457_2003_QD-NHNN BAN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG DO THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BAN HÀNH

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học Ngân hàng, Giám đốc Sở Giao dịch, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 457/2003/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 457/2003/QĐ-NHNN NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
Căn cứ Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg ngày 21/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo và thay thế Quyết định số 212/2002/QĐ-NHNN ngày 20/03/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học Ngân hàng, Giám đốc Sở Giao dịch, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Vũ Thị Liên

(Đã ký)

 

QUY TRÌNH

KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 5 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Phần 1:

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng này quy định các thủ tục, trình tự về xử lý, kiểm soát, thanh toán và hạch toán kế toán các khoản thanh toán chuyển tiền giữa các Ngân hàng, Tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) có tham gia thanh toán bù trừ điện tử do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và chủ trì.

Điều 2. Kiểm soát, đối chiếu và xử lý bù trừ trong thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.

Việc thanh toán bù trừ điện tử giữa các Ngân hàng được thực hiện theo quy trình: Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì từ Ngân hàng thành viên gửi Lệnh sẽ phải qua Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử để kiểm soát, xử lý bù trừ, xác định kết quả thanh toán bù trừ của từng Ngân hàng thành viên và hạch toán kết quả thanh toán bù trừ điện tử trước khi gửi tiền đi Ngân hàng thành viên nhận lệnh.

1. Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi tắt là Ngân hàng chủ trì) có trách nhiệm:

– Nhận, kiểm tra các Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì từ các Ngân hàng thành viên gửi lệnh.

– Lập và gửi “Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử” cùng các Lệnh thanh toán đã được xử lý bù trừ tới các Ngân hàng thành viên.

– Lập và gửi “Bảng tổng hợp thanh toán bù trừ điện tử trong ngày” để thanh toán và đối chiếu doanh số thanh toán bù trừ điện tử trong ngày với các Ngân hàng thành viên.

– Quyết toán và hạch toán kết quả thanh toán bù trừ phát sinh giữa các Ngân hàng thành viên trong ngày giao dịch.

2. Các Ngân hàng thành viên trực tiếp tham gia thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi tắt là Ngân hàng thành viên) thực hiện:

– Lập và gửi “Lệnh thanh toán”, “Bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì” cũng như nhận các Lệnh thanh toán và Kết quả thanh toán bù trừ điện tử do Ngân hàng chủ trì gửi đến để hạch toán kịp thời các Lệnh thanh toán và Kết quả thanh toán bù trừ điện tử.

– Lập và gửi “Điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ” của từng phiên thanh toán bù trừ cũng như cuối ngày đúng thời gian quy định để phục vụ cho công tác đối chiếu và Quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày giao dịch.

Điều 3. Chứng từ sử dụng trong thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.

1. Chứng từ ghi sổ dùng trong kế toán thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng và Lệnh thanh toán (bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử) và Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử (mẫu phụ lục số 5). Chứng từ gốc dùng để lập thanh toán là các chứng từ thanh toán theo chế độ hiện hành.

2. Chứng từ thanh toán bằng giấy phải lập theo đúng mẫu và phù hợp với các quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng, Tổ chức tín dụng.

3. Lệnh thanh toán dưới dạng chứng từ điện tử phải đáp ứng các chuẩn dữ liệu do Ngân hàng Nhà nước quy định và phải thực hiện đúng quy định tại quy chế về lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử của các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 4.Chuyển Nợ trong thanh toán bù trừ điện tử.

1. Tất cả các khoản chuyển tiền Nợ trong thanh toán bù trừ điện tử đều phải có uỷ quyền trước: Các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng phải ký hợp đồng chuyển Nợ với nhau và phải có thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng chủ trì trước khi thực hiện. Ngân hàng thành viên gửi Lệnh chỉ được ghi Có tài khoản của người hoặc đơn vị thụ hưởng sau khi Ngân hàng nhận Lệnh đã hoàn thành việc ghi Nợ tài khoản của người hoặc đơn vị nhận Lệnh.

2. Các Ngân hàng thành viên đã ký hợp đồng chuyển Nợ với nhau khi tham gia thanh toán bù trừ điện tử phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc thực hiện các khoản chuyển Nợ trong hợp đồng chuyển Nợ đã ký.

Điều 5. Nguyên tắc thanh toán trong thanh toán bù trừ điện tử:

1. Ngân hàng chủ trì thực hiện xử lý bù trừ các Lệnh thanh toán đã được kiểm soát và đối chiếu khớp đúng với các lệnh thanh toán được kê trên bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì (mẫu phụ lục số 4) và thanh toán số tiền chênh lệch phải trả – kết quả thanh toán bù trừ là phải trả của Ngân hàng thành viên trong phạm vi khả năng chi trả thực tế của Ngân hàng thành viên tại Ngân hàng chủ trì.

Trong thời gian xử lý bù trừ của phiên thanh toán bù trừ cũng như khi quyết toán thanh toán bù trừ trong ngày, Ngân hàng chủ trì sẽ khoá số dư tài khoản tiền gửi của các Ngân hàng thành viên để đảm bảo khả năng chi trả của các Ngân hàng thành viên được chính xác.

2. Trường hợp tài khoản tiền gửi của Ngân hàng thành viên bị thiếu khả năng chi trả so với kết quả thanh toán bù trừ khi thực hiện xử lý bù trừ trong phiên thanh toán bù trừ điện tử và khi quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày thì tiến hành xử lý như sau:

a/ Nếu tại thời điểm thực hiện phiên thanh toán bù trừ điện tử mà tại một Ngân hàng thành viên không đủ khả năng chi trả thanh toán cho các khoản phải trả khi xử lý kết quả thanh toán bù trừ thì Ngân hàng chủ trì xử lý như sau:

– Theo nguyên tắc chỉ thanh toán trong phạm vi khả năng chi trả thực tế, Ngân hàng chủ trì sẽ không xử lý bù trừ (loại bỏ) một số Lệnh thanh toán (loại bỏ các Lệnh thanh toán theo trật tự ưu tiên từ thấp đến cao theo quy định tại Điều 7 của Quy trình này).

– Các Lệnh thanh toán không được xử lý bù trừ trong phiên thanh toán bù trừ điện tử đó sẽ được Ngân hàng chủ trì lưu lại để xử lý bù trừ vào phiên thanh toán bù trừ điện tử kế tiếp trong ngày giao dịch (nếu có), đồng thời thông báo các Lệnh thanh toán chưa được xử lý bù trừ cho Ngân hàng thành viên bị thiếu khả năng chi trả biết.

b/ Nếu đến thời điểm quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày mà Ngân hàng thành viên đó vẫn không đủ khả năng chi trả để thanh toán cho các Lệnh thanh toán chưa được xử lý bù trừ thì Ngân hàng chủ trì sẽ tiến hành huỷ bỏ các Lệnh thanh toán này. Ngoài ra, Ngân hàng chủ trì sẽ tiến hành xử lý theo khoản 3 Điều 12 của Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng).

Điều 6. Thời gian giao dịch trong thanh toán bù trừ điện tử.

1. Ngân hàng chủ trì căn cứ tình hình và nhu cầu thực tế trên địa bàn để quy định thời gian giao dịch của các phiên thanh toán bù trừ điện tử và số phiên thanh toán bù trừ điện tử trong ngày cho phù hợp sau khi đã thống nhất với các Ngân hàng thành viên trên địa bàn. Nhưng vẫn phải bảo đảm thanh toán dứt điểm trong ngày giao dịch và số liệu giữa các Ngân hàng thành viên phải khớp đúng với Ngân hàng chủ trì.

2. Đối với những khoản chuyển tiền thanh toán bù trừ điện tử để chuyển tiền đi các Ngân hàng khác địa bàn tỉnh, thành phố thì các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử phải gửi các Lệnh thanh toán tới Ngân hàng chủ trì trước thời điểm khống chế nhận Lệnh thanh toán áp dụng trong chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước. Các Lệnh thanh toán đến sau thời điểm này sẽ không được chấp nhận để xử lý bù trừ trong ngày.

3. Các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử phải chấp hành đúng các quy định về thời điểm khống chế áp dụng trong thanh toán bù trừ điện tử trên đây để đảm bảo việc xử lý bù trừ, thanh toán và đối chiếu trong thanh toán bù trừ điện tử được tiến hành thuận lợi, chính xác, kịp thời và an toàn tài sản.

Điều 7. Trật tự ưu tiên xử lý Lệnh thanh toán áp dụng trong phiên thanh toán bù trừ điện tử.

Các Ngân hàng thành viên tự quy định về trật tự ưu tiên xử lý lệnh thanh toán của các Lệnh thanh toán gửi đi thanh toán bù trừ điện tử. Trường hợp các Ngân hàng thành viên không quy định về trật tự ưu tiên của các Lệnh thanh toán gửi đi thanh toán bù trừ điện tử thì trật tự ưu tiên xử lý của các Lệnh thanh toán sẽ được sắp xếp theo trật tự thời gian lập Lệnh thanh toán: Lệnh thanh toán nào được lập trước sẽ được ưu tiên thanh toán trước, còn Lệnh thanh toán nào lập sau sẽ được thanh toán sau.

Phần 2:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I- THỦ TỤC XIN THAM GIA THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ

Điều 8. Thủ tục xin tham gia và xét duyệt Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử.

1. Các Ngân hàng thành viên có đủ điều kiện tham gia thanh toán bù trừ điện tử (theo quy định tại Điều 2 Quy chế thanh toán bù trừ điện tử)phải gửi Ngân hàng chủ trì các giấy tờ sau:

– Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử (theo mẫu phụ lục số 13).

– Giấy cam kết thực hiện các quy định có liên quan khi trở thành Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.

2. Sau khi được Ngân hàng chủ trì chấp thuận bằng văn bản công nhận là Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng thành viên phải có văn bản giới thiệu các cán bộ (Giám đốc hoặc người được uỷ quyền, Trưởng phòng kế toán hoặc người được uỷ quyền, kế toán viên thanh toán bù trừ) tham gia vào quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cán bộ được giới thiệu để thực hiện các phần công việc trong thanh toán bù trừ điện tử. Bản giới thiệu này được gửi trực tiếp tới Ngân hàng chủ trì.

– Mỗi cán bộ của Ngân hàng thành viên được giới thiệu tham gia vào quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cán bộ sẽ được Ngân hàng chủ trì quy định chữ ký điện tử và mã khoá bảo mật (theo quy định tại Điều 9 Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng).

3. Ngân hàng chủ trì có trách nhiệm phải thông báo danh sách các Ngân hàng thành viên mới được kết nạp tham gia thanh toán bù trừ điện tử cho các Ngân hàng thành viên có liên quan biết trước 7 ngày để chuẩn bị thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ điện tử.

4. Các Ngân hàng thành viên được uỷ quyền (theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng) phải có trách nhiệm thông báo danh sách các Ngân hàng thành viên uỷ quyền của Ngân hàng mình cho Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên khác biết để thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ điện tử.

II- QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN VÀ NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ:

A. TẠI NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN GỬI LỆNH THANH TOÁN

Điều 9. Nhiệm vụ xử lý lệnh thanh toán gửi đi thanh toán bù trừ.

1. Các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ diện tử phải có trách nhiệm xử lý tất cả các chứng từ liên quan đến thanh toán bù trừ điện tử:

Khi nhận được chứng từ thanh toán của khách hàng, kế toán viên giao dịch phải có trách nhiệm kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ. Riêng đối với chứng từ điện tử (khi chưa có các quy định về lưu trữ chứng từ điện tử) thì Ngân hàng thành viên phải in (chuyển hoá) chứng từ điện tử ra giấy, ký tên, đóng dấu theo đúng quy định để phục vụ cho việc kiểm soát, bảo quản và lưu trữ chứng từ.

2. Kế toán thành viên bù trừ phải có trách nhiệm chuyển đổi tất cả các chứng từ thanh toán (bao gồm cả chứng từ bằng giấy, chứng từ điện tử)liên quan đến thanh toán bù trừ điện tử sang chứng từ điện tử dưới dạng lệnh thanh toán (theo mẫu phụ lục số 1). Lệnh thanh toán được lập riêng cho từng chứng từ thanh toán.

3. Căn cứ vào các Lệnh thanh toán đã được lập chuyển đi Ngân hàng chủ trì trong phiên thanh toán bù trừ điện tử và Lệnh thanh toán không được xử lý bù trừcủa phiên thanh toán bù trừ trước đó đã được lưu lại tại Ngân hàng chủ trì trong ngày giao dịch (nếu có) Kế toán viên thanh toán bù trừ lập “Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì” (mẫu phụ lục số 4). Đến thời điểm quy định của phiên thanh toán bù trừ điện tử, các Ngân hàng thành viên truyền Bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì tới Ngân hàng chủ trì để tiến hành xử lý thanh toán bù trừ điện tử. Trên bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì phải có đầy đủ chữ ký điện tử của những người có liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu trên Bảng kê (Giám đốc hoặc người được uỷ quyền, Trưởng phòng kế toán hoặc người được uỷ quyền và kế toán viên thanh toán bù trừ).

Điều 10. Xử lý và hạch toán nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử.

1. Khi gửi Lệnh thanh toán đi Ngân hàng chủ trì:

– Đối với Lệnh chuyển Có thì hạch toán:

Nợ TK: Thích hợp

Có TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên

– Đối với Lệnh chuyển Nợ thì hạch toán:

Nợ TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên

Có TK: Các khoản chờ thanh toán khác

– Khi nhận được thông báo chấp nhận chuyển Nợ của Ngân hành thành viên nhận lệnh gửi đến, Ngân hàng thành viên gửi lệnh sẽ trả tiền vào tài khoản bằng cách (lập phiếu chuyển khoản để ghi Nợ TK các khoản chờ thanh toán khác, ghi Có TK khách hàng thích hợp). Thông báo chấp nhận chuyển Nợ được lưu cùng với Lệnh chuyển Nợ.

2. Trường hợp Ngân hàng thành viên gửi lệnh nhận được thông báo từ chối chấp nhận Lệnh thanh toán và Lệnh thanh toán của Ngân hàng thành viên nhận lệnh (trả lại vào phiên thanh toán bù trừ tiếp theo) Ngân hàng thành viên gửi lệnh phải kiểm soát chặt chẽ, nếu hợp lệ thì hạch toán:

+ Đối với Lệnh chuyển Nợ, căn cứ vào Lệnh chuyển Nợ trả lại, ghi:

Nợ TK: Các khoản chờ thanh toán khác

Có TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên

+ Đối với Lệnh chuyển Có, căn cứ vào Lệnh chuyển Có trả lại, ghi:

Nợ TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên

Có TK: Thích hợp (trước đây đã trích chuyển)

Ngân hàng thành viên gửi lệnh phải gửi lại cho khách hàng thông báo từ chối chấp nhận Lệnh thanh toán (ghi rõ lý do).

– Trường hợp Ngân hàng thành viên gửi lệnh nhận được các Lệnh thanh toán bị Ngân hàng chủ trì huỷ bỏ hoặc trả lại tại thời điểm quyết toán thanh toán bù trừ (do Ngân hàng thành viên không đủ khả năng chi trả để thanh toán cho các lệnh thanh toán này) thì Ngân hàng thành viên gửi lệnh tiến hành xử lý như đối với trường hợp nhận được thông báo từ chối chấp nhận Lệnh thanh toán và Ngân hàng thành viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khách hàng đối với những lệnh thanh toán bị huỷ bỏ này.

3. Trường hợp đến phiên thanh toán bù trừ điện tử mà Ngân hàng thành viên gửi lệnh không gửi được các Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì đến Ngân hàng chủ trì do sự cố kỹ thuật, truyền tin hoặc lý do khách quan khác thì Ngân hàng thành viên gửi tiến hành xử lý:

+ Ápdụng các biện pháp để khắc phục nhanh nhất sự cố xẩy ra, đồng thời phải thông báo cho Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên có liên quan biết để tạm dừng gửi Lệnh thanh toán với Ngân hàng thành viên này và phải lập “Biên bản sự cố kỹ thuật trong thanh toán bù trừ điện tử” (mẫu phụ lục số 11). Khi đã nối lại được liên lạc Ngân hàng thành viên phải thông báo cho Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên có liên quan biết để tiến hành thanh toán bình thường.

+ Khi mạng truyền thông bị ngừng vì bất kỳ lý do gì, các Ngân hàng thành viên bị mất liên lạc được phép giao nhận trực tiếp với Ngân hàng chủ trì về các băng từ, đĩa từ có chứa Lệnh thanh toán, bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì và Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử (mẫu phụ lục số 5). Khi tiến hành giao nhận băng từ, đĩa từ có chứa Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì, các Ngân hàng thành viên phải in “Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì” ra giấy nộp cho Ngân hàng chủ trì. Trên Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hành chủ trì phải có đầy đủ dấu, chữ ký của những người liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu trên băng từ, đĩa từ (Giám đốc hoặc người được uỷ quyền, trưởng phòng kế toán hoặc người được uỷ quyền và kế toán viên thanh toán bù trừ).

B. TẠI NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN NHẬN LỆNH THANH TOÁN VÀ BẢNG KẾT QUẢ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ DO NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ CHUYỂN VỀ

Điều 11. Qui trình xử lý, hạch toán Lệnh thanh toán và kết quả thanh toán bù trừ điện tử

1. Kiểm soát Lệnh thanh toán và các bảng kê trong thanh toán bù trừ do Ngân hàng chủ trì chuyển đến:

a/ Tại các Ngân hàng thành viên khi nhận được các Lệnh thanh toán cùng Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử (mẫu phụ lục số 5) của Ngân hàng chủ trì gửi đến, người kiểm soát của Ngân hàng thành viên phải sử dụng mật mã của mình và chương trình để kiểm tra, kiểm soát chữ ký điện tử và mã khoá bảo mật của Ngân hàng chủ trì (sau đây gọi tắt là chương trình) để xác định tính đúng đắn, chính xác của Lệnh thanh toán và Bảng kết quả thanh toán bù trừ sau đó chuyển các dữ liệu điện tử của Lệnh thanh toán và Bảng kết quả thanh toán bù trừ qua mạng vi tính cho kế toán viên thanh toán bù trừ để xử lý tiếp.

b/ Kế toán viên thanh toán bù trừ có trách nhiệm phải kiểm soát, đối chiếu kỹ các yếu tố của Lệnh thanh toán và Bảng kết quả thanh toán bù trừ để xác định:

+ Có đúng Lệnh thanh toán và Bảng kết quả thanh toán bù trừ của Ngân hàng chủ trì gửi tới Ngân hàng mình hay không?

+ Tính hợp lệ và chính xác của các yếu tố trên Lệnh thanh toán và Bảng kết quả thanh toán bù trừ(Lệnh chuyển Nợ có Hợp đồng chuyển Nợ không?).

+ Nội dung có gì nghi vấn không?

+ Kiểm tra, đối chiếu giữa các yếu tố và tổng số Lệnh thanh toán nhận được với các yếu tố và tổng số Lệnh thanh toán được kê tại phần B trên bảng kết quả thanh toán bù trừ (số Lệnh, ngày lập Lệnh, ký hiệu Lệnh, mã Ngân hàng gửi Lệnh, mã Ngân hàng nhận Lệnh, mã chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ và số tiền) nếu có thừa, thiếu, nhầm lẫn phải tiến hành xử lý theo quy định tại Điều 23 của Qui trình này.

+ Kiểm tra, đối chiếu lại giữa Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì (cơ sở dữ liệu tại Ngân hàng thành viên) với các lệnh thanh toán của Ngân hàng mình gửi đi đã được xử lý bù trừ tại phần A của Bảng kết quả thanh toán bù trừ và với các lệnh thanh toán chưa được xử lý bù trừ chuyển sang phiên sau (nếu có tại phần D của Bảng kết quả thanh toán bù trừ), nếu có thừa, thiếu, nhầm lẫn phải tiến hành tra soát ngay Ngân hàng chủ trì và xử lý theo qui định tại Điều 21 của qui trình này.

+ Ngân hàng thành viên phải kiểm tra lại kết quả thanh toán bù trừ điện tử.

– Khi chưa có các qui định về bảo quản, lưu trữ chứng từ điện từ thì kế toán viên thanh toán bù trừ phải in các Lệnh thanh toán cùng Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện từ ra giấy (đảm bảo đủ số liên cần thiết để hạch toán giao cho khách hàng và lưu trữ), ký tên, đóng dấu theo đúng qui định để phục vụ cho việc kiểm soát, bảo quản và lưu trữ chứng từ.

