khác.

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 511 – Doanh thu, có 8 tài khoản cấp 2, gồm:

– Tài khoản 5111 – Doanh thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp: Phản ánh doanh thu từ chuyển nhượng các dự án đầu tư, bán các tài sản do đầu tư trực tiếp như: nhà cửa, cơ sở hạ tầng, bất động sản đầu tư,…

– Tài khoản 5112 – Doanh thu lãi tiền cho vay: Phản ánh doanh thu lãi tiền cho vay;

– Tài khoản 5113 – Thu từ hoạt động đầu tư góp vốn: Phản ánh số tiền cổ tức và lợi nhuận được chia do góp vốn vào đơn vị khác, số tiền lãi bán, chuyển nhượng lại các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác;

– Tài khoản 5114 – Doanh thu lãi tiền gửi: Phản ánh doanh thu về lãi tiền gửi

– Tài khoản 5115 – Thu  phí hoạt động nhận uỷ thác: Phản ánh doanh thu phí nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa phương, thu phí về nhận vốn uỷ thác cho vay đầu tư, thu phí nhận uỷ thác khác;

– Tài khoản 5116 – Thu phí uỷ quyền phát hành trái phiếu địa phương: Phản ánh doanh thu phí về phát hành trái phiếu hộ các tổ chức, chính quyền địa phương;

– Tài khoản 5117 – Doanh thu cho thuê tài sản: Phản ánh doanh thu về cho thuê tài sản cố định, bất động sản đầu tư;

– Tài khoản 5118 – Doanh thu khác: Phản ánh các khoản doanh thu khác ngoài các khoản doanh thu được phản ánh từ TK 5111 đến TK 5117, như lãi chênh lệch tỷ giá, chiết khấu thanh toán tiền mua hàng được hưởng,v.v…

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi bán các tài sản đầu tư trực tiếp như nhà cửa, cơ sở hạ tầng, bất động sản đầu tư, kế toán phản ánh doanh thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 132,…

Có TK 511 – Doanh thu

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

2. Doanh thu lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, doanh thu về cổ tức, lợi nhuận được chia, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 132,…

Có TK 511 – Doanh thu.

3. Khi bán các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, kế toán phản ánh doanh thu là số tiền chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 132,… (Tổng số tiền thanh toán)

Có các TK 221, 222, 223, 228 (Giá vốn)

Có TK 511 – Doanh thu (Số lãi)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

4. Kế toán phản ánh doanh thu nhượng bán dự án đầu tư, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 132,… (Tổng số tiền thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

5. Khi phát sinh doanh thu phí nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa phương, thu phí về nhận vốn uỷ thác cho vay đầu tư, thu phí nhận uỷ quyền phát hành trái phiếu địa phương,v.v.., ghi:

Nợ các TK 111, 112, 132,…

Có TK 511 – Doanh thu

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

6. Khi phát sinh doanh thu cho thuê tài sản và doanh thu khác, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 132,…

Có TK 511 – Doanh thu

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

7. Khi mua vật tư, tài sản, dịch vụ mua ngoài bằng ngoại tệ, kế toán quy đổi ngoại tệ về VNĐ theo tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố (Sau đây gọi tắt là tỷ giá BQLNH) tại thời điểm phát sinh, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211, 245, 631, 642,… (Tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá BQLNH)

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (6318) (Lỗ chênh lệch tỷ giá)

Có các TK 111, 112, 113 (Tỷ giá trên sổ TK 111, 112, 113)

Có TK 511 – Doanh thu (5118) (Lãi chênh lệch tỷ giá).

8. Khi thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trước thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112, 113 (Số tiền thực trả)

Có TK 511 – Doanh thu (Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng).

 

4.18. Tài khoản 532 – Các khoản giảm trừ doanh thu

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại được hạch toán vào TK 532 “Các khoản giảm trừ doanh thu” phải theo đúng nguyên tắc quy định ở TK 521 “Chiết khấu thương mại”, TK 531 “Hàng bán bị trả lại”, TK 532 “Giảm giá hàng bán” ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI  KHOẢN 532 – CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh.

Bên Có:

Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sang TK 511 “Doanh thu”.

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, ghi:

Nợ TK 532 – Các khoản giảm trừ doanh thu

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, giảm

giá hàng bán,…)

Có các TK 111, 112, 131, 132.

2. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sang Tài khoản 511, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu

Có TK 532 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

 

4.19. Tài khoản 631 – Chi phí hoạt động

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Tài khoản này phải được hạch toán chi tiết theo từng nội dung chi phí.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 631 – CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

 

Bên Nợ:

–         Giá vốn hàng bán hoạt động đầu tư trực tiếp;

–         Chi trả lãi tiền vay;

–         Chi phí hoạt động đầu tư góp vốn;

–         Chi phí dịch vụ uỷ thác;

–         Chi phí dự phòng rủi ro cho vay;

–         Chi phí cho thuê tài sản;

–         Chi phí khác.

Bên Có:

Kết chuyển chi phí hoạt động vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

 

Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 631 – Chi phí hoạt động, có 7 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 6311 – Giá vốn hàng bán hoạt động đầu tư trực tiếp: Phản ánh giá vốn hàng bán của những tài sản đầu tư trực tiếp như: nhà cửa, bất động sản đầu tư, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

– Tài khoản 6312 – Chi phí lãi tiền vay: Phản ánh các khoản chi phí lãi tiền vay phải trả;

– Tài khoản 6313 – Chi phí hoạt động đầu tư góp vốn: Phản ánh các khoản chi phí hoạt động đầu tư góp vốn, khoản lỗ khi nhượng bán và thu hồi các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác;

– Tài khoản 6315 – Chi phí dịch vụ uỷ thác: Phản ánh chi phí phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác đầu tư, cho vay, và chi phí liên quan đến dịch vụ nhận uỷ thác đầu tư, cho vay;

– Tài khoản 6316 – Chi phí dự phòng rủi ro cho vay: Phản ánh chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho vay hoặc hoàn nhập khoản dự phòng rủi ro cho vay đã lập.

– Tài khoản 6317 – Chi phí cho thuê tài sản: Phản ánh chi phí khấu hao tài sản cố định, bất động sản đầu tư cho thuê, chi phí sửa chữa tài sản cho thuê, và các chi phí khác liên quan đến tài sản cho thuê;

– Tài khoản 6318 – Chi phí khác: Phản ánh các chi phí khác như: lỗ về chênh lệch tỷ giá, chiết khấu thanh toán cho người mua,v.v…

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi bán các tài sản đầu tư trực tiếp như: nhà cửa, bất động sản đầu tư, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao,… kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:

Nợ TK 6311 – Giá vốn hàng bán hoạt động đầu tư trực tiếp

Nợ TK 2147 – Hao mòn bất động sản đầu tư

Có các TK 217, 245.

2. Phải trả lãi tiền vay, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (6312)

Có các TK 111, 112, 332.

3. Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (6313)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112,…

4. Khi nhượng bán các khoản đầu tư vào đơn vị khác, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 132… (Số tiền theo giá bán)

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (Số lỗ)

Có các TK 221, 222, 223, 228 (Giá vốn)

Có TK 511 – Doanh thu (Số lãi).

5. Khi bán dự án đầu tư, kế toán phản ánh chi phí nhượng bán dự án đầu tư, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 245…

6. Khi trích lập dự phòng rủi ro cho vay theo chính sách tài chính hiện hành, trường hợp số dự phòng rủi ro cho vay phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được tính vào chi phí dự phòng rủi ro cho vay, ghi:
Nợ TK 6316 – Chi phí dự phòng rủi ro cho vay

Có TK 259 – Dự phòng rủi ro cho vay.

Trường hợp số dự phòng rủi ro cho vay phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí:

Nợ TK 259 – Dự phòng rủi ro cho vay

Có TK 6316 – Chi phí dự phòng rủi ro cho vay.

7. Khi trích khấu hao tài sản cho thuê, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động

Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định.

8. Khi phát sinh chi phí sửa chữa tài sản cho thuê, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 152, 331….

9. Khi mua vật tư, tài sản, chi phí dịch vụ mua ngoài trả bằng ngoại tệ, kế toán quy đổi về VNĐ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211, 241, 642… (Tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá BQLNH)

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (6318) (Lỗ chênh lệch tỷ giá)

Có các TK 111, 112 (Tỷ giá trên sổ TK 111, 112)

Có các TK 331, 341… (Tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá BQLNH)

Có TK 511 – Doanh thu (Lãi chênh lệch tỷ giá).

10. Khi phát sinh khoản chiết khấu thanh toán cho người mua, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (6318)

Có các TK 131, 132.

11. Cuối kỳ, kế toán tính, phân bổ và kết chuyển chi phí trực tiếp chung vào bên Nợ TK 631, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động (các TK cấp 2 phù hợp)

Có TK 637 – Chi phí trực tiếp chung.

12. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí hoạt động vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 631 – Chi phí hoạt động.

 

4.20. Tài khoản 637 – Chi phí trực tiếp chung

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí chung phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Quỹ, gồm: Chi phí nhân viên trực tiếp, chi phí vật tư, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí bảo hiểm, chi phí bằng tiền khác.

Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo từng nội dung chi phí trực tiếp chung. Cuối kỳ kế toán, Quỹ phải tiến hành tính toán, phân bổ và kết chuyển vào bên Nợ TK 631.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 637 – CHI PHÍ TRỰC TIẾP CHUNG

Bên Nợ:

Chi phí trực tiếp chung phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

–         Các khoản ghi giảm chi phí trực tiếp chung;

–         Kết chuyển chi phí trực tiếp chung vào bên Nợ TK 631.

 

Tài khoản 637 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 637 – Chi phí trực tiếp chung, có 5 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 6371 – Chi phí nhân viên trực tiếp: Phản ánh chi phí nhân viên trực tiếp phục vụ chung cho hoạt động của Quỹ, gồm chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ;

– Tài khoản 6372 – Chi phí vật tư, đồ dùng: Phản ánh chi phí vật tư đồ dùng phục vụ trực tiếp chung cho hoạt động của Quỹ;

– Tài khoản 6373 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ trực tiếp chung cho hoạt động của Quỹ. Không phản ánh vào TK này phần chi phí khấu hao TSCĐ cho thuê, TSCĐ dùng chung cho quản lý doanh nghiệp;

– Tài khoản 6374 – Chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Phản ánh khoản chi mua bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.

– Tài khoản 6378 – Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh chi phí bằng tiền khác phục vụ trực tiếp chung cho hoạt động của Quỹ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi phát sinh các chi phí nhân viên trực tiếp phục vụ chung cho hoạt động của Quỹ, gồm chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, ghi:

Nợ TK 637 – Chi phí trực tiếp chung

Có TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).

2. Khi xuất vật tư, công cụ dụng cụ phục vụ trực tiếp chung cho hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 637 – Chi phí trực tiếp chung

Có các TK 152, 153.

3. Trích khấu hao TSCĐ phục vụ trực tiếp chung cho hoạt động của Quỹ (không bao gồm khấu hao tài sản cho thuê và sử dụng cho quản lý quỹ), ghi:

Nợ TK 637 – Chi phí trực tiếp chung

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

4. Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, ghi:

Nợ TK 637 – Chi phí trực tiếp chung

Có các TK 111, 112…

5. Khi phát sinh các chi phí khác bằng tiền phục vụ trực tiếp chung cho hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 637- Chi phí trực tiếp chung

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331…

6. Cuối kỳ, kế toán tính toán, phân bổ và kết chuyển chi phí trực tiếp chung vào bên Nợ TK 631, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động

Nợ TK 245 – Đầu tư xây dựng dự án, chương trình (nếu có)

Có TK 637 – Chi phí trực tiếp chung.

III. BÁO CÁO TÀI CHÍNH

  1. 1. Hệ thống báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ

1.1. Báo cáo tài chính năm

Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương bao gồm 5 biểu báo cáo sau:

Bảng Cân đối kế toán Mẫu số B01- ĐTĐP
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – ĐTĐP
Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – ĐTĐP
Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu Mẫu số B05- ĐTĐP
Bản Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 – ĐTĐP

1.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ

Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải lập 5 biểu báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ như sau:

Bảng Cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) Mẫu số B01a – ĐTĐP
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ) Mẫu số B02a – ĐTĐP
Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) Mẫu số B03a – ĐTĐP
Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu giữa niên độ (dạng đầy đủ) Mẫu số B05a-ĐTPT
Bản Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B09a – ĐTĐP

2. Mẫu báo cáo tài chính áp dụng cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương

(Xem phụ lục số 02)

3. Nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính năm:

3.1. Bảng Cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – ĐTĐP)

– Số liệu ghi vào cột 5 “ Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu  ghi ở cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước.

– Số liệu ghi vào cột 4 “ Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được hướng dẫn như sau:

Phần: TÀI SẢN

A- TÀI SẢN NGẮN HẠN (Mã số 100)

 

Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm của Quỹ có đến thời điểm báo cáo, gồm: Tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150.

 

 

I- Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền hiện có của Quỹ tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), tiền đang chuyển, tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác và các khoản tương đương tiền. Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112.

 

Tiền (Mã số 111)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của Quỹ tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt tại quỹ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, tiền gửi ngân hàng, tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác và tiền đang chuyển. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 111 “Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi ngân hàng”, 113 “Tiền đang chuyển, và 116 “Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác”.

 

 

Các khoản tương đương tiền (Mã số 112)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của TK 121 “Đầu tư tài chính ngắn hạn” trên Sổ chi tiết TK 121, gồm: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong mục này là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, không bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ TK 121 “Đầu tư tài chính ngắn hạn”, và số dư Có TK 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”.

Mã số 120 = Mã số 121+ Mã số 129

Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 121 “Đầu tư tài chính ngắn hạn” sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”.

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (Mã số 129)

Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá của các khoản đầu tư ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” là số dư Có của TK 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”.

Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ, phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm (sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi).

Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 138 + Mã số 139

Phải thu của khách hàng (Mã số 131)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng có thời hạn thanh toán dưới 1 năm tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn.

Trả trước cho người bán (Mã số 132)

Phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán mà chưa nhận hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Trả trước cho người bán” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 331, chi tiết các khoản trả trước cho người bán ngắn hạn.

Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133)

Phản ánh các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn, có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu nội bộ ngắn hạn” là số dư Nợ chi tiết của TK 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 1368 chi tiết các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn.

Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ (Mã số 134)

Phản ánh các khoản phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương như phải thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp, phải thu lãi tiền cho vay, phải thu hoạt động đầu tư góp vốn, phải thu lãi tiền gửi, phải thu phí nhận uỷ thác, phải thu phí phát hành trái phiếu địa phương. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ” là số dư Nợ chi tiết của TK 132 “Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ” trên Sổ kế toán chi tiết TK 132 chi tiết các khoản phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.

Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay (Mã số 135)

Chỉ tiêu này phản ánh khoản phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay” là số dư Nợ chi tiết của TK 134 “Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay” trên Sổ kế toán chi tiết TK 134.

Các khoản phải thu khác (Mã số 138)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tựợng liên quan tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu“ Các khoản phải thu khác“ là tổng số dư Nợ của các Tài khoản: TK1388, TK 334, TK 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn.

Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản dự phòng cho các khoản phải thu ngắn hạn có khả năng khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi” là số dư Có chi tiết của TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” trên sổ kế toán chi tiết TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi.

Hàng tồn kho (Mã số 140)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ trị giá hiện có các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) tại thời điểm báo cáo.  Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149.

Hàng tồn kho (Mã số 141)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”, Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ” trên sổ Cái.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản dự phòng giảm giá của các loại hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” là số dư Có của Tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên sổ Cái.

Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT còn được khấu trừ, các khoản thuế phải thu và tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo.

Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158

Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã thanh toán cho một số khoản chi phí nhưng đến cuối kỳ kế toán chưa được tính vào chi phí hoạt động của năm báo cáo. Số liệu để ghi vào vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước ngắn hạn” là số dư Nợ của Tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ Cái.

 

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 152)

Chỉ tiêu “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” dùng để phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn được hoàn lại đến cuối năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” căn cứ vào số dư Nợ của Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” trên Sổ Cái .

Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước (Mã số 154)

Chỉ tiêu này phản ánh thuế và các khoản khác nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước” căn cứ vào số dư Nợ chi tiết Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên Sổ kế toán chi tiết TK 333.

Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản ngắn hạn khác, bao gồm: số tiền tạm ứng cho công nhân viên chưa thanh toán, các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, tài sản thiếu chờ xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” căn cứ vào số dư Nợ các Tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”,  Tài khoản 141 “Tạm ứng”,  Tài khoản 144 “Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” trên Sổ Cái .

 

TÀI SẢN DÀI HẠN (Mã số 200)

Chỉ tiêu này phản ánh trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản tài sản dài hạn có đến thời điểm báo cáo, bao gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn và tài sản dài hạn khác.

Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260

 

Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, các khoản phải thu dài hạn khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm (sau khi trừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi).

Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213+ Mã số 214 + Mã số 215 + Mã số 216 + Mã số 217 + Mã số 218 + Mã số 219.

Phải thu dài hạn của khách hàng và hoạt động nghiệp vụ của Quỹ (Mã số 211)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng và phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ được xếp vào loại tài sản dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn của khách hàng và hoạt động nghiệp vụ của Quỹ” căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”, TK 132 “Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ” mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng và hoạt động nghiệp vụ của Quỹ được xếp vào loại tài sản dài hạn.

Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212)

Chỉ tiêu này chỉ ghi trên Bảng Cân đối kế toán của đơn vị cấp trên phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc. Khi lập Bảng Cân đối kế toán của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Vèn ngân sách nhà nước cấp” (Mã số 411) trên Bảng Cân đối kế toán của các đơn vị trực thuộc, phần vốn nhận của đơn vị cấp trên. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” là số dư Nợ của Tài khoản 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 136.

Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn, tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn nội bộ” là chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ dài hạn.

Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay (Mã số 214)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay  có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay” là chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 134 “Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 134.

Phải thu cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động (Mã số 215)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động” là chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 251 “Cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 251.

Phải thu cho vay thực hiện cam kết bảo lãnh (Mã số 216)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu cho vay thực hiện cam kết bảo lãnh có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu cho vay thực hiện cam kết bảo lãnh” là chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 252 “Cho vay thực hiện cam kết bảo lãnh” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 252.

Phải thu dài hạn khác (Mã số 217)

Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan được xếp vào loại tài sản dài hạn, các khoản ứng trước cho người bán dài hạn (nếu có). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn khác” là số dư Nợ chi tiết của các Tài khoản 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 331, 338.

Dự phòng rủi ro cho vay (Mã số 218)

Chỉ tiêu này phản ánh số dự phòng rủi ro cho vay chưa sử dụng đến thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Có của Tài khoản 259 “Dự phòng rủi ro cho vay”.

Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản dự phòng phải thu dài hạn khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 139.

Tài sản cố định ( Mã số 220)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (Nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang hiện có tại thời điểm báo cáo.

Mã số 220 = Mã số 221+ Mã số 224 + Mã số 227+ Mã số 230

Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm báo cáo.

Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223

Nguyên giá (Mã số 222):

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên Sổ Cái .

Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 223):

Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định hữu hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 2141.

Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.

Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226

Nguyên giá (Mã số 225):

Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 212 “Tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ Cái .

Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 226):

Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định thuê tài chính luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2142 “Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 2142.

Tài sản cố định vô hình (Mã số 227)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo.

Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229

Nguyên giá (Mã số 228):

Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình” trên Sổ Cái .

Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 229):

Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định vô hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (… ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 2143.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230)

Phản ánh toàn bộ trị giá tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang, hoặc đã hoàn thành chưa bàn giao chưa đưa vào sử dụng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” là số dư Nợ của Tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên Sổ Cái .

Bất động sản đầu tư (Mã số 240)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo.

Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242

Nguyên giá (Mã số 241):

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo. Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 217 “Bất động sản đầu tư”, trên Sổ Cái.

Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 242):

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn lũy kế của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 2147.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo như: Đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, vốn góp liên doanh, đầu tư dài hạn khác…

Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259

Đầu tư vào công ty con (Mã số 251)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản đầu tư vào công ty con tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi  vào chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty con” là số dư Nợ của Tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con” trên Sổ Cái. Chỉ tiêu này chỉ có trên Bảng CĐKT riêng của công ty mẹ. Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất trên Bảng CĐKT không phản ánh chỉ tiêu này.

Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 252)

Là chỉ tiêu phản ánh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết và vốn góp liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh” là số dư Nợ của các Tài khoản 222 “Vốn góp liên doanh”, Tài khoản 223 “Đầu tư vào công ty liên kết” trên Sổ Cái.

Đầu tư dài hạn khác (Mã số 258)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác, bao gồm: Các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác mà Quỹ nắm giữ dưới 20 % quyền biểu quyết, với thời hạn nắm giữ, thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư dài hạn khác” là số dư Nợ Tài khoản 228 “Đầu tư dài hạn khác”, trên Sổ Cái.

Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 259)

Phản ánh các khoản dự phòng cho sự giảm giá của các khoản đầu tư dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn” là số dư Có của TK 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” trên Sổ Cái.

Tài sản dài hạn khác (Mã số 260)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa phân bổ vào chi phí hoạt động trong kỳ, tài sản thuế thu nhập hoãn lại, các khoản ký quỹ, kỹ cược dài hạn, đầu tư xây dựng dự án công trình và tài sản dài hạn khác tại thời điểm báo cáo.

Mã số 260 = Mã số 261+ Mã số 262+ Mã số 263 + Mã số 268

Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa phân bổ vào chi phí hoạt động đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn” được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn”, trên sổ Cái .

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262)

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh giá trị tài sản thuế thu nhâp hoãn lại tại thời điểm  báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” trên Sổ Cái.

Đầu tư xây dựng dự án, công trình (Mã số 263)

Là chỉ tiêu phản ánh khoản tiền Quỹ đã đầu tư xây dựng các dự án, công trình tại thời điểm lập báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư xây dựng dự án, công trình” là số dư Nợ TK 245 “Đầu tư xây dựng dự án, công trình”, trên Sổ Cái.

Tài sản dài hạn khác (Mã số 268)

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản tiền Quỹ đem ký quỹ, ký cược dài hạn và giá trị tài sản dài hạn khác ngoài các tài sản dài hạn đã nêu trên. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản dài hạn khác” được căn cứ vào tổng số dư Nợ Tài khoản 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” và các tài khoản khác có liên quan trên Sổ Cái .

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (Mã số 270)

Phản ánh tổng trị giá tài sản hiện có của Quỹ tại thời điểm báo cáo, bao gồm các loại thuộc tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200

 

Phần: NGUỒN VỐN

NỢ PHẢI TRẢ (Mã số 300)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số phải trả tại thời điểm báo cáo, gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330

Nợ ngắn hạn (Mã số 310)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán dưới một năm, bao gồm: Phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả lãi vốn huy động và giá trị các khoản chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn … tại thời điểm báo cáo.

Mã số 310 = Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320

Phải trả người bán (Mã số 312)

Phản ánh số tiền phải trả cho người bán có thời hạn thanh toán dưới một năm tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả người bán” là tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 331.

Người mua trả tiền trước (Mã số 313)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền người mua trả trước tiền mua tài sản, dịch vụ hoặc trả trước tiền thuê tài sản tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 131 và số dư Có của Tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 3387.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314)

Phản ánh tổng số các khoản Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 333.

Phải trả người lao động (Mã số 315)

Phản ánh các khoản Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải trả cho người lao động tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả người lao động” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 334 “Phải trả người lao động” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 334 (Chi tiết các khoản còn phải trả người lao động).

Chi phí phải trả (Mã số 316)

Phản ánh giá trị các khoản đã tính trước vào chi phí hoạt động nhưng chưa được thực chi tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí phải trả” căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ Cái.

Phải trả nội bộ (Mã số 317)

Phản ánh các khoản phải trả nội bộ ngắn hạn giữa đơn vị cấp trên và đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc trong Quỹ. Khi lập Bảng Cân đối kế toán toàn Quỹ, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Phải thu nội bộ ngắn hạn” trên Bảng Cân đối kế toán của đơn vị cấp trên và các đơn vị trực thuộc. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả nội bộ” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên Sổ chi tiết Tài khoản 336 (Chi tiết phải trả nội bộ ngắn hạn).

Phải trả lãi vốn huy động (Mã số 318)

Phản ánh các khoản phải trả về lãi vốn huy động Quỹ phải trả cho tổ chức và cá nhân tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả lãi vốn huy động” là tổng số dư Có của Tài khoản 332 “Phải trả lãi vốn huy động” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 332 (chi tiết các khoản phải trả).

Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319)

Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác ngoài các khoản nợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu ở trên, như: Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, giá trị tài sản phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân, phải nộp cho cơ quan BHXH,… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác” là tổng số dư Có của các TK 3386 “Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn”, Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”, Tài khoản 138 “Phải thu khác”, trên Sổ kế toán chi tiết của các Tài khoản: 3386, 338, 138 (Không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn).

Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320)

Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng phải trả ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải trả ngắn hạn” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 352 (chi tiết các khoản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn).

Nợ dài hạn (Mã số 330)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của Quỹ bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm, khoản phải trả người bán, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn và thuế thu nhập hoãn lại phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng phải trả dài hạn, vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NS địa phương, vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư, nhận hợp vốn đầu tư cho vay, vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư tại thời điểm báo cáo.

Mã số 330 = Mã số 331 +  Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337 + Mã số 338 + Mã số 341 + Mã số 344 + Mã số 347 + Mã số 350.

Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả dài hạn người bán” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”, mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn.

Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản nợ phải trả dài hạn nội bộ, bao gồm các khoản đã vay của đơn vị cấp trên và các khoản vay nợ lẫn nhau giữa các đơn vị trong Quỹ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả dài hạn nội bộ” căn cứ vào chi tiết số dư Có Tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 336 (Chi tiết các khoản phải trả nội bộ được xếp vào loại Nợ dài hạn).

Phải trả dài hạn khác (Mã số 333 )

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản nợ phải trả dài hạn khác như: số tiền Quỹ nhận ký quỹ, ký cược dài hạn của đơn vị khác tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả dài hạn khác” là tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” và Tài khoản 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 344 và sổ kế toán chi tiết Tài khoản 338 (chi tiết phải trả dài hạn).

Vay và nợ dài hạn (Mã số 334)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản Quỹ đầu tư phát triển địa phương vay dài hạn của các ngân hàng, công ty tài chính và các đối tượng khác, các khoản nợ dài hạn như số tiền phải trả về tài sản cố định thuê tài chính,… tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vay và nợ dài hạn” là tổng số dư Có các Tài khoản 341 “Vay trung, dài hạn”, Tài khoản 342 “Nợ dài hạn”, Tài khoản 343 “Trái phiếu phát hành”.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 335)

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế thu nhập hoãn lại phải trả tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” là số dư Có Tài khoản 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” trên Sổ Cái .

Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336)

Chỉ tiêu này phản ánh quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” là số dư Có của Tài khoản 351 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên Sổ Cái.

Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337)

Chỉ tiêu này phản ánh trị giá khoản dự phòng phải trả dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải trả dài hạn” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 352 (Chi tiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn).

Vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NS địa phương (Mã số 338)

Là chỉ tiêu phản ánh số tiền chênh lệch giữa số tiền phải trả về vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NS địa phương đến cuối kỳ kế toán với số tiền đã cấp phát vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NS địa phương chưa quyết toán.

Mã số 338 = Mã số 339 + Mã số 340

Số tiền phải trả về vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NS địa phương (Mã số 339)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải trả về vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NS địa phương mà Quỹ đầu tư phát triển địa phương đã nhận để cấp phát cho các dự án. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có Tài khoản 361 “Nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NS địa phương” trên Sổ Cái.

Số tiền đã cấp phát vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NS địa phương chưa quyết toán (Mã số 340)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền uỷ thác cấp phát của NS địa phương mà Quỹ đã cấp phát cho các dự án nhưng chưa được quyết toán đến cuối kỳ kế toán. Số liệu của chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ Tài khoản 261 “Cấp phát vốn uỷ thác của NS địa phương” trên Sổ Cái.

Vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư (Mã số 341)

Là chỉ tiêu phản ánh số tiền chênh lệch giữa số tiền còn phải trả về vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư với số tiền còn phải thu về cho vay từ vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư.

Mã số 341 = Mã số 342 + Mã số 343

Vốn uỷ thác cho vay đầu tư phải trả (Mã số 342)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền phải trả về vốn uỷ thác cho vay đầu tư mà Quỹ đã nhận của các tổ chức khác để cho vay đầu tư đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn uỷ thác cho vay đầu tư phải trả” là số dư Có Tài khoản 362 “Nhận vốn uỷ thác cho vay đầu tư” trên Sổ Cái.

Phải thu về cho vay từ vốn nhận uỷ thác (Mã số 343)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền phải thu về cho vay từ vốn nhận uỷ thác. Số liệu của chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu về cho vay từ vốn nhận uỷ thác” là số dư Nợ Tài khoản 262 “Cho vay từ vốn nhận uỷ thác chịu rủi ro” và Tài khoản 263 “Cho vay từ vốn nhận uỷ thác không chịu rủi ro” trên Sổ Cái.

Hợp vốn đầu tư cho vay (Mã số 344)

Là chỉ tiêu phản ánh số tiền chênh lệch giữa số tiền nhận hợp vốn đầu tư cho vay phải trả với số tiền phải thu cho vay từ tiền nhận hợp vốn tại thời điểm báo cáo.

Mã số 344 = Mã số 345 + Mã số 346

Số tiền nhận hợp vốn đầu tư cho vay phải trả (Mã số 345)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền hợp vốn đầu tư cho vay còn phải trả đến cuối kỳ kế toán. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Số tiền nhận hợp vốn đầu tư cho vay phải trả” là số dư Có Tài khoản 364 “Nhận hợp vốn đầu tư cho vay” trên Sổ Cái.

Số tiền phải thu về cho vay từ tiền nhận hợp vốn (Mã số 346)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền phải thu về cho vay từ tiền nhận hợp vốn. Số liệu của chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết Tài khoản 251 “Chi tiết Cho vay đầu tư từ tiền nhận hợp vốn”.

Vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư (Mã số 347)

Là chỉ tiêu phản ánh số tiền chênh lệch giữa chỉ tiêu: “Vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã nhận phải trả” với chỉ tiêu “Phải thu về số tiền đã cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư” tại thời điểm báo cáo.

Mã số 347 = Mã số 348 + Mã số 349

Vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã nhận phải trả (Mã số 348)

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn Quỹ đã nhận của NS địa phương uỷ thác cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án, công trình còn phải trả tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã nhận phải trả” là số dư Có Tài khoản 365 “Nhận vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư” trên Sổ Cái.

Phải thu về số tiền đã cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư (Mã số 349)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền mà Quỹ đã cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án công trình còn phải thu do chưa quyết toán đến cuối kỳ kế toán. Số liệu của chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu về số tiền đã cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư” là số dư Nợ Tài khoản 265 “Cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư” trên Sổ Cái.

Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 350)

Chỉ tiêu này phản ánh quỹ khen thưởng, phúc lợi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” là số dư Có của Tài khoản 353 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên Sổ Cái.

VỐN CHỦ SỞ HỮU (Mã số 400)

Mã số 400 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 420

 

Vốn Ngân sách nhà nước cấp (Mã số 411)

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ vốn đầu tư của ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương, … Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn Ngân sách nhà nước cấp” là số dư Có của Tài khoản 4111 “Vốn ngân sách nhà nước cấp” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 411.

 

Vốn nhận liên doanh, liên kết (Mã số 412)

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn Quỹ nhận liên doanh, liên kết với các tổ chức khác hiện có ở thời điểm báo cáo của Quỹ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn nhận liên doanh, liên kết” là số dư Có của Tài khoản 4112 “Vốn nhận liên doanh, liên kết” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 411.

Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản vốn khác của chủ sở hữu hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn khác của chủ sở hữu” là số dư Có Tài khoản 4118 “Vốn khác” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 411.

Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 415)

Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” là số dư Có của Tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 412 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh do thay đổi tỷ giá chuyển đổi tiền tệ khi ghi sổ kế toán, chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” là số dư Có của TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trên Sổ Cái. Trường hợp TK 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Quỹ  đầu tư phát triển (Mã số 417)

Chỉ tiêu này phản ánh số quỹ đầu tư phát triển chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ đầu tư phát triển” là số dư Có của Tài khoản 414 “Quỹ đầu tư phát triển” trên Sổ Cái.

Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418)

Chỉ tiêu này phản ánh số quỹ dự phòng tài chính chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự phòng tài chính” là số dư Có của Tài khoản 415 “Quỹ dự phòng tài chính” trên Sổ Cái .

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 420)

Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) chưa được quyết toán hoặc chưa phân phối tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” là số dư Có của Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Sổ Cái. Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ TK 421 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.

 

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (Mã số 440)

Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của công ty chứng khoán tại thời điểm báo cáo.

Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400

 

Chỉ tiêu “Tổng cộng Tài sản

Mã số 270”

=

 

Chỉ tiêu “Tổng cộng Nguồn vốn

Mã số 440”

 

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ngoài Bảng Cân đối kế toán:

Các chỉ tiêu ngoài Bảng Cân đối kế toán gồm một số chỉ tiêu phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của Quỹ nhưng Quỹ đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng Cân đối kế toán.

Tài sản cố định thuê ngoài

Phản ánh giá trị các tài sản Quỹ thuê của các đơn vị, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích kinh doanh của Quỹ, không phải dưới hình thức thuê tài chính. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 001 “Tài sản cố định thuê ngoài” trên Sổ Cái.

Vật tư nhận giữ hộ

Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa Quỹ nhận giữ hộ cho các đơn vị, cá nhân khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 002 “Vật tư nhận giữ hộ” trên Sổ Cái.

Tài sản nhận ký cược, nhận thế chấp

Chỉ tiêu này phản ánh tài sản Quỹ đầu tư phát triển địa phương nhận ký gửi, ký cược hoặc giữ hộ khách hàng để thế chấp vay vốn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của TK 003 “Tài sản nhận ký cược, nhận thế chấp”.

Nợ khó đòi đã xử lý

Phản ánh giá trị các khoản phải thu, đã mất khả năng thu hồi, Quỹ đã xử lý xóa sổ nhưng phải tiếp tục theo dõi để thu hồi. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” trên Sổ Cái.

Mức vốn cho vay

Phản ánh mức vốn cho vay cho các doanh nghiệp, tổ chức khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ trên số dư Nợ TK 005 “Mức vốn cho vay”.

Mức vốn đầu tư

Phản ánh mức vốn đầu tư của Quỹ đầu tư vào các dự án, công trình. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ trên số dư Nợ TK 006 “Mức vốn đầu tư”.

Ngoại tệ các loại

Phản ánh giá trị các loại ngoại tệ công ty hiện có (tiền mặt, tiền gửi) theo nguyên tệ từng loại ngoại tệ cụ thể như: USD, EUR,… mỗi loại nguyên tệ ghi một dòng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” trên Sổ Cái.

Lãi chưa thu cho vay vốn nhận uỷ thác

Phản ánh số lãi cho vay vốn nhận uỷ thác bao gồm nhận uỷ thác của NS địa phương, nhận uỷ thác tổ chức khác chưa thu được tính đến thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ TK 010 “Lãi chưa thu cho vay vốn nhận uỷ thác”.

Lãi chưa thu cho vay khác

Phản ánh số lãi cho vay khác ngoài vốn nhận uỷ thác chưa thu được tính đến thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ TK 011 “Lãi chưa thu cho vay khác”.

Các cam kết bảo lãnh cho khách hàng

Phản ánh số tiền mà Quỹ hiện đang cam kết bảo lãnh cho khách hàng tại thời điểm báo cáo.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ TK 012 “Các cam kết bảo lãnh cho khách hàng”.

 

3.2.  Phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-ĐTĐP)

– Số liệu ghi vào cột 5 “Năm trước” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước.

– Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Năm nay”, như sau:

 

Doanh thu (Mã số 01)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp như doanh thu từ chuyển nhượng các dự án đầu tư, bán các tài sản do đầu tư trực tiếp như: cơ sở hạ tầng, nhà cửa,…, doanh thu tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, doanh thu về cổ tức, lợi nhuận được chia, lãi bán các khoản đầu tư góp vốn, thu phí từ hoạt động doanh thu cho thuê tài sản và doanh thu khác trong năm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 511 “Doanh thu” trong năm báo cáo.

Mã số 01 = Mã số 01.1 + Mã số 01.2 +…. + Mã số 01.8

Doanh thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp  (Mã số 01.1)

Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu từ bán các khoản đầu tư trực tiếp như cơ sở hạ tầng, nhà cửa,… trong năm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 5111 “Doanh thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp” trong năm báo cáo.

 

Doanh thu lãi tiền cho vay (Mã số 01.2)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu lãi tiền cho vay phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 5112 “Doanh thu lãi tiền cho vay” trong năm báo cáo.

 

Thu từ hoạt động đầu tư góp vốn (Mã số 01.3)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền cổ tức và lợi nhuận được chia, số tiền lãi bán các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 5113 “Thu từ hoạt động đầu tư góp vốn” trong năm báo cáo.

Doanh thu lãi tiền gửi (Mã số 01.4)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu lãi tiền gửi trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 5114 “Doanh thu lãi tiền gửi” trong năm báo cáo.

Thu phí hoạt động nhận uỷ thác (Mã số 01.5)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu phí hoạt động nhận uỷ thác trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 5115 “Thu phí hoạt động nhận uỷ thác” trong năm báo cáo.

Thu phí uỷ quyền phát hành trái phiếu địa phương (Mã số 01.6)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu phí nhận uỷ quyền phát hành trái phiếu địa phương phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 5116 “Thu phí uỷ quyền phát hành trái phiếu địa phương” trong năm báo cáo.

Doanh thu cho thuê tài sản (Mã số 01.7)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu cho thuê tài sản trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 5115 “Doanh thu cho thuê tài sản” trong năm báo cáo

Doanh thu khác (Mã số 01.8)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu khác trong năm báo cáo như lãi chênh lệch tỷ giá, chiết khấu thanh toán tiền mua hàng được hưởng… trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 5118 “Doanh thu khác” trong năm báo cáo.

Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 532 đối ứng với bên Nợ TK 511.

Doanh thu thuần (Mã số 10)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu trong năm báo cáo (Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02)

Chi phí hoạt động (Mã số 11)

Chỉ tiêu này phản ánh giá vốn hàng bán của những tài sản đầu tư trực tiếp như nhà cửa, cơ sở hạ tầng, bất động sản đầu tư đã bán, chi phí lãi tiền vay, chi phí hoạt động đầu tư góp vốn, lỗ bán các khoản đầu tư góp vốn, chi phí dịch vụ uỷ thác, chi phí dự phòng rủi ro cho vay, lỗ chênh lệch tỷ giá, chiết khấu thanh toán cho người mua,… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 631 “Chi phí hoạt động” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo.