– Sau khi kiểm soát, đối chiếu xong, nếu không có gì sai sót kế toán viên thanh toán bù trừ phải chuyển dữ liệu điện tử của Lệnh thanh toán qua mạng máy tính hoặc chuyển các Lệnh thanh toán đã được in ra cho bộ phận kế toán có liên quan (kế toán giao dịch) để xử lý tiếp. Đồng thời, kế toán viên thanh toán bù trừ phải lập và gửi ngay điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ trong phiên (theo mẫu phụ lục số 7) cho Ngân hàng chủ trì. Trên điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ của từng phiên cũng như của ngày giao dịch phải có đầy đủ chữ ký của những người liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả thanh toán bù trừ (Giám đốc hoặc người được uỷ quyền, Trưởng phòng kế toán hoặc người được uỷ quyền và kế toán viên thanh toán bù trừ).

c/ Tại bộ phận kế toán giao dịch: Phải đối chiếu và kiểm tra lại trước khi thực hiện hạch toán, thanh toán cho khách hàng, nếu phát hiện có sai sót thì tiến hành xử lý theo Điều 23 của quy trình này.

2. Xử lý hạch toán:

a/ Căn cứ vào Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử của Ngân hàng chủ trì gửi đến:

– Nếu số tiền chênh lệch trong thanh toán bù trừ là phải trả:

Nợ TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên

Có TK: Tiền gửi tại Ngân hàng chủ trì

– Nếu số tiền chênh lệch trong thanh toán bù trừđiện tử là phải thu:

Nợ TK: Tiền gửi tại Ngân hàng chủ trì

Có TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên

b/ Căn cứ vào các Lệnh thanh toán nhận được và đã qua kiểm soát:

– Đối với Lệnh chuyển Có đến, hợp lệ:

Nợ TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên

Có TK: Thích hợp

– Đối với Lệnh chuyển Nợ đến:

+ Nếu Lệnh chuyển Nợ đến có uỷ quyền, hợp lệ và trên tài khoản của khách hàng có đủ tiền để trả thì Ngân hàng thành viên nhận lệnh tiến hành hạch toán:

Nợ TK: Thích hợp

Có TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên

Sau đó phải lập và gửi ngay thông báo chấp nhận Lệnh chuyển Nợ cho Ngân hàng thành viên gửi lệnh (mẫu phụ lục số 10).

+ Trường hợp đối với Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền đến nhưng trên tài khoản của khách hàng không có đủ tiền để trả thì tiến hành xử lý:

Phải thông báo ngay cho khách hàng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện Lệnh chuyển Nợ đến trong phạm vi thời gian quy định (tối đa là không quá 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được Lệnh chuyển Nợ đến). Trong phạm vị thời gian chấp nhận nếu khách hàng nộp đủ tiền vào tài khoản để thực hiện Lệnh chuyển Nợ thì Ngân hàng thành viên nhận lệnh hạch toán như trên.

Nếu hết thời gian chấp nhập qui định mà khách hàng không nộp đủ tiền vào tài khoản để thực hiện Lệnh chuyển Nợ thì Ngân hàng thành viên nhận lệnh phải lập thông báo từ chối chấp nhận Lệnh chuyển Nợ. Trường hợp này hạch toán:

Đối với Lệnh chuyển Nợ đến ghi:

Nợ TK: Các khoản phải thu

Có TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên

Căn cứ vào thông báo từ chối chấp nhận Lệnh chuyển Nợ để lập Lệnh chuyển Nợ chuyển trả lại Ngân hàng thành viên gửi lệnh (trả lại vào phiên thanh toán bù trừ kế tiếp):

Nợ TK: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên

Có TK: Các khoản phải thu

Ngân hàng thành viên nhận lệnh phải mở sổ theo dõi các Lệnh chuyển Nợ đến không thanh toán được để có số liệu phục vụ báo cáo.

3. Đối với các Lệnh thanh toán đã bị từ chối thì Ngân hàng thành viên nhận lệnh phải gửi trả lại cho Ngân hàng thành viên gửi lệnh trước thời điểm thực hiện quyết toán thanh toán bù trừ điện tử. Nếu Lệnh thanh toán bị từ chối sau thời điểm đã thực hiện quyết toán thanh toán bù trừ điện tử thì Ngân hàng thành viên nhận lệnh phải trả lại cho Ngân hàng thành viên gửi lệnh vào phiên bù trừ đầu tiên của ngày giao dịch kế tiếp.

C. QUI TRÌNH XỬ LÝ VÀ HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ

Điều 12. Tiếp nhận, kiểm soát các Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì của các Ngân hàng thành viên gửi Lệnh.

1. Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử có trách nhiệm: Tiếp nhận, kiểm soát, đối chiếu các Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì của các Ngân hàng thành viên gửi Lệnh. Toàn bộ khâu tiếp nhận, kiểm soát, đối chiếu được xử lý tự động trên máy, Qui trình cụ thể như sau:

– Khi nhận được các Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì của các Ngân hàng thành viên gửi lệnh, người kiểm soát của Ngân hàng chủ trì phải dùng mã khoá bảo mật của mình để kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ đúng đắn của Lệnh thanh toán và Bảng kê. Các Lệnh thanh toán, Bảng kê đến phải được kiểm soát theo các qui định sau:

* Đối với Lệnh thanh toán:

+ Chữ ký điện tử và ký hiệu mật trên Lệnh thanh toán

+ Tên, địa chỉ của Ngân hàng gửi và nhận Lệnh thanh toán: Tên, mã Ngân hàng gửi Lệnh, Ngân hàng nhận Lệnh (xem Ngân hàng gửi Lệnh và Ngân hàng nhận Lệnh có đúng là Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừhay không);

+ Các yếu tố khác trên Lệnh thanh toán như: Số Lệnh, ngày lập Lệnh, ký hiệu Lệnh, số tiền;

+ Đối với lệnh chuyển Nợ: Kiểm tra hợp đồng chuyển nợ giữa các Ngân hàng thành viên này:

* Đối với Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì:

+ Chữ ký điện tử và ký hiệu mật trên Bảng kê:

+ Tên, địa chỉ của Ngân hàng gửi Bảng kê: Tên, mã Ngân hàng gửi Lệnh, Ngân hàng nhận Lệnh.

+ Các yếu tố khác của bảng kê như: Số bảng kê, ngày lập Bảng kê, tổng số tiền.

* Kiểm tra, đối chiếu giữa các yếu tố của Lệnh thanh toán và tổng số Lệnh thanh toán với các yếu tố và tổng số Lệnh thanh toán được kê trên Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì (Số Lệnh, ngày lập Lệnh, ký hiệu Lệnh, mã Ngân hàng gửi Lệnh, mã Ngân hàng nhận Lệnh, Số tiền) mà Ngân hàng chủ trì đã nhận được xem có sai sót, nhầm lẫn, thừa hoặc thiếu Lệnh thanh toán không.

2. Nếu phát hiện có sai sót trên các Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì thì Ngân hàng chủ trì phải tra soát ngay Ngân hàng thành viên có sai sót và tiến hành xử lý theo quy định tại Điều 22 của Qui trình này.

Điều 13. Lập Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử và kiểm tra khả năng chi trả của từng Ngân hàng thành viên:

1. Các Lệnh thanh toán và Bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì của các Ngân hàng thành viên đã được kiểm soát, đối chiếu nếu không có gì sai sót thì Ngân hàng chủ trì sẽ:

Lập “Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử” (mẫu phụ lục số 5) xác định số phải thu, phải trả của từng Ngân hàng thành viên trong phiên thanh toán bù trừ điện tử.

2. Kiểm tra khả năng chi trả của từng Ngân hàng thành viên bằng cách so sánh số dư tài khoản tiền gửi của Ngân hàng thành viên tại Ngân hàng chủ trì (đã bị Ngân hàng chủ trì khoá số dư tại thời điểm xử lý bù trừ) với số chênh lệch phải trả của Ngân hàng thành viên trong phiên thanh toán bù trừ. Nếu khả năng chi trả của Ngân hàng thành viên không đủ để thanh toán cho khoản chênh lệch phải trả thì Ngân hàng chủ trì sẽ thông báo cho Ngân hàng thành viên đó biết về tình trạng thiếu khả năng chi trả và tiến hành xử lý theo qui định tại khoản 2 Điều 5 của Qui trình này.

– Ngân hàng chủ trì phải kiểm tra lại tính chính xác của kết quả thanh toán bù trừ trong phiên bằng cách lập “Bảng tổng hợp kiểm tra kết quả thanh toán bù trừ điện tử” (mẫu phụ lục số 6). Nếu đúng Ngân hàng chủ trì tiến hành hạch toán số chênh lệch phải thu, phải trả trong phiên thanh toán bù trừ điện tử. Nếu sai Ngân hàng chủ trì sẽ tính toán lại kết quả thanh toán bù trừ.

3. Chỉ sau khi đã thanh toán và hạch toán xong kết quả thanh toán bù trừ điện tử, Ngân hàng chủ trì mới truyền toàn bộ các Lệnh thanh toán, Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tửtới các Ngân hàng thành viên có liên quan. Lúc này, Ngân hàng chủ trì cũng sẽ giải toả khả năng chi trả của các Ngân hàng thành viên.

Điều 14. Hạch toán kết quả thanh toán bù trừ điện tử tại Ngân hàng chủ trì.

1. Trường hợp Ngân hàng thành viên phải trả:

– Căn cứ vào bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử, Ngân hàng chủ trì hạch toán:

Nợ TK: Tiền gửi của Ngân hàng thành viên phải trả

Có TK: Thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì

2. Trường hợp Ngân hàng thành viên được thu về:

– Căn cứ vào bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử, Ngân hàng chủ trì hạch toán:

Nợ TK:Thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì

Có TK: Tiền gửi của Ngân hàng thành viên được thu về.

3. Tại Ngân hàng chủ trì, sau khi hạch toán xong số thực phải trả hoặc được hưởng của các Ngân hàng thành viên trong phiên thanh toán bù trừ điện tử theo Bảng kết quả thanh toán bù trừ thì tài khoản thanh toán bù trừ của Ngân hàng chủ trì phải hết số dư.

4. Xử lý các sai sót và sự cố kỹ thuật:

a- Phát hiện sai sót trước khi xử lý bù trừ điện tử: Khi kiểm soát nếu phát hiện có sai sót, Ngân hàng chủ trì phải tra soát ngay Ngân hàng thành viên gửi lệnh để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo an toàn tài sản và an toàn hệ thống. Xử lý các sai sót như sau:

– Nếu nguyên nhân do lỗi kỹ thuật thì Ngân hàng chủ trì được huỷ bỏ Lệnh thanh toán sai hoặc Bảng kê sai và yêu cầu Ngân hàng thành viên gửi lệnh gửi lại Lệnh thanh toán hoặc Bảng kê đúng để thay thế.

– Nếu phát hiện Lệnh thanh toán, Bảng kê giả mạo, nghi giả mạo hoặc có thông tin lạ xâm nhập trái phép thì phải lập biên bản và áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa cần thiết đồng thời phải thông báo ngay cho các đơn vị liên quan biết để phối hợp ngăn chặn.

b- Do sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin đến phiên thanh toán bù trừ điện tử trong ngày mà một Ngân hàng thành viên nào đó không gửi được các Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì đến Ngân hàng chủ trì thì Ngân hàng chủ trì chỉ tiến hành xử lý bù trừ cho các Ngân hàng thành viên không bị sự cố. Các Lệnh thanh toán của các Ngân hàng không bị sự cố thanh toán với Ngân hàng thành viên bị sự cố sẽ được Ngân hàng chủ trì lưu lại để xử lý vào phiên thanh toán bù trừ tiếp theo (nếu có và đã khắc phục được sự cố) hoặc sẽ trả lại các Ngân hàng thành viên.

c- Trường hợp sau khi đã thanh toán bù trừ điện tử xong mà Ngân hàng chủ trì không thể truyền các Lệnh thanh toán, Bảng kết quả thanh toán bù trừ trong phiên thanh toán bù trừ điện tử tới các Ngân hàng thành viên có liên quan do sự cố kỹ thụât, truyền tin thì xử lý như sau:

– Ngân hàng chủ trì phải tìm mọi cách khắc phục nhanh nhất sự cố xẩy ra đồng thời phải thông báo tới tất cả các Ngân hàng thành viên và phải lập “Biên bản sự cố kỹ thuật trong thanh toán bù trừ điện tử”. Đến khi đă khắc phục được sự cố kỹ thuật, truyền tin thì Ngân hàng chủ trì phải truyền ngay các Lệnh thanh toán cùng với Bảng kết quả thanh toán bù trừ tới Ngân hàng thành viên có liên quan.

– Khi bị sự cố, mất liên lạc vì bất kỳ lý do gì, các Ngân hàng thành viên có thể đến trực tiếp ngân hàng chủ trì để giao, nhận các băng từ, đĩa từ có chứa các Lệnh thanh toán và Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử. Khi tiến hành giao nhận băng từ, đĩa từ các lệnh thanh toán và Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử với các Ngân hàng thành viên Ngân hàng chủ trì phải in “Bảng kết quả thanh toán bù trừ” ra giấy. Trên bảng kê phải có đầy đủ dấu và chữ ký của những người có liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu trên băng từ, đĩa từ.

d- Trường hợp do sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin mà Ngân hàng chủ trì không thể thực hiện được phiên thanh toán bù trừ thì Ngân hàng chủ trì được phép kéo dài phiên thanh toán bù trừ cho đến khi khắc phục xong sự cố. Tuy nhiên việc kéo dài phiên thanh toán bù trừ không được kéo dài sang ngày giao dịch kế tiếp và phải thông báo cho các Ngân hàng thành viên biết về việc kéo dài phiên thanh toán bù trừ. Nếu xác định sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin không thể khắc phục được trong ngày thì Ngân hàng chủ trì được phép áp dụng phương thức thanh toán bù trừ bằng giấy (theo các qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

III. KIỂM TRA, ĐỐI CHIẾU TRONG THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ

Điều 15. Lập và gửi bảng tổng hợp doanh số thanh toán bù trừ điện tử ngày:

– Ngân hàng chủ trì phải hoàn thành việc lập Bảng tổng hợp thanh toán bù trừ điện tử trong ngày (ngay trong phiên thanh toán bù trừ liền kề trước phiên quyết toán) và gửi(truyền) tới các Ngân hàng thành viên ngay trong ngày phát sinh thanh toán bù trừ điện tử (trừ trường hợp bất khả kháng do sự cố kỹ thuật truyền tin).

– Bảng tổng hợp thanh toán bù trừ điện tử trong ngày của Ngân hàng chủ trì được thiết kế, lập theo mẫu phụ lục số 8 và được bảo quản như các báo cáo kế toán của Ngân hàng.

– Các Ngân hàng thành viên phảithực hiện đầy đủ và đúng các thao tác kỹ thuật nghiệp vụ để việc xác nhận doanh số thanh toán bù trừ điện tử ngày được chính xác, kịp thời theo đúng qui định.

Điều 16. Đối chiếu doanh số thanh toán bù trừ điện tử cuối ngày.

1. Về nguyên tắc, toàn bộ doanh số thanh toán bù trừ điện tử phát sinh trong ngày giao dịch giữa các Ngân hàng thành viên phải được Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử đối chiếu và phải đảm bảo khớp đúng (cả về tổng số lẫn chi tiết trong từng phiên) ngay trong ngày phát sinh, trừ trường hợp bất khả kháng do sự cố kỹ thuật, truyền tin.

2. Việc đối chiếu trong thanh toán bù trừ điện tử được thực hiện cho từng ngày riêng biệt và được thực hiện trước phiên Quyết toán thanh toán bù trừ điện tử ngày. Trường hợp bị sự cố kỹ thuật, truyền tin dẫn đến không thể đối chiếu được trong ngày theo quy định thì được phép kéo dài sang ngày giao dịch tiếp theo cho đến khi sự cố khắc phục xong. Tuy nhiên, việc đối chiếu dù thực hiện vào ngày giao dịch kế tiếp nhưng vẫn phải phản ánh theo ngày đã phát sinh các Lệnh thanh toán bù trừ điện tử đó.

3. Đối chiếu thanh toán bù trừ điện tử trong ngày:

Khi nhận được “Bảng tổng hợp thanh toán bù trừ điện tử” của Ngân hàng chủ trì gửi đến, các Ngân hàng thành viên phải tiến hành đối chiếu toàn bộ các khoản phải thu, phải trả và số thực phải thu hoặc phải trả của Ngân hàng mình (đối chiếu với số liệu đã hạch toán vào tài khoản thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên và với Bảng kết quả thanh toán bù trừ của từng phiên trong ngày). Nếu số liệu hoàn toàn khớp đúng thì các Ngân hàng thành viên phải lập và gửi ngay điện xác nhận thanh toán bù trừ điện tử ngày (mẫu phụ lục số 7) tới Ngân hàng chủ trì để tiến hành phiên Quyết toán thanh toán bù trừ điện tử.

Điều 17. Xử lý các sai sót và sự cố kỹ thuật khi đối chiếu doanh số thanh toán bù trừ điện tử.

1. Các sai sót và sự cố kỹ thuật có thể phát sinh khi đối chiếu doanh số thanh toán bù trừ điện tử:

+ Ngân hàng thành viên chưa xác nhận thanh toán bù trừ điện tử trong ngày.

+ Chênh lệch doanh số thanh toán bù trừ điện tử.

+ Sự cố kỹ thuật truyền tin.

2. Biện pháp xử lý sai sót;

– Khi phát hiện ra các sai sót, các Ngân hàng thành viên phải chủ động tra soát ngay Ngân hàng chủ trì để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp.

– Mọi sai sót phát hiện qua đối chiếu, các Ngân hàng thành viên phải phối hợp với Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên có liên quan khác để xử lý ngay trong ngày phát hiện sai sót, trừ trường hợp bất khả kháng do sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin.

a. Trường hợp Ngân hàng thành viên chưa gửi điện xác nhận thanh toán bù trừ điện tử ngày:

Nếu đến thời điểm thực hiện phiên quyết toán thanh toán bù trừ điện tử ngày mà Ngân hàng thành viên chưa gửi (truyền) điện xác nhận thanh toán bù trừ điện tử ngày về Ngân hàng chủ trì thì Ngân hàng thành viên phải truyền ngay theo qui định tại điểm 3 Điều 16 Quy trình này (trừ trường hợp do sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin).

b. Trường hợp phát hiện chênh lệch doanh số thanh toán bù trừ điện tử ngày giữa Bảng tổng hợp thanh toán bù trừ điện tử ngày của Ngân hàng chủ trì gửi đến và cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thành viên, Ngân hàng thành viên phải rà soát lại toàn bộ các Lệnh thanh toán của các phiên thanh toán bù trừ điện tử trong ngày để xác định rõ nguyên nhân, lập biên bản và xử lý:

– Nếu phát hiện thừa hoặc thiếu doanh số thanh toán bù trừ điện tử trong ngày (thừa hoặc thiếu Lệnh thanh toán) thì các Ngân hàng thành viên phải tra soát ngay Ngân hàng chủ trì để có biện pháp xử lý thích hợp và có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng chủ trì và các đơn vị có liên quan giải quyết kịp thời, bảo đảm an toàn tài sản.

– Nếu xác định sai sót do lỗi kỹ thuật thì Ngân hàng thành viên được phép điều chỉnh lại theo sự hướng dẫn của Ngân hàng chủ trì.

3. Trường hợp sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin:

– Do sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin, đến thời điểm quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày mà Ngân hàng chủ trì cũng không nhận được hết các điện xác nhận thanh toán bù trừ điện tử trong ngày của các Ngân hàng thành viên, các Ngân hàng thành viên và Ngân hàng chủ trì phải lập “Biên bản sự cố kỹ thuật trong thanh toán bù trừ điện tử”. Biên bản này kèm với Bảng tổng hợp thanh toán bù trừ điện tử trong ngày (in ra giấy và ký tên, đóng dấu đơn vị) để theo dõi. Sang ngày giao dịch tiếp theo, khi đã khắc phục được sự cố kỹ thuật, truyền tin, các Ngân hàng thành viên phải truyền ngay điện xác nhận thanh toán bù trừ điện tử trong ngày tới Ngân hàng chủ trì để tiến hành phiên quyết toán thanh toán bù trừ.

– Điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ điện tử trong ngày của ngày bị sự cố phải được xác nhận và gửi riêng, không được xác nhận chung với Tổng hợp doanh số thanh toán bù trừ của (những) ngày giao dịch tiếp theo.