Giá vốn hàng bán hoạt động đầu tư trực tiếp (Mã số 11.1)

Chỉ tiêu này phản ánh giá vốn hàng bán các khoản đầu tư trực tiếp như nhà cửa, cơ sở hạ tầng, bất động sản đầu tư… đã bán. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 6311 “Giá vốn hàng bán hoạt động đầu tư trực tiếp” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo.

Chi phí  lãi tiền vay (Mã số 11.2)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi tiền vay. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 6312 “Chi phí lãi tiền vay” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo.

 

Chi phí hoạt động đầu tư góp vốn (Mã số 11.3)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, số lỗ về bán khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 6313 “Chi phí hoạt động đầu tư góp vốn” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo.

 

Chi phí dịch vụ uỷ thác (Mã số 11.4)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí liên quan đến dịch vụ nhận uỷ thác cho vay đầu tư, chi phí uỷ thác cấp phát đầu tư của NS địa phương. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 6315 “Chi phí dịch vụ ủy thác” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo.

 

Chi phí dự phòng rủi ro cho vay (Mã số 11.5)

Chỉ tiêu này phản ánh số chi phí dự phòng rủi ro cho vay tính vào kết quả hoạt động kinh doanh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 6316 “Chi phí dự phòng rủi ro cho vay” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo.

Chi phí cho thuê tài sản (Mã số 11.6)

Chỉ tiêu này phản ánh số chi phí về thuê tài sản như chi phí khấu hao tài sản cho thuê, chi phí sửa chữa tài sản cho thuê.  Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 6317 “Chi phí cho thuê tài sản” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo.

Chi phí khác (Mã số 11.7)

Chỉ tiêu này phản ánh số chi phí chiết khấu thanh toán cho người mua, lỗ chênh lệch tỷ giá,… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 6318 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo.

Lợi nhuận gộp (Mã số 20)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí hoạt động

Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11

Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp tính vào kết quả kinh doanh trong năm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo.

 

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)

Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp trừ  (-) Chi phí  quản lý doanh nghiệp.

Mã số 30 = Mã số 20 – Mã số 25.

Thu nhập khác (Mã số 31)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo.

 

Chi phí khác (Mã số 32)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí khác phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo.

 

Lợi nhuận khác (Mã số 40)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác phát sinh trong năm báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32.

 

Tổng lợi nhuận kÕ to¸n trước thuế (Mã số 50)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kÕ to¸n thực hiện trong n¨m báo cáo của Quỹ đầu tư phát triển địa phương trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40.

 

Chi phÝ thuÕ thu nh©p doanh nghiÖp hiÖn hµnh (M· sè 51)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (Trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

 

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo (Trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo.

Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51+ Mã số 52)

 

 

3.3  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-ĐTĐP)

a, Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào:

– Bảng Cân đối kế toán;

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

– Bản thuyết minh báo cáo tài chính;

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;

b, Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm

Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

Tiền thu từ bán các khoản đầu tư trực tiếp, cho thuê tài sản (Mã số 01)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do bán các khoản đầu tư trực tiếp như nhà cửa, cơ sở hạ tầng, bất động sản đầu tư, tiền thu cho thuê tài sản. Chỉ tiêu này bao gồm cả số tiền đã thu từ các khoản nợ phải thu phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK 113 “Tiền đang chuyển”, TK 511 “Doanh thu” và các TK khác có liên quan.

Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ (Mã số 02)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ,… kể cả số tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả cho người bán phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới trả tiền và số tiền chi ứng trước cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng” và “Tiền đang chuyển”, “Phải trả cho người bán”,… chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.

Tiền thu các khoản phí (Mã số 03)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu về các khoản phí dịch vụ nhận uỷ thác, bao gồm cả số tiền thu được từ các khoản phải thu phí dịch vụ nhận uỷ thác phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK 113 “Tiền đang chuyển”, TK 132 “Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ”,…

 

Tiền thu lãi cho vay, lãi tiền gửi (Mã số 04)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu về lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi, bao gồm cả số tiền thu được từ các khoản phải thu lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK 113 “Tiền đang chuyển”, TK 132 “Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ”,…

Tiền chi trả lãi tiền vay (Mã số 05)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi về lãi tiền cho vay,  bao gồm cả số tiền lãi vay phải trả của các kỳ trước nhưng kỳ này mới trả tiền.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK 113 “Tiền đang chuyển”, TK 332 “Phải trả lãi vốn huy động”,…

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.

Chênh lệch tiền chi và thu cho vay (Mã số 06)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền chênh lệch giữa tổng số tiền chi cho vay và tổng số tiền thu hồi gốc cho vay. Nếu số tiền chi cho vay lớn hơn số tiền thu hồi gốc cho vay thì số tiền chênh lệch được ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK 113 “Tiền đang chuyển”, TK 251 “Cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động”, TK 252 “Cho vay thực hiện cam kết bảo lãnh”…

 

Tiền thu nhận vốn uỷ thác cho vay đầu tư (Mã số 07)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu nhận vốn uỷ thác cho vay đầu tư. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán TK 111, 112, 113, 116, 362.

Tiền chi cho vay từ vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư (Mã số 08)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi cho vay từ vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn và được căn cứ vào sổ kế toán TK 111, 116, 262, 263.

 

Tiền thu từ nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NS địa phương (Mã số 09)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu được từ nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NS địa phương. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán TK 116, 361.

Tiền chi từ vốn nhận uỷ thác cấp phát đầu tư của NS địa phương (Mã số 10)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi từ vốn nhận uỷ thác cấp phát của NS địa phương. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn và được căn cứ vào sổ kế toán TK 116, 261.

Tiền thu từ vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư  (Mã số 11)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu được từ vốn nhận uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán TK 116, 365.

Tiền chi cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư  (Mã số 12)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn và được căn cứ vào sổ kế toán TK 116, 265.

 

Tiền thu từ lợi nhuận hợp vốn đầu tư cho vay (Mã số 13)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu được từ lợi nhuận hợp đầu tư cho vay. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán TK 111,112, 113, 132.

Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 14)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng… do Quỹ đã thanh toán hoặc tạm ứng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng” và “Tiền đang chuyển” (Phần chi tiền trả cho người lao động) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản “Phải trả người lao động” – phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …).

 

Tiền chi nộp thuế TNDN (Mã số 15)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế TNDN cho Nhà nước trong kỳ báo cáo, bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước (nếu có).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng” và “Tiền đang chuyển” (Phần chi tiền nộp thuế TNDN), sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (phần tiền nộp thuế TNDN từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” (phần thuế TNDN đã nộp trong kỳ báo cáo). Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …).

 

Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 16)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ các khoản khác từ hoạt động kinh doanh, như: Tiền thu từ khoản thu nhập khác (tiền thu về được bồi thường, được phạt, tiền thưởng và các khoản tiền thu khác…); Tiền đã thu do được hoàn thuế; Tiền thu được do nhận ký quỹ, ký cược; Tiền thu hồi các khoản đưa đi ký cược, ký quỹ;  Tiền được các tổ chức, cá nhân bên ngoài thưởng, hỗ trợ ghi tăng các quỹ của Quỹ; Tiền nhận được ghi tăng các quỹ do cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp…

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng” sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản “Thu nhập khác”, Tài khoản “Thuế GTGT được khấu trừ” và sổ kế toán các Tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo.

Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 17)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi về các khoản khác,  như: Tiền chi bồi thường, bị phạt và các khoản chi phí khác; Tiền nộp các loại thuế (không bao gồm thuế TNDN); Tiền nộp các loại phí, lệ phí, tiền thuê đất; Tiền chi đưa đi ký cược, ký quỹ; Tiền trả lại các khoản nhận ký cược, ký quỹ, tiền chi trực tiếp từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; Tiền chi trực tiếp bằng nguồn dự phòng phải trả; Tiền chi trực tiếp từ quỹ khen thưởng, phúc lợi;

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng” và “Tiền đang chuyển” trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản “Chi phí khác”, “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”, “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm”, “Dự phòng phải trả” và các Tài khoản liên quan khác. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20)

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ Mã số 01 đến Mã số 17. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07 + ….. + Mã số 17

Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư

Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 21)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tiền chi cho giai đoạn triển khai đã được vốn hoá thành TSCĐ vô hình, tiền chi cho hoạt động đầu tư xây dựng dở dang, đầu tư bất động sản trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển” (Phần chi tiền mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác), sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (Phần chi tiền từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng), sổ kế toán Tài khoản “Vay trung, dài hạn” (Phần chi tiền từ tiền vay dài hạn nhận được chuyển trả ngay cho người bán) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản “TSCĐ hữu hình”, “TSCĐ vô hình”, “Bất động sản đầu tư”, “Xây dựng cơ bản dở dang”, “Phải trả cho người bán” trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

 

Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 22)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thuần đã thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và bất động sản đầu tư trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chênh lệch giữa số tiền thu và số tiền chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư. Số tiền thu được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản “Thu nhập khác” (Chi tiết thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ), sổ kế toán Tài khoản “Doanh thu”, sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (Phần tiền thu liên quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ, bất động sản đầu tư và các tài sản dài hạn khác) trong kỳ báo cáo. Số tiền chi được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản “Chi phí hoạt động” và “Chi phí khác” (Chi tiết chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền thực chi.

 

Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 23)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi để đầu tư góp vốn vào đơn vị khác trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền chi đầu tư vốn dưới hình thức mua cổ phiếu, góp vốn vào công ty con, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, công ty liên kết,… (Không bao gồm tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ  sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng” và “Tiền đang chuyển”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản “Đầu tư vào công ty con”, Tài khoản “Vốn góp liên doanh”, Tài khoản “Đầu tư vào công ty liên kết” và Tài khoản “Đầu tư dài hạn khác” (Chi tiết đầu tư cổ phiếu, góp vốn vào đơn vị khác) trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

 

Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 24)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu hồi các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Do bán lại hoặc thanh lý các khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị khác) trong kỳ báo cáo (Không bao gồm tiền thu do bán cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản “Đầu tư vào công ty con”, Tài khoản “Vốn góp liên doanh”, Tài khoản “Đầu tư vào công ty liên kết” và Tài khoản “Đầu tư dài hạn khác”, Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (Chi tiết đầu tư cổ phiếu, góp vốn vào đơn vị khác) trong kỳ báo cáo.

Tiền chi đầu tư khác (Mã số 25)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi để đầu tư khác ngoài khoản chi mua sắm, xây dựng TSCĐ, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng” và “Tiền đang chuyển”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán  Tài khoản “Đầu tư dài hạn khác” trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

 

Tiền thu đầu tư khác (Mã số 26)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu hồi các khoản đầu tư  khác trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản “Đầu tư dài hạn khác”, Tài khoản “Phải thu của khách hàng” trong kỳ báo cáo.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30)

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 21 đến Mã số 26. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì được ghi dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

 

Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số 26

Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính

Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 31)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ tiền thu góp vốn bằng tiền của các chủ sở hữu, tiền thu do Nhà nước cấp vốn trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản vay và nợ được chuyển thành vốn cổ phần hoặc nhận vốn góp của chủ sở hữu bằng tài sản.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản “Nguồn vốn hoạt động” (Chi tiết vốn góp của chủ sở hữu) trong kỳ báo cáo.

 

Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu (Mã số 32)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu của Quỹ dưới các hình thức hoàn trả bằng tiền. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản “Nguồn vốn hoạt động” trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

 

Tiền thu từ đi vay (Mã số 33)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nhận được do Quỹ đi vay trung hạn, dài hạn của ngân hàng, các tổ chức tài chính, các đối tượng khác trong kỳ báo cáo. Đối với các khoản vay bằng trái phiếu, số tiền đã thu được phản ánh theo số thực thu (Bằng mệnh giá trái phiếu điều chỉnh với các khoản chiết khấu, phụ trội trái phiếu hoặc lãi trái phiếu trả trước).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, các tài khoản phải trả (Phần tiền vay nhận được chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản “Vay trung, dài hạn”, “Nợ dài hạn”, “Trái phiếu phát hành” và các Tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo.

 

Tiền trả nợ nay (Mã số 34)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền nợ vay Quỹ đã trả ngân hàng, các tổ chức tài chính và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”, sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (phần tiền trả nợ vay) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản 341, 432, 343 (Chi tiết số trả nợ vay) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

 

Tiền chi trả nợ thuê tài chính (Mã số 35)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về khoản nợ thuê tài chính trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”, sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (phần tiền trả nợ gốc thuê tài chính từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản “Nợ dài hạn” (Chi tiết số trả nợ gốc thuê tài chính) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

 

Lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 36)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu của Quỹ trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản “Lợi nhuận chưa phân phối”, sổ kế toán tài khoản “Phải trả, phải nộp khác” (Chi tiết số tiền đã trả về lợi nhuận) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Chỉ tiêu này không bao gồm khoản lợi nhuận được chia nhưng không trả cho chủ sở hữu mà được chuyển thành vốn cổ phần.

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40)

Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 31 đến Mã số 36. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33  + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã số 36.

 

Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ

– Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50)

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của Quỹ trong kỳ báo cáo.

Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

 

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền đầu kỳ báo cáo, bao gồm tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển, tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác (Mã số 110, cột “Số đầu kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán) và số dư của các khoản tương đương tiền đầu kỳ được lấy trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản “Đầu tư tài chính ngắn hạn” đối với các khoản đầu tư ngắn hạn thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền.

 

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 61)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”, “Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác“ và Tài khoản “Đầu tư tài chính ngắn hạn” (Chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền), sau khi đối chiếu với sổ kế toán chi tiết Tài khoản “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ cao hơn tỷ giá hối đoái đã ghi nhận trong kỳ, chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ thấp hơn tỷ giá hối đoái đã ghi nhận trong kỳ.

 

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền cuối kỳ báo cáo, bao gồm “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển” “Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác“ (Mã số 110, cột “Số cuối kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán) và số dư cuối kỳ của các khoản tương đương tiền được lấy trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản “Đầu tư tài chính ngắn hạn” đối với các khoản đầu tư ngắn hạn thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền.

Chỉ tiêu này bằng số “Tổng cộng” của các chỉ tiêu Mã số 50, 60 và 61 và bằng chỉ tiêu Mã số 110 trên Bảng cân đối kế toán năm đó.

Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61.

3.4. Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu (Mẫu số B05-ĐTĐP)

Báo cáo này dùng để phản ánh tình hình biến động vốn chủ sở hữu của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.

Cột A “Chỉ tiêu” phản ánh các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu

Cột 1,2 “Số dư đầu năm” phản ánh số dư đầu năm (bao gồm năm trước, năm nay) theo từng chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu.

Số liệu để ghi vào cột 2 theo từng chỉ tiêu được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 6 của báo cáo này năm trước, hoặc số liệu ghi vào cột 1, cột 2 được căn cứ vào sổ kế toán các TK 411, 412, 413, 414, 415, 421 năm nay và năm trước.

– Cột 3, cột 4 “Số tăng, giảm trong năm” phản ánh tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu theo từng chỉ tiêu trong năm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 411, 412, 413, 414, 415, 421.

– Cột 5, cột 6 “Số dư cuối năm” phản ánh số dư cuối năm (bao gồm năm trước, năm nay) vốn chủ sở hữu theo từng chỉ tiêu. Số liệu ghi vào cột 5 (số dư cuối năm trước) của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 6 (số dư cuối năm nay) của báo cáo này năm trước.

Số liệu ghi vào cột 6 “Số dư cuối năm nay” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số dư cuối năm của các TK 411, 412, 413, 414, 415, 421.

3.5. Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-ĐTĐP)

Cơ sở lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính

– Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;

– Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;

– Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan:

– Căn cứ vào Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước:

– Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác.

 

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu

Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

(1)- Hình thức sở hữu vốn: Là tổ chức tài chính Nhà nước

(2)- Lĩnh vực kinh doanh: Đầu tư tài chính và đầu tư phát triển

(3)- Ngành nghề kinh doanh: Nêu rõ hoạt động kinh doanh chính

(4)- Đặc điểm hoạt động của Quỹ trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính: Nêu rõ những sự kiện về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc điểm hoạt động kinh doanh,… có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của Quỹ.

 

Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

(1)- Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toán năm theo năm dương lịch bắt đầu tư ngày 01/01/… đến 31/12/… Nếu Quỹ có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

(2)- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng Việt Nam, hoặc một đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán.

 

Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

(1)- Chế độ kế toán áp dụng: Nêu rõ Quỹ áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 và Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.

(2)- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Nêu rõ báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hay không? Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính và Chế độ kế toán hiện hành mà Quỹ đang áp dụng. Trường hợp không áp dụng chuẩn mực kế toán nào thì phải ghi rõ.

(3)- Hình thức kế toán áp dụng: Nêu rõ hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng là Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ hoặc hình thức kế toán trên máy vi tính….

Các chính sách kế toán áp dụng

– Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Nêu rõ các nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận và lập báo cáo theo đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán; Nêu rõ các khoản tương đương tiền được xác định trên cở sở nào? Có phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” hay không?

 

– Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ

+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Nêu rõ là ghi nhận theo nguyên giá. Trong Bảng Cân đối kế toán được phản ánh theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại.

+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ thuê tài chính: Nêu rõ là ghi nhận theo giá thấp hơn của giá trị hợp lý của tài sản thuê và giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.

+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Nêu rõ là áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần hoặc phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm…

– Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:

+ Các khoản đầu tư vào công ty con, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát: Nêu rõ là các khoản đầu tư này được phản ánh trong báo cáo tài chính riêng của công ty theo giá gốc.

+ Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác: Nêu rõ là  được ghi nhận theo giá gốc.

– Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn: Nêu rõ là Quỹ đã lập bổ sung (hay hoàn nhập) theo số chênh lệch lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn đã lập năm trước còn lại đang ghi sổ kế toán.

– Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay:

+ Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Nêu rõ chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 16 “Chi phí đi vay”.

+ Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ: Nêu rõ tỷ lệ vốn hoá này là bao nhiêu.

– Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí khác:

+ Chi phí trả trước: Nêu rõ chi phí trả trước được vốn hoá để phân bổ dần vào chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm những khoản chi phí nào.

+ Chi phí khác: Nêu rõ các khoản chi phí khác được vốn hoá là những khoản chi phí nào? Ví dụ: Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được hoãn lại để phân bổ dần vào chi phí hoạt động kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 04 “Tài sản cố định vô hình”; …

– Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: Nêu rõ phương pháp phân bổ là phương pháp đường thẳng hay phương pháp khác.

– Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Nêu rõ các khoản chi phí chưa chi nhưng được ước tính để ghi nhận vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ là những khoản chi phí nào? Cơ sở để xác định giá trị của những khoản chi phí đó.

– Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:

+ Nguyên tắc ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng phải trả đã ghi nhận là thoả mãn hay không thoả mãn các điều kiện quy định trong Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”.

+ Phương pháp ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng phải trả được lập thêm (hoặc hoàn nhập) theo số chênh lệch lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay so với số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng đang ghi trên sổ kế toán.

– Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:

+ Nguyên tắc ghi nhận vốn NS địa phương cấp, vốn nhận liên doanh, liên kết, vốn khác của chủ sở hữu.

– Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản: Nêu rõ các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán là phát sinh từ việc đánh giá lại tài sản theo Quyết định nào của Nhà nước.

– Nguyên tắc ghi nhận các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái: Nêu rõ các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán là chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại cuối kỳ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi hoặc lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư).

– Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:

+ Doanh thu: Nêu rõ việc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ có tuân thủ đầy đủ 04 điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” hay không? Phần công việc đã hoàn thành của dịch vụ cung cấp được xác định theo phương pháp nào.

– Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập tính thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN. Không bù trừ chi phí thuế TNDN hiện hành với chi phí thuế TNDN hoãn lại.

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng Cân đối kế toán

Trong phần này, Quỹ  phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

– Số liệu ghi vào cột “Đầu năm” được lấy từ cột “Cuối năm” trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Cuối năm” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:

+ Bảng Cân đối kế toán năm nay;

+ Sổ kế toán tổng hợp;

+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết  có liên quan.

– Số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này được đánh số dẫn từ Bảng Cân đối kế toán tại ngày kết thúc niên độ kế toán năm trước (Cột “Số đầu năm”) và Bảng Cân đối kế toán tại ngày kết thúc niên độ kế toán năm nay (Cột “Số cuối năm”). Việc đánh số thứ tự này cần được duy trì nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác nhằm thuận tiện cho việc đối chiếu, so sánh.

– Trường hợp Quỹ có áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước thì phải điều chỉnh số liệu so sánh (số liệu ở cột “Đầu năm”) để đảm bảo nguyên tắc có thể so sánh và giải trình rõ điều này. Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Đầu năm” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Cuối năm” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

– Tiền và tương đương tiền: Phản ánh chi tiết từng loại tiền và tương đương tiền của Quỹ theo số đầu năm và số cuối năm.

Số liệu để lên chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiết TK 111, 112, 113, 116, 121.

 

– Hàng tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh chi tiết từng loại hàng tồn kho cuối năm và đầu năm của Quỹ.

Số liệu để lên chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của các Tài khoản 151, 152, 153 trên Sổ Cái.

– Tình hình theo dõi nợ các khoản vay: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình theo dõi các khoản nợ cho vay theo từng khoản cho vay và phân loại theo từng nhóm nợ.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 251  – Cho vay bằng vốn hoạt động.

– Tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình theo nhóm, TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.

– Tình hình tăng, giảm TSCĐ vô hình: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ vô hình theo nhóm, TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.

 

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

– Trong phần này, phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung của các khoản mục chi phí.

– Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm nay;

+ Sổ kế toán tổng hợp;

+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết  có liên quan.

– Trường hợp Quỹ có áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước thì phải điều chỉnh số liệu so sánh (số liệu ở cột “Đầu năm”) để đảm bảo nguyên tắc có thể so sánh và giải trình rõ điều này.

– Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Đầu năm” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Cuối năm” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

 

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Trong phần này, Quỹ phải trình bày và phân tích các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong kỳ của đơn vị.

– Trường hợp trong kỳ Quỹ có mua hoặc thanh lý các khoản đầu tư vào công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác thì những luồng tiền này phải được trình bày thành những chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong phần này phải cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến việc mua hoặc thanh lý các khoản đầu tư vào công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác.

– Đơn vị tính giá trị trình bày là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước; Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay;

+ Sổ kế toán tổng hợp;

+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.

 

Những thông tin khác

– Trong phần này, Quỹ phải trình bày những thông tin quan trọng khác (Nếu có) ngoài những thông tin đã trình bày trong các phần trên nhằm cung cấp thông tin mô tả bằng lời hoặc số liệu theo quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể nhằm giúp cho người sử dụng hiểu báo cáo tài chính của Quỹ đã được trình bày trung thực, hợp lý.

– Khi trình bày thông tin thuyết minh ở phần này, tuỳ theo yêu cầu và đặc điểm thông tin theo quy định của phần này, Quỹ có thể đưa ra biểu mẫu chi tiết, cụ thể một cách phù hợp và những thông tin so sánh cần thiết.

– Ngoài ra, Quỹ được trình bày thêm các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính của Quỹ.

 

IV. CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Chế độ Chứng từ kế toán áp dụng cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện theo Luật kế toán và Chế độ chứng từ kế toán qui định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

 

V. CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN

Chế độ sổ kế toán thực hiện theo Luật kế toán và Chế độ sổ kế toán qui định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

 

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2009.

 

2. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Giám đốc các Quỹ đầu tư phát triển địa phương và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng

Chính phủ (để báo cáo)

– Văn phòng Chính phủ

– Văn phòng Quốc hội;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng TW Đảng;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

cơ quan thuộc Chính phủ;

– Kiểm toán Nhà nước;

– Toà án nhân dân tối cao;

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

– UBND, Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh,

TP trực thuộc TW;

– Quỹ đầu tư phát triển địa phương các tỉnh;

– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

– Công báo;

– Website Chính phủ;

– Website Bộ Tài chính;

– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

– Lưu VT (2 bản), Vụ CĐKT &KT.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Trần Xuân Hà

 

Phụ lục số 01

(Kèm theo Thông tư số  49/2009/TT-BTC ngày  12/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn

kế toán áp dụng đối với Quỹ Đầu tư phát triển địa phương)

DANH MỤC TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

ÁP DỤNG CHO QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

Số

TT

SỐ HIỆU TK

TÊN TÀI KHOẢN

GHI CHÚ

Cấp 1

Cấp 2

1

2

3

4

5

LOẠI TK 1

TÀI SẢN NGẮN HẠN

01

111

Tiền mặt

1111

Tiền Việt Nam

1112

Ngoại tệ

02

112

Tiền gửi Ngân hàng

Chi tiết theo

1121

Tiền Việt Nam

từng ngân hàng

1122

Ngoại tệ

03

113

Tiền đang chuyển  

1131

Tiền Việt Nam  

1132

Ngoại tệ  

04

116

Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác

1161

Tiền gửi NH vốn nhận uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa phương  

1162

Tiền gửi NH vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư  

1168

Tiền gửi vốn nhận uỷ thác khác  

05

121

Đầu tư tài chính ngắn hạn  

06

129

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn  

07

131

Phải thu của khách hàng

Chi tiết theo

đối tượng

08

132

Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ

1321

Phải thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp

1322

Phải thu lãi tiền cho vay

1323

Phải thu hoạt động đầu tư góp vốn

1324

Phải thu lãi tiền gửi

1325

Phải thu phí hoạt động nhận uỷ thác  

1326

Phải thu phí nhận uỷ quyền phát hành trái phiếu địa phương  

1327

Phải thu cho thuê tài sản  

1328

Phải thu hoạt động nghiệp vụ khác  

09

133

Thuế GTGT được khấu trừ  

1331

Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ  

1332

Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ  

10

134

Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay  

11

136

Phải thu nội bộ  

1361

Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

1368

Phải thu nội bộ khác

12

138

Phải thu khác  

1381

Tài sản thiếu chờ xử lý  

1388

Phải thu khác  

13

139

Dự phòng phải thu khó đòi  

14

141

Tạm ứng

15

142

Chi phí trả trước ngắn hạn  

16

144

Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

17

151

Hàng mua đang đi đường

18

152

Nguyên liệu, vật liệu

19

153

Công cụ, dụng cụ  

20

159

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 

LOẠI TK 2

TÀI SẢN DÀI HẠN

21

211

Tài sản cố định hữu hình

2111

Nhà cửa, vật kiến trúc

2112

Máy móc, thiết bị

2113

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

2114

Thiết bị, dụng cụ quản lý

2115

Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm

2118

TSCĐ khác

22

212

Tài sản cố định thuê tài chính

23

213

Tài sản cố định vô hình

2131

Quyền sử dụng đất

2132

Quyền phát hành

2133

Bản quyền, bằng sáng chế

2134

Nhãn hiệu hàng hoá

2135

Phần mềm máy vi tính

2136

Giấy phép và giấy phép nhượng quyền

2138

TSCĐ vô hình khác

24

214

Hao mòn tài sản cố định

2141

Hao mòn TSCĐ hữu hình

2142

Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

2143

Hao mòn TSCĐ vô hình

2147

Hao mòn bất động sản đầu tư  

25

217

Bất động sản đầu tư  

26

221

Đầu tư vào công ty con  

27

222

Vốn góp liên doanh  

28

223

Đầu tư vào công ty liên kết  

29

228

Đầu tư dài hạn khác  

30

229

Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn  

31

241

Xây dựng cơ bản dở dang  

2411

Mua sắm TSCĐ  

2412

Xây dựng cơ bản  

2413

Sửa chữa lớn TSCĐ  

32

242

Chi phí trả trước dài hạn  

33

243

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại  

34

244

Ký quỹ, ký cược dài hạn  

35

245

Đầu tư xây dựng dự án, công trình  

36

251

Cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động  
2511 Cho vay ngắn hạn  
2512 Cho vay trung hạn  
2513 Cho vay dài hạn  

37

252

Cho vay thực hiện cam kết bảo lãnh  

38

259

Quỹ dự phòng rủi ro cho vay  

39

261

Cấp phát vốn uỷ thác của ngân sách địa phương  

40

262

Cho vay từ vốn nhận uỷ thác chịu rủi ro  

41

263

Cho vay từ vốn nhận uỷ thác không chịu rủi ro  

42

265

Cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư  

 

LOẠI TK 3

 

NỢ PHẢI TRẢ

 

43

331

Phải trả cho người bán

Chi tiết theo đối tượng

44

332

Phải trả lãi vốn huy động  

45

333

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước  

3331

Thuế giá trị gia tăng phải nộp  

33311

Thuế GTGT đầu ra  

33312

Thuế GTGT hàng nhập khẩu  

3332

Thuế tiêu thụ đặc biệt  

3333

Thuế xuất, nhập khẩu  

3334

Thuế thu nhập doanh nghiệp  

3335

Thuế thu nhập cá nhân  

3336

Thuế tài nguyên  

3337

Thuế nhà đất, tiền thuê đất  

3338

3339

Các loại thuế khác

Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

 

46

334

Phải trả người lao động  

3341

Phải trả công nhân viên  

3348

Phải trả người lao động khác  

47

335

Chi phí phải trả  

48

336

Phải trả nội bộ  

49

338

Phải trả, phải nộp khác  

3381

Tài sản thừa chờ giải quyết  

3382

Kinh phí công đoàn  

3383

Bảo hiểm xã hội  

3384

Bảo hiểm y tế  

3386

Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn  

3387

Doanh thu chưa thực hiện  

3388

Phải trả, phải nộp khác  

50

341

Vay trung, dài hạn  

3411

Vay trung hạn  

3412

Vay dài hạn  

51

342

Nợ dài hạn  

52

343

  Trái phiếu phát hành  

3431

Mệnh giá trái phiếu  

3432

Chiết khấu trái phiếu  

3433

Phụ trội trái phiếu  

53

344

Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn  

54

347

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả  

55

351

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm  

56

352

Dự phòng phải trả  

57

353

Quỹ khen thưởng, phúc lợi  

3531

Quỹ khen thưởng  

3532

Quỹ phúc lợi  

58

361

Nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân sách địa phương  

59

362

Nhận vốn uỷ thác cho vay đầu tư  

60

364

Nhận hợp vốn đầu tư, cho vay  

61

365

Nhận vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư  

 

LOẠI TK 4

 

VỐN CHỦ SỞ HỮU

 

 

62

411

Nguồn vốn hoạt động  

4111

Vốn ngân sách nhà nước cấp  

4112

Vốn nhận liên doanh, liên kết  

4118

Vốn khác  

63

412

Chênh lệch đánh giá lại tài sản  

64

413

Chênh lệch tỷ giá hối đoái  

65

414

Quỹ đầu tư phát triển  

66

415

Quỹ dự phòng tài chính  

67

421

Lợi nhuận chưa phân phối  

4211

Lợi nhuận chưa phân phối năm trước  

4212

Lợi nhuận chưa phân phối năm nay  

 

LOẠI TK 5

 

DOANH THU

 

68

511

Doanh thu  

5111

Doanh thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp  

5112

Doanh thu lãi tiền cho vay

5113

Thu từ hoạt động đầu tư góp vốn

5114

Doanh thu lãi tiền gửi

5115

Thu phí hoạt động nhận uỷ thác

5116

Thu phí uỷ quyền phát hành trái phiếu địa phương

5117

Doanh thu cho thuê tài sản

5118

Doanh thu khác

69

532

Các khoản giảm trừ doanh thu  

 

LOẠI TK 6

 

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

 

   

70

631

Chi phí hoạt động

6311

Giá vốn hàng bán hoạt động đầu tư trực tiếp

6312

Chi phí lãi tiền vay

6313

Chi phí hoạt động đầu tư góp vốn

6315

Chi phí dịch vụ uỷ thác

6316

Chi phí dự phòng rủi ro cho vay

6317

Chi phí cho thuê tài sản

6318

Chi phí khác

71

637

Chi phí trực tiếp chung  

6371

Chi phí nhân viên trực tiếp  

6372

Chi phí vật tư, đồ dùng  

6373

Chi phí khấu hao TSCĐ  

6374

Chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp  

6378

Chi phí bằng tiền khác  

72

642

Chi phí quản lý doanh nghiệp  

6421

Chi phí nhân viên quản lý  

6422

Chi phí vật liệu quản lý  

6423

Chi phí đồ dùng văn phòng  

6424

Chi phí khấu hao TSCĐ  

6425

Thuế, phí và lệ phí  

6426

Chi phí dự phòng  

6427

Chi phí dịch vụ mua ngoài  

6428

Chi phí bằng tiền khác  

 

LOẠI TK 7

 

THU NHẬP KHÁC

 

 

73

711

Thu nhập khác

7111

Thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ

7112

Thu bảo hiểm đền bù tổn thất tài sản

7113

Thu nợ phải thu khó đòi đã xử lý

7115

Thu phạt

7118

Thu nhập khác

 

LOẠI TK 8

 

CHI PHÍ KHÁC

 

74

811

Chi phí khác

8111

Chi nhượng bán, thanh lý TSCĐ

8112

Tổn thất tài sản có bảo hiểm

8115

Chi phạt

8118

Chi phí khác

75

821

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

8211

Chi phí thuế TNDN hiện hành

8212

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

 

LOẠI TK 9

 

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

 

76

911

Xác định kết quả kinh doanh  

 

LOẠI TK 0

 

TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

 

 

1

001

Tài sản thuê ngoài  

2

002

Vật tư nhận giữ hộ

3

003

Tài sản nhận ký cược, nhận thế chấp  

4

004

Nợ khó đòi đã xử lý  

5

005

Mức vốn cho vay  

6

006

Mức vốn đầu tư  

7

007

Ngoại tệ các loại  

8

010

Lãi chưa thu cho vay vốn nhận uỷ thác  
0101 Lãi chưa thu cho vay vốn nhận uỷ thác của ngân sách địa phương  

01011

Lãi đến hạn thu nhưng chưa thu được  

01012

Lãi ân hạn chưa thu  
0102 Lãi chưa thu cho vay vốn nhận uỷ thác tổ chức khác  

01021

Lãi đến hạn thu nhưng chưa thu được  

01022

Lãi ân hạn chưa thu  
0103 Lãi chưa thu cho vay vốn nhận uỷ thác khác  

01031

Lãi đến hạn thu nhưng chưa thu được  

01032

Lãi ân hạn chưa thu  

9

011

Lãi chưa thu cho vay khác  

0111

Lãi chưa thu cho vay vốn tạm thời nhàn rỗi  

0112

Lãi chưa thu cho vay khác  

10

012

Các cam kết bảo lãnh cho khách hàng  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 02

(Kèm theo Thông tư số   49/2009/TT-BTC ngày   12/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn

kế toán áp dụng đối với Quỹ Đầu tư phát triển địa phương)

DANH MỤC VÀ MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ÁP DỤNG ĐỐI VỚI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

Số TT

Tên báo cáo

Số hiệu

Ghi chú

Báo cáo tài chính năm

1

Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01- ĐTĐP  

2

Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – ĐTĐP  

3

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – ĐTĐP  

4

Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu Mẫu số B05- ĐTĐP  

5

Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 – ĐTĐP  
Báo cáo tài chính giữa niên độ

1

Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) Mẫu số B01a – ĐTĐP  

2

Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ) Mẫu số B02a – ĐTĐP  

3

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) Mẫu số B03a – ĐTĐP  

4

Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu Mẫu số B05a – ĐTĐP  

5

Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B09a – ĐTĐP  

Mẫu báo cáo tài chính năm

 

Đơn vị báo cáo:………………….

Mẫu số B 01 – ĐTĐP

Địa chỉ:………………………….

(Ban hành theo Thông tư số 49/2009/TT-BTC

ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày … tháng … năm …(1)

Đơn vị tính:………….

TÀI SẢN

số

Thuyết minh

Số

cuối năm (3)

Số

đầu  năm

(3)

1

2

3

4

5

a – tµi s¶n ng¾n h¹n (100=110+120+130+140+150)

100

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

110

1.Tiền

111

V.01

2. Các khoản tương đương tiền

112

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

120

V.02

1. Đầu tư ngắn hạn

121

2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2)

129

(…)

(…)

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

130

1. Phải thu khách hàng

131

2. Trả trước cho người bán

132

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn

133

4. Phải thu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ

134

5. Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay

135

6. Các khoản phải thu khác

138

V.03

7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)

139

(…)

(…)

IV. Hàng tồn kho

140

1. Hàng tồn kho

141

V.04

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)

149

(…)

(…)

V. Tài sản ngắn hạn khác

150

1. Chi phí trả trước ngắn hạn

151

2. Thuế GTGT được khấu trừ

152

3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước

154

V.05

5. Tài sản ngắn hạn khác

158

B – TÀI SẢN DÀI HẠN

(200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260)

200

I. Các khoản phải thu dài hạn

210

1. Phải thu dài hạn của khách hàng và hoạt động nghiệp vụ

của Quỹ

211

2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

212

3. Phải thu dài hạn nội bộ

213

V.06

4. Phải thu vốn đưa đi uỷ thác cho vay

214

V.08

5. Phải thu cho vay đầu tư bằng vốn hoạt động

215

6. Phải thu cho vay thực hiện cam kết bảo lãnh

216

7. Phải thu dài hạn khác

217

8. Dự phòng rủi ro cho vay

218

(…)

(…)

9. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)

219

(…)

(…)

II. Tài sản cố định

220

1. Tài sản cố định hữu hình

221

V.09

– Nguyên giá

222

– Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

223

(…)

(…)

2. Tài sản cố định thuê tài chính

224

V.10

– Nguyên giá

225

– Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

226

(…)

(…)

3. Tài sản cố định vô hình

227

V.11

– Nguyên giá

228

– Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

229

(…)

(…)

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

230

V.12

III. Bất động sản đầu tư

240

V.13

– Nguyên giá

241

– Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

242

(…)

(…)

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

250

1. Đầu tư vào công ty con

251

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh

252

3. Đầu tư dài hạn khác

258

V.14

4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)

259

(…)

(…)

V. Tài sản dài hạn khác

260

1. Chi phí trả trước dài hạn

261

V.15

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

262

V.21

3. Đầu tư xây dựng dự án công trình

263

4. Tài sản dài hạn khác

268

tæng céng tµI s¶n (270 = 100 + 200)

270

NGUỒN VỐN

a – nî ph¶i tr¶ (300 = 310 + 330+340)

300

I. Nợ ngắn hạn

310

1. Phải trả người bán

312

2. Người mua trả tiền trước

313

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

314

V.16

4. Phải trả người lao động

315

5. Chi phí phải trả

316

V.17

6. Phải trả nội bộ

317

7. Phải trả lãi vốn huy động

318

8. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

319

V.18

9. Dự phòng phải trả ngắn hạn

320

II. Nợ dài hạn

330

1. Phải trả dµi h¹n người bán

331

2. Phải trả dài hạn nội bộ

332

V.19

3. Phải trả dài hạn khác

333

4. Vay và nợ dài hạn

334

V.20

5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

335

V.21

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm

336

7. Dự phòng phải trả dài hạn

337

8. Vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NS địa phương

(338=339+340)

338

– Số tiền phải trả về vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NS

địa phương

339

– Số tiền đã cấp phát vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của NS

địa phương chưa quyết toán

340

(…)

(…)

9. Vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư (341= 342+343)

341

–  Vốn uỷ thác cho vay đầu tư phải trả

342

– Phải thu về cho vay từ vốn nhận uỷ thác

343

(…)

(…)

10. Hợp vốn đầu tư cho vay (344=345+346)

344

– Số tiền nhận hợp vốn đầu tư cho vay phải trả

345

– Số tiền phải thu về cho vay từ tiền nhận hợp vốn

346

(…)

(…)

11. Vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư (347=348+349)

347

– Vốn ủy thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã nhận phải trả

348

– Phải thu về số tiền đã cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

349

(…)

(…)

12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

350

B – VỐN CHỦ SỞ HỮU

400

1. Vốn Ngân sách Nhà nước cấp

411

2. Vốn nhận liên doanh, liên kết

412

3. Vốn khác của chủ sở hữu

413

4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

415

5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

416

6. Quỹ đầu tư phát triển

417

7. Quỹ dự phòng tài chính

418

8. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

420

 

Tæng céng nguån vèn (440 = 300 + 400)

440

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

CHỈ TIÊU

Thuyết minh

Số

cuối năm (3)

Số

đầu năm (3)

1. Tài sản thuê ngoài

22

   
2. Vật tư nhận giữ hộ      
3. Hàng hóa nhận ký cược      
4. Nợ khó đòi đã xử lý      
5. Mức vốn cho vay      
6. Mức vốn đầu tư      
7. Ngoại tệ các loại      
8. Tài sản nhận thế chấp      
9. Lãi chưa thu cho vay vốn nhận uỷ thác      
10. Lãi chưa thu cho vay khác      
11. Các cam kết bảo lãnh cho khách hàng      

LËp, ngµy … th¸ng … n¨m …

Ng­êi lËp biÓu KÕ to¸n tr­ëng Gi¸m ®èc
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu)

Ghi chú:

(1)    Những chỉ tiêu không có số liệu không phải trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số“.