– Do sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin, các Ngân hàng thành viên có thể đến trực tiếp Ngân hàng chủ trì để giao băng từ đĩa từ chứa điện xác nhận thanh toán bù trừ điện tử trong ngày và nhận kết quả của phiên quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày.

IV. QUYẾT TOÁN THANH TOÁN BÙ TRỪ

Điều 18. Quyết toán thanh toán bù trừ điện tử:

1. Quyết toán thanh toán bù trừ là việc xử lý thanh toán bù trừ điện tử lần cuối cùng trong ngày giao dịch sau khi Ngân hàng chủ trì đã đối chiếu xong và chính xác toàn bộ doanh số thanh toán bù trừ điện tử trong ngày với các Ngân hàng thành viên. Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tửphải xử lý xong tất cả các khoản sai lầm, chênh lệch số liệu trước khi quyết toán. Trong trường hợp Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên còn chưa xử lý xong các khoản sai lầm, chênh lệch trước thời điểm quyết toán thì Ngân hàng chủ trì có thể lùi lại thời gian quyết toán của ngày giao dịch sang ngày giao dịch kế tiếp và phải thông báo cho các Ngân hàng thành viên biết để có biện pháp xử lý thích hợp. Sang ngày giao dịch tiếp theo, sau khi đã điều chỉnh xong các sai lầm thì Ngân hàng chủ trì tiến hành quyết toán thanh toán bù trừ nhưng số liệu vẫn phản ánh theo ngày phát sinh giao dịch.

2. Khi quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày. Ngân hàng chủ trì sẽ thực hiện xử lý các công việc theo qui định tại Điều 11 của Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.

3. Kể từ thời điểm dừng gửi lệnh thanh toán cho đến thời điểm thực hiện phiên quyết toán Ngân hàng thành viên bị thiếu khả năng chi trả phải tìm mọi cách lo đủ vốn trước thời điểm quyết toán (áp dụng các biện pháp bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ điện tử theo qui định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) để thực hiện thanh toán bù trừ các Lệnh thanh toán này.

– Nếu đến thời điểm quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày mà Ngân hàng thành viên vẫn không đủ khả năng chi trả để thanh toán cho các lệnh thanh toán thì Ngân hàng chủ trì sẽ tiến hành xử lý theo điểm b khoản 2 Điều 5 của Quy trình này. Ngân hàng chủ trì phải mở sổ theo dõi các Lệnh thanh toán không được xử lý bù trừ do không đủ khả năng chi trả để phục vụ cho việc đối chiếu, tra cứu khi cần thiết.

– Sau khi đã điều chỉnh xong các sai lầm, Ngân hàng chủ trì sẽ tiến hành thanh toán bù trừ điều chỉnh cho các Lệnh thanh toán của các Ngân hàng thành viên (bao gồm các Lệnh thanh toán sai bị Ngân hàng thành viên nhận Lệnh trả lại, các Lệnh thanh toán bị huỷ bỏ do không đủ khả năng chi trả, các Lệnh thanh toán bị từ chối thanh toán và các Lệnh thanh toán đã đủ số dư để thanh toán…). Ngân hàng chủ trì sẽ tiến hành xử lý tương tự như các phiên thanh toán bù trừ trước đó.

– Khi nhận được bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử của phiên quyết toán thanh toán bù trừ điện tử ngày của ngân hàng chủ trì gửi đến, các ngân hàng thành viên phải kiểm tra lại, nếu số liệu hoàn toàn khớp đúng thì phải lập và gửi ngay điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ của phiên quyết toán cho ngân hàng chủ trì. Lúc này các ngân hàng thành viên và ngân hàng chủ trì mới được phép lưu trữ dữ liệu của ngày phát sinh thanh toán bù trừ điện tử.

4. Xử lý các sai sót sự cố kỹ thuật, truyền tin:

– Trong trường hợp bị sự cố kỹ thuật, truyền tin mà không thể thực hiện được phiên quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày thì Ngân hàng chủ trì được phép kéo dài phiên quyết toán thanh toán bù trừ sang ngày giao dịch tiếp theo nhưng số liệu vẫn phản ánh theo ngày phát sinh giao dịch.

– Do sự cố kỹ thuật hoặc truyền tin, mà không thực hiện được phiên quyết toán hoặc sau khi đã quyết toán thanh toán bù trừ mà Ngân hàng chủ trì không truyền được dữ liệu về cho các Ngân hàng thành viên thì được phép quyết toán sang ngày giao dịch kế tiếp cho đến khi khắc phục được sự cố. Tuy nhiên, việc quyết toán dù được thực hiện vào ngày giao dịch kế tiếp nhưng số liệu phải phản ánh theo ngày phát sinh các Lệnh thanh toán bù trừ đó.

– Do sự cố kỹ thuật, truyền tin mà Ngân hàng chủ trì không thể gửi (truyền) được kết quả của phiên quyết toán thanh toán bù trừ trong ngày tới các Ngân hàng thành viên thì các Ngân hàng thành viên có thể đến trực tiếp Ngân hàng chủ trì để nhận băng từ, đĩa từ có chứa kết quả quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày.

V. ĐIỀU CHỈNH SAI SÓT TRONG THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

Điều 19. Các nguyên tắc điều chỉnh sai sót trong thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.

1. Đảm bảo sự nhất trí số liệu giữa các Ngân hàng thành viên với Ngân hàng chủ trì, số liệu trong thanh toán bù trừ phản ánh đúng. Sai sót ở đâu phải được điều chỉnh ở đó. Nghiêm cấm việc tuỳ tiện sửa chữa số liệu, điều chỉnh sai sót trong thanh toán bù trừ điện tử.

2. Khi phát hiện sai sót phải có biện pháp điều chỉnh ngay, không gây chậm trễ tới công tác thanh toán. Các sai sót được phát hiện sau khi đã thanh toán bù trừ điện tử trong phiên thanh toán bù trừ điện tử này thì được điều chỉnh tại phiên thanh toán bù trừ kế tiếp. Việc điều chỉnh sai sót phải theo đúng các nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh sai lầm của kế toán nói chung và thanh toán bù trừ điện tử nói riêng được qui định tại Điều 14 của Quy chế thanh toán bù trừ điện tử để đảm bảo an toàn tài sản của Ngân hàng và khách hàng.

Điều 20. Huỷ lệnh thanh toán

Việc huỷ Lệnh thanh toán phải thực hiện đúng các qui định tại Điều 15 của Quy chế thanh toán bù trừ điện tử, cụ thể như sau:

1. Đối với huỷ Lệnh thanh toán của khách hàng là các Tổ chức kinh tế, cá nhân:

– Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền chỉ được huỷ khi khách hàng đã trả lại số tiền được hưởng cho Ngân hàng thành viên phát sinh nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử.

– Lệnh chuyển Có chỉ được huỷ khi Ngân hàng thành viên tiếp nhận Lệnh thanh toán chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng khách hàng đã trả lại.

2. Đối với huỷ Lệnh thanh toán của bản thân Ngân hàng thành viên: Các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử chỉ được hủy lệnh thanh toán trong trường hợp lập sai Lệnh thanh toán và phải tuân thủ nguyên tắc sau:

– Lệnh chuyển Nợ có hợp đồng chỉ được huỷ khi Ngân hàng thành viên phát sinh nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử chưa trả tiền cho khách hàng theo Lệnh sai hoặc trả rồi nhưng đã thu hồi lại được.

– Lệnh chuyển Có chỉ được huỷ khi Ngân hàng thành viên tiếp nhận Lệnh thanh toán đến chưa trả tiền cho khách hàng theo Lệnh sai hoặc đã trả nhưng đã thu hồi được.

3. Đối với Yêu cầu huỷ Lệnh chuyển Có, khi nhận được Yêu cầu huỷ Lệnh chuyển Có của Ngân hàng thành viên gửi lệnh gửi lên Ngân hàng chủ trì sẽ truyền ngay Yêu cầu huỷ này tới Ngân hàng thành viên nhận lệnh để thực hiện việc huỷ lệnh chuyển Có sai. Đối với Lệnh huỷ Lệnh chuyển Nợ thì được thực hiện như một Lệnh chuyển Có bình thường.

Điều 21. Điều chỉnh sai sót tại Ngân hàng thành viên gửi lệnh:

1. Điều chỉnh sai sót phát hiện trước khi xử lý bù trừ:

a. Đối với Lệnh thanh toán.

– Điều chỉnh sai sót trước khi truyền Lệnh thanh toán đến Ngân hàng chủ trì.

+ Nếu sai sót của Lệnh thanh toán được phát hiện trong quá trình lập Lệnh thanh toán và người kiểm soát chưa ghi chữ ký điện tử hoặc đã ghi chữ ký điện tử nhưng chưa gửi đi Ngân hàng chủ trì thì kế toán được sửa lại cho đúng.

+ Trường hợp phát hiện Lệnh thanh toán có sai sót sau khi đã gửi đi Ngân hàng chủ trì nhưng chưa được xử lý bù trừ thì Ngân hàng thành viên phải lập ngay điện yêu cầu Ngân hàng chủ trì trả lại Lệnh thanh toán sai đồng thời gửi lệnh thanh toán đúng để thay thế. Ngân hàng thành viên gửi lệnh tiến hành xử lý Lệnh thanh toán sai do Ngân hàng chủ trì trả lại như sau: Lập biên bản huỷ bỏ Lệnh thanh toán sai trong đó ghi rõ ký hiệu Lệnh, giờ, ngày huỷ Lệnh thanh toán và phải có đầy đủ chữ ký của Trưởng phòng kế toán, kế toán viên thanh toán bù trừ, kế toán giao dịch có liên quan. Biên bản được lưu cùng với lệnh thanh toán bị huỷ (đã in ra) vào hồ sơ riêng để bảo quản, sau đó Ngân hàng thành viên lập Lệnh thanh toán đúng gửi đi. Ngân hàng thành viên không được sử dụng lại số của Lệnh thanh toán bị huỷ.

– Trường hợp Ngân hàng chủ trì phát hiện Lệnh thanh toán sai (do lỗi kỹ thuật) và yêu cầu gửi lại thì Ngân hàng thành viên gửi lệnh cũng xử lý như đối với Lệnh thanh toán bị sai phát hiện sau khi người kiểm soát đã ghi chữ ký điện tử.

b/ Đối với Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì.

– Điều chỉnh sai sót trước khi truyền “Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì” đến Ngân hàng chủ trì.

+ Nếu sai sót của Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì được phát hiện trong quá trình lập và người kiểm soát chưa ghi chữ ký điện tử hoặc đã ghi chữ ký điện tử nhưng chưa gửi Ngân hàng chủ trì đi thì kế toán được sửa lại cho đúng.

– Trường hợp Ngân hàng thành viên phát hiện sai sót sau khi đã gửi Bảng kê đến Ngân hàng chủ trì nhưng chưa được xử lý bù trừ thì Ngân hàng thành viên phải lập và gửi ngay điện yêu cầu Ngân hàng chủ trì trả lại Bảng kê sai đồng thời gửi bảng kê đúng để thay thế. Ngân hàng thành viên gửi lệnh tiến hành xử lý Bảng kê sai do Ngân hàng chủ trì trả lại như sau: lập biên bản huỷ bỏ Bảng kê sai trong đó ghi rõ Số bảng kê, giờ, ngày huỷ Bảng kê và phải có đầy đủ chữ ký của Giám đốc hoặc người được uỷ quyền, Trưởng phòng kế toán, kế toán viên thanh toán bù trừ. Biên bản được lưu cùng bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì bị huỷ (đã in ra) vào hồ sơ riêng để bảo quản, sau đó Ngân hàng thành viên lập Bảng kê đúng gửi đi. Ngân hàng thành viên không được sử dụng lại số của Bảng kê đã bị huỷ.

– Trường hợp Ngân hàng chủ trì phát hiện các sai sót trên Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì (do lỗi kỹ thuật) và yêu cầu gửi lại thì Ngân hàng thành viên gửi cũng xử lý như đối với Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì bị sai phát hiện sau khi người kiểm soát đã ghi chữ ký điện tử trên.

2./ Điều chỉnh sai sót phát hiện sau khi đã xử lý thanh toán bù trừ:

Khi phát hiện các sai sót như sai số tiền (thừa hoặc thiếu) thì Ngân hàng thành viên gửi lệnh phải điện tra soát hoặc trả lời tra soát (mẫu phụ lục số 9) ngay cho Ngân hàng thành viên nhận lệnh và Ngân hàng chủ trì để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngân hàng thành viên gửi lệnh phải lập biên bản xác định nguyên nhân, qui trách nhiệm cá nhân rõ ràng và xử lý:

a/ Trường hợp sai thiếu:

– Khi phát hiện ra chuyển tiền thiếu, Ngân hàng thành viên phải lập Biên bản chuyển tiền thiếu (mẫu phụ lục số 12), Ngân hàng thành viên căn cứ biên bản chuyển tiền thiếu để lập Lệnh thanh toán bổ sung số tiền chuyển thiếu gửi đến Ngân hàng chủ trì để thanh toán vào phiên tiếp theo. Trên nội dung của Lệnh thanh toán bổ sung phải ghi rõ: “Chuyển bổ sung theo Lệnh chuyển Nợ (hoặc Có) số…. ngày…. tháng…. năm… số tiền đã chuyển…” và phải gửi kèm biên bản đã lập trên sau đó hạch toán:

Đối với Lệnh chuyển Có bị sai thiếu

Nợ TK thích hợp

Có TK Thanh toán bù trừ của NHTV

Số tiền Chuyển Có

còn thiếu

Đối với Lệnh chuyển Nợ bị sai thiếu:

Nợ TK Thanh toán bù trừ của NHTV

Có TK thích hợp

Số tiền Chuyển Nợ

còn thiếu

– Ngân hàng thành viên gửi lệnh phải mở sổ theo dõi các Lệnh thanh toán bị sai sót để phục vụ cho công tác báo cáo.

b/ Trường hợp bị sai thừa:

* Đối với Lệnh chuyển Có bị sai thừa:

Khi phát hiện ra chuyển tiền thừa, Ngân hàng thành viên gửi lệnh căn cứ vào biên bản chuyển tiền thừa lập Yêu cầu huỷ Lệnh chuyển Có (theo mẫu phụ lục số 3) để huỷ số tiền chuyển thừa và gửi ngay tới Ngân hàng thành viên nhận lệnh và Ngân hàng chủ trì đồng thời lập phiếu chuyển khoản hạch toán:

Nợ TK phải thu

(tài khoản chi tiết cá nhân gây sai sót)

Có TK thích hợp

Số tiền chuyển thừa

Khi nhận được lệnh chuyển có của Ngân hàng thành viên nhận lệnh trả lại số tiền thừa nói trên (ở phần thanh tóan bù trừ tiếp theo), Ngân hàng thành viên gửi lệnh hạch toán:

Nợ TK thanh toán bù trừ của NHTV

Có TK phải thu

(tài khoản chi tiết cá nhân gây sai sót)

 

số tiền NHTV nhận lệnh đã thu hồi và chuyển trả

Trường hợp ngân hàng thành viên nhận lệnh không chấp nhận yêu cầu hủy lệnh chuyển có đối với số tiền bị sai thừa trên do không thu hồi được từ khách hàng thì ngân hàng thành viên gửi lệnh phải lập hội đồng xử lý theo quy định hiện hành để xác định trách nhiệm và mức độ bồi hoàn của cá nhân gây ra sai sót.

* Đối với lệnh chuyển nợ bị sai thừa:

– Căn cứ biên bản chuyển tiền thừa, ngân hàng thành viên gửi lệnh tiến hành lập lệnh hủy lệnh chuyển nợ (theo mẫu phụ lục số 2) để huỷ số tiền đã chuyển thừa và hạch toán (lệnh hủy lệnh chuyển nợ này được gửi đi thanh toán bù trừ tại phiên thanh toán bù trừ tiếp theo).

Nợ TK thích hợp

Có TK thanh toán và bù trừ của NHTV

Số tiền chuyển thừa trên lệnh chuyền nợ

– Trường hợp đã trả tiền cho khách hàng nhưng trên tài khoản tiền gửi của khách hàng không đủ số dư để thực hiện lệnh hủy lệnh chuyển nợ đối với số tiền đã chuyển thừa thì ngân hàng thành viên gửi lệnh hạch toán vào tài khoản các khoản phải thu (tiểu khoản cá nhân gây ra sai sót) sau đó phải tìm mọi biện pháp để thu hồi lại số tiền, nếu không thuhồi được phải quy trách nhiệm bồi hoàn theo chế độ quy định.

c/ Trường hợp sai ngược vế:

Ngân hàng thành viên gửi Lệnh phải lập biên bản đồng thời lập lệnh hủy lệnh chuyển Nợ (đối với Lệnh chuyển Có bị sai ngược vế) và yêu cầu hủy lệnh chuyển Có (đối với Lệnh chuyển Nợ bị sai ngược vế) để hủy toàn bộ Lệnh thanh toán bị sai ngược vế sau đó lập lệnh thanh toán đúng gửi đi.

– Điều chỉnh Lệnh chuyển Có hạch toán sai ngược vế:

+ Đáng lẽ hạch toán: Nợ TK: thích hợp

Có TK: thanh toán bù trừ của NHTV

+ Nhưng đã hạch toán : Nợ TK: Thanh toán bù trừ của NHTV

Có TK: Thích hợp

+ Nay phải điều chỉnh bằng cách: lập lệnh hủy lệnh chuyển Nợ gửi ngân hàng chủ trì và hạch toán:

Nợ TK thích hợp

Có TK thanh toán và bù trừ của NHTV

Toàn bộ số tiền đã chuyển sai

Sau đó lập lệnh chuyển Có đúng gửi đi

– Điều chỉnh Lệnh chuyển Nợ hạch toán sai ngược vế:

+ Đáng lẽ hạch toán: Nợ TK: Thanh toán bù trừ của NHTV

Có TK: Thích hợp

+ Nhưng đã hạch toán : Nợ TK: Thích hợp

Có TK: Thanh toán bù trừ của NHTV

+ Nay phải điều chỉnh bằng cách: lập lệnh hủy lệnh chuyển Có gửi đến ngân hàng thành viên nhận lệnh và lập phiếu chuyển khoản, hạch toán

Nợ TK: Các khoản phải thu

(tiểu khoản cá nhân gây ra sai sót)

Có TK: Thích hợp

 

Toàn bộ số tiền đã chuyển sai

sau đó lập Lệnh đúng chuyển Nợ đúng gửi đi.

3. Trường hợp phát hiện sai sót giữa bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử trong phiên (các lệnh thanh toán của ngân hàng mình gửi đi thanh toán bù trừ được kê trên bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử) với cơ sở dữ liệu tại ngân hàng mình thì ngân hàng thành viên phải tra soát ngay ngân hàng chủ trì để tìm nguyên nhân và biện pháp giải quyết. Nếu sai sót là do có sự xâm nhập trái phép từ bên ngoài thì phải ngừng ngay hoạt động thanh toán bù trừ điện tử đồng thời phối hợp với ngân hàng chủ trì và thông báo cho các cơ quan chức năng biết để xử lý. Hoạt động thanh toán bù trừ chỉ được tiếp tục sau khi đã làm rõ được nguyên nhân và hệ thống đã được an toàn.

4. Đối với một số sai sót khác như sai tên, số hiệu tài khoản của người nhận Lệnh thanh toán, sai ký hiệu chứng từ và nội dung loại nghiêp vụ… (sai sót không thuộc các yếu tố kiểm soát, đối chiếu), khi nhận được tra soát của ngân hàng nhận Lệnh, ngân hàng gửi Lệnh phải trả lời tra soát ngay.

Điều 22. Điều chỉnh sai sót tại ngân hàng chủ trì

– Khi nhận được các Lệnh thanh toán cùng với các bảng kê từ ngân hàng thành viên gửi Lệnh chuyển đến, ngân hàng chủ trì phải đối chiếu, kiểm tra theo đúng quy định. Nếu phát hiện có sai sót như:

+ Sai chữ ký điện tử, ký hiệu mật.

+ Sai sót của các yếu tố trên Lệnh thanh toán với bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng chủ trì, sai sót giữa các yếu tố và tổng số Lệnh thanh toán với các yếu tố và tổng số Lệnh thanh toán được kê trên bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng chủ trì trong phiên thanh toán bù trừ thì ngân hàng chủ trì phải tiến hành tra soát ngay ngân hàng thành viên gửi lệnh để xác địnhnguyên nhân.

* Nếu phát hiện đó là sai sót do ngân hàng thành viên lập thì ngân hàng chủ trì phải trả lại Lệnh thanh toán sai, bảng kê sai do ngân hàng thành viên gửi Lệnh thanh toán và yêu cầu gửi lại Lệnh thanh toán và bảng kê đúng nếu các sai sót phát hiện khi chưa thực hiện thanh toán bù trừ điện tử.

* Nếu do xâm nhập trái phép từ ngân hàng thì ngân hàng chủ trì phải dừng ngay việc thanh toán bù trừ điện tử và phối hợp với các cơ quan chức năng để xác định nguyên nhân và có biện pháp giải quyết. Chỉ sau khi làm rõ được nguyên nhân và hệ thống đã được bảo đảm an toàn thì ngân hàng chủ trì mới thực hiện thanh toán bù trừ điện tử tiếp.

* Đối với trường hợp sai ký hiệu mật, chữ ký điện tử, các khóa bảo mật trong thanh toán bù từ điện tử hoặc bức điện bị lỗi do truyền thông thì ngân hàng chủ trì phải trả lại cả bức điện cho ngân hàng gửi lệnh.

– Trường hợp ngân hàng chủ trìcó nhận được Lệnh thanh toán nhưng ngân hàng gửi lệnh không gửi lệnh thanh toán đi hoặc ngân hàng nhận được lệnh thanh toán nhưng ngân hàng chủ trì không gửi thì ngừng tiến hành lệnh thanh toán đó và tìm nguyên nhân. Nếu do có sự xâm nhập từ bên ngoài vào làm giả lệnh thanh toán thì phải phối hợp cùng với ngân hàng thành viên tiến hành xử lý lệnh thanh toán giả, đồng thời ngừng họat động thanh toán bù trừ điện tử và thông báo cho các cơ quan chức năng biết. Hoạt động thanh toán bù trừ điện tử chỉ được hoạt động lại khi đã làm rõ nguyên nhân và hệ thống đã được đảm bảo an toàn.

– Nếu phát hiện sai sót sau khi đã thực hiện thanh toán bù trừ điện tử thì ngân hàng chủ trì phải lập tức thông báo cho ngân hàng nhận lệnh để ngừng ngay việc thực hiện thanh toán lệnh thanh toán có sai sót, đồng thời thông báo cho ngân hàng gửi biết để lập lệnh hủy và điều chỉnh vào phiên thanh toán bù từ tiếp theo.

– Trường hợp lệnh thanh toán bị thất lạc trên đường truyền tin thì ngân hàng chủ trì gửi lại lệnh thanh toán đó cho ngân hàng nhận lệnh và phải ghi rõ số lần gửi trên lệnh thanh toán và lý do bị thất lạc để tránh thực hiện thanh toán nhiều lần.

Điều 23: Điều chỉnh sai sót tại ngân hàng thành viên nhận lệnh

1. Khi tiếp nhận các lệnh thanh toán cùng các bảng kê từ ngân hàng chủ trì, ngân hàng thành viên tiến hành kiểm soát và đối chiếu theo quy định, nếu phát hiện các sai sót như:

+ Sai chữ ký điện tử, ký hiệu mật.

+ Sai các yếu tố đối chiếu giữa các lệnh thanh toán với bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử.

Các trường hợp này, ngân hàng thành viên nhận lệnh không được phép thanh toán mà phải tra soát ngay ngân hàng chủ trì để xác định rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định:

– Hủy bỏ lệnh thanh toán sai và yêu cầu ngân hàng chủ trì gửi lại lệnh thanh toán đúng thay thế chỉ trong trường hợp biết chắc chắn sai sót do lỗi kỹ thuật gây ra.

– Nếu phát hiện có hiện tượng lệnh thanh toán bị giả mạo, nghi giả mạo hoặc có thông tin lạ xâm nhập trái phép thì phải thông báo kịp thời cho ngân hàng chủ trì và phối hợp áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa cần thiết đảm bảo an toàn tài sản và an toàn cho hệ thống.

– Nếu phát hiện sai các yếu tố trên lệnh thanh toán sau khi đã thực hiện lệnh thanh toán cho khách hàng thì ngân hàng thành viên nhận lệnh phải tiến hành thu hồi lại số tiền đã thanh toán hoặc có biện pháp ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; đồng thời điện báo cho ngân hàng chủ trì và ngân hàng gửi lệnh biết để có biện pháp xử lý thích hợp.

2. Phát hiện một lệnh thanh toán do ngân hàng chủ trì gửi nhiều hơn 1 lần hoặc có nguy cơ đã gửi nhiều hơn một lần thì Ngân hàng nhận Lệnh phải gửi ngay thông báo về Lệnh thanh toán trùng tới Ngân hàng chủ trì.

3. Trường hợp khi kiểm tra, đối chiếu Ngân hàng nhận lệnh phát hiện thừa, thiếu, lệnh thanh toán so với bảng kết quả thanh toán bù trừ hoặc nhầm lẫn lệnh thanh toán của một ngân hàng khác thì ngân hàng thành viên nhận lệnh tiến hành xử lý:

* Phải hạch toán theo đúng số liệu của ngân hàng chủ trì đã thanh toán

* Sau đó:

+ Đối với trường hợp thừa lệnh thanh toán so với bảng kết quả thanh toán bù trừ:

Không thực hiện thanh toán lệnh thanh toán thừa mà phải điện tra soát ngay ngân hàng chủ trì để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp đảm bảo an toàn tài sản, an toàn hệ thống.

+ Trong trường hợp thiếu lệnh thanh toán so với bảng kết quả thanh toán bù trừ thì ngân hàng thành viên nhận lệnh phải tra soát ngay ngân hàng chủ trì, nếu đúng có lệnh thanh toán này thì ngân hàng chủ trì phải gửi bổ sung lệnh thanh toán bị thiếu.

+ Trường hợp nhầm lẫn lệnh thanh toán của một ngân hàng khác:

Nếu là lệnh thanh toán của một ngân hàng khác cùng tham gia thanh toán bù trừ hoặc không tham gia thanh toán bù trừ với ngân hàng mình hoặc lệnh thanh toán có sai sót không chấp nhận thanh toán được thì ngân hàng thành viên nhận phải trả lại lệnh thanh toán sai này cho ngân hàng đã gửi lệnh thanh toán vào phiên thanh toán bù trừ kế tiếp. Tuyệt đối nghiêm cấm việc các ngân hàng thành viên chuyển tiếp lệnh thanh toán

4. Đối với lệnh thanh toán bị sai thiếu

Khi nhận được lệnh thanh toán bổ sung chuyển tiền thiếu của ngân hàng thành viên gửi lệnh, ngân hàng thành viên nhận lệnh phải đối chiếu, kiểm soát chặt chẽ lại lệnh thanh toán bị sai thiếu và lệnh thanh toán bổ sung, nếu hợp lệ thì hạch toán lệnh thanh toán bổ sung như các lệnh thanh toán bình thường khác

5. Đối với lệnh thanh toán bị sai thừa

a/ Trường hợp phát hiện trước khi hạch toán vào tài khoản của khách hàng: Nếu ngân hàng thành viên nhận lệnh nhận được thông báo hoặc điện tra soát của ngân hàng thành viên gửi lệnh trước khi nhận được lệnh thanh toán thì ngân hàng thành viên nhận lệnh phải mở sổ theo dõi lệnh thanh toán bị sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời.

– Khi nhận được lệnh thanh toán từ ngân hàng chủ trì đến ngân hàng nhận lệnh phải kiểm soát, đối chiếu với nội dung nhận được, nếu xác định sai sót như đã thông báo thì xử lý sau:

+ Nếu là lệnh chuyển Có, ghi:

Nợ TK: Thanh toán bù trừ của NHTV

Có TK: Các khoản chờ thanh toán khác

Có TK: Thích hợp

Toàn bộ số tiền

Số tiền thừa

Số tiền đúng

+ Nếu là lệnh chuyển Nợ, ghi:

Nợ TK: Thích hợp

Nợ TK: Các khoản chờ thanh toán khác

Có TK: Thanh toán bù trừ của NHTV

Số tiền đúng

Số tiền thừa

Toàn bộ số tiền

Khi nhận được yêu cầu hủy lệnh chuyển Có đối với số tiền thừa (trường hợp lệnh chuyển Có bị sai thừa) hoặc lệnh hủy lệnh chuyển Nợ đối với số tiền thừa (trường hợp lệnh chuyển Nợ bị sai thừa) của ngân hàng thành viên gửi lệnh đến thì xử lý:

– Đối với lệnh chuyển Có bị sai thừa: Căn cứ vào yêu cầu hủy lệnh chuyển Có để lập lệnh chuyển Có để chuyển trả lại số tiền thừa ghi:

Nợ TK: Các khoản chờ thanh toán khác

Có TK: Thanh toán bù trừ của NHTV

Số tiền chuyển thừa trên

Lệnh chuyển Có bị sai thừa

– Đối với lệnh chuyển Nợ bị sai thừa: Căn cứ vào lệnh hủy lệnh chuyển Nợ ghi:

Nợ TK: Thanh toán bù trừ của NHTV

Có TK: Các khoản chờ thanh toán khác

Số tiền thừa trên

Lệnh chuyển Nợ bị sai thừa

b/ Trường hợp nhận được thông báo chuyển tiền thừa của ngân hàng thành viên gửi lệnh sau khi đã trả tiền cho khách hàng thì ngân hàng thành viên nhận lệnh phải mở sổ theo dõi lệnh thanh toán bị sai sót và xử lý:

– Đối với lệnh chuyển Có bị sai thừa: Khi nhận được yêu cầu hủy lệnh chuyển Có đối với số tiền đã thanh toán thừa của ngân hàng thành viên gửi lệnh, nếu kiểm soát đúng thì ngân hàng thành viên nhận lệnh xử lý:

+ Trường hợp số dư tài khoản của khách hàng có đủ để thu hồi số tiền đã chuyển thừa: Căn cứ vào yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có để lập lệnh chuyển Có chuyển trả lại ngân hàng thành viên gửi lệnh số tiền thừa để thanh toán vào phiếu thanh toán bù trừ kế tiếp:

Nợ TK: tiền gửi của khách hàng

Có TK: thanh toán bù trừ của NHTV

Số tiền chuyển thừa

Phải trả ngân hàng A

+ Trường hợp tài khoản tiền gửi của khách hàng không đủ số dư để thu hồi thì ngân hàng thành viên nhận lệnh mở sổ theo dõi yêu cầu hủy lệnh chuyển Có chưa thực hiện được và yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện yêu cầu hủy này. Khi khách hàng nộp đủ tiền, kế toán ghi xuất sổ theo dõi yêu cầu hủy lệnh chuyển Có chưa được thực hiện, lập lệnh chuyển Có gửi đi thanh toán bù trừ và hạch toán như đã hướng dẫn trên

+ Trường hợp khách hàng không đủ khả năng thanh toán hoặc khách hàng vãng lai không xác định được tung tích, thì ngân hàng thành viên nhận lệnh phải phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Tòa án… để tìm mọi biện pháp thu hồi lại tiền. Sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi mà vẫn không thu hồi được hoặc thu không đủ thì ngân hàng thành viên nhận lệnh từ chối chấp nhận. Yêu cầu hủy lệnh chuyển Có, ghi rõ lý do từ chối kèm theo số tiền thu hồi được (nếu có), gửi trả lại ngân hàng thành viên gửi lệnh đồng thời ghi xuất sổ theo dõi yêu cầu hủy Lệnh chuyển có chưa được thực hiện.

6. Nếu phát hiện có sai sót trên Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử do ngân hàng chủ trì gửi đến thì ngân hàng thành viên nhận lệnh tiến hành xử lý:

– Không được hạch toán kết quả thanh toán bù trừ điện tử có sai sót.

– Điện tra soát Ngân hàng chủ trì để xác định nguyên nhân sai sót:

+ Nếu xác định nguyên nhân sai sót là do lỗi kĩ thuật hoặc do ngân hàng chủ trì tính sai thì đề nghị Ngân hàng chủ trì gửi lại Bảng kết quả thanh toán trù điện tử đúng và tiến hành hạch toán bình thường (sau khi đã nhận được bảng kết quả thanh toán bù trừ đúng).

+ Nếu xác định nguyên nhân sai sót là do xâm nhập hệ thống trái phép từ bên ngoài vào làm sai lệch số liệu thì phải phối hợp với Ngân hàng chủ trì và các cơ quan chức năng tìm biện pháp xử lý đồng thời ngừng hoạt động thanh toán bù trừ điện tử. Hoạt động thanh toán bù trừ điện tử chỉ được hoạt động lại sau khi đã được làm rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp bảo mật khác có đủ điều kiện ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào.

7. Điều chỉnh các sai sót khác:

a/ Đối với Lệnh thanh toán sai địa chỉ khách hàng (Lệnh thanh toán chuyển đúng Ngân hàng thành viên nhận lệnh nhưng không có người nhận lệnh hoặc người nhận lệnh mở tài khoản tại ngân hàng khác): Ngân hàng thành viên nhận lệnh hạch toán vào tài khoản các khoản chờ thanh toán khác sau đó lập Lệnh thanh toán trả lại Ngân hàng thành viên gửi lệnh kèm với thông báo từ chối thanh toán Lệnh thanh toán (ghi dõ lí do). Nghiêm cấm việc Ngân hàng thành viên tự ý chuyển tiếp Lệnh thanh toán.

b/ Khi kiểm soát phát hiện các sai sót như sai tên, số liệu tài khoản của người nhận lệnh thanh toán (đúng tên nhưng sai số liệu hoặc ngược lại) ký hiệu chứng từ, loại nghiệp vụ:

Ngân hàng thành viên nhận lệnh chưa được hạch toán Lệnh thanh toán mà phải tra soát ngay Ngân hàng thành viên gửi lệnh, chỉ sau khi kiểm soát lại đúng mới xử lý tiếp. Ngân hàng thành viên nhận lệnh thống kê các sai sót vào sổ theo dõi lệnh thanh toán bị sai sót để phục vụ cho công tác tra cứu, đối chiếu khi cần thiết.

Khi nhận được trả lời tra soát của ngân hàng thành viên gửi lệnh, Ngân hàng thành viên nhận lệnh tiến hành xử lý hạch toán theo đúng quy định.

Trường hợp đến phiên quyết toán thanh toán bù trừ điện tử mà ngân hàng thành viên nhận lệnhh vẫn không nhận được trả lời tra soát của Ngân hàng thành viên gửi lệnh thì ngân hàng thành viên nhận lệnh sẽ trả lại các lệnh thanh toán bị sai cho ngân hàng thành viên gửi lệnh.

Điều 24. Đối với huỷ lệnh thanh toán theo yêu cầu của khách hàng.

1. Xử lý tại ngân hàng thành viên gửi lệnh:

Khi tiếp cận yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có (đối với huỷ lệnh chuyển Có) hoặc lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ (đối với huỷ lệnh chuyển Nợ) của khách hàng, Ngân hàng thành viên gửi lệnh phải kiểm tra tính hợp lệ của yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có hoặc lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ. Nếu không hợp lệ thì trả lại cho khách hàng, nếu hợp lệ thì xử lý:

1.1. Trường hợp huỷ môt lệnh thanh toán chưa được thực hiện (chưa được gửi đi thanh toán bù trừ điện tử):

Ngân hàng thành viên gửi lệnh gửi cho khách hàng thông báo chấp nhận yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có hoặc lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ và không tiến hành thực hiện lệnh thanh toán đó (không hạch toán).

1.2. Trường hợp huỷ một lệnh thanh toán đã được thực hiện và gửi đi:

– Đối với yêu cầu huỷ lệnh chuyển có:

+ Căn cứ vào Yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có hợp lệ của khách hàng, kế toán viên thanh toán bù trừ điện tử bổ sung các yếu tố của yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có (theo mẫu phụ lục số 3) và ghi chữ kí điện tử của mình lên yêu cầu huỷ.

+ Người kiểm soát phải kiểm soát lại các yếu tố của yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có vừa lập với Yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có của khách hàng để đảm bảo sự chính xác và khớp đúng. Nếu đúng người kiểm soát ghi chữ kí điện tử của mình lên Yêu cầu huỷ để gửi ngay đến Ngân hàng thành viên nhận lệnh.

Ngân hàng thành viên gửi lệnh phải ghi nhập sổ theo dõi yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có đã gửi đi.

Khi nhận được lệnh chuyển Có của ngân hàng nhận lệnh hoàn trả lại số tiền của lệnh chuyển Có bị huỷ, ngân hàng thành viên gửi lệnh căn cứ vào lệnh chuyển Có đến hạch toán:

Nợ TK: Thanh toán bù trừ của NHTV

Có TK: Thích hợp (TK trước đây đã ghi nợ)

– Đối với huỷ lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền:

Căn cứ vào lệnh huỷ, ngân hàng thành viên gửi lệnh tiến hành trích tài khoản của khách hàng đã ghi có trước đây để chuyển trả lại ngân hàng thành viên nhận lệnh:

Nợ TK: thích hợp (TK trước đây đã ghi có)

Có TK: thanh toán bù trừ của NHTV

2. Xử lý tại ngân hàng thành viên nhận lệnh:

2.1. Đối với lệnh huỷ lệnh chuyển nợ: khi nhận được lệnh huỷ từ Ngân hàng chủ trì, ngân hàng thành viên nhận lệnh tiến hành thực hiện như một lệnh chuyển Có đến bình thường.

– Nếu phát hiện yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có bị sai sót thì ngân hàng thành viên nhận lệnh lập thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có (ghi rõ lí do từ chối) gửi trả lại ngân hàng thành viên gửi lệnh đồng thời phải thông báo lí do từ chối với ngân hàng chủ trì biết.

– Nếu nhận được lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ bị sai sót (Lệnh này nhận được trong phiên thanh toán bù trừ) thì Ngân hàng thành viên nhận lệnh xử lý như đối với lệnh chuyển Có bị sai.

2.2. Nếu Yêu cầu huỷ hoặc lệnh huỷ hợp lệ thì xử lý:

a/ Huỷ một lệnh thanh toán chưa được thực hiện

Ngân hàng thành viên nhận lệnh gửi ngay cho Ngân hàng thành viên gửi lệnh thông báo chấp nhận Yêu cầu huỷ.

– Đối với lệnh chuyển Có:

+ Căn cứ vào lệnh chuyển Có đến (lệnh chuyển có bị huỷ) hạch toán:

Nợ TK thanh toán bù trừ của NHTV

Có TK các khoản chờ thanh toán khác

+ Căn cứ Yêu cầu huỷ để lập lệnh chuyển Có trả tại ngân hàng thành viên gửi lệnh vào phiên bù trừ kế tiếp và hạch toán

Nợ TK các khoản chờ thanh toán khác

Có TK thanh toán bù trừ của NHTV

– Đối với lệnh chuyển Nợ:

+ Căn cứ vào lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến hạch toán

Nợ TK thanh toán bù trừ của NHTV

Có TK thích hợp (trước đây đã ghi Có theo lệnh chuyển Nợ của phiên TTBT trước đó)

b/ Huỷ một lệnh thanh toán đã được thực hiện:

– Đối với Yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có đến:

+ Nếu lệnh chuyển Có đến đã được thực hiện thì ngân hàng thành viên nhận lệnh phải gửi ngay yêu cầu huỷ cho khách hàng để thông báo. Chỉ trong trường hợp khách hàng đồng ý (bằng văn bản) hoặc nộp tiền mặt lập chứng từ thanh toán trích tài khoản của mình để chuyển trả thì ngân hàng thành viên nhận lệnh mới thực hiện Yêu cầu huỷ và lập Lệnh chuyển có để thanh toán bù trừ và hạch toán:

Nợ TK thích hợp (TK trước đây đã ghi Có theo lệnh chuyển Có bị huỷ của phiên TTBT trước đó)

Có TK thanh toán bù trừ của NHTV

Sau đó phải gửi lại thông báo chấp nhận yêu cầu huỷ cho ngân hàng thành viên gửi lệnh và ngân hàng chủ trì biết.

+ Đối với Yêu cầu huỷ không được sự chấp thuận chuyển trả của khách hàng thì ngân hàng thành viên nhận lệnh lập thông báo từ chối chấp nhận Yêu cầu huỷ (ghi rõ lí do) gửi lại ngân hàng thành viên gửi lệnh và ngân hàng chủ trì biết.

– Đối với lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến:

Căn cứ vào lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến ngân hàng thành viên nhận lệnh hạch toán:

Nợ TK thanh toán bù trừ của NHTV

Có TK thích hợp (TK trước đây đã ghi Nợ theo lệnh chuyển Nợ của phiên TTBT trước đó)

Phần 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Vụ trưởng Vụ kế toán – tài chính, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử giữa các ngân hàng.

Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám Đốc chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện quy trình này trong đơn vị mình.

Điều 26. Việc sửa đổi, bổ sung quy trình này do Thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định.

 

PHỤ LỤC SỐ: 1A

LỆNH CHUYỂN CÓ

Số lệnh:……….(2)…………….. Ngày lập…………/………./………………(2)…………..

Ký hiệu chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ:…………………………(2)…………..

Ngày giá trị:……………………………………………………………………….(2)…………..

Ngân hàng thành viên gửi lệnh:…….(2)……. Mã NH:……(1)………(2)…………..

Ngân hàng thành viên Nhận lệnh:….(2)…… Mã NH:…….(1)………(2)………….

Người trả/chuyển tiền:……………………………………… (1)……………………………

Địa chỉ/Số CMND, Hộ chiếu:……………………………. (1)……………………………

Tài khoản:………………………………………………………. (1)……………………………

Tại Ngân hàng (KBNN):…………………………………… (1)……………………………

Người thụ hưởng:……………………………………………. (1)……………………………

Địa chỉ/Số CMND, Hộ chiếu:…………………………… (1)……………………………

Tài khoản:………………………………………………………. (1)……………………………

Tại Ngân hàng (KBNN):…………………………………… (1)……………………………

Mã số thuế của người nộp thuế:…………………………. (1)……………………………

Mục lục Ngân sách của người nộp ngân sách:……… (1)……………………………

Nội dung:………………………………………(1)………………………………………………

Số tiền bằng số

……..(1)……..(2)…….VNĐ

……………………………………………………………………………..

Số tiền bằng chữ:…………………………….(1)………………

……………………………………………………………………………

NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBT

– Xác nhận đã kiểm soát……….(ký tên)……

– Người kiểm soát…………..(tên)……………..

Truyển đi lúc………giờ……….phút

Ngày ………./…………./………….

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN GỬI LỆNH

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT (3)

Nhận lúc……….. giờ………. phút

Ngày………./………../………………

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN NHẬN LỆNH

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT

Ghi chú:

– Đối với khách hàng không có tài khoản thì phải ghi rõ địa chỉ, số chứng minh, ngày cấp, nơi cấp.

– (1) Yếu tố do kế toán giao dịch nhập dữ liệu

– (2) Yếu tố do kế toán thanh toán bù trừ điện tử nhập dữ liệu.

– (3) Yếu tố của người kiểm soát (trưởng phòng kế toán).

– Riêng đối với chứng từ thanh toán với kho bạc thì các NHTV phải ghi đầy đủ các yếu tố mã số thuế, Mục lục Ngân sách theo đúng mục lục Ngân sách của đơn vị nộp ngân sách.

Riêng yếu tố ký hiệu chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ: Phải ghi ký hiệu của chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ dùng để làm căn cứ lập lên Lệnh thanh toán này (ví dụ: Uỷ nhiệm chi chuyển tiền).

PHỤ LỤC SỐ: 1B

LỆNH CHUYỂN NỢ

Số lệnh:……….(2)…………….. Ngày lập…………/………./………………(2)…………..

Ký hiệu chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ:…………………………(2)…………..

Ngày giá trị:……………………………………………………………………….(2)…………..

Ngân hàng thành viên gửi lệnh:…….(2)……. Mã NH:……(1)………(2)…………..

Ngân hàng thành viên Nhận lệnh:….(2)…… Mã NH:…….(1)………(2)………….

Người thụ hưởng:……………………………………………. (1)……………………………

Địa chỉ/Số CMND, Hộ chiếu:…………………………… (1)……………………………

Tài khoản:………………………………………………………. (1)……………………………

Tại Ngân hàng (KBNN):…………………………………… (1)……………………………

Mã số thuế của người nộp thuế:…………………………. (1)……………………………

Mục lục Ngân sách của người nộp ngân sách:……… (1)……………………………

Người trả tiền:…………………………………………………. (1)……………………………

Địa chỉ/Số CMND, Hộ chiếu:……………………………. (1)……………………………

Tài khoản:………………………………………………………. (1)……………………………

Tại Ngân hàng (KBNN):…………………………………… (1)……………………………

Nội dung:………………………………………(1)………………………………………………

Số tiền bằng số

……..(1)……..(2)…….VNĐ

……………………………………………………………………………..

Số tiền bằng chữ:…………………………….(1)………………

……………………………………………………………………………

NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBT

– Xác nhận đã kiểm soát……….(ký tên)……

– Người kiểm soát…………..(tên)……………..

Truyển đi lúc………giờ……….phút

Ngày ………./…………./………….

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN GỬI LỆNH

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT (3)

Nhận lúc……….. giờ………. phút

Ngày………./………../…………

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN NHẬN LỆNH

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT

Ghi chú:- Đối với khách hàng không có tài khoản thì phải ghi rõ địa chỉ, Số chứng minh, ngày cấp nơi cấp.

– (1) Yếu tố do kế toán giao dịch nhập dữ liệu

– (2) Yếu tố do kế toán thanh toán bù trừ điện tử nhập dữ liệu.

– (3) Yếu tố của người kiểm soát (Trưởng phòng kế toán)

– Riêng đối với chứng từ thanh toán với Kho bạc thì các NHTV phải ghi đầy đủ các yếu tố mã số thuế. Mục lục Ngân sách theo đúng mục lục Ngân sách của đơn vị nộp ngân sách.

* Riêng yếu tố ký hiệu chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ: Phải ghi ký hiệu của chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ dùng để làm căn cứ lập lên lệnh thanh toán này (ví du: Uỷ nhiệm thu)

PHỤ LỤC SỐ: 2

LỆNH HUỶ LỆNH CHUYỂN NỢ

Số lệnh:………………..(2)…………….. Ngày lập……/……/………..(2)………………………

Ký hiệu chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ……………………(2)………………………

Ngày giá trị………………………………………………………………….(2)………………………

Ngân hàng thành viên gửi lệnh…….(2)……. Mã NH…..(1)…..(2)………………………

Ngân hàng thành viên nhận lệnh….(2)…….. Mã NH…..(1)…..(2)……………………..

Người phát lệnh:……………………………………………………(1)………………………………

Địa chỉ/số CMND, Hộ chiếu:………………………………….(1)………………………………

Tài khoản……………………………………………………………..(1)………………………………

Tại Ngân hàng (KBNN)………………………………………….(1)………………………………

Người nhận lệnh:………………………………………………….(1)………………………………

Địa chỉ/Số CMND, Hộ chiếu…………………………………(1)………………………………

Tài khoản……………………………………………………………(1)……………………………….

Tại Ngân hàng (KBNN) ………………………………………..(1)……………………………….

Mã số thuế của người nộp thuế………………………………(1)……………………………….

Mục lục Ngân sách của người nộp Ngân sách………….(1)……………………………….

Nội dung:……….. (Huỷ số tiền của Lệnh chuyển Nợ số:………. Ký hiệu Lệnh:………….. Lập ngày……/…..lý do…………)………………….(1)………………………………..

Số tiền bằng chữ………………………………………………..(1)………………………………….

NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBT

– Xác nhận đã kiểm soát…..(ký tên)……

– Người kiểm soát…………..(tên)…………

Truyển đi lúc…………giờ………..phút

Ngày………/…………/………….

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN GỬI LỆNH

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT (3)

Nhận lúc………giờ………..phút

Ngày………/………/………..

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN NHẬN LỆNH

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT

Ghi chú:

– (1) Yếu tố do kế toán giao dịch nhập dữ liệu

– (2) Yếu tố do kế toán thanh toán bù trừ điện tử nhập dữ liệu

– (3) Yếu tố của người kiểm soát (Trưởng phòng kế toán)

– Riêng đối với chứng từ thanh toán với kho bạc thì các NHTV phải ghi đầy đủ các yếu tố mã số thuế. Mục lục Ngân sách theo đúng mục lục Ngân sách của đơn vị nộp Ngân sách.

PHỤ LỤC SỐ: 3

YÊU CẦU HUỶ LỆNH CHUYỂN CÓ

Lập ngày……./……./…….

Số………………..

Ngân hàng thành viên gửi lệnh:……………………(Ngân hàng A)……Mã NH…………

Ngân hàng thành viên nhận lệnh:…………………(Ngân hàng B)…….Mã NH…………

Căn cứ vào…………………………………..số………………lập ngày……../……./……………..

của…………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ/Số CMND…………………………………………………………………………………….

Yêu cầu………..(Ngân hàng thành viên B)……..Huỷ lệnh chuyển Có số……………..

Lập ngày……../………/………..và chuyển trả lại theo địa chỉ sau:

Người nhận tiền:……………………………………………………………………………………….

Địa chỉ/Số CMND, Hộ chiếu……………………………………………………………………..

Tài khoản…………………………………………………………………………………………………

Tại Ngân hàng (KBNN) ……………………………………………………………………………..

Mã số thuế của người nộp thuế……………………………………………………………………

Mục lục Ngân sách của người nộp Ngân sách……………………………………………….

SỐ TIỀN Y/C HUỶ BẰNG SỐ…………………………VNĐ

Lý do huỷ………………………………………………………

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

Số tiền Yêu cầu huỷ (bằng chữ) ………………………..

……………………………………………………………………..

Truyền đi lúc…….giờ………phút

Ngày……../………../………..

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN GỬI

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT

Nhận lúc……..giờ……..phút

Ngày……../………./………..

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN NHẬN

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT

Ghi chú:

– Riêng đối với chứng từ thanh toán với Kho bạc thì các NHTV phải ghi đầy đủ các yếu tố mã số thuế. Mục lục Ngân sách theo đúng mục lục Ngân sách của đơn vị nộp Ngân sách.

PHỤ LỤC SỐ: 4

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN

…………(Tên NHTV)……………

Mã NH………………………………

Số……………/BKTV-TTBTĐT

BẢNG KÊ

CÁC LỆNH THANH TOÁN CHUYỂN ĐI NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ

Phiên TTBT số…………ngày……../………/……………

Số TT

Số lệnh

Ngày lập lệnh

Ký hiệu lệnh

Mã NHTV nhận lệnh

Doanh số phát sinh

         

Nợ

1

2

3

4

5

6

7

A/ Các lệnh thanh toán chưa được xử lý bù trừ của phiên TTBTĐT trước để lại:
             
             

Cộng A:

   
B/ Các lệnh thanh toán phát sinh trong phiên TTBT
             
             

Cộng B:

   
I/ Cộng P/S (A+B):

xxx

xxx

II/ Chênh lệch: (Nợ hoặc Có)  

xxx

               

Tổng hợp Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì TTBTĐT:

  Số món Số tiền
Lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ Lệnh chuyển Nợ    
Lệnh chuyển Nợ    

Lập lúc:……giờ…..phút

Ngày …./…./…..

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT

CHỦ TÀI KHOẢN

Ghi chú :

– Mẫu này do Ngân hàng thành viên lập (2 bản): 1 bản lưu tại NHTV; 1 bản gửi Ngân hàng chủ trì trước thời điểm tiến hành phiên TTBTĐT.

– Ký hiêu Lệnh:

30- Lệnh chuyển Có – thể hiện vào cột DSPS Có (cột 7)

31- Lệnh chuyển Nợ – thể hiện vào cột DSPS Nợ (cột 6)

32- Huỷ lệnh chuyển tiền – thể hiện vào cột DSPS Có (cột 7)

– Yếu tố của chủ tài khoản (Giám đốc) ngân hàng thành viên trường hợp NHNN đóng vai trò là trung gian chuyển tiếp Lệnh thanh toán thì không cần ghi yếu tố này.

– Các Lệnh thanh toán chuyển đi được sắp xếp theo số Lệnh thanh toán

PHỤ LỤC SỐ: 5

NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBTĐT

Mã NH:…………………………………….

………………………………………………..

Số:………………………/KQ- TTBTĐT

BẢNG KẾT QUẢ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ

THANH TOÁN VỚI NGÂN HÀNG:……… Tên (NHTV)… Mã NH:………..

Trong phiên TTBTĐT số:………….. ngày…../…../………

TK Nợ:………………..

TK Có:………………..

A. Các lệnh thanh toán của Ngân hàng thành viên gửi đi đã được xử lý bù trừ:

Số TT

Số lệnh

Ngày lập lệnh

Ký hiệu lệnh

Mã NHTV nhận lệnh

Số tiền

         

Được thu

Phải trả

1

2

3

4

5

6

7

             
             
             
             
I/ Cộng P/S:

xxx

xxx

II/ Chênh lệch: (Nợ hoặc Có)  

xxx

B. Các lệnh thanh toán ngân hàng thành viên nhận về trong phiên thanh toán bù trừ:

Số TT

Số lệnh

Ngày lập lệnh

Ký hiệu lệnh

Mã NHTV gửi lệnh

Số tiền

         

Được thu

Phải trả

1

2

3

4

5

6

7

             
             
             
             
             
I/ Cộng P/S:

xxx

xxx

II/ Chênh lệch: (Nợ hoặc Có)

xxx

 

C. Số tiền chênh lệch ngân hàng thành viên phải thanh toán hoặc được hưởng (được thu):

– Tổng số tiền được thu: (Tổng cộng cột 6 phần A + Tổng cộng cột 6 phần B) – Tổng cộng cột 7 phần A + Tổng cộng cột 7 phần B):

– Hoặc tổng số tiền phải trả: (Tổng cộng cột 7 phần A + Tổng cộng cột 7 phần B) – (Tổng cộng cột 6 phần A + tổng cộng cột 6 phần B):

Số tiền bằng chữ (được thu/phải trả):…………………………………………

D. Các lệnh thanh toán chưa xử lý bù trừ chuyển phiên sau (trong ngày) hoặc trả lại ngân hàng thành viên (vào cuối ngày):

Số TT

Số lệnh

Ngày lập lệnh

Ký hiệu lệnh

Mã NHTV nhận lệnh

Số tiền

         

Nợ

1

2

3

4

5

6

7

             
             
             
             

Cộng:

   

Truyền đi lúc……. giờ…. phút

Ngày……../……../…………..

NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBTĐT

Lập lúc:…giờ…. phút…..

Ngày……/……./………..

LẬP BẢNG KIỂM SOÁT

(ký tên)

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN NHẬN

Nhận lúc:…giờ…. phút…..

Ngày………/……/………

KẾ TOÁN KIỂM SOÁT

Ghi chú:

Tại phần A: Các lệnh thanh toán chuyển đi được sắp xếp theo số lệnh thanh toán

+ Ký hiệu Lệnh:

30- Lệnh chuyển Có – thể hiện vào cột phải trả (cột 7)

31- Lệnh chuyển Nợ – thể hiện vào cột được thu (cột 6)

32- Huỷ lệnh chuyển tiền – thể hiện vào cột phải trả (cột 7)

– Tại phần B các lệnh thanh toán được sắp xếp theo trật tự “mã ngân hàng thành viên gửi lệnh”.

+ Kí hiệu Lệnh:

30- Lệnh chuyển Có – thể hiện số tiền vào cột được thu (cột 6)

31- Lệnh chuyển Nợ – thể hiện số tiền vào cột phải trả (cột 7)

32- Huỷ lệnh chuyển Nợ – thể hiện số tiền vào cột được thu (cột 6)

PHỤ LỤC SỐ: 6

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TỈNH, TP…..

NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBTĐT

Số:…./BK-TTBTĐT

BẢNG TỔNG HỢP KIỂM TRA

KẾT QUẢ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ

Phiên TTBTĐT:………….. Ngày …./…/…..

STT

Tên ngân hàng thành viên

Mã NH

Tổng số được thu

Tổng số phải trả

Chênh lệch

     

Số món

Số tiền

Số món

Số tiền

Được thu

Phải trả

1

2

3

4

5

6

7

8

9

01 Ngân hàng thành viên 1              
02 Ngân hàng thành viên 2              
03 Ngân hàng thành viên 3              
04 Ngân hàng thành viên 4              
…. ………              
n Ngân hàng thành viên n              

Tổng cộng:

           

– Về tổng số tiền:

Tổng số tiền được thu = tổng số tiền phải trả (tổng cộng cột 5 = tổng cộng cột 7)

Chênh lệch số tiền được thu = chênh lệch số tiền phải trả (tổng cộng cột 8 = tổng cộng cột 9)

– Về tổng số món:

Tổng số món được thu=Tổng số món phải trả (tổng cộng cột 4=tổng cộng cột 6)

NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Ghi chú: – Bảng này chỉ lập tại ngân hàng chủ trì để kiểm tra kết quả thanh toán bù trừ tại phiên đó.

– Căn cứ vào bảng kết quả TTBTĐT (số tổng cộng) của từng NHTV (phụ lục 7) để lập bảng này.

PHỤ LỤC SỐ: 7

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN

MÃ NGÂN HÀNG………………………

Số:…./KT

ĐIỆN XÁC NHẬN

KẾT QUẢ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ

PHIÊN SỐ………/ TRONG NGÀY

Lập ngày ………./………/………….

Kính gửi: (tên Ngân hàng chủ trì)………………… mã Ngân hàng…………….

Căn cứ……………………………………………………………………………….

Ngân hàng…….. (Tên Ngân hàng thành viên) Mã NH………………

Xác nhận kết quả thanh toán bù trừ phiên số……/trong ngày của NH như sau:

Nội dung

Số phải thu của các NH khác

Số phải trả của các NH khác

Chênh lệch

 
 

S.món

S.tiền

S.món

S.tiền

Phải thu

Phải trả

1

2

3

4

5

6

7

I. Các Lệnh thanh toán gửi đi đã thanh toán bù trừ            
II. Các lệnh thanh toán đã nhận về            

Tổng cộng:

           
               

Số tiền bằng chữ (được thu hoặc phải trả):…………………………………………….

Truyền đi lúc…. giờ… phút

Ngày…./…/…

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT

CHỦ TÀI KHOẢN

Ghi chú:

– Nếu xác nhận kết quả TTBT trong phiên thì bỏ trong ngày và ngược lại

– Đối với xác nhận kết quả TTBT trng phiên thì căn cứ vào Bảng kết quả TTBT, đối với xác nhận TTBTĐT trong ngày thì không ghi yếu tố này.

PHỤ LỤC SỐ: 8

NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBTĐT

MÃ NH………………………

Số:…./BK-TTBTĐT

BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ

Ngày…./…./….

Của ngân hàng thành viên:……………… Mã NH…………….

I. Tổng hợp các Lệnh thanh toán đã được bù trừ trong ngày:

Số TT

Phiên TTBT số

Bảng kết quả TTBT số

Số chênh lệch

     

Được thu

Phải trả

     

S.món

S.Tiền

S.món

S.Tiền

1

2

3

5

6

7

8

A- Lệnh thanh toán của NH gửi đi trong ngày:
             
             

Cộng (A):

       
B- Lệnh thanh toán của NH nhận vé trong ngày:
             
             

Cộng (B):

       
Tổng cộng (A+B):        

Tổng số chênh lệch phải thanh toán trong ngày:

– Tổng số tiền được thu trong ngày: (Tổng số Cột 6 – Tổng số Cột 8)

– Hoặc Tổng số tiền phải trả trong ngày: (Tổng số Cột 8 – Tổng số Cột 6)

Số tiền bằng chữ (Được thu/Phải trả):…………………………………………………………

II. Các lệnh thanh toán còn lại cuối ngày không được xử lý bù trừ:

STT

Số lệnh

Ký hiệu Lệnh

Mã NHTV nhận Lệnh

Doanh số phát sinh

Lý do không được Thanh toán bù trừ

       

Nợ

 

1

2

3

4

5

6

7

             

Tổng cộng:

     

Truyền đi lúc… giờ….phút

Ngày…/…/….

NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ TTBTĐT

Lập lúc:…giờ…. phút…..

Ngày……/……./………..

LẬP BẢNG KIỂM SOÁT

(ký tên)

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN NHẬN

Nhận lúc:…giờ…. phút…..

Ngày………/……/………

KẾ TOÁN KIỂM SOÁT

PHỤ LỤC SỐ: 9

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN

……………..Tên NHTV……………

Mã NH:……………………………….

ĐIỆN TRA SOÁT

Ngày tra soát: ……/……/……..Số:………….

Tra soát Ngân hàng:……………..(tên NHTV)…………. Mã NH……………………..

Theo Lệnh chuyển Nợ/Có số:……………Ký hiệu lệnh:……Ngày lập…./……/……

Số tiền bằng chữ:………………………………………. Số tiền bằng số

Nội dung tra soát:………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………..