(2)         Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Đơn vị báo cáo: ……………..  

Mẫu số B 02 – ĐTĐP

Địa chỉ:………………………  

(Ban hành theo Thông tư số 49/2009/TT-BTC

ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính)

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm………

Đơn vị tính:……….

CHỈ TIÊU

số

Thuyết minh

Năm

nay

Năm

trước

1

2

3

4

5

1. Doanh thu

01

   
1.1 Doanh thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp

01.1

   
1.2 Doanh thu lãi tiền cho vay

01.2

   
1.3 Thu từ hoạt động đầu tư góp vốn

01.3

   
1.4 Doanh thu lãi tiền gửi

01.4

   
1.5 Thu phí hoạt động nhận uỷ thác

01.5

   
1.6 Thu phí uỷ quyền phát hành trái phiếu địa phương

01.6

   
1.7 Doanh thu cho thuê tài sản

01.7

   
1.8 Doanh thu khác

01.8

   
2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02

   
3. Doanh thu thuần (10 = 01 – 02)

10

   
4. Chi phí hoạt động

11

4.1. Giá vốn hàng bán hoạt động đầu tư trực tiếp

11.1

4.2. Chi phí lãi tiền vay

11.2

4.3. Chi phí hoạt động đầu tư góp vốn

11.3

4.4. Chi phí dịch vụ uỷ thác

11.4

4.5. Chi phí dự phòng rủi ro cho vay

11.5

4.6. Chi phí cho thuê tài sản

11.6

4.7. Chi phí khác

11.7

5. Lợi nhuận gộp   (20 = 10 – 11)

20

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

   
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

{30 = 20 – 25}

30

   
8. Thu nhập khác

31

   
9. Chi phí khác

32

10. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)

40

11. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(50 = 30 + 40)

50

12. Chi phí thuế TNDN hiện hành

13. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

51

52

14. Lợi nhuận sau thuế TNDN

(60 = 50 – 51 – 52)

60

Lập, ngày … tháng … năm …

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Đơn vị báo cáo: …………………

Địa chỉ: ……………………………..

Mẫu số B03 – ĐTĐP

(Ban hành theo Thông tư số 49/2009/TT-BTC

ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp trực tiếp)(*)

Năm …..

Đơn vị tính: ………

Khoản mục

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4 5

     
I. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

     
1,Tiền thu từ bán các khoản đầu tư trực tiếp, cho thuê tài sản

01

     
2,Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ

02

     
3, Tiền thu các khoản phí

03

     
4,Thu tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi

04

     
5, Tiên chi trả lãi tiền vay

05

     
6, Chênh lệch tiền chi và thu cho vay

06

     
7, Tiền thu nhận vốn uỷ thác cho vay đầu tư

07

     
8, Tiền chi cho vay từ vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư

08

     
9. Tiền thu từ nhận vốn uỷ thác cấp phát đầu tư của ngân

sách địa phương

09

     
10, Tiền chi từ vốn nhận uỷ thác cấp phát đầu tư của

ngân sách địa phương

10

     
11, Tiền thu từ nhận vốn uỷ thác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

11

     
12, Tiền chi cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

12

     
13, Tiền thu từ lợi nhuận hợp vốn đầu tư cho vay

13

     
14, Tiền chi trả cho người lao động

14

     
15, Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

15

     
16, Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

16

 
17, Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

17

     
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

20

     
II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ      
1, Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và tài sản dài hạn

khác

21

     
2, Thu tiền từ thanh lý TSCĐ và tài sản dài hạn khác

22

     
3, Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

23

     
4, Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

24

     
5, Tiền chi đầu tư khác

25

     
6, Tiền thu đầu tư  khác

26

     
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
1, Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu

31

   
2, Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu

32

3, Tiền thu từ đi vay

33

4, Tiền trả nợ vay

34

5, Tiền chi trả nợ thuê tài chính

35

6, Lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

36

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50=20+30+40)

50

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

     
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

 
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70=50+60+61)

70

     

 

Lập, ngày…tháng….năm….

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 
 
Đơn vị báo cáo:……………………….   Mẫu số B 05 – ĐTĐP
Địa chỉ:…………………………………..  

(Ban hành theo Thông tư số 49/2009/TT-BTC

ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN CHỦ SỞ HỮU

Năm……….

CHỈ TIÊU

Số dư đầu năm

Số tăng, giảm trong năm

Số dư cuối năm

Năm trước

Năm

nay

Số

tăng

Số giảm

Năm trước

Năm

nay

A

1

2

3

4

5

6

  1. Vốn Ngân sách NN cấp

……………

  1. Vốn nhận liên doanh liên kết

…………..

  1. Vốn khác của chủ sở hữu

………..

  1. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

……….

  1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

………..

  1. Quỹ đầu tư phát triển

……..

  1. Quỹ dự phòng tài chính

………

  1. Lợi nhuận chưa phân phối

……….

 

   

 

 

 

 

 

 

 

       

Cộng

           

 

Lập, ngày … tháng … năm …
Người lập biểu Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Đơn vị báo cáo:……………………….  

Mẫu số B 09 – ĐTĐP

Địa chỉ:…………………………………..  

(Ban hành theo Thông tư số 49/2009/TT-BTC

ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính)

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Năm ….(1)

 

 

I. Đặc điểm hoạt động của Quỹ

1. Hình thức sở hữu vốn

2. Lĩnh vực hoạt động

3. Đặc điểm hoạt động của Quỹ trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.

II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày…./…./…. kết thúc vào ngày …./…./…).

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.

 

III. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

1. Chế độ kế toán áp dụng

2. Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán

3. Hình thức kế toán áp dụng

 

IV. Các chính sách kế toán áp dụng

1. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền.

Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán.

2. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

– Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho;

– Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;

– Phương pháp hạch toán hàng tồn kho;

– Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

 

3. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:

– Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính);

– Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính).

 

4. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư

– Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư;

– Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư.

5. Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:

– Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh

đồng kiểm soát;

– Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;

– Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn.

6. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay:

– Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay;

– Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ;

7. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác:

– Chi phí trả trước;

– Chi phí khác;

– Phương pháp phân bổ chi phí trả trước ;

8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả.

9. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả.

10. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:

– Nguyên tắc ghi nhận vốn ngân sách địa phương cấp, vốn khác của chủ sở hữu.

– Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản.

– Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá.

11. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:

– Doanh thu từ bán các khoản đầu tư trực tiếp cơ sở hạ tầng
– Doanh thu lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay
– Thu từ hoạt động đầu tư góp vốn
– Thu phí hoạt động nhận uỷ thác
– Thu phí nhận uỷ quyền phát hành trái phiếu địa phương
– Doanh thu cho thuê tài sản
– Doanh thu khác

 

12. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

13. Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác.

V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán

(Đơn vị tính:……)

01. Tiền

Cuối năm

Đầu năm

– Tiền mặt

– Tiền gửi ngân hàng

– Tiền đang chuyển

– Tiền gửi ngân hàng vốn nhận uỷ thác

Cộng

02. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

– Chứng khoán đầu tư ngắn hạn

– Đầu tư ngắn hạn khác

– Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

Cuối năm

Đầu năm

Cộng

03. Các khoản phải thu ngắn hạn khác

Cuối năm

Đầu năm

– Phải thu về cổ tức và lợi nhuận được chia

– Phải thu người lao động

– Phải thu khác

Cộng

04. Hàng tồn kho

Cuối năm

Đầu năm

– Hàng mua đang đi đường

– Nguyên liệu, vật liệu

– Công cụ, dụng cụ

Cộng giá gốc hàng tồn kho

 

05. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước

Cuối năm

Đầu năm

– Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa

– …………………

– Các khoản khác phải thu Nhà nước:

Cộng

06. Phải thu dài hạn nội bộ

– Cho vay dài hạn nội bộ

-…

– Phải thu dài hạn nội bộ khác

Cộng

07. Phải thu dài hạn khác

Cuối năm

Đầu năm

– Ký quỹ, ký cược dài hạn

– Phải thu dài hạn khác

Cộng

 

08. Tình hình theo dõi nợ các khoản cho vay

 

 

Các khoản

cho vay

Nợ đủ tiêu chuẩn

Nợ cần

chú ý

Nợ dưới

tiêu chuẩn

Nợ nghi ngờ

Nợ có khả năng mất vốn

1.          
2.          
           
Cộng          

 

09. Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình:

Khoản mục

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc, thiết bị

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

 

TSCĐ hữu hình khác

Tổng cộng

Nguyên giá TSCĐ hữu hình
Số dư đầu năm            
– Mua trong năm

– Đầu tư XDCB hoàn thành

– Tăng khác

– Chuyển sang bất động sản đầu tư

– Thanh lý, nhượng bán

– Giảm khác

 

 

 

(…)

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

(…)

Số dư cuối năm            
Giá trị hao mòn lũy kế
Số dư đầu năm            
– Khấu hao trong năm

– Tăng khác

– Chuyển sang bất động sản đầu tư

– Thanh lý, nhượng bán

– Giảm khác

 

 

(…)

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

(…)

Số dư cuối năm            
Giá trị còn lại của TSCĐ

hữu hình

– Tại ngày đầu năm

– Tại ngày cuối năm

           

– Giá trị còn lại cuối năm của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo các khoản vay:

– Nguyên giá TSCĐ cuối năm  đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng:

– Nguyên giá TSCĐ cuối năm chờ thanh lý:

– Các thay đổi khác về TSCĐ hữu hình:

 

 

 

 

10. Tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính:

Khoản mục

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc, thiết

bị

Phương tiện vận tải, truyền

dẫn

TSCĐ hữu hình khác

Tài sản cố định vô

hình

Tổng cộng

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Số dư đầu năm              
– Thuê tài chính trong năm

– Mua lại TSCĐ thuê tài chính

– Tăng khác

– Trả lại TSCĐ thuê tài chính

– Giảm khác

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

Số dư cuối năm              
Giá trị hao mòn lũy kế
Số dư đầu năm              
– Khấu hao trong năm

– Mua lại TSCĐ thuê tài chính

– Tăng khác

– Trả lại TSCĐ thuê tài chính

– Giảm khác

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

Số dư cuối năm              

Giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính

– Tại ngày đầu năm

– Tại ngày cuối năm

             

* Tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là chi phí trong năm:

* Căn cứ để xác định tiền thuê phát sinh thêm:

* Điều khoản gia hạn thuê hoặc quyền được mua tài sản:

 

11. Tăng, giảm tài sản cố định vô hình:

 

Khoản mục

Quyền

sử dụng đất

Quyền phát

hành

Bản quyền, bằng

sáng chế

TSCĐ vô hình khác

Tổng cộng

Nguyên giá TSCĐ vô hình

Số dư đầu năm            
– Mua trong năm

– Tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp

– Tăng do hợp nhất kinh doanh

– Tăng khác

– Thanh lý, nhượng bán

– Giảm khác

 

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

 

(…)

(…)

Số dư cuối năm            
Giá trị hao mòn lũy kế
Số dư đầu năm            
– Khấu hao trong năm

– Tăng khác

– Thanh lý, nhượng bán

– Giảm khác

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

Số dư cuối năm            
Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình
– Tại ngày đầu năm

– Tại ngày cuối năm

           

* Thuyết minh số liệu và giải trình khác:

12. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:

Cuối năm

Đầu năm

– Tổng số chi phí XDCB dở dang:
Trong đó (Những công trình lớn):

+ Công trình…………..

+ Công trình…………..

+…………………….…

 

 

 

13. Tăng, giảm bất động sản đầu tư:

 

Khoản mục

Số

đầu năm

Tăng

trong năm

Giảm

trong năm

Số

cuối năm

Nguyên giá bất động sản đầu tư
– Quyền sử dụng đất

– Nhà

– Nhà và quyền sử dụng đất

– Cơ sở hạ tầng

       
Giá trị hao mòn lũy kế
– Quyền sử dụng đất

– Nhà

– Nhà và quyền sử dụng đất

– Cơ sở hạ tầng

       
Giá trị còn lại của bất động sản

đầu tư

– Quyền sử dụng đất

– Nhà

– Nhà và quyền sử dụng đất

– Cơ sở hạ tầng

       

* Thuyết minh số liệu và giải trình khác:

-…………..

 

14. Đầu tư dài hạn khác:

– Đầu tư cổ phiếu

– Đầu tư trái phiếu

– Đầu tư tín phiếu, kỳ phiếu

– Đầu tư dài hạn khác

Cuối năm

Đầu năm

Cộng

15. Chi phí trả trước dài hạn

Cuối năm

Đầu năm

– Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ
– Chi phí thành lập Quỹ

– Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn

– Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình

– …

Cộng
16. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Cuối năm

Đầu năm

– Thuế giá trị gia tăng

– Thuế tiêu thụ đặc biệt

– Thuế xuất, nhập khẩu

– Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Thuế thu nhập cá nhân

– Thuế nhà đất và tiền thuê đất

– Các loại thuế khác

– Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp

khác

Cộng
17. Chi phí phải trả

Cuối năm

Đầu năm

– Trích trước chi phí tiền lương trong thời gian nghỉ phép

– Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

– Chi phí trong thời gian ngừng kinh doanh

– …

Cộng
18. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

Cuối năm

Đầu năm

– Tài sản thừa chờ giải quyết

– Kinh phí công đoàn

– Bảo hiểm xã hội

– Bảo hiểm y tế

– Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn

– Doanh thu chưa thực hiện

– Các khoản phải trả, phải nộp khác

Cộng

19. Phải trả dài hạn nội bộ

Cuối năm

Đầu năm

– Vay dài hạn nội bộ

-…

– Phải trả dài hạn nội bộ khác

Cộng

20. Vay và nợ dài hạn

Cuối năm

Đầu năm

a – Vay dài hạn

– Vay ngân hàng

– Vay đối tượng khác

– Trái phiếu phát hành

b – Nợ dài hạn

– Thuê tài chính

– Nợ dài hạn khác

 

 

 

Cộng

 

– Các khoản nợ thuê tài chính

 

Năm nay

Năm trước

Thời hạn

Tổng khoản thanh toán tiền thuê tài chính

Trả tiền

lãi thuê

Trả nợ

gốc

Tổng khoản thanh toán tiền thuê tài chính

Trả tiền lãi thuê

Trả nợ

gốc

Từ 1 năm trở xuống            
Trên 1 năm đến 5 năm            
Trên 5 năm            

 

21. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả

a- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:

  Cuối năm Đầu năm
– Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến

khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ

– Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến

khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng

– Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến

khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng

– Khoản hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại

đã được ghi nhận từ các năm trước

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

 

b- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả Cuối năm Đầu năm
– Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế

– Khoản hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước

– Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

 

22. Tài sản thuê ngoài

Cuối năm

Đầu năm

(1)- Giá trị tài sản thuê ngoài

– TSCĐ thuê ngoài

– Tài sản khác thuê ngoài

(2)- Tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai của hợp đồng thuê hoạt động tài sản không hủy ngang theo các thời hạn

– Từ 1 năm trở xuống

– Trên 1 năm đến 5 năm

– Trên 5 năm

 

 

VI. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(Đơn vị tính:………….)

1. Chi phí thuế TNDN hiện hành     (Mã số 51)

Năm nay

Năm trước

–  Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành

– Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm   trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành năm nay

– Tổng chi phí thuế TNDN hiện hành

 

2. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

(Mã số 52)

Năm nay

Năm trước

– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế

– Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại

– Thu nhập thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ

(…)

(…)

– Thu nhập thuế  TNDN hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng

(…)

(…)

– Thu nhập thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả

(…)

(…)

– Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

 

3. Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố

Năm nay

Năm trước

– Chi phí nguyên liệu, vật liệu

– Chi phí nhân công

– Chi phí khấu hao tài sản cố định

– Chi phí dịch vụ mua ngoài

– Chi phí khác bằng tiền

Cộng

 

VII. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo

lưu chuyển tiền tệ

(Đơn vị tính:……………..)

Các giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển

tiền tệ và các khoản tiền do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng

   

Năm nay

Năm trước

Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính

Mua và thanh lý công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác trong kỳ báo cáo.

+  Tổng giá trị mua hoặc thanh lý;

+ Phần giá trị mua hoặc thanh lý được thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền;

+ Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý;

+ Phần giá trị tài sản (Tổng hợp theo từng loại tài sản) và nợ phải trả không phải là tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý  trong kỳ.

Trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền vµ t­¬ng ®­¬ng tiÒn lín do Quỹ n¾m gi÷ nh­ng kh«ng ®­îc sö dông do cã sù h¹n chÕ cña ph¸p luËt hoÆc c¸c rµng buéc kh¸c mµ Quỹ ph¶i thùc hiÖn.

 

VIII. Những thông tin khác

1. Những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và những thông tin tài chính khác: …

2. Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm:……………………

3. Thông tin về các bên liên quan:……………………………………………………

4. Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin trong báo cáo tài chính của các niên độ kế toán trước): …………………………………………………………

5. Thông tin về hoạt động liên tục: …………………………………………………

6. Những thông tin khác. ….. ………………………………………………………………………….

 

Lập, ngày … tháng … năm …
Người lập biểu Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Những chỉ tiêu không có thông tin, số liệu thì không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu.