Truyền đi lúc ………giờ ………phút

Ngày ……../……../…………

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT

PHẦN TRẢ LỜI TRA SOÁT

Ngân hàng:…………………(tên NHTV)…………………………. Mã NH:……………….

Trả lời tra soát của Ngân hàng:………………………………….. Mã NH:……………….

Nội dung trả lời:……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Truyền đi lúc ……..giờ…….phút

Ngày ……../………./………..

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT

PHỤ LỤC SỐ: 10

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN

……………………………..

Mã NH: …………………..

THÔNG BÁO CHẤP NHẬN/TỪ CHỐI LỆNH THANH TOÁN

Lập ngày………./………/……….. Số:………………….

Kính gửi: (Tên Ngân hàng thành viên……………….Mã NH…………)

Ngân hàng:…………(tên NHTV gửi Lệnh)……………..Mã NH…………..

Thông báo đã chấp nhận/từ chối:……………………………………

Số Lệnh:……………… Ký hiệu Lệnh:…………….. Ngày lập:……../……../…………..

Ngân hàng thành viên Gửi Lệnh:……………………….Mã NH…………………………

Ngân hàng thành viên Nhận Lệnh:…………………….Mã NH…………………………

Người phát Lệnh:………………………………………………………………………………….

Địa chỉ/Số CMND:……………………………………………………………………………….

Tài khoản:……………………………………………………………………………………………

Tại ngân hàng:………………………………………………………………………………………

Người nhận Lệnh:………………………………………………………………………………….

Địa chỉ/Số CMND:……………………………………………………………………………..

Tài khoản:……………………………………………………………………………………………

Tại ngân hàng:………………………………………………………………………………………

Số tiền bằng chữ…………………………………….

……………………………………………………………. Số tiền bằng số

Lý do từ chối:……………….(dùng trong trường hợp từ chối)………………………..

Truyền đi lúc….giờ…….phút

Ngày……/……../……….

NGÂN HÀNG (KBNN) NHẬN LỆNH

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT

Nhận lúc ……giờ……..phút

Ngày……./……../……….

NGÂN HÀNG (KBNN) GỬI LỆNH

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT

Ghi chú:

– Nếu chấp nhận thì bỏ từ chối và ngược lại

– Nếu từ chối thì ghi rõ lý do, nếu chấp nhận thì không ghi yếu tố này.

Phụ lục số: 11

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN

……………………………..

Số:……./BB-BTĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

BIÊN BẢN SỰ CỐ KỸ THUẬT

TRONG THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ

Chúng tôi gồm có:

1/ Ông (bà):……………………………Chức vụ:………………………………………………..

2/ Ông (bà):……………………………Chức vụ:………………………………………………..

3/ Ông (bà):……………………………Chức vụ:………………………………………………..

Nhất trí xác định sự cố kỹ thuật trong thanh toán bù trừ điện tử sau đây:

– Sự cố kỹ thuật:……………………….(mô tả sự cố)………………………………………..

– Thời điểm xẩy ra sự cố:……………..Giờ………..phút, ngày………/……/…………..

– Nguyên nhân:…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Hậu quả của sự cố kỹ thuật: …………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Phương án xử lý sự cố kỹ thuật:………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

……… ngày….. tháng….. năm…….

CÁN BỘ TIN HỌC

KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC

Phụ lục số: 12

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN

……………………………..

Số:……./BB-BTĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

BIÊN BẢN CHUYỂN TIỀN (THỪA/THIẾU)

Chúng tôi gồm có:

1/ Ông (bà):…………………………… Chức vụ:………………………………………………..

2/ Ông (bà):…………………………… Chức vụ:………………………………………………..

3/ Ông (bà):…………………………… Chức vụ:………………………………………………..

Nhất trí xác định tình trạng, nguyên nhân và trách nhiệm trong việc chuyển tiền……. (thừa/thiếu)……….. dưới đây:

Lệnh chuyển (Nợ/Có) số:……. Ký hiệu Lệnh….. Ngày lập Lệnh:……/……/………

Ngân hàng thành viên Gửi Lệnh:………………………. Mã NH…………………………

Ngân hàng thành viên Nhận Lệnh:……………………. Mã NH…………………………

Người phát Lệnh:………………………………………………………………………………….

Địa chỉ/Số CMND:……………………………………………………………………………..

Tài khoản:……………………………………………………………………………………………

Tại ngân hàng (KBNN):………………………………………………………………………..

Người nhận Lệnh:………………………………………………………………………………….

Địa chỉ/Số CMND, Hộ chiếu:………………………………………………………………

Tài khoản:……………………………………………………………………………………………

Tại ngân hàng (KBNN):…………………………………………………………………………

Số tiền …………………………………………………………………………………………………

Đã chuyển……. (thừa/thiếu)……. là:……… đồng (bằng chữ:…………………………)

Nguyên nhân sai sót:……………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Người chịu trách nhiệm:………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Đề nghị quí Ngân hàng:…………… căn cứ Biên bản này để……….. (thu hồi ngay hoặc xử lý trả tiếp cho khách hàng)……. số tiền đã chuyển… (thừa/thiếu)…… nói trên.

……… ngày….. tháng….. năm…….

KẾ TOÁN

KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC

Phụ lục số: 13

NGÂN HÀNG…………………..

Tỉnh, thành phố……

…………………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

Ngày…. tháng…… năm…….

ĐƠN XIN THAM GIA THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ

Kính gửi: Ngân hàng……………………..

(Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử)

Tên tôi là:…….. Giám đốc chi nhánh Ngân hàng (KBNN)…… tỉnh, thành phố…. có mở tài khoản tiền gửi thanh toán số hoặc có hạn mức chi trả…… tại chi nhánh Ngân hàng………tỉnh, thành phố……………………………..

Căn cứ qui chế và qui trình kỹ thuật về thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng, xét thấy đơn vị chúng tôi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, năng lực để tham gia hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng và trở thành Ngân hàng thành viên của hệ thống thanh toán bù trừ điện tử. Chúng tôi làm đơn này:

Đề nghị chi nhánh Ngân hàng…………………tỉnh, thành phố…………cho chi nhánh Ngân hàng (KBNN)…………………..được tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng do chi nhánh Ngân hàng…………… làm chủ trì thanh toán bù trừ điện tử.

Chi nhánh Ngân hàng (KBNN)…………………………… xin cam kết.

1- Cam kết chấp hành đúng, đầy đủ Quy chế và quy trình kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng. Lập đúng, đầy đủ, kịp thời các chứng từ (Lệnh thanh toán) và các Bảng kê thanh toán bù trừ điện tử, đảm bảo số liệu chính xác, rõ ràng. Hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu, mất mát, gây tổn thất do lỗi của đơn vị mình.

2- Chấp thuận việc ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử chủ động trích tài khoản tiền gửi của chi nhánh Ngân hàng (KBNN)…………….. chúng tôi theo Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử để thanh toán khoản chênh lệch phải trả lớn hơn được thu của Ngân hàng chúng tôi để trả cho các Ngân hàng thành viên khác; và thanh toán cho Ngân hàng (KBNN)………….. chúng tôi số chênh lệch được thu lớn hơn phải trả trong thanh toán bù trừ điện tử.

3- Ngân hàng (KBNN)………….. chúng tôi xin cam kết thanh toán đầy đủ sòng phẳng các khoản Nợ trong thanh toán bù trừ điện tử. Nếu không đảm bảo khả năng chi trả thì bị xử lý theo các quy định hiện hành.

4- Trong trường hợp không tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng nữa, Ngân hàng (KBNN)……… chúng tôi sẽ thông báo bằng văn bản đến Ngân hàng chủ trì trước 15 ngày.

Ý KIẾN CỦA NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ

NGÂN HÀNG (KBNN)….TỈNH, THÀNH PHỐ….

Giám đốc

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

486_2003_QD-NHNN QUY CHẾ KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC DO THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BAN HÀNH

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 93/1999/QĐ-NHNN4 ngày 20/03/1999 “ban hành Quy chế kiểm soát và kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước”.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 486/2003/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 486/2003/QĐ-NHNN NGÀY 19 THÁNG 5 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang Bộ
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 93/1999/QĐ-NHNN4 ngày 20/03/1999 “ban hành Quy chế kiểm soát và kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước”.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Lê Đức Thuý

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 486/2003/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

Quy chế này quy định việc tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Trong Quy chế này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đơn vị là các Vụ Cục, Sở Giao dịch, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước.

2. Kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là kiểm soát nội bộ) là việc các cá nhân hoặc bộ phận kiểm soát chuyên trách tại đơn vị kiểm tra việc thực hiện công việc của từng cá nhân, đơn vị nhằm đảm bảo an toàn tài sản, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra trong từng đơn vị.

3. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là kiểm toán nội bộ) là việc xem xét, đánh giá một cách độc lập tính đầy đủ, hiệu quả của hệ thống Kiểm soát nội bộ; tính trung thực, chính xác, đầy đủ của các thông tin trên báo cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao của các đơn vị.

4. Nguyên tắc kiểm soát kép: là yêu cầu trong việc phân công nhiệm vụ tại đơn vị, có ít nhất hai người thực hiện và kiểm tra đối với một công việc, đảm bảo an toàn tài sản và hiệu quả công tác.

Điều 3. Mục tiêu kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ.

1. Đảm bảo các đơn vị tuân thủ chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế và quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm hoặc không tuân thủ pháp luật, quy trình nghiệp vụ dẫn đến rủi ro trong hoạt động.

2. Đảm bảo hoạt động của từng đơn vị được triển khai đúng định hướng, các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ có hiệu lực và hiệu quả.

3. Xác định, đánh giá tính chính xác, đầy dủ, hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính và báo cáo nghiệp vụ của các đơn vị.

4. Bảo vệ an toàn tài sản và uy tín của Ngân hàng Nhà nước.

5. Kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, quy chế nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, tăng hiệu quả hoạt động.

Chương 2:

KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Điều 4. Kiểm soát nội bộ phải được tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục trong từng công việc của cá nhân, phòng, ban và cán bộ lãnh đạo tại mỗi đơn vị.

Điều 5. Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao để tổ chức kiểm soát nội bộ đầy đủ, có hiệu quả; chịu trách nhiệm trước Thống đốc về chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị.

Điều 6. Nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ

1. Ban hành quy chế làm việc của lãnh đạo đơn vị, quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng cán bộ lãnh đạo trong điều hành và xử lý công việc. Thủ trưởng đơn vị thực hiện uỷ quyền và phân cấp trách nhiệm duy trì công tác kiểm soát nội bộ cho từng phòng, ban trong đơn vị, nhằm kiểm soát toàn diện hoạt động của đơn vị.

2. Phổ biến thường xuyên, kịp thời, đầy đủ các văn bản chế độ của Nhà nước liên quan đến hoạt động Ngân hàng, cơ chế, quy chế và quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước đến tất cả cán bộ, nhân viên trong đơn vị.

3. Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của các phòng ban, cá nhân trong đơn vị dựa trên nguyên tắc kiểm soát kép, đảm bảo mọi công việc đều có người thực hiện và người kiểm tra lại. Mỗi cá nhân, phòng ban đều phải tự kiểm soát và tự chịu trách nhiệm về công việc được giao, đảm bảo hiệu quả công việc, tuân thủ pháp luật, quy chế và quy trình nghiệp vụ.

4. Lãnh đạo từng cấp của đơn vị phải đánh giá mức độ rủi ro của từng nghiệp vụ để đề ra các biện pháp kiểm soát phù hợp: giám sát, kiểm soát trước, kiểm soát sau, kiểm soát đột xuất.

5. Quy định cụ thể chế độ thông tin báo cáo nội bộ, chế độ dân chủ và chế độ công khai tài chính trong đơn vị.

Điều 7. Phòng (Bộ phận) kiểm soát nội bộ (tại các đơn vị có tổ chức Phòng hoặc Bộ phận kiểm soát nội bộ riêng) chịu sự quản lý trực tiếp của thủ trưởng đơn vị, giúp thủ trưởng đơn vị tổ chức và thực hiện việc kiểm soát nội bộ trên mọi lĩnh vực hoạt động của đơn vị; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Vụ Tổng kiểm soát về quy trình, phương pháp kiểm soát.

Điều 8. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm soát viên tại đơn vị có vai trò độc lập tương đối khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát.

Chương 3:

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 9. Vụ Tổng kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Thống đốc về những kết luận và kiến nghị nêu trong báo cáo kiểm toán nội bộ.

Điều 10. Nguyên tắc kiểm toán nội bộ

1. Tuân thủ pháp luật, quy chế, quy trình nghiệp vụ và nội dung chương trình kiểm toán đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

2. Đảm bảo tính độc lập, trung thực, khách quan và giữ bí mật Nhà nước, bí mật của đơn vị được kiểm toán.

3. Không gây cản trở hoạt động và can thiệp vào công việc điều hành của đơn vị được kiểm toán.

Điều 11. Phạm vi kiểm toán nội bộ

1. Kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước.

2. Kiểm toán tuân thủ đối với các đơn vị.

3. Kiểm toán hoạt động, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị nhằm đạt mục tiêu chung của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 12. Kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính là việc các Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước tiến hành xem xét, đánh giá một cách độc lập báo cáo tài chính và các thông tin liên quan đến báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước để xác nhận tính chính xác, tính trung thực, tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với các nguyên tắc chế độ hạch toán kế toán, quản lý tài chính, xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 13. Kiểm toán tuân thủ

Kiểm toán tuân thủ là việc các Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào các quy định hiện hành của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước và tình hình thực hiện của đơn vị để xem xét, đánh giá tính tuân thủ pháp luật, quy chế, cơ chế và quy trình nghiệp vụ của đơn vị được kiểm toán nhằm phát hiện sự vi phạm quy định, sai phạm trong điều hành, quản lý, ngăn chặn rủi ro trong hoạt động Ngân hàng.

Điều 14. Kiểm toán hoạt động

Kiểm toán hoạt động là việc các Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào hồ sơ, tài liệu tiến hành xem xét, đánh giá một cách độc lập việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của một đơn vị trên các mặt: tổ chức, quản lý, điều hành, sử dụng các nguồn lực và biện pháp hành chính, kỹ thuật nghiệp vụ để hoàn thành mục tiêu, qua đó đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả hoạt động của đơn vị đó.

Điều 15. Trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm toán nội bộ

1. Trưởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm chỉ đạo điều hành công việc chung của Đoàn, đảm bảo hoàn thành kế hoạch kiểm toán.

2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và các đơn vị liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu thông tin thuộc phạm vi đợt kiểm toán.

3. Xử lý kịp thời những vướng mắc với đơn vị được kiểm toán trong quá trình kiểm toán, trong phạm vi thẩm quyền và báo cáo ngay cho Lãnh đạo Vụ Tổng kiểm soát những vấn đề nghiêm trọng.

4. Tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán và thông qua báo cáo kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán; chịu trách nhiệm trước Thống đốc và Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát về kết luận kiểm toán của đoàn; tập hợp và lưu giữ hồ sơ kiểm toán.

Điều 16. Trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị được kiểm toán nội bộ.

1. Chấp hành quyết định kiểm toán nội bộ.

2. Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ tài liệu và phương tiện phục vụ cuộc kiểm toán nội bộ.

3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, đầy đủ, chính xác của mọi tài liệu đã cung cấp cho Đoàn kiểm toán nội bộ.

4. Được quyền giải trình, báo cáo với Đoàn kiểm toán về kết luận của Đoàn kiểm toán hoặc bảo lưu ý kiến trình cấp có thẩm quyền nếu không thống nhất với Đoàn kiểm toán.

5. Tổ chức thực hiện các kiến nghị và báo cáo tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn kiểm toán bằng văn bản cho Thống đốc qua Vụ Tổng kiểm soát.

Điều 17. Trách nhiệm và quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát Ngân hàng Nhà nước:

1. Ban hành hoặc trình Thống đốc ban hành các quy trình về kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán nội bộ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

3. Được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền ký quyết định thành 1ập các đoàn kiểm toán nội bộ theo kế hoạch đã được Thống đốc phê duyệt, trừ các đoàn kiểm toán tại các Vụ, Cục Ngân hàng Trung ương.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Tổng kiểm soát.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quy chế này.

Điều 19. Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

1022_2004_QD-NHNN VỀ QUY CHẾ LƯU KÝ GIẤY TỜ CÓ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC DO THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BAN HÀNH

Chánh Văn phòng, Giám đốc Sở Giao dịch, Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 1022/2004/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 1022/2004/QĐ-NHNN NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LƯU KÝ GIẤY TỜ CÓ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế cho Quyết định số 171/2000/QĐ-NHNN13 ngày 25/3/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định về đăng ký giấy tờ có giá ngắn hạn.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Giám đốc Sở Giao dịch, Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phùng Khắc Kế

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

LƯU KÝ GIẤY TỜ CÓ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước các loại giấy tờ có giá được phát hành qua Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác thuộc quyền sở hữu của khách hàng sử dụng để tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ, bao gồm: Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu, thấu chi và cho vay qua đêm, thiết lập hạn mức nợ ròng, nghiệp vụ thị trường mở giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng; Nghiệp vụ tái chiết khấu, cho vay giữa các thành viên thị trường đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Đối tượng tham gia lưu ký

Đối tượng tham gia lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng được tham gia nghiệp vụ thị trường tiền tệ và các tổ chức khác là thành viên thị trường đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi chung là khách hàng lưu ký).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giấy tờ có giá bao gồm giấy tờ có giá ngắn hạn và giấy tờ có giá dài hạn sử dụng trong các nghiệp vụ thị trường tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với các khách hàng lưu ký do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

2. Lưu ký giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý, lưu giữ, bảo quản giấy tờ có giá và thực hiện các quyền về sở hữu giấy tờ có giá của khách hàng lưu ký theo đề nghị của khách hàng lưu ký.

3. Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký là tài khoản Ngân hàng Nhà nước mở theo yêu cầu của khách hàng lưu ký để hạch toán giấy tờ có giá do khách hàng lưu ký.

4. Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm giấy tờ có giá do khách hàng lưu ký trực tiếp lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước và lưu ký tại tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.

5. Cầm cố giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước nhận và thực hiện phong toả giấy tờ có giá của khách hàng đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước theo đề nghị của khách hàng lưu ký để tham gia một số nghiệp vụ của thị trường tiền tệ.

6. Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố là tài khoản Ngân hàng Nhà nước mở để hạch toán giấy tờ có giá do khách hàng lưu ký đề nghị Ngân hàng Nhà nước cầm cố, ký quỹ để tham gia một số nghiệp vụ thị trường tiền tệ.

7. Ký quỹ giấy tờ có giá là việc khách hàng lưu ký đề nghị Ngân hàng Nhà nước cầm cố giấy tờ có giá đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước để thiết lập hạn mức nợ ròng.

8. Đăng ký giấy tờ có giá là việc khách hàng lưu ký đăng ký với Ngân hàng Nhà nước danh mục giấy tờ có giá đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước để bán lại trong nghiệp vụ thị trường mở hoặc đề nghị Ngân hàng Nhà nước chiết khấu.

Điều 4. Các tổ chức tín dụng khi tham gia nghiệp vụ thị trường tiền tệ với Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước. Việc lưu ký giấy tờ có giá của khách hàng lưu ký do Sở Giao dịch và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện.

Chương 2:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Các loại giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

1. Tín phiếu kho bạc;

2. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;

3. Trái phiếu kho bạc;

4. Trái phiếu công trình Trung ương;

5. Trái phiếu đầu tư do Ngân sách Trung ương thanh toán;

6. Trái phiếu ngoại tệ;

7. Công trái;

8. Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

Điều 6. Để tham gia lưu ký giấy tờ có giá, các khách hàng lưu ký phải lập và gửi Ngân hàng Nhà nước “Đơn xin tham gia lưu ký giấy tờ có giá” theo Mẫu số 1/LK (đính kèm).

Điều 7. Lưu ký giấy tờ có giá

1. Đối với giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc làm đại lý phát hành dưới hình thức ghi sổ:

a. Trường hợp giấy tờ có giá đang được theo dõi tại Ngân hàng Nhà nước: Khách hàng lưu ký lập “Giấy xin lưu ký giấy tờ có giá” theo Mẫu số 2/LK (đính kèm) kèm chứng từ liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở Giấy xin lưu ký giấy tờ có giá của khách hàng lưu ký, Ngân hàng Nhà nước tự động chuyển giấy tờ có giá vào tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký.

b. Trường hợp khách hàng lưu ký trúng thầu mua giấy tờ có giá trong các phiên giao dịch do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, Ngân hàng Nhà nước tự động chuyển giấy tờ có giá đó vào tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký trừ khi khách hàng có yêu cầu khác.