Mẫu báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ)

Bốn mẫu Báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ) áp dụng cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương giống như mẫu Báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ) ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Các chỉ tiêu trong từng Báo cáo tài chính giữa niên độ giống như Báo cáo tài chính năm ban hành tại Thông tư này. Mẫu báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu giữa niên độ (dạng đầy đủ) như sau:

Đơn vị báo cáo:……………………….   Mẫu số B 05a – ĐTĐP
Địa chỉ:…………………………………..  

(Ban hành theo Thông tư số 49/2009/TT-BTC

ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN CHỦ SỞ HỮU GIỮA NIÊN ĐỘ

(Dạng đầy đủ)

Quý…….năm……

CHỈ TIÊU

Số dư đầu năm

Số tăng, giảm trong quý

Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này

Số dư

cuối quý

Năm trước

Năm

nay

Số

tăng

Số giảm

Số tăng

Số giảm

Năm trước

Năm

nay

 

A

1

2

3

4

5

6

7

8

 
  1. Vốn Ngân sách NN cấp

……………

  1. Vốn nhận liên doanh liên kết

…………..

  1. Vốn khác của chủ sở hữu

………..

 

  1. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

……….

  1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

………..

 

  1. Quỹ đầu tư phát triển

……..

  1. Quỹ dự phòng tài chính

………

 

  1. Lợi nhuận chưa phân phối

……….

 

   

 

 

 

 

 

 

 

             

Cộng

                 

 

 

Lập, ngày … tháng … năm …
Người lập biểu Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

21_2009_TT-BGDĐT BAN HÀNH MẪU BẰNG TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 21/2009/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2009

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH MẪU BẰNG TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học,

THÔNG TƯ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu bằng tốt nghiệp cao đẳng.

Bằng tốt nghiệp cao đẳng gồm bốn (4) trang, mỗi trang có kích thước 19cm x 13,5cm.

Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ; trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng; trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm, tên bằng tốt nghiệp cao đẳng bằng tiếng Việt và tiếng Anh có màu đỏ, các chữ khác có màu đen; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3. Cách ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp cao đẳng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

 

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thiện Nhân

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

22_2009_TT-BGDĐT BAN HÀNH MẪU BẰNG TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 22/2009/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2009

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH MẪU BẰNG TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học,

THÔNG TƯ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu bằng tốt nghiệp đại học.

Bằng tốt nghiệp đại học gồm bốn (4) trang, mỗi trang có kích thước 21cm x 14,5cm.

Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ; trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng; trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm, tên bằng tốt nghiệp đại học bằng tiếng Việt và tiếng Anh có màu đỏ, các chữ khác có màu đen; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3. Cách ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp đại học quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

 

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thiện Nhân

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

Tư vấn luật Nhà đất Tư vấn luật Thừa kế Tư vấn luật Ly hôn Tư vấn luật Lao động Tư vấn luật Hợp đồng Tư vấn luật Con nuôi Tư vấn luật Đầu tư Tư vấn luật Hình sự Tư vấn luật Doanh nghiệp Thuế, Tài chính & Ngân hàng Tư vấn luật Thương mại Tư vấn các vấn đề dân sự khác TRANH TỤNG Hình sự Dân sự Kinh tế LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP Tư vấn về tổ chức nhân sự Tư vấn về hợp đồng lao động Tư vấn về chính sách tiền lương, tiền thưởng Tư vấn về giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến doanh nghiệp 23_2009_TT-BGDĐT BAN HÀNH MẪU BẰNG THẠC SĨ DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 23/2009/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2009

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH MẪU BẰNG THẠC SĨ

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học,

THÔNG TƯ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu bằng thạc sĩ.

Bằng thạc sĩ gồm bốn (4) trang, mỗi trang có kích thước 26cm x 18cm.

Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ; trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng; trang 2 và trang 3 có nền màu vàng nhạt, hoa văn viền màu vàng đậm, tên bằng thạc sỹ bằng tiếng Việt và tiếng Anh có màu đỏ, các chữ khác có màu đen; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3. Cách ghi nội dung trên bằng thạc sỹ quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

 

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thiện Nhân

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

23_2010_TT-BGDĐT BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cá

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số: 23/2010/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2010

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 -2015;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 9 năm 2010.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– UBVHGD -TNTN &NĐ của Quốc hội;
– Hội đồng Quốc gia giáo dục;
– Ban tuyên giáo TƯ;
– Bộ Tư pháp (Cục Ktr VBQPPL)
– Kiểm toán nhà nước;
– Như Điều 3;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ GD-ĐT;
– Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDMN .

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Nghĩa

 

QUY ĐỊNH

VỀ BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm: Nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi; Trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục mầm non.

2. Văn bản này được áp dụng đối với các trường mầm non, trường mẫu giáo và lớp mẫu giáo độc lập trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 2. Cấu trúc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi

1. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số.

2. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được trình bày theo cấu trúc sau:

a. Lĩnh vực phát triển bao gồm các chuẩn.

b. Chuẩn bao gồm các chỉ số.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Trẻ em năm tuổi là trẻ em từ 60 tháng đến 72 tháng tuổi.

2. Lĩnh vực phát triển: là phạm vi phát triển cụ thể của trẻ.

3. Chuẩn: là những mong đợi mà trẻ em năm tuổi biết và có thể làm được.

4. Chỉ số: là sự cụ thể hóa của chuẩn, mô tả những hành vi hay kỹ năng của trẻ.

Điều 4. Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi

1. Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1.

a) Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi.

b) Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi.

2. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Chương II

NỘI DUNG BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI

Điều 5. Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thể chất

1. Chuẩn 1. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn

a) Chỉ số 1. Bật xa tối thiểu 50cm;

b) Chỉ số 2. Nhảy xuống từ độ cao 40 cm;

c) Chỉ số 3. Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m;

d) Chỉ số 4. Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất.

2. Chuẩn 2. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ

a) Chỉ số 5. Tự mặc và cởi được áo;

b) Chỉ số 6. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ;

c) Chỉ số 7. Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản;

d) Chỉ số 8. Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.

3. Chuẩn 3. Trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động

a) Chỉ số 9. Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu;

b) Chỉ số 10. Đập và bắt được bóng bằng 2 tay;

c) Chỉ số 11. Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).

4. Chuẩn 4. Trẻ thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể

a) Chỉ số 12. Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây;

b) Chỉ số 13. Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian;

c) Chỉ số 14. Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.

5. Chuẩn 5. Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng

a) Chỉ số 15. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;

b) Chỉ số 16. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày;

c) Chỉ số 17. Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp;

d) Chỉ số 18. Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng;

đ) Chỉ số 19. Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày;

e) Chỉ số 20. Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.

6. Chuẩn 6. Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân

a) Chỉ số 21. Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm;

b) Chỉ số 22. Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm;

c) Chỉ số 23. Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm;

d) Chỉ số 24. Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép;

đ) Chỉ số 25. Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm;

e) Chỉ số 26. Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc.

Điều 6. Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội

1. Chuẩn 7. Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thân

a) Chỉ số 27. Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình;

b) Chỉ số 28. Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân;

c) Chỉ số 29. Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân;

d) Chỉ số 30. Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.

2. Chuẩn 8. Trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân

a) Chỉ số 31. Cố gắng thực hiện công việc đến cùng;

b) Chỉ số 32. Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc;

c) Chỉ số 33. Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày;

d) Chỉ số 34. Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.

3. Chuẩn 9. Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc

a) Chỉ số 35. Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác;

b) Chỉ số 36. Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt;

c) Chỉ số 37. Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè;

d) Chỉ số 38. Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp;

đ) Chỉ số 39. Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc;

e) Chỉ số 40. Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh;

g) Chỉ số 41. Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.

4. Chuẩn 10. Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn

a) Chỉ số 42. Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi;

b) Chỉ số 43. Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi;

c) Chỉ số 44. Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi;

d) Chỉ số 45. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn;

e) Chỉ số 46. Có nhóm bạn chơi thường xuyên;

g) Chỉ số 47. Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.

5. Chuẩn 11. Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh

a) Chỉ số 48. Lắng nghe ý kiến của người khác;

b) Chỉ số 49. Trao đổi ý kiến của mình với các bạn;

c) Chỉ số 50. Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè;

d) Chỉ số 51. Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn;

đ) Chỉ số 52. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.

6. Chuẩn 12. Trẻ có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội

a) Chỉ số 53. Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác;

b) Chỉ số 54. Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn;

c) Chỉ số 55. Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết;

d) Chỉ số 56. Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường;

đ) Chỉ số 57. Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.

7. Chuẩn 13. Trẻ thể hiện sự tôn trọng người khác

a) Chỉ số 58. Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân;

b) Chỉ số 59. Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình;

c) Chỉ số 60. Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.

Điều 7. Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp

1. Chuẩn 14. Trẻ nghe hiểu lời nói

a) Chỉ số 61. Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi;

b) Chỉ số 62. Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động;

c) Chỉ số 63. Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi;

d) Chỉ số 64. Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.

2. Chuẩn 15. Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp

a) Chỉ số 65. Nói rõ ràng;

b) Chỉ số 66. Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày;

c) Chỉ số 67. Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp;

d) Chỉ số 68. Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân;

đ) Chỉ số 69. Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động;

e) Chỉ số 70. Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được;

g) Chỉ số 71. Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định;

h) Chỉ số 72. Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện.

3. Chuẩn 16. Trẻ thực hiện một số quy tắc thông thường trong giao tiếp

a) Chỉ số 73. Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp;

b) Chỉ số 74. Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp;

c) Chỉ số 75. Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện;

d) Chỉ số 76. Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói;

đ) Chỉ số 77. Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống;

e) Chỉ số 78. Không nói tục, chửi bậy.

4. Chuẩn 17. Trẻ thể hiện hứng thú đối với việc đọc

a) Chỉ số 79. Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh;

b) Chỉ số 80. Thể hiện sự thích thú với sách;

c) Chỉ số 81. Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.

5. Chuẩn 18. Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc

a) Chỉ số 82. Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống;

b) Chỉ số 83. Có một số hành vi như người đọc sách;

c) Chỉ số 84. “Đọc” theo truyện tranh đã biết;

d) Chỉ số 85. Biết kể chuyện theo tranh.

6. Chuẩn 19. Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết

a) Chỉ số 86. Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói;

b) Chỉ số 87. Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân;

c) Chỉ số 88. Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái;

d) Chỉ số 89. Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình;

đ) Chỉ số 90. Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới;

e) Chỉ số 91. Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

Điều 8. Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức

1. Chuẩn 20. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường tự nhiên

a) Chỉ số 92. Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung;

b) Chỉ số 93. Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên;

c) Chỉ số 94. Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống;

d) Chỉ số 95. Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra.

2. Chuẩn 21. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường xã hội

a) Chỉ số 96. Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng;

b) Chỉ số 97. Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống;

c) Chỉ số 98. Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống.

3. Chuẩn 22. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và tạo hình

a) Chỉ số 99. Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc;

b) Chỉ số 100. Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em;

c) Chỉ số 101. Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc;

d) Chỉ số 102. Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản;

đ) Chỉ số 103. Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.

4. Chuẩn 23. Trẻ có một số hiểu biết về số, số đếm và đo

a) Chỉ số 104. Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10;

b) Chỉ số 105. Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm;

c) Chỉ số 106. Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo.

5. Chuẩn 24. Trẻ nhận biết về một số hình hình học và định hướng trong không gian

a) Chỉ số 107. Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu;

b) Chỉ số 108. Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác.

6. Chuẩn 25. Trẻ có một số nhận biết ban đầu về thời gian

a) Chỉ số 109. Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự;

b) Chỉ số 110. Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày;

c) Chỉ số 111. Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ.

7. Chuẩn 26. Trẻ tò mò và ham hiểu biết

a) Chỉ số 112. Hay đặt câu hỏi;

b) Chỉ số 113. Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.

8. Chuẩn 27. Trẻ thể hiện khả năng suy luận

a) Chỉ số 114. Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày;

b) Chỉ số 115. Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại;

c) Chỉ số 116. Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc.

9. Chuẩn 28. Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo;

a) Chỉ số 117. Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát;

b) Chỉ số 118. Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình;

c) Chỉ số 119. Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau;

d) Chỉ số 120. Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

Điều 9. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo

Căn cứ Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Điều 10. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo

Phòng giáo dục và đào tạo các quận/huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.

Điều 11. Trách nhiệm của trường mầm non, trường mẫu giáo và lớp mẫu giáo độc lập

Căn cứ vào hướng dẫn của phòng giáo dục và đào tạo, các trường mầm non, trường mẫu giáo và lớp mẫu giáo độc lập triển khai sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp.

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

TT72- 2007 -BTC HƯỚNG DẪN VIỆC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN

Hàng năm, doanh nghiệp dịch vụ kế toán và các doanh nghiệp khác có cung cấp dịch vụ kế toán (gọi chung là doanh nghiệp dịch vụ kế toán) phải đăng ký danh sách người hành nghề kế toán; cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán phải đăng ký hành nghề với Bộ Tài chính hoặc Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:  72 /2007/TT-BTC

Hà Nội, ngày  27  tháng  6  năm 2007

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003;

Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính qui định và hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán như sau:

1- Qui định chung

1.1. Hàng năm, doanh nghiệp dịch vụ kế toán và các doanh nghiệp khác có cung cấp dịch vụ kế toán (gọi chung là doanh nghiệp dịch vụ kế toán) phải đăng ký danh sách người hành nghề kế toán; cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán phải đăng ký hành nghề với Bộ Tài chính hoặc Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được Bộ Tài chính uỷ quyền (sau đây gọi tắt là Hội nghề nghiệp).

1.2. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ được quyền cung cấp dịch vụ kế toán sau khi đã đăng ký hành nghề kế toán và có xác nhận của Hội nghề nghiệp theo quy định tại điểm 1.1 nói trên. Cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán sau khi đã đăng ký hành nghề kế toán và được Hội nghề nghiệp xác nhận được gọi chung là cá nhân hành nghề kế toán. Cá nhân hành nghề kế toán và người đăng ký hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán gọi chung là người hành nghề kế toán.

1.3. Khi cung cấp dịch vụ, người hành nghề kế toán phải xuất trình Chứng chỉ hành nghề kế toán do Bộ Tài chính cấp. Khi ký tên trong các tài liệu liên quan đến dịch vụ cung cấp, người hành nghề kế toán phải ghi rõ họ, tên và số Chứng chỉ hành nghề kế toán.

1.4. Trường hợp người hành nghề kế toán vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp sẽ bị xử lý theo pháp luật và bị xoá tên trong danh sách đăng ký hành nghề.

1.5. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán nhưng không đăng ký hành nghề hoặc không thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.

1.6. Các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan có nhu cầu về dịch vụ kế toán như làm kế toán, làm kế toán trưởng, thiết lập hệ thống kế toán,… (theo quy định tại Điều 43 Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh) chỉ được ký hợp đồng dịch vụ kế toán với các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán và cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán đã đăng ký hành nghề và được Hội nghề nghiệp xác nhận theo quy định tại Thông tư này.

1.7. Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về kế toán. Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán theo quy định tại Thông tư này.

2- Điều kiện đăng ký hành nghề kế toán

2.1. Đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán:

a) Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, không thuộc đối tượng không được làm kế toán theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật Kế toán;

b) Có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp;

c) Có văn phòng và địa chỉ giao dịch;

d) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán;

đ) Riêng đối với người nước ngoài đăng ký hành nghề kế toán cá nhân tại Việt Nam phải có thêm điều kiện được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên, trừ khi có quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tham gia ký kết hoặc gia nhập.

2.2. Đối với người hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán:

a) Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, không thuộc đối tượng không được làm kế toán theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật Kế toán;

b) Có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp;

c) Có hợp đồng lao động làm việc trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

2.3. Đối với doanh nghiệp dịch vụ kế toán:

a) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán;

b) Có ít nhất 2 người có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp, trong đó Giám đốc doanh nghiệp phải là người có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên từ 2 năm trở lên.

2.4. Tại một thời điểm nhất định, người hành nghề kế toán chỉ được đăng ký hành nghề ở một doanh nghiệp dịch vụ kế toán, hoặc một doanh nghiệp kiểm toán, hoặc đăng ký hành nghề cá nhân.

2.5. Người đăng ký hành nghề kế toán từ lần thứ hai trở đi phải có thêm điều kiện tham dự đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định tại  khoản 6 của Thông tư này.

2.6. Trường hợp người hành nghề kế toán đã đăng ký hành nghề ở một doanh nghiệp dịch vụ kế toán chuyển sang đăng ký hành nghề ở doanh nghiệp dịch vụ kế toán khác hoặc tách ra hành nghề cá nhân thì phải có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động ở doanh nghiệp trước.

2.7. Người không có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kế toán được Hội nghề nghiệp xác nhận thì không được ký vào sổ kế toán (đối với dịch vụ làm kế toán), không được ký báo cáo tài chính (đối với dịch vụ lập báo cáo tài chính, dịch vụ làm kế toán trưởng) và không được ký báo cáo kết quả dịch vụ kế toán.

2.8. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán sử dụng người không có tên trong Danh sách đăng ký hành nghề kế toán để ký vào sổ kế toán (đối với dịch vụ làm kế toán), ký báo cáo tài chính (đối với dịch vụ lập báo cáo tài chính, dịch vụ làm kế toán trưởng), hoặc để ký báo cáo kết quả dịch vụ kế toán thì doanh nghiệp dịch vụ kế toán và người đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

2.9. Người hành nghề kế toán bị xóa tên trong danh sách đăng ký hành nghề kế toán trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm một trong những hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến người hành nghề kế toán quy định tại Điều 14 của Luật Kế toán.

b) Vi phạm một trong những trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán quy định tại Điều 45 của Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh.

c) Thực tế không hành nghề kế toán nhưng vẫn cố tình đăng ký hành nghề  kế toán; hoặc đồng thời đăng ký hành nghề kế toán ở hai nơi.

d) Vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp mà pháp luật về kế toán nghiêm cấm.

2.10. Người hành nghề kế toán đã bị xoá tên trong danh sách đăng ký hành nghề kế toán không được đăng ký hành nghề lại trong thời hạn ít nhất là 3 năm kể từ ngày bị xoá tên.

2.11. Người hành nghề kế toán đã đăng ký hành nghề kế toán nhưng trên thực tế không hành nghề kế toán thì không được Hội nghề nghiệp tiếp tục xác nhận danh sách đăng ký hành nghề năm sau.

3- Hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán

3.1. Đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán:

Cá nhân đăng ký hành nghề kế toán lần đầu phải lập hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán nộp cho Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền, gồm:

a) Đơn đăng ký hành nghề kế toán (Phụ lục số 01/KET)

b) Bản sao công chứng Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên;

c) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

d) 03 ảnh 3×4 chụp ở thời điểm làm đơn đăng ký.

Đối với người nước ngoài phải có thêm Bản sao giấy chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam.

Cá nhân đăng ký hành nghề kế toán từ lần thứ hai trở đi chỉ nộp “Đơn đăng ký hành nghề kế toán” (Phụ lục số 01/KET) và giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 6 Thông tư này.

3.2. Đối với người hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán:

Hàng năm, người hành nghề kế toán lần đầu trong các doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải làm hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán, gồm:

a) Đơn đăng ký hành nghề kế toán gửi cho Giám đốc doanh nghiệp dịch vụ kế toán (Phụ lục số 02/KET);

b) Bản sao công chứng hoặc có chữ ký và dấu xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp dịch vụ kế toán đối với Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên;

c) Các tài liệu theo quy định tại điểm 2.5, 2.6 khoản 2 Thông tư này.

3.3. Những người có Chứng chỉ kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật là đủ điều kiện hành nghề kế toán mà không phải làm hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán.

3.4. Đối với doanh nghiệp dịch vụ kế toán

Giám đốc doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải căn cứ Đơn đăng ký hành nghề kế toán của người hành nghề kế toán và các quy định về điều kiện hành nghề kế toán để xét duyệt xem người đó có đủ điều kiện hành nghề trong năm đó hay không, nếu đủ điều kiện thì lập hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán của doanh nghiệp nộp cho Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền để xem xét xác nhận.

Hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán lần đầu, gồm:

a) Danh sách đăng ký hành nghề kế toán năm…(Phụ lục số 03/KET)  kèm theo Đơn đăng ký hành nghề kế toán của từng cá nhân có đủ điều kiện trong danh sách đăng ký;

b) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ;

c) Bản sao công chứng hoặc có chữ ký và dấu xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp dịch vụ kế toán đối với Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên của Giám đốc doanh nghiệp và của các cá nhân có tên trong danh sách đăng ký;

d) 03 ảnh 3×4 chụp ở thời điểm làm đơn đăng ký của từng cá nhân có tên trong danh sách đăng ký.

Những người đã đăng ký hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán năm trước nếu được Giám đốc doanh nghiệp chấp thuận đủ điều kiện tiếp tục đăng ký hành nghề năm sau thì không phải làm hồ sơ đầy đủ như đăng ký lần đầu mà chỉ làm Đơn đăng ký hành nghề kế toán (theo mẫu ở Phụ lục số 02/KET).

Doanh nghiệp dịch vụ kế toán đăng ký hành nghề kế toán từ lần thứ hai trở đi chỉ nộp “Danh sách đăng ký hành nghề kế toán năm …” (Phụ lục số 03/KET). Nếu có đăng ký bổ sung thì phải nộp kèm theo hồ sơ đăng ký của những người bổ sung  như đã quy định tại điểm 3.2 khoản 3 Thông tư này.

4- Quản lý thống nhất danh sách cá nhân hành nghề kế toán và doanh nghiệp dịch vụ kế toán

4.1. Đăng ký lần đầu: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải nộp hồ sơ đăng ký hành nghề  cho Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền .

4.2. Đăng ký từ lần thứ hai trở đi: Hàng năm, trước ngày 30/10, cá nhân hành nghề kế toán, doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải đăng ký danh sách hành nghề kế toán cho năm sau.

4.3. Đăng ký bổ sung: Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ kế toán có người mới được cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán, Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc do tuyển dụng mới thì doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải đăng ký danh sách bổ sung theo quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người hành nghề kế toán chính thức được nhận vào làm việc hoặc được cấp Chứng chỉ hành nghề.

4.4. Hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán quy định tại điểm 4.1, 4.2, 4.3 nói trên thực hiện theo quy định tại khoản 3 Thông tư này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hành nghề theo đúng quy định, Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền sẽ xác nhận danh sách người hành nghề kế toán đủ điều kiện theo quy định trong năm đó.

4.5. Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ kế toán có người hành nghề kế toán chuyển đi, bỏ nghề, bị chết hoặc bị truất quyền hành nghề theo qui định của pháp luật thì doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền kèm theo danh sách người hành nghề kế toán giảm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người hành nghề kế toán chính thức nghỉ việc.

4.6. Công khai danh sách doanh nghiệp dịch vụ kế toán và người hành nghề kế toán

a) Thời hạn công khai: Vào tháng 12 hàng năm, Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền thông báo công khai danh sách cá nhân hành nghề kế toán và doanh nghiệp dịch vụ kế toán đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán đã được Hội nghề nghiệp xác nhận đến cơ quan thuế, cơ quan tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ, ngành và cơ quan đăng ký kinh doanh các tỉnh, thành phố (nơi nhận báo cáo tài chính của đơn vị).

b) Hình thức công khai: Thông báo bằng văn bản và đăng trên Website, tạp chí của Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền.

c) Nội dung công khai:

– Danh sách cá nhân hành nghề kế toán gồm: Họ và tên, trình độ nghề nghiệp, số và ngày cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên, địa chỉ văn phòng giao dịch và các thông tin khác có liên quan;

– Danh sách doanh nghiệp dịch vụ kế toán đủ điều kiện hành nghề, gồm: tên doanh nghiệp, năm thành lập, địa chỉ trụ sở chính, số lượng người hành nghề kế toán và các thông tin khác có liên quan.

d) Cơ quan thuế, cơ quan tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ, ngành, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không chấp nhận báo cáo tài chính đã được lập bởi các cá nhân hoặc doanh nghiệp dịch vụ kế toán không được  Hội nghề nghiệp xác nhận, đồng thời có trách nhiệm thông báo với Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp về các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp đã thuê cá nhân, doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện hoặc chưa đăng ký hành nghề kế toán làm thuê kế toán, làm kế toán trưởng hoặc lập báo cáo tài chính và các dịch vụ kế toán khác.

đ) Nếu qua công tác kiểm tra, do khách hàng hoặc cơ quan nhận báo cáo tài chính thông báo và xác định rõ vi phạm liên quan đến các quy định về hành nghề kế toán của cá nhân hành nghề kế toán hoặc doanh nghiệp dịch vụ kế toán thì Bộ Tài chính sẽ xử lý vi phạm pháp luật về kế toán theo quy định hiện hành.

5- Trách nhiệm cung cấp thông tin và trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động hành nghề kế toán và chất lượng dịch vụ kế toán

5.1. Khi có sự thay đổi tên gọi, trụ sở, văn phòng và địa chỉ giao dịch, nội dung đăng ký kinh doanh thì chậm nhất là 10 ngày sau khi thực hiện việc thay đổi, cá nhân hành nghề kế toán, doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền.

5.2. Hàng năm, chậm nhất là ngày 31/3, các cá nhân hành nghề kế toán, doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động kinh doanh trong năm trước của mình (Phụ lục số 04/KET và Phụ lục số 05/KET).

5.3. Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động hành nghề và chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm tra việc chấp hành pháp luật kế toán và các văn bản hướng dẫn tại các doanh nghiệp dịch vụ kế toán và cá nhân hành nghề kế toán theo các quy định tại Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán.

5.4. Bộ Tài chính thực hiện kiểm soát việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán của Hội nghề nghiệp được uỷ quyền theo quy định tại khoản 8 Thông tư này.

6- Cập nhật kiến thức hàng năm của người hành nghề kế toán

6.1. Đối tượng phải cập nhật kiến thức hàng năm là người hành nghề kế toán đang hành nghề hoặc sẽ tiếp tục đăng ký hành nghề kế toán trong năm sau.

6.2. Nội dung cập nhật kiến thức hàng năm, gồm:

a) Nội dung cơ bản của pháp luật về kế toán, quản lý kinh tế, tài chính, thuế và các vấn đề có liên quan;

b) Những quy định có bổ sung, sửa đổi trong chính sách, chế độ kế toán, quản lý kinh tế, tài chính, thuế và các vấn đề có liên quan.

6.3. Thời gian cập nhật kiến thức từ 30 giờ đến 40 giờ một năm.

6.4. Hình thức cập nhật kiến thức hàng năm:

a) Học tập trung do Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền tổ chức; hoặc

b) Tự học: Các doanh nghiệp dịch vụ kế toán tự tổ chức cập nhật kiến thức cho người hành nghề kế toán theo yêu cầu và nội dung cập nhật của Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải lưu giữ hồ sơ về nội dung, chương trình, thời gian cập nhật và danh sách người hành nghề kế toán của doanh nghiệp đã tham dự.

6.5. Sau mỗi khóa cập nhật kiến thức hàng năm do Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền tổ chức hoặc do doanh nghiệp dịch vụ kế toán tự tổ chức, người hành nghề kế toán phải làm bài kiểm tra, sát hạch do Hội nghề nghiệp tổ chức theo hình thức trắc nghiệm, xử lý bài tập tình huống hoặc viết thu hoạch và phải đạt yêu cầu thì mới được đăng ký hành nghề kế toán năm sau.

6.6. Những người có Chứng chỉ kiểm toán viên đã tham gia cập nhật kiến thức theo quy định về đăng ký hành nghề kiểm toán thì không bắt buộc phải tham dự cập nhật kiến thức về hành nghề kế toán.

7- Trách nhiệm của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam trong việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán

7.1. Tổ chức tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán và xác nhận  danh sách người hành nghề kế toán của doanh nghiệp dịch vụ kế toán và cá nhân đăng ký hành nghề kế toán theo quy định.

7.2. Lập hồ sơ để theo dõi, quản lý đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến cá nhân hành nghề kế toán và người hành nghề kế toán theo từng doanh nghiệp dịch vụ kế toán trên cơ sở hồ sơ đăng ký hành nghề và các thông tin khác do cá nhân hành nghề kế toán và doanh nghiệp dịch vụ kế toán nộp, bao gồm cả việc cập nhật thông tin về việc thay đổi tên gọi, trụ sở giao dịch, nội dung đăng ký kinh doanh, thành lập chi nhánh, tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động ,…

7.3. Quản lý về đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn, nghiệp vụ của người hành nghề kế toán.

7.4. Tổ chức cập nhật kiến thức hàng năm cho người hành nghề kế toán; Theo dõi thời gian cập nhật kiến thức của từng người và tổ chức kiểm tra, sát hạch làm cơ sở xác nhận đủ điều kiện hành nghề kế toán năm sau.

7.5. Thực hiện công khai danh sách doanh nghiệp dịch vụ kế toán và danh sách người hành nghề kế toán theo quy định. Cung cấp thông tin liên quan đến doanh nghiệp dịch vụ kế toán, cá nhân hành nghề kế toán cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật; Tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động hành nghề kế toán hàng năm trong cả nước (từ các thông tin theo mẫu Phụ lục 04/KET và Phụ lục 05/KET) để nộp cho Bộ Tài chính.

7.6. Bảo quản và lưu trữ hồ sơ, giấy tờ về đăng ký và quản lý hành nghề kế toán.

7.7. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề kế toán. Kiến nghị với Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền xử lý những sai sót và vi phạm pháp luật phát hiện trong quá trình kiểm tra.

7.8. Kiến nghị với Bộ Tài chính về các biện pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quản lý hành nghề kế toán và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của doanh nghiệp dịch vụ kế toán và người hành nghề kế toán.

7.9. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ Tài chính về việc thực hiện các trách nhiệm được uỷ quyền liên quan đến việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán.

 

8- Tổ chức thực hiện

8.1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

8.2. Theo Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán”, từ ngày 01/01/2007, Bộ Tài chính uỷ quyền cho Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) thực hiện việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán theo quy định tại Thông tư này. Cá nhân hành nghề kế toán và doanh nghiệp dịch vụ kế toán có trách nhiệm tuân thủ sự quản lý hành nghề của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) được Bộ Tài chính uỷ quyền.

8.3. Người có Chứng chỉ hành nghề kế toán trong doanh nghiệp kiểm toán muốn đăng ký hành nghề kế toán thực hiện đăng ký hành nghề kế toán theo quy định tại Thông tư này với Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA).

8.4. Cá nhân hành nghề kế toán và các doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ kế toán mà không cung cấp dịch vụ kiểm toán thì phải đăng ký hành nghề kế toán theo quy định tại Thông tư này với Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA). Các doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ kiểm toán thì phải đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA).

8.5. Người hành nghề kế toán và doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán phải chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các qui định của Thông tư này.

8.6. Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình đăng ký và quản lý hành nghề kế toán, tình hình hoạt động hành nghề kế toán hàng năm của các doanh nghiệp kiểm toán cho Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.

8.7. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện các công việc được Bộ Tài chính uỷ quyền theo quy định tại Thông tư này.

8.8. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng

Chính phủ (để báo cáo)

– Văn phòng Chính phủ

– Văn phòng Quốc hội

– Văn phòng Chủ tịch nước

– Văn phòng TW Đảng

– Kiểm toán Nhà nước

– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

– Các Bộ; cơ quan ngang Bộ,

cơ quan thuộc Chính  phủ

– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp)

– Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

– Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

– Các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán

– Công báo

– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính

– Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính)

– Website Chính phủ

– Website Bộ Tài chính

– Lưu VT (2 ), Vụ CĐKT&KT.

KT/ BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Tá

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 01/KET

Mẫu đơn đăng ký hành nghề kế toán

(Dùng cho cá nhân đăng ký hành nghề kế toán )

ĐƠN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN (1)

Kính gửi: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA)

 

Họ và tên (chữ in hoa) …………………………………… ……… Nam/ Nữ …………………………

Ngày tháng năm sinh: ………………………….

Quê quán (hoặc Quốc tịch đối với người nước ngoài)……………………………………………

Số Chứng minh thư (hoặc hộ chiếu đối với người nước ngoài)………………………

Ngày cấp………………Nơi cấp (Tỉnh/Thành phố)…………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………. ………Ngày cấp………………

Cơ quan cấp…………………………………………………………………………

Địa chỉ văn phòng: ……………………………………………………………………

Điện thoại:……………Fax:…………….Email:……………Website:……………….

Trình độ chuyên môn:

Tốt nghiệp:  Đại học:…………………………….Chuyên ngành …………………….Năm ……..

Đại học:…………………………….Chuyên ngành …………………….Năm ……..

Học vị: ………………………. Năm:…………… Học hàm:…………………………..Năm ………

Chứng chỉ hành nghề (kế toán, kiểm toán) số: ……………………. ngày ………………………

Quá trình làm việc:

 

Thời gian từ …. đến ….

Công việc – Chức vụ

Nơi làm việc

     
     
     

 

Tôi xin đăng ký hành nghề kế toán cá nhân và cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh các qui định đối với người hành nghề kế toán tại Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh và Thông tư số …../2007/TT-BTC ngày …/…./2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán.

 

Kính đề nghị xem xét, chấp thuận.

 

Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) xác nhận

Ông/Bà: ………………………………………

đã đăng ký hành nghề kế toán năm ….. tại VAA ………, ngày ……. tháng ….. năm ….

Chủ tịch Hội

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)

………., ngày ……. tháng ….. năm ….

Người làm đơn

(Chữ ký, họ tên)

 

Ghi chú: (1) Đơn này lập thành 3 bản sau khi được Hội nghề nghiệp xác nhận: 1 bản lưu tại VAA, 1 bản gửi đến Bộ Tài chính, 1 bản gửi cho cá nhân.

Phụ lục số 02/KET

Mẫu đơn đăng ký hành nghề kế toán

(Dùng cho người hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán

hoặc doanh nghiệp kiểm toán)

ĐƠN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN

Kính gửi: Ông/Bà Giám đốc Công ty …………………………

 

Họ và tên (chữ in hoa) …………………………………… ……… Nam/ Nữ ………………………..

Ngày tháng năm sinh: ………………………….

Quê quán (hoặc Quốc tịch đối với người nước ngoài)…………………………………………..

Hiện nay đang làm việc tại: ………………………………………………………………………………

Trình độ chuyên môn:

Tốt nghiệp: Đại học:…………………………….Chuyên ngành …………………….Năm ……..

Đại học:…………………………….Chuyên ngành …………………….Năm ……..

Học vị: ………………………. Năm:…………… Học hàm:…………………………..Năm ……….

Chứng chỉ hành nghề kế toán số: …………………….. ngày …………………………………….

Quá trình làm việc:

Thời gian từ …. đến ….

Công việc – Chức vụ

Nơi làm việc

     
     
     
     

 

Sau khi xem xét có đủ điều kiện, tôi xin đăng ký hành nghề kế toán trong danh sách đăng ký hành nghề kế toán của Công ty và cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh các qui định đối với người hành nghề kế toán tại Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh và Thông tư số …../2007/TT-BTC ngày …/…./2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán.

 

Kính đề nghị Ông/Bà Giám đốc xem xét, chấp thuận.

 

 

  ………., ngày ……. tháng ….. năm ….

Xác nhận của doanh nghiệp

Người làm đơn

Người hành nghề kế toán nói trên đủ điều kiện hành nghề kế toán trong năm…..

(Chữ ký, họ tên)

………., ngày ……. tháng ….. năm ….

Giám đốc Công ty

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)

 

Phụ lục số 03/KET

(Dùng cho doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán)

Tên doanh nghiệp: ………….

Địa chỉ: …………………………..

DANH SÁCH ĐĂNG KÝ

HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN NĂM ……. (1)

 

Kính gửi: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA)

 

Công ty …………………………………………… đăng ký Danh sách người hành nghề kế toán trong năm ……….. như sau:

 

TT

Họ và tên

Năm sinh

Quê quán (2)(quốc tịch)

Chứng chỉ kế toán viên hành nghề hoặc Chứng chỉ KTV

Thời hạn đăng ký hành nghề

kế toán

Nam

Nữ

Số

Ngày

Từ

đến

                 
                 
                 
                 
                 
                 
                 

 

Công ty xin chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng người đăng ký hành nghề kế toán theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước.

 

  ………., ngày ……. tháng ….. năm ……

Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) xác nhận

Danh sách người hành nghề kế toán nói trên đã đăng ký hành nghề kế toán năm ….. tại VAA

Giám đốc công ty

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)

…….., ngày …… tháng …. năm ……

Chủ tịch Hội

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)

(1) Danh sách  này được gửi kèm theo Hồ sơ của từng cá nhân có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kế toán lần đầu. Danh sách này lập thành 3 bản sau khi được Hội nghề nghiệp xác nhận: 1 bản lưu tại VAA, 1 bản gửi đến Bộ Tài chính, 1 bản gửi cho doanh nghiệp.
– Trường hợp đăng ký lần thứ hai hoặc đăng ký bổ sung cũng sử dụng mẫu này và ghi thêm chữ “bổ sung”.

– Doanh nghiệp kiểm toán dùng mẫu này để đăng ký hành nghề kế toán cho những người chỉ có chứng chỉ hành nghề kế toán.

(2) Người Việt Nam ghi quê quán (Tỉnh, Thành Phố), người nước ngoài ghi quốc tịch.

Phụ lục số 04/KET

Mẫu báo cáo hàng năm

(Dùng cho doanh nghiệp dịch vụ kế toán)

Tên doanh nghiệp:……………….

Địa chỉ: ……………………………….

BÁO CÁO
MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG NĂM…………… (1)

Kính gửi: ………………………………………………..

 

Công ty …………………………………………………………………………………………. xin báo cáo một số chỉ tiêu hoạt động năm… (1), như sau:

1. Tình hình nhân viên:

 

Năm….(1)

Năm…(2)

Chỉ tiêu

Số người

Tỷ lệ (%)

Số  người

Tỷ lệ (%)

Tổng số nhân viên đến 31/12        
Trong đó:        
1. Số người hành nghề kế toán đã đăng ký        
Trong đó:        
– Người có Chứng chỉ hành nghề kế toán        
. Người Việt Nam        
. Người nước ngoài        
– Người có Chứng chỉ kiểm toán viên        
. Người Việt Nam        
. Người nước ngoài        
2. Số người làm dịch vụ kế toán chưa đủ điều kiện đăng ký        
3. Nhân viên khác        

2. Tình hình doanh thu:

2.1. Cơ cấu doanh thu theo loại dịch vụ:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm…(1)

Năm…(2)

Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ lệ

(%)

Số tiền

Tỷ lệ       (%)

Tổng doanh thu dịch vụ kế toán        
Trong đó:        
– Làm kế toán        
– Làm kế toán trưởng        
– Thiết lập cụ thể hệ thống kế toán cho đơn vị kế toán        
– Cung cấp và tư vấn áp dụng công nghệ thông tin về kế toán        
– Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán,cập nhật kiến thức kế toán        
– Tư vấn tài chính, kê khai thuế và các dịch vụ khác về kế toán        

2.2. Cơ cấu doanh thu theo đối tượng khách hàng: Đơn vị tính: Triệu đồng

  Năm…. (1) Năm… (2)
Đối tượng khách hàng

 

Số lượng khách hàng Số tiền Tỷ lệ (%) Số lượng khách hàng Số

tiền

Tỷ lệ (%)
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài            
2. Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã            
3. Doanh nghiệp nhà nước            

4. Đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội

           
5. Tổ chức, dự án quốc tế            
Cộng            

3. Kết quả kinh doanh: Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm… (1) Năm….(2)
1. Tổng số vốn kinh doanh    
2. Kết quả kinh doanh sau thuế (Lãi +, Lỗ -)    
Trong đó: – Dịch vụ kế toán    
– Dịch vụ khác    
3. Nộp Ngân sách    
– Thuế Giá trị gia tăng    
– Thuế Thu nhập doanh nghiệp    
– Thuế và các khoản phải nộp khác    
4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%)    
5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%)    

4. Tình hình cập nhật kiến thức cho người hành nghề kế toán trong năm:

4.1. Các lớp cập nhật kiến thức:

TT Nội dung từng lớp cập nhật kiến thức cho người hành nghề kế toán Thời gian

Từ… đến….

Tổng số giờ học Số lượng người hành nghề kế toán tham gia

4.2. Danh sách người hành nghề kế toán đã tham gia các lớp cập nhật:

TT Họ và tên người hành nghề Chức danh trong công Chứng chỉ hành nghề (kế toán, kiểm toán) Số lượng lớp tham Tổng số thời gian đã học
ty Số Ngày gia (giờ)

5. Những thay đổi trong năm…. (1):

6. Thuận lợi, khó khăn và các kiến nghị, đề xuất hoặc thông tin khác cần cung cấp cho cơ quan nhận báo cáo (nếu có):

Ghi chú:  (1): Ghi năm báo cáo

(2): Ghi năm liền kề trước năm báo cáo

…, ngày… tháng…. năm….

Giám đốc công ty

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)

Phụ lục số 05/KET

Mẫu báo cáo hàng năm

(Dùng cho cá nhân hành nghề kế toán )

 

BÁO CÁO
MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG NĂM…………… (1)

Kính gửi: ………………………………………………..

Tên tôi là: …………………………………………………………………

Chứng chỉ hành nghề kế toán số: …………………….. ngày ………………………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……….. ngày ……………………………………

Đã được xác nhận đăng ký hành nghề kế toán cá nhân ngày … tháng …. năm ….

Tôi xin báo cáo một số chỉ tiêu hoạt động năm… (1), như sau:

1. Tình hình doanh thu:

1.1. Cơ cấu doanh thu theo loại dịch vụ: Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm…(1)

Năm…(2)

Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ lệ

(%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Tổng doanh thu dịch vụ kế toán        
Trong đó:        
– Làm kế toán        
– Làm kế toán trưởng        
– Thiết lập cụ thể hệ thống kế toán cho đơn vị kế toán        
– Cung cấp và tư vấn áp dụng công nghệ thông tin về kế toán        
– Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán,cập nhật kiến thức kế toán.        
– Tư vấn tài chính, kê khai thuế và các dịch vụ khác về kế toán        

 

1.2. Cơ cấu doanh thu theo đối tượng khách hàng:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Đối tượng khách hàng

Năm…. (1)

Năm… (2)

 

 

Số lượng khách hàng

Số tiền

Tỷ lệ

(%)

Số lượng khách hàng

Số

tiền

Tỷ lệ (%)

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài            
2. Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã            
3. Doanh nghiệp nhà nước            
4. Đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội            
5. Tổ chức, dự án quốc tế            

Cộng

           

2. Kết quả kinh doanh:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm… (1) Năm….(2)
1. Tổng số vốn kinh doanh    
2. Kết quả kinh doanh sau thuế (Lãi +, Lỗ -)    
3. Nộp Ngân sách    
– Thuế Giá trị gia tăng    
– Thuế Thu nhập    
– Thuế và các khoản phải nộp khác    
4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%)    
5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%)    

 

3. Các lớp cập nhật kiến thức đã tham gia trong năm:

TT

Thời gian

Từ… đến….

Địa điểm

Tổng số giờ

đã dự học

Nội dung được cập nhật

         
         
         
         

4. Những thay đổi trong năm …. (1):

5. Thuận lợi, khó khăn và các kiến nghị, đề xuất hoặc thông tin khác cần cung cấp cho cơ quan nhận báo cáo (nếu có):

……..

 

Ghi chú:  (1): Ghi năm báo cáo

(2): Ghi năm liền kề trước năm báo cáo

…, ngày… tháng…. năm….

Người báo cáo

(Ký, họ tên)

 

 

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

24_2009_TT-BGDĐT BAN HÀNH MẪU BẰNG TIẾN SỸ DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 24/2009/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2009

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH MẪU BẰNG TIẾN SỸ

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học,

THÔNG TƯ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu bằng tiến sĩ.

Bằng tiến sĩ gồm bốn (4) trang, mỗi trang có kích thước 29cm x 21cm.

Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ; trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng; trang 2 và trang 3 có nền màu vàng nhạt, hoa văn viền màu vàng đậm, tên bằng tiến sỹ bằng tiếng Việt và tiếng Anh có màu đỏ, các chữ khác có màu đen; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3. Cách ghi nội dung trên bằng tiến sỹ quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

 

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thiện Nhân

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

24_2010_TT-BGDĐT BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH

Các Ông (Bà) Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 24/2010/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2010

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú.

Điều 2: Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 9 năm 2010.

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

 

Nơi nhận: 
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– UBVHGD-TTN và NĐ của QH;
– Hội đồng Quốc gia giáo dục;
– Ban Tuyên giáo TƯ;
– Bộ Tư pháp (Cục KTrVBQPPL)
– Công báo;
– Kiểm toán nhà nước;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ GDĐT;
– Như Điều 3 (để thực hiện);
– Lưu VT, Vụ GDDT, Vụ PC

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Nghĩa

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 24 /2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây viết tắt là trường PTDTBT) bao gồm: thành lập trường PTDTBT; xét duyệt học sinh bán trú; tổ chức hoạt động giáo dục trong trường PTDTBT; nhiệm vụ của hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên và học sinh bán trú; khen thưởng và xử lý vi phạm.

2. Quy chế này áp dụng đối với trường PTDTBT, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động trong các trường PTDTBT.

3. Trường PTDTBT được tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là Điều lệ trường phổ thông) và các quy định tại Quy chế này.

Điều 2. Trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh bán trú

1. Trường PTDTBT là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT có số lượng học sinh bán trú theo quy định.

2. Học sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

Điều 3. Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc bán trú

Trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau:

1. Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú;

2. Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc;

3. Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.

Điều 4. Tên trường

1. Tên trường được quy định như sau: Trường + phổ thông dân tộc bán trú + cấp học + tên riêng.

2. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, biển trường, con dấu và các giấy tờ giao dịch.

Điều 5. Cơ sở vật chất và thiết bị của trường phổ thông dân tộc bán trú

Trường phổ thông dân tộc bán trú có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có:

1. Nhà ở, giường nằm, nhà tắm và công trình vệ sinh cho học sinh bán trú;

2. Nhà bếp, phòng ăn, công trình nước sạch cùng các trang thiết bị kèm theo;

3. Các dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, báo chí, văn hóa phẩm … phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho học sinh bán trú.

Điều 6. Chính sách đối với trường phổ thông dân tộc bán trú

1. Trường PTDTBT được hưởng chính sách như đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học công lập, ngoài ra còn được Nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị để đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục học sinh bán trú theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

2. Cán bộ quản lý và giáo viên được hưởng chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Ngoài định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập, trường PTDTBT được hợp đồng thêm nhân viên làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, bảo vệ theo hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

4. Nhân viên và học sinh bán trú được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

Chương II

THÀNH LẬP TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ

Điều 7. Điều kiện thành lập trường

Trường PTDTBT được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:

1. Có đề án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng xây dựng và phát triển nhà trường. Trong phương hướng xây dựng và phát triển nhà trường, cần bảo đảm có ít nhất 50% học sinh của trường là người dân tộc thiểu số và ít nhất 25% học sinh (đối với trường PTDTBT tiểu học), 50% học sinh (đối với trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở, trường PTDTBT trung học cơ sở) là học sinh bán trú, các tỷ lệ này ổn định.

Điều 8. Thẩm quyền thành lập, cho phép và đình chỉ hoạt động giáo dục

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập trường PTDTBT.

2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục của trường PTDTBT.

Điều 9. Hồ sơ, thủ tục thành lập trường

1. Hồ sơ đề nghị thành lập trường gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập trường PTDTBT;

b) Đề án thành lập trường theo các nội dung được quy định tại Điều 7 của Quy chế này.

2. Thủ tục thành lập trường PTDTBT

a) Lập hồ sơ đề nghị thành lập trường

– Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị thành lập theo quy định tại Khoản 1 Điều này (đối với trường PTDTBT thành lập mới).

– Nhà trường lập hồ sơ đề nghị thành lập theo quy định tại Khoản 1 Điều này (đối với trường PTDTBT được thành lập trên cơ sở trường phổ thông).

b) Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan ở cấp huyện tổ chức thẩm định theo nội dung của đề án thành lập trường quy định tại Điều 7 của Quy chế này; trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định thành lập trường PTDTBT.

c) Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường.

Trường hợp chưa quyết định thành lập trường, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo cho phòng giáo dục và đào tạo biết rõ lý do và hướng giải quyết.

Điều 10. Điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục

1. Có quyết định thành lập trường.

2. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục của trường PTDTBT được quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

3. Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn và thuận lợi cho người học, người dạy và nhân viên phục vụ.

4. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học tương ứng.

5. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường PTDTBT.

6. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục của trường PTDTBT.

7. Có quy định về tổ chức hoạt động bán trú của trường.

Điều 11. Hồ sơ, thủ tục để được cho phép hoạt động giáo dục

1. Hồ sơ đề nghị để được cho phép hoạt động giáo dục

Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục.

2. Thủ tục đề nghị để được cho phép hoạt động giáo dục

a) Trường PTDTBT làm tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục.

b) Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện để cho phép hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này.

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký quyết định thành lập, trường được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 10; hết thời hạn trên, nếu không đủ điều kiện thì phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi quyết định thành lập.

Điều 12. Đình chỉ hoạt động và chuyển đổi trường phổ thông dân tộc bán trú

1. Trường PTDTBT không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 10 của Quy chế này thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục.

2. Trường PTDTBT không đảm bảo tỷ lệ học sinh dân tộc và tỷ lệ học sinh bán trú theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Quy chế này trong vòng 3 năm liền thì chuyển thành trường phổ thông công lập.

a) Trường PTDTBT lập tờ trình đề nghị cho phép chuyển đổi. Trong tờ trình cần nêu rõ phương án sử dụng cơ sở vật chất của trường, chế độ chính sách đối với giáo viên, nhân viên và học sinh sau chuyển đổi.

b) Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp với các ngành hữu quan ở cấp huyện thẩm định và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chuyển đổi trường PTDTBT thành trường phổ thông công lập.

Chương III

XÉT DUYỆT HỌC SINH BÁN TRÚ

Điều 13. Đối tượng xét duyệt

1. Học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở có đủ các điều kiện:

a) Bản thân học sinh và bố, mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn và các thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ;

b) Do điều kiện nhà ở xa trường hoặc do địa hình cách trở, giao thông khó khăn, học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối với điểm b Khoản 1 của Điều này.

2. Tỷ lệ học sinh dân tộc Kinh không quá 10% chỉ tiêu học sinh bán trú hàng năm của trường PTDTBT.

Điều 14. Hội đồng xét duyệt

1. Thành phần: Hội đồng có ít nhất 07 thành viên (do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập), gồm:

– Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo UBND xã nơi đặt trường PTDTBT;

– Phó Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng trường PTDTBT;

– Uỷ viên thường trực: Cán bộ hoặc giáo viên phụ trách học sinh bán trú;

– Các uỷ viên: Công an xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện một số ban ngành của xã (đối với trường liên xã có thêm đại diện UBND xã có học sinh xin bán trú).

2. Nhiệm vụ: Xét duyệt học sinh bán trú theo chỉ tiêu được phê duyệt.

Điều 15. Tổ chức xét duyệt

1. Kế hoạch xét duyệt.

Nhà trường lập kế hoạch xét duyệt học sinh bán trú trình phòng giáo dục và đào tạo.

2. Hồ sơ xét duyệt gồm:

a) Đơn xin bán trú có ý kiến của bố, mẹ hoặc người giám hộ;

b) Bản phô tô sổ hộ khẩu có công chứng.

3. Quy trình xét duyệt:

a) Học sinh nộp hồ sơ cho nhà trường;

b) Nhà trường tập hợp hồ sơ và lập danh sách;

c) Hội đồng xét duyệt tổ chức xét duyệt;

d) Phê duyệt và công bố kết quả

– Hội đồng xét duyệt thông báo công khai danh sách dự kiến được xét duyệt trong 5 ngày, trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt chính thức,

– Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả xét duyệt,

– Uỷ ban nhân dân cấp xã và trường PTDTBT công bố kết quả xét duyệt học sinh bán trú trước khai giảng ít nhất 30 ngày;

đ) Giải quyết khiếu nại: Hội đồng xét duyệt giải quyết khiếu nại về kết quả xét duyệt học sinh bán trú (nếu có) trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả.

Chương IV

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ

Điều 16. Hoạt động dạy và học

Trường PTDTBT tổ chức hoạt động dạy và học theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Hoạt động dạy và học phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý học sinh dân tộc.

Điều 17. Hoạt động giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng

1. Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, kỹ năng sống, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường cho học sinh.

2. Giáo dục lao động của trường PTDTBT bao gồm: lao động công ích và lao động sản xuất để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh.

3. Hoạt động văn hóa, thể thao bao gồm: sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa khác nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, xoá bỏ các tập tục lạc hậu.

4. Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú.

Chương V

NHIỆM VỤ CỦA HIỆU TRƯỞNG, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ HỌC SINH

Điều 18. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng

Hiệu trưởng trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có các nhiệm vụ sau:

1. Nắm vững chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, có hiểu biết về phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương;

2. Biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với học sinh và cộng đồng;

3. Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong quản lí, chăm sóc học sinh bán trú.

Điều 19. Nhiệm vụ của giáo viên

Giáo viên trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau:

1. Biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với học sinh và cộng đồng;

2. Tìm hiểu, nắm vững phong tục tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc nơi công tác;

3. Vận dụng phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh dân tộc; tham gia quản lý, giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp.

Điều 20. Nhiệm vụ của nhân viên

Nhân viên trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều lệ trường phổ thông, nhiệm vụ trong hợp đồng và các nhiệm vụ sau:

1. Học ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để sử dụng trong giao tiếp với học sinh và cộng đồng;

2. Tìm hiểu phong tục tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số nơi công tác.

Điều 21. Nhiệm vụ của học sinh bán trú

Học sinh bán trú thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông, nội quy nội trú của nhà trường giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tham gia các hoạt động của trường PTDTBT.

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 22. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 23. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

26_2008_TT-BGDĐT HƯỚNG DẪN VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHONG TẶNG DANH HIỆU TIẾN SĨ DANH DỰ DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH

Thông tư này hướng dẫn về trình tự, thủ tục phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự cho các nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam (sau đây gọi chung là người được đề nghị).

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
—–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-

Số: 26/2008/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2008

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHONG TẶNG DANH HIỆU TIẾN SĨ DANH DỰ

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; căn cứ Điều 32 Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về trình tự, thủ tục phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn về trình tự, thủ tục phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự cho các nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam (sau đây gọi chung là người được đề nghị).

2. Mục đích của việc phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự

Việc phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự nhằm mục đích tôn vinh, ghi nhận công lao của các nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, của các nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam; tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

3. Điều kiện được phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự

a) Đối với các nhà giáo, nhà khoa học: là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, được một cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi là cơ sở đào tạo tiến sĩ) của Việt Nam công nhận và đồng ý phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự;

b) Đối với các nhà hoạt động chính trị, xã hội: có uy tín quốc tế, có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho tình hữu nghị, cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, được Đại sứ quán nước đó gửi công hàm đề nghị phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự và được một cơ sở đào tạo tiến sĩ chấp thuận.

4. Thẩm quyền phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự

Thủ trưởng cơ sở đào tạo tiến sĩ ra quyết định phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự cho người được đề nghị.

5. Mẫu bằng tiến sĩ danh dự

Bằng tiến sĩ danh dự do cơ sở đào tạo tiến sĩ thiết kế theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mẫu bằng tiến sĩ danh dự. Mẫu bằng tiến sĩ danh dự của cơ sở đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cơ sở đào tạo tiến sĩ in và cấp phát, quản lý theo các quy định hiện hành.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHONG TẶNG

1. Hồ sơ xét phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự

Đơn vị có chức năng hợp tác quốc tế thuộc cơ sở đào tạo tiến sĩ lập hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự gửi Thủ trưởng cơ sở đào tạo tiến sĩ. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản của đơn vị có chức năng hợp tác quốc tế thuộc cơ sở đào tạo tiến sĩ đề nghị và giới thiệu thành tích, công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam đối với người được đề nghị;

b) Lý lịch khoa học của người được đề nghị có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại;

c) Công hàm của Đại sứ quán tại Việt Nam của nước có người được đề nghị phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự (nếu người đó là nhà hoạt động chính trị, xã hội người nước ngoài);

d) Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ sở đào tạo tiến sĩ có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Bộ Công an cho ý kiến về người được đề nghị để đảm bảo người được đề nghị hiện không vi phạm pháp luật của Việt Nam, pháp luật của nước họ và các tập quán quốc tế.

2. Trình tự và thủ tục phong tặng

a) Sau khi nhận đủ các hồ sơ quy định tại khoản 1 mục II thông tư này, trong thời gian 15 ngày làm việc, cơ sở đào tạo tiến sĩ tổ chức họp Hội đồng khoa học xem xét về tính xác thực của thành tích công lao đóng góp cho nền giáo dục, khoa học của Việt Nam của người được đề nghị; thông qua biên bản và quyết nghị của Hội đồng khoa học về việc đồng ý đề nghị hoặc không đồng ý đề nghị phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự cho người được đề nghị;

b) Căn cứ quyết nghị của Hội đồng khoa học, trong thời gian không quá 10 ngày làm việc sau khi Hội đồng khoa học họp, thủ trưởng cơ sở đào tạo tiến sĩ ra quyết định phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự, tổ chức lễ trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho người được đề nghị theo quy định.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định và hướng dẫn trước đây trái với các quy định và hướng dẫn tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Sau khi có quyết định phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự cho người được đề nghị, thủ trưởng cơ sở đào tạo tiến sĩ có trách nhiệm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (kèm theo một bản quyết định phong tặng và một bản sao bằng tiến sĩ danh dự) để theo dõi và lưu trữ.

Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ sở đào tạo tiến sĩ phản ảnh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để kịp thời giải quyết.

 


Nơi nhận:
 
– VP Quốc hội (để báo cáo);
– VP Chính phủ (để báo cáo);
– Ban Tuyên giáo TƯ (để báo cáo);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Các cơ sở đào tạo tiến sĩ;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
– Các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT;
– Website Bộ GD&ĐT;
– Lưu: VT, Vụ GDĐH, Vụ PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

Bành Tiến Long

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.