2. Đối với giấy tờ có giá đang lưu ký ở Trung tâm giao dịch chứng khoán:

Trước khi sử dụng giấy tờ có giá đang lưu ký tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ với Ngân hàng Nhà nước, khách hàng lưu ký thực hiện chuyển giấy tờ có giá sang lưu ký tại tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm giao dịch chứng khoán theo quy định của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Khi nhận được thông báo của Trung tâm giao dịch chứng khoán về việc khách hàng chuyển khoản giấy tờ có giá từ tài khoản của khách hàng lưu ký sang tài khoản của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển giấy tờ có giá vào tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký mở tại Ngân hàng Nhà nước.

3. Đối với giấy tờ có giá loại chứng chỉ khác:

Khách hàng lưu ký lập và gửi Ngân hàng Nhà nước Giấy xin lưu ký giấy tờ có giá kèm bảng kê nộp giấy tờ có giá và toàn bộ chứng chỉ giấy tờ có giá. Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận và làm thủ tục chuyển giấy tờ có giá vào tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký.

Điều 8. Đăng ký giấy tờ có giá để tham gia nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở

– Khi có nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá, khách hàng lưu ký gửi Ngân hàng Nhà nước danh mục giấy tờ có giá đề nghị chiết khấu theo quy định của Quy chế chiết khấu, Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, xác nhận giấy tờ có giá đủ điều kiện tham gia nghiệp vụ chiết khấu cho khách hàng lưu ký.

– Khi có nhu cầu bán giấy tờ có giá trong phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, khách hàng lưu ký gửi danh mục giấy tờ có giá đăng ký bán theo quy định của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, chấp nhận giấy tờ có giá được tham gia giao dịch cho khách hàng lưu ký.

Điều 9. Cầm cố giấy tờ có giá để vay tái cấp vốn

1. Khi khách hàng lưu ký được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chuyển giấy tờ có giá từ tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký sang tài khoản giấy tờ có giá cầm cố.

2. Khi khách hàng lưu ký hoàn thành nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng Nhà nước, căn cứ vào chứng từ đã trả nợ và Giấy đề nghị hoàn trả giấy tờ có giá cầm cố của khách hàng lưu ký, Ngân hàng Nhà nước thực hiện giải toả cầm cố, chuyển giấy tờ có giá đang cầm cố sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký.

Điều 10. Cầm cố giấy tờ có giá để thấu chi và vay qua đêm

1. Khách hàng lưu ký có nhu cầu sử dụng giấy tờ có giá đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước để tham gia nghiệp vụ thấu chi và cho vay qua đêm, gửi Ngân hàng Nhà nước Giấy đề nghị cầm cố giấy tờ có giá. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chuyển giấy tờ có giá từ tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký sang tài khoản giấy tờ có giá cầm cố để thực hiện nghiệp vụ thấu chi và cho vay qua đêm.

2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện giải toả giấy tờ có giá cầm cố của khách hàng lưu ký trong trường hợp không có nợ vay qua đêm và giá trị giấy tờ có giá cầm cố vượt quá mức quy định của nghiệp vụ thấu chi và cho vay qua đêm. Để được giải toả tài sản cầm cố, khách hàng lưu ký gửi Ngân hàng Nhà nước Giấy đề nghị hoàn trả giấy tờ có giá cầm cố. Ngân hàng Nhà nước thực hiện giải toả một phần hoặc toàn bộ giấy tờ có giá cầm cố theo đề nghị của khách hàng lưu ký và chuyển giấy tờ có giá đang cầm cố sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký.

Điều 11. Ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng

1. Khách hàng lưu ký có nhu cầu sử dụng giấy tờ có giá đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước để ký quỹ cho việc thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán bù trừ giá trị thấp, gửi Ngân hàng Nhà nước Giấy đề nghị ký quỹ. Ngân hàng Nhà nước chuyển giấy tờ có giá từ tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký sang tài khoản giấy tờ có giá cầm cố.

2. Ngân hàng Nhà nước hoàn trả giấy tờ có giá ký quỹ trong trường hợp giấy tờ có giá đến hạn thanh toán và đã có giấy tờ có giá khác thay thế hoặc giá trị giấy tờ có giá ký quỹ vượt quá mức quy định trong hướng dẫn thiết lập và quản lý hạn mức nợ ròng. Trên cơ sở đề nghị hoàn trả giấy tờ có giá ký quỹ của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chuyển giấy tờ có giá đang ký quỹ sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký.

Điều 12. Cầm cố giấy tờ có giá để vay vốn giữa các khách hàng lưu ký với nhau

Khách hàng lưu ký có thể sử dụng giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước để cầm cố vay vốn lẫn nhau.

1. Khách hàng lưu ký (bên cầm cố) có nhu cầu cầm cố giấy tờ có giá để vay vốn của khách hàng lưu ký khác gửi đến Ngân hàng Nhà nước các tài liệu sau:

– Đơn đề nghị xác nhận và phong toả giấy tờ có giá;

– Biên bản thoả thuận giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố kèm bảng kê danh mục giấy tờ có giá dùng làm tài sản cầm cố;

2. Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận hồ sơ tài liệu, làm thủ tục phong toả giấy tờ có giá và chuyển giấy tờ có giá từ tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký sang tài khoản giấy tờ có giá cầm cố.

3. Trong thời gian cầm cố, bên cầm cố có thể đề nghị Ngân hàng Nhà nước đổi giấy tờ có giá đang được Ngân hàng Nhà nước phong toả bằng giấy tờ có giá khác đang lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước nếu do giấy tờ có giá đang cầm cố đến hạn thanh toán. Bên cầm cố cũng có thể đề nghị Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời hạn cầm cố. Trên cơ sở đề nghị của bên cầm cố đã có sự chấp thuận của bên nhận cầm cố, Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép bên cầm cố đổi giấy tờ có giá hoặc gia hạn thời hạn cầm cố giấy tờ có giá.

4. Ngân hàng Nhà nước chấm dứt phong toả và chuyển giấy tờ có giá đang cầm cố sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký khi nhận được giấy đề nghị của bên cầm cố kèm xác nhận của bên nhận cầm cố về việc đã hoàn trả đầy đủ khoản nợ vay cầm cố.

Điều 13. Sử dụng giấy tờ có giá để chiết khấu

1. Giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại:

Khi chấp nhận cho khách hàng lưu ký chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá, Ngân hàng Nhà nước chuyển giấy tờ có giá từ tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của Ngân hàng Nhà nước. Khách hàng lưu ký có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước.

2. Giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu có kỳ hạn:

a. Khi chấp nhận chiết khấu có kỳ hạn giấy tờ có giá của khách hàng lưu ký, Ngân hàng Nhà nước chuyển giấy tờ có giá từ tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký sang tài khoản giấy tờ có giá cầm cố để quản lý trong thời gian chiết khấu.

b. Khi khách hàng lưu ký hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo cam kết mua lại, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chuyển giấy tờ có giá đang cầm cố sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký.

Điều 14. Sử dụng giấy tờ có giá để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở

1. Giấy tờ có giá mua bán hẳn:

a. Ngân hàng Nhà nước mua hẳn giấy tờ có giá:

Vào ngày đấu thầu, khách hàng lưu ký phải gửi Ngân hàng Nhà nước Giấy đăng ký bán giấy tờ có giá. Căn cứ kết quả trúng thầu, Ngân hàng Nhà nước chuyển giấy tờ có giá từ tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký sang giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước. Khách hàng lưu ký có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước.

b. Ngân hàng Nhà nước bán hẳn giấy tờ có giá:

Căn cứ kết quả trúng thầu, Ngân hàng Nhà nước chuyển giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký.

2. Giấy tờ có giá mua bán có kỳ hạn:

a. Ngân hàng Nhà nước mua có kỳ hạn giấy tờ có giá:

– Căn cứ kết quả trúng thầu, hợp đồng bán và mua lại giấy tờ có giá giữa khách hàng lưu ký và Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chuyển giấy tờ có giá từ tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của Ngân hàng Nhà nước.

– Khi khách hàng lưu ký thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng, căn cứ chứng từ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chuyển giấy tờ có giá từ tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của Ngân hàng Nhà nước sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký.

b. Ngân hàng Nhà nước bán có kỳ hạn:

– Căn cứ kết quả trúng thầu của khách hàng lưu ký, hợp đồng bán và mua lại giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước và khách hàng lưu ký, Ngân hàng Nhà nước chuyển giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký.

– Khi hết hạn hợp đồng bán và mua lại giấy tờ có giá, Ngân hàng Nhà nước chuyển giấy tờ có giá từ tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký sang tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 15. Mua, bán giấy tờ có giá giữa các khách hàng lưu ký

1. Khi có nhu cầu bán giấy tờ có giá đang lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước, khách hàng lưu ký phải gửi Ngân hàng Nhà nước Giấy đề nghị chuyển khoản giấy tờ có giá kèm giấy xác nhận chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá và các giấy tờ liên quan khác nếu cần.

2. Căn cứ đề nghị của khách hàng lưu ký bán, Ngân hàng Nhà nước chuyển giấy tờ có giá từ tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký bán sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký mua.

Điều 16. Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá khi đến hạn

1. Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.

a. Đối với giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc làm đại lý phát hành:

– Khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán gốc, lãi, khách hàng lưu ký gửi giấy đề nghị thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước làm thủ tục thanh toán, giảm giấy tờ có giá đến hạn thanh toán tương ứng trên tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hành lưu ký.

b. Đối với giấy tờ có giá khác:

Khi giấy tờ có giá loại chứng chỉ đến hạn thanh toán gốc, lãi, khách hàng lưu ký làm thủ tục rút giấy tờ có giá mang đến tổ chức phát hành hoặc đại lý của tổ chức phát hành để thanh toán.

2. Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá lưu ký tại tài khoản của Ngân hàng Nhà nước ở Trung tâm giao dịch chứng khoán:

Việc thanh toán lãi và gốc giấy tờ có giá của khách hàng lưu ký tại tài khoản của Ngân hàng Nhà nước ở Trung tâm giao dịch chứng khoán do Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện.

Điều 17. Rút giấy tờ có giá

1. Giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước:

Khi có nhu cầu rút giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước, khách hàng lưu ký gửi Ngân hàng Nhà nước “Giấy xin rút giấy tờ có giá” theo Mẫu số 3/LK (đính kèm). Căn cứ đề nghị của khách hàng lưu ký, Ngân hàng Nhà nước giảm giấy tờ có giá trên tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của khách hàng lưu ký và làm thủ tục giao trả chứng chỉ giấy tờ có giá cho khách hàng lưu ký.

2. Giấy tờ có giá lưu ký tại tài khoản của Ngân hàng Nhà nước ở Trung tâm giao dịch chứng khoán:

a. Khi có nhu cầu rút giấy tờ có giá lưu ký tại tài khoản của Ngân hàng Nhà nước ở Trung tâm giao dịch chứng khoán, khách hàng lưu ký gửi Ngân hàng Nhà nước Giấy đề nghị chuyển khoản giấy tờ có giá đang lưu ký tại tài khoản của Ngân hàng Nhà nước ở Trung tâm giao dịch chứng khoán sang tài khoản của khách hàng lưu ký ở Trung tâm giao dịch chứng khoán.

b. Trên cơ sở đề nghị của khách hàng lưu ký, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Trung tâm giao dịch chứng khoán chuyển khoản giấy tờ có giá của khách hàng lưu ký sang tài khoản của khách hàng lưu ký ở Trung tâm giao dịch chứng khoán. Sau đó, việc rút giấy tờ có giá của khách hàng lưu ký sẽ do Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện theo quy định của Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Điều 18. Chấm dứt lưu ký

Khi không có nhu cầu lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước, khách hàng lưu ký phải làm thủ tục đóng các tài khoản giấy tờ có giá theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Chương 3:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Trách nhiệm của khách hàng lưu ký

– Lập đầy đủ hồ sơ để tham gia lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước.

– Cung cấp các thông tin liên quan đến giấy tờ có giá lưu ký theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

– Chấp hành đúng các quy định trong cam kết, hợp đồng có liên quan đến giấy tờ có giá.

Điều 20. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Sở Giao dịch:

a. Hướng dẫn quy trình lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước và các mẫu biểu liên quan.

b. Thực hiện lưu ký và hạch toán giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định.

c. Ký kết thoả thuận lưu ký giấy tờ có giá với Trung tâm giao dịch chứng khoán.

2. Vụ Kế toán – Tài chính:

a. Hướng dẫn hạch toán lưu ký giấy tờ có giá theo quy định tại Quy chế này.

b. Hướng dẫn thủ tục đóng, mở các tài khoản giấy tờ có giá.

3. Cục Công nghệ tin học ngân hàng:

Xây dựng chương trình phần mềm ứng dụng về lưu ký giấy tờ có giá để theo dõi, quản lý giấy tờ có giá và hướng dẫn quy trình kỹ thuật lưu ký giấy tờ có giá qua mạng vi tính.

4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a. Thực hiện lưu ký giấy tờ có giá cho các khách hàng lưu ký có Hội sở chính trên địa bàn theo uỷ quyền của Thống đốc.

b. Định kỳ báo cáo tình hình lưu ký giấy tờ có giá của khách hàng lưu ký trên địa bàn về Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Điều 21. Điều khoản thi hành

Việc sửa đổi, bổ sung nội dung của Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

 

Mẫu số 1/LK

(Khách hàng lưu ký)

…………

Số:……………….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày  tháng. Năm..

ĐƠN XIN THAM GIA LƯU KÝ GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tên đơn vị: (khách hàng lưu ký)……………………….. Mã số:………………………

Địa chỉ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………. Fax: ……………………………………………

Số hiệu tài khoản thanh toán bằng đồng Việ Nam:………………………………….

Mở tại: ……………………………………………………………………………………………..

Căn cứ các quy định của Quy chế lưu ký GTCG tại NHNN ban hành kèm theo Quyết định số…. ngày… tháng… năm 2004 của Thống đốc NHNN,…… (đơn vị xin lưu ký) xin đăng ký tham gia lưu ký GTCG tại NHNN với các nội dung sau:

1. Chúng tôi xin giới thiệu danh sách cán bộ có thẩm quyền ký các chứng từ giao dịch liên quan đến gửi, rút, chuyển khoản GTCG:

Họ và tên Chức vụ Chữ ký 1 Chữ ký 2

Tổng Giám đốc (Giám đốc):

Người được uỷ quyền thứ nhất:

Người được uỷ quyền thứ hai:

Mẫu dấu đơn vị:

2. Chúng tôi xin cam kết:

– Tuân thủ mọi quy định tại Quy chế lưu ký GTCG tại NHNN ban hành kèm theo Quyết định số…/2004/NHNN ngày… tháng… năm…. của Thống đốc NHNN và mọi sửa đổi, bổ sung đối với Quy chế này;

– Trả phí lưu ký do NHNN quy định theo từng thời kỳ;

– Cung cấp cho NHNN các thông tin mà NHNN yêu cầu liên quan đến GTCG lưu ký.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 2/LK

(Khách hàng lưu ký)

….

Số:…..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày.. tháng.. năm..

GIẤY XIN LƯU KÝ GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Sở Giao dịch hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố)

– Tên tôi là:….. Chức vụ:….

– Đại diện cho Ngân hàng……

– Địa chỉ……………………

– Mã số ngân hàng:… Điện thoại:……….. Fax……………….

– Tài khoản GTCG lưu ký……………………………..

Đề nghị lưu ký các loại GTCG sau:

TT

Tên GTCG

Hình thức GTCG

Mã số

Mệnh giá

Lãi suất

phát hành

Ngày đến hạn TT

Ghi chú

               
  Tổng cộng            

TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 3/LK

(Khách hàng lưu ký)

…………

Số:…………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày…. tháng….. năm……..

GIẤY XIN RÚT GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Sở Giao dịch hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố)

– Tên tôi là:……….. Chức vụ…………..

– Đại diện cho Ngân hàng………………..

– Địa chỉ………………

– Mã số ngân hàng:………… Điện thoại:………….. Fax……………………

– Tài khoản GTCG lưu ký…………………..

Đề nghị rút các loại GTCG sau:

TT

Tên GTCG

Hình thức GTCG

Mã số

Mệnh giá

Lãi suất

phát hành

Ngày đến hạn TT

Ghi chú

               
  Tổng cộng            

TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)

(Ký tên, đóng dấu)

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

1087_2003_QD-NHNN BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG DO THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BAN HÀNH

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 1087/2003/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 1087/2003/QĐ-NHNN NGÀY 17 THÁNG 9 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG NGÂN HÀNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/06/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước số 03/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000;
Căn cứ Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Quyết định số 299/QĐ-NH4 ngày 26/11/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Lê Đức Thuý

(Đã ký)

 

QUY CHẾ
BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1087/2003/QĐ-NHNN ngày 17/9/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1- Bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng bao gồm những tin tức về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực hoạt động ngân hàng chưa công bố hoặc không công bố, nếu bị tiết lộ sẽ gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế và lĩnh vực khác của Nhà nước, của ngành và được cấp có thẩm quyền quy định trong danh mục bí mật Nhà nước.

Điều 2

1. Quy định này được áp dụng cho hệ thống Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp trong ngành ngân hàng (dưới đây gọi tắt là đơn vị), các cán bộ, viên chức trong ngành ngân hàng, tổ chức và cá nhân có liên quan.

2. Nghiêm cấm mọi hành vi thu thập, xử lý, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép những thông tin thuộc bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng.

Chương 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3- Xác định và đóng dấu độ mật đối với tài liệu, vật mang bí mật nhà nước.

1- Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước tuỳ theo mức độ mật phải đóng dấu độ mật: Tuyệt mật, Tối mật hoặc Mật.

2- Khi soạn thảo văn bản có nội dung bí mật nhà nước, người soạn thảo văn bản phải đề suất mức độ mật từng tài liệu, người duyệt ký văn bản chịu trách nhiệm quyết định đóng dấu độ mật và phạm vi lưu hành tài liệu.

3- Đối với vật mang bí mật nhà nước phải có văn bản ghi rõ tên của vật lưu kèm theo và đóng dấu độ mật vào văn bản này.

4- Mẫu con dấu các độ mật

– Mẫu con dấu độ “Mật”

MẬT

Hình chữ nhật, kích thước 20mm x 8mm, có đường viền xung quanh, bên trong là chữ “MẬT” in hoa mét đậm, cách đều đường viền 2mm.

– Mẫu con dấu “Tối mật”

Hình chữ nhật, kích thước 30mm x 8mm, có đường viền xung quanh, bên trong là chữ “TỐI MẬT” in hoa nét đậm, cách đều đường viền 2mm.

TUYỆT MẬT

 

TỐI MẬT

– Mẫu con dấu “Tuyệt mật”

Hình chữ nhật, kích thước 40mm x 8mm, có đường viền xung quanh, bên trong là chữ “TUYỆT MẬT” in hoa nét đậm, cách đều đường viền 2mm.

– Mẫu con dấu thu hồi tài liệu mang bí mật nhà nước

TÀI LIỆU THU HỒI

Thời hạn……….

Hình chữ nhật, kích thước 80mm x 15mm, có đường viền xung quanh, bên trong có hai hàng chữ, hàng trên là hàng chữ in hoa nét đậm “TÀI LIỆU THU HỒI”, hàng dưới là chữ “Thời hạn” in thường ở đầu hàng và các dấu chấm cho đến hết, chữ ở các hàng cách đều đường viền 2mm.

Dấu thu hồi tài liệu mang bí mật Nhà nước sử dụng trong trường hợp tài liệu mật chỉ được phát ra trong một thời hạn nhất định, người sử dụng chỉ được sử dụng trong thời hạn đó rồi nộp lại cho nơi phát tài liệu. Khi đóng dấu “Tài liệu thu hồi” vào tài liệu phát ra, ở dòng thời hạn phải ghi rõ thời gian thu hồi tài liệu trước ngày, giờ cụ thể.

– Mẫu con dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”

Chỉ người có tên mới được bóc bì

Hình chữ nhất, kích thước 100mm x 10mm, có đường viền xung quanh, bên trong là hàng chữ “Chỉ người có tên mới được bóc bì” in thường, nét đậm, cách đều đường viền 2mm.

Dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì” sử dụng trong trường hợp chuyển tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước độ Tuyệt mật mà chỉ người nhận mới được bóc bì để đảm bảo bí mật của tài liệu, ngoài bì ghi rõ họ tên người nhận, bộ phận chuyển tài liệu phải chuyển tận tay người có tên trên bì.

Mực dùng để đóng các loại con dấu trên là mực màu đỏ tươi.

Bộ phận văn thư xử lý tài liệu mang bí mật Nhà nước của cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và đóng các loại con dấu trên theo sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền xác định độ mật theo quy định.

Điều 4- In, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng.

Việc in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải thực hiện theo các quy định sau đây:

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng ở độ Tuyệt mật, Tối mật, ghi cụ thể số lượng in, sao, chụp. Thống đốc uỷ quyền việc quyết định in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng ở độ Mật cho Thủ trưởng Vụ, Cục, các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp trong ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tín dụng nơi trực tiếp quản lý tài liệu, vật mang bí mật đó.

2. Việc in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật phải tiến hành ở nơi đảm bảo bí mật, an toàn. Chỉ in, sao, chụp đúng số bản đã được phê duyệt. Sau khi in, sao, chụp xong phải kiểm tra lại và huỷ ngay bản dư thừa, bản hỏng, giấy nến, giấy matter dùng cho máy in roneo, máy in siêu tốc và các kỹ thuật khác trên máy tính để đảm bảo không khối phục lại được thông tin.

3. Đánh máy, in, sao, chụp tài liệu mật xong phải đóng dấu độ mật, dấu thu hồi (nếu cần), đánh số trang, số bản, số lượng in, phạm vi lưu hành, nơi nhận, tên người đánh máy, in soát, sao, chụp tài liệu.

4. Không sử dụng máy tính đã nối mạng Internet và các mạng máy tính khác ra ngoài ngành để đánh máy, in, sao tài liệu mật.

5. Tài liệu mang bí mật nhà nước sao, chụp ở dạng băng, đĩa phải được niêm phong và đóng dấu độ mật, ghi rõ tên người sao, chụp ở bìa niêm phong.

Điều 5- Vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng.

1. Vận chuyển tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước

a. Tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước khi vận chuyển phải được đựng trong bao bì chắc chắn bằng loại vật liệu phù hợp; khi cần thiết phải niêm phong theo quy định; có phương tiện vận chuyển bảo đảm an toàn trong mọi tình huống; trường hợp xét thấy cần thiết thì phải bố trí người bảo vệ việc vận chuyển các tài liệu, vật đó.

b. Các thông tin bí mật nhà nước khi truyền đi bằng phương tiện viễn thông và mạng máy tính phải được mã hoá theo quy định của nhà nước và của ngành.

2. Giao nhận, thu hồi tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước

Mọi trường hợp giao, nhận tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước giữa những người: người dự thảo, văn thư, giao thông viên, người có trách nhiệm giải quyết, người lưu giữ, bảo quản,… đều phải vào sổ, có ký nhận giữa bên giao và bên nhận.

a. Việc gửi tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước phải thực hiện theo các quy định sau:

– Vào sổ: Trước khi gửi tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước phải vào sổ “Tài liệu đi” để theo dõi. Sổ “Tài liệu đi” phải ghi đầy đủ các mục: Số thứ tự (đồng thời là số tài liệu gửi đi), ngày, tháng, năm, nơi nhận, trích yếu nội dung, độ mật, độ khẩn, người ký, ghi chú. Trường hợp gửi tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước độ “Tuyệt mật” thì cột trích yếu nội dung chỉ được ghi khi người có thẩm quyền đồng ý. Tài liệu gửi đi phải cho vào bì dán kín và chuyển đến văn thư để làm bì ngoài gửi đi.

– Làm bì: Tài liệu mang bí mật Nhà nước gửi đi phải làm bì riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc.

Tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước thuộc độ “Mật” ngoài bì đóng dấu chữ

C (con dấu chữ “C” in hoa nét đậm, nằm trong đường viền tròn, đường kính 1,5 cm).

Tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước thuộc độ “Tối mật” ngoài bì đóng dấu chữ

B (con dấu chữ “B” in hoa nét đậm, nằm trong đường viền tròn, đường kính 1,5 cm).

Tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” gửi bằng hai bì:

+ Bì trong: Ghi rõ số, ký hiệu của tài liệu, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật”. Nếu là tài liệu, vật gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”.

+ Bì ngoài: Ghi như tài liệu thường, đóng dấu chữ A (con dấu chữ “A” in hoa nét đậm, nằm trong đường viền tròn, đường kính 1,5 cm).

b. Nhận tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước

– Mọi tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước gửi đến từ các nguồn đều phải qua văn thư vào sổ “Tài liệu mật đến” để theo dõi và chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết.

– Trường hợp tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước đến mà bì trong có dấu “chỉ người có tên mới được bóc bì” thì văn thư vào sổ số tài liệu ghi ngoài bì và chuyển ngay đến người có tên trên bì. Nếu người có tên ghi trên bì đi vắng thì chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết. Văn thư không được bóc bì.

– Trường hợp thấy tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước gửi đến mà nơi gửi không thực hiện đúng thủ tục bảo mật thì chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết, đồng thời thông tin lại nơi gửi để rút kinh nghiệm. Nếu phát hiện tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước gửi đến có dấu hiện bị bóc, mở bào bì, lộ lọt bí mật Nhà nước hoặc tài liệu, vật bị trao đổi, mất, hư hỏng… thì người nhận phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời.

c. Thu hồi tài liệu mang bí mật Nhà nước

Những tài liệu có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, văn thư phải theo dõi, thu hồi hoặc trả lại nơi gửi đúng thời hạn. Khi nhận cũng như khi trả phải kiểm tra, theo đối chiếu bảo đảm tài liệu không bị thất lạc.

Điều 6- Sử dụng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng.

1. Mọi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phạm vi cần được phổ biến hoặc nghiên cứu. Việc phổ biến, nghiên cứu phải được tổ chức ở nơi đảm bảo bí mật, an toàn.

2. Chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước khi được phép của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý bí mật đó. Các băng ghi âm, ghi hình phải quản lý, bảo vệ như tài liệu gốc.

Điều 7- Thống kê, lưu trữ, bảo quản tài liệu, vật mang bí mật nhà nước.

Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước sau khi xử lý xong phải được thống kê, phân loại và được lưu giữ riêng; có phương tiện như tủ, hòm, két sắt, kho tàng, bảo vệ an toàn. Không được tự động mang tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ra khỏi cơ quan; trường hợp cần thiết phải mang đi công tác, mang về nhà riêng thì phải được sự đồng ý (bằng văn bản) của thủ trưởng các đơn vị, phải đăng ký với bộ phận bảo mật và phải có phương án bảo mật chặt chẽ. Mọi trường hợp khi phát hiện tài liệu, vật mang bí mật nhà nước bị mất, trao đổi, hư hỏng hoặc bị lộ phải báo cáo ngay với thủ trưởng đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo việc thống kê, phân loại, lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước của ngành trong phạm vi quyền hạn của mình.

Điều 8- Bảo vệ các khu vực, nơi cất giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng.

Các khu vực, địa điểm, nơi cất giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước (bao gồm nơi in ấn, sao chụp, hội họp, phổ biến bí mật nhà nước; kho cất giữ sản phẩm, kho giữ liệu điện tử, nơi dịch mã, chuyển nhận thông tin mật; nơi nghiên cứu, thử nghiệm các công trình có nội dung thuộc bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng) phải đảm bảo an toàn, có nội quy bảo vệ. Người không có phận sự không được tiếp cận. Cán bộ đến công tác phải có giấy giới thiệu kèm theo chứng minh nhân dân và được bố trí tiếp, làm việc ở phòng dành riêng. Tuỳ tính chất và yêu cầu công tác bảo vệ của từng nơi mà tổ chức lực lượng bảo vệ chuyên trách hoặc bán chuyên trách, tổ chức tuần tra, canh gác, kiểm soát người ra vào chặt chẽ, bố trí phương tiện kỹ thuật bảo vệ.

Điều 9- Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng cho các cơ quan xuất bản, báo chí và cơ quan thông tin đại chúng khác dưới bất kỳ hình thức nào.

Điều 10- Cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng cho cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.

1- Người được giao nhiệm vụ tìm hiểu, thu thập thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng phải có giấy chứng minh nhân dân kèm theo giấy giới thiệu của cơ quan, ghi rõ nội dung, yêu cầu tìm hiểu, thu thập và phải được cấp có thẩm quyền của đơn vị lưu giữ bí mật đồng ý.

2- Đơn vị lưu giữ bí mật nhà nước khi cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật của nhà nước trong ngành Ngân hàng cho cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam phải được cấp có thẩm quyền duyệt theo quy định sau:

a. Bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật và Tối mật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước duyệt.

b. Bí mật nhà nước thuộc độ Mật do thủ trưởng đơn vị trực tiếp lưu giữ thông tin đó duyệt.

Điều 11- Cung cấp tin thuộc bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

1- Các đơn vị, cá nhân trong ngành khi quan hệ, tiếp xúc (hội nghị, hội thảo, tọa đàm, trao đổi tài liệu khoa học, thực hiện chương trình hợp tác, thi hành công vụ…) với tổ chức, cá nhân nước ngoài không được tiết lộ bí mật nhà nước.

2- Khi tiến hành chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ, nếu có yêu cầu phải cung cấp những thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ theo nguyên tắc:

a. Bảo vệ lợi ích quốc gia;

b. Chỉ cung cấp những thông tin được các cấp có thẩm quyền duyệt theo quy định sau:

– Bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật do Thủ tướng Chính phủ duyệt.

– Bí mật nhà nước thuộc độ Tối mật do Bộ trưởng Bộ Công an duyệt.

– Bí mật nhà nước thuộc độ Mật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước duyệt.

c. Yêu cầu bên nhận tin sử dụng đúng mục đích thoả thuận và không được tiết lộ cho bên thứ ba;

Điều 12- Mang tài liệu, vật thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng ra nước ngoài.

Cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng mang tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng ra nước ngoài phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học phải xin phép và được sự đồng ý bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Văn bản xin phép phải nêu rõ người mang tài liệu, vật thuộc phạm vi bí mật Nhà nước sẽ mang đi; phạm vi, mục đích sử dụng. Khi xuất cảnh phải trình văn bản xin phép có sự phê duyệt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

Trong thời gian ở nước ngoài phải có biện pháp quản lý, bảo vệ bí mật tài liệu, vật mang theo. Nếu cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thực hiện theo Điều 11 Quyết định này.

Điều 13- Tiêu chuẩn và trách nhiệm của cán bộ làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng.

1- Cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước phải có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cảnh giác giữ gìn bí mật nhà nước; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước bằng văn bản nộp cho Thủ trưởng đơn vị.

2- Những người được giao nhiệm vụ tiếp xúc với bí mật nhà nước dưới mọi hình thức phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 14- Lập danh mục, thay đổi mật và giải mật bí mật Nhà nước.

Vào tháng 12 hàng năm, các đơn vị trong ngành ngân hàng chủ động đề xuất với Thống đốc những thông tin đưa vào danh mục bí mật Nhà nước, thay đổi độ mật và giải mật bí mật Nhà nước trong ngành. Vụ Tổng kiểm soát có trách nhiệm tổng hợp, trình Thống đốc gửi Bộ Công an và Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 15- Tiêu huỷ tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng.

1- Việc tiêu huỷ tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật, Tối mật không còn sử dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

2- Việc tiêu huỷ tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc độ Mật không còn sử dụng do thủ trưởng đơn vị trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật mang bí mật đó quyết định.

3- Trong quá trình tiêu huỷ tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải bảo đảm yêu cầu không để lộ, lọt bí mật nhà nước. Tiêu huỷ vật thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải làm thay đổi hình dạng và tính năng, tác dụng. Tiêu huỷ tài liệu phải đốt hoặc xén hoặc nghiền nhỏ đảm bảo không thể phục hồi được.

Điều 16- Kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng.

1- Thủ trưởng đơn vị trong ngành thực hiện kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước định kỳ hoặc đột xuất đối với từng đơn vị trong phạm vi mình quản lý.

2- Vụ Tổng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Quy chế này tại các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức sự nghiệp, các doanh nghiệp trong ngành Ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Quy chế này tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

3- Việc kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng được tiến hành định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần hoặc đột xuất khi cần thiết.

4- Quá trình kiểm tra và tự kiểm tra phải đánh giá được những ưu điểm, khuyết điểm, phát hiện những thiếu sót, sơ hở và kiến nghị những biện pháp khắc phục. Sau mỗi lần kiểm tra phải báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (thông qua Vụ Tổng kiểm soát), sau đó gửi Bộ Công an để theo dõi.

Điều 17- Chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng.

1- Báo cáo gồm 2 loại:

a. Báo cáo (đột xuất) những vụ việc lộ, mất bí mật nhà nước xảy ra hoặc hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của nhà nước hoặc của ngành do thủ trưởng các đơn vị trong ngành (nơi phát sinh vụ việc) thực hiện.

b. Báo cáo toàn diện về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành định kỳ mỗi năm 1 lần thực hiện vào tháng 1 của năm sau do thủ trưởng các đơn vị trong ngành thực hiện.

Báo cáo gửi về vụ Tổng kiểm soát để tổng hợp báo cáo chung toàn ngành.

2- Hàng năm tổ chức sơ kết, 5 năm tổng kết một lần. Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an để báo cáo. Vụ Tổng kiểm soát chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện.

Chương 3:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 18- Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức và công dân có một trong những thành tích sau đây sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật:

1. Phát hiện, tố giác kịp thời các hành vi thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép bí mật Nhà nước.

2. Khắc phục mọi khó khăn, nguy hiểm bảo vệ an toàn bí mật Nhà nước.

3. Tìm được tài liệu, vật thuộc bí mật Nhà nước bị mất; ngăn chặn hoặc hạn chế được hậu quả do việc làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép bí mật Nhà nước do người khác gây ra.

4. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ bí mật Nhà nước theo chức trách được giao.

Điều 19- Xử lý vi phạm

Mọi vi phạm chế độ bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng phải được điều tra làm rõ. Người có hành vi vi phạm, tuỳ theo tính chất, hậu quả tác hại gây ra sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20- Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

1346_2001_QD-NHNN QUY ĐỊNH THỦ TỤC NHỜ THU THƯƠNG PHIẾU QUA NGÂN HÀNG DO THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BAN HÀNH

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố; Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 1346/2001/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 1346/2001/QĐ-NHNN NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỦ TỤC NHỜ THU THƯƠNG PHIẾU QUA NGÂN HÀNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng số 01/1997/QH10 ngày 12 /12/1997;
Căn cứ Pháp lệnh Thương phiếu ngày 24-12-1999;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2001/NĐ-CP ngày 5/7/2001 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh thương phiếu.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính Ngân hàng Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành theo quyết định này “Quy định thủ tục nhờ thu thương phiếu qua Ngân hàng”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố; Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Nguyễn Thị Kim Phụng

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

THỦ TỤC NHỜ THU THƯƠNG PHIẾU QUA NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1346/2001/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 10 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

I- QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1- Quy định thủ tục nhờ thu thương phiếu qua Ngân hàng này quy định cụ thể về trình tự giao nhận, kiểm soát, xử lý, thanh toán thương phiếu nhờ thu qua Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) đang hoạt động kinh doanh tại Việt nam.

Quy định thủ tục nhờ thu thương phiếu qua ngân hàng này không áp dụng cho các trường hợp sau đây:

– Thương phiếu không phát sinh từ hoạt động thương mại, không liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc phát hành và không được thanh toán tại Việt nam.

– Người ký phát, người bị ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng, người bảo lãnh, người nhận cầm cố, người thụ hưởng thương phiếu không mở tài khoản tại ngân hàng và không phải là doanh nghiệp quy định tại điều 2 Pháp lệnh thương phiếu.

Điều 2- Điều kiện đối với thương phiếu được nhờ thu qua ngân hàng

Thương phiếu được chuyển giao nhờ thu qua Ngân hàng khi có đủ các điều kiện sau:

1- Là Thương phiếu hợp lệ: Thương phiếu được lập và phát hành phù hợp với quy định của Pháp lệnh thương phiếu và Nghị định số 32/2001/NĐ-CP ngày 5/7/2001 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh thương phiếu; Các nội dung trên tờ thương phiếu và tờ phụ đính kèm (nếu có) phải được ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác theo đúng quy định và phải có chữ ký, họ tên, địa chỉ của người ký phát Hối phiếu hoặc của người phát hành Lệnh phiếu. Yếu tố ngày, tháng ký phát hành thương phiếu phải ghi bằng chữ, năm ký phát ghi bằng số.

2- Thời hạn thanh toán của thương phiếu phải còn tối thiểu là 15 ngày kể từ ngày giao cho ngân hàng nhận nhờ thu đến ngày hết hạn thanh toán ghi trên thương phiếu. Trường hợp thời hạn thanh toán của thương phiếu còn ít hơn 15 ngày thì phải được ngân hàng nhận nhờ thu chấp thuận bằng văn bản.

Điều 3- Giải thích thuật ngữ

Trong Quy định này, các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:

Người nhờ thu (hay khách hàng nhờ thu): là người thụ hưởng thương phiếu đồng thời là người thực hiện việc chuyển giao thương phiếu cho ngân hàng để thu hộ tiền.

Người trả tiền: là người bị ký phát Hối phiếu, người phát hành Lệnh phiếu hoặc người có trách nhiệm phải thanh toán số tiền ghi trên thương phiếu theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng: Là ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng.

Ngân hàng phục vụ người trả tiền: là ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi của người trả tiền.

Ngân hàng nhận nhờ thu : là ngân hàng nhận thương phiếu từ người nhờ thu để thu hộ số tiền ghi trên thương phiếu. Ngân hàng nhận nhờ thu có thể là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng hoặc ngân hàng phục vụ người trả tiền.

Khả năng chi trả của người trả tiền: Là số dư trên tài khoản tiền gửi của người trả tiền tại ngân hàng.

Điều 4- Mức thu phí dịch vụ nhờ thu thương phiếu

Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng được ấn định mức thu phí dịch vụ nhờ thu thương phiếu do đơn vị mình cung cấp theo quy định hiện hành về thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

II- QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5- Thủ tục giao, nhận thương phiếu giữa người nhờ thu với Ngân hàng

1- Để nhờ thu thương phiếu qua ngân hàng, người nhờ thu phải ghi lên thương phiếu cụm từ “chuyển giao để nhờ thu”, tên ngân hàng nhờ thu hộ, ngày chuyển giao để nhờ thu, chữ ký của người nhờ thu. Căn cứ vào tờ thương phiếu và các chứng từ thanh toán có liên quan, người nhờ thu lập Uỷ nhiệm thu thương phiếu (theo mẫu phụ lục số 1), ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố, ký tên, đóng dấu đơn vị (nếu có) lên tất cả các liên kèm tờ thương phiếu nhờ thu giao cho Ngân hàng nhận nhờ thu.

Phương thức giao nhận thương phiếu nhờ thu giữa khách hàng với ngân hàng (giao nhận trực tiếp, gửi qua Bưu điện, số liên lập Uỷ nhiệm thu thương phiếu…) do Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng nhận nhờ thu quy định, nhưng phải bảo đảm thương phiếu được giao nhận, kiểm soát, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

2- Khi nhận được Uỷ nhiệm thu thương phiếu kèm thương phiếu nhờ thu do khách hàng nộp, ngân hàng nhận nhờ thu phải kiểm tra : Điều kiện của thương phiếu được nhờ thu qua ngân hàng theo đúng quy định tại Điều 2 nêu trên; sự khớp đúng và chính xác giữa các yếu tố ghi trên Uỷ nhiệm thu thương phiếu với thương phiếu nhờ thu:

a- Trường hợp thương phiếu không đủ điều kiện nhờ thu thì trả lại ngay cho khách hàng và nêu rõ lý do.

b- Trường hợp thương phiếu đủ điều kiện nhờ thu nhưng Uỷ nhiệm thu thương phiếu có sai sót thì ngân hàng yêu cầu khách hàng lập lại Uỷ nhiệm thu thương phiếu khác để thay thế.

c- Nếu không có sai sót thì làm thủ tục nhận thương phiếu và Uỷ nhiệm thu thương phiếu: ghi tên, số hiệu tài khoản, ký tên, đóng dấu đơn vị ngân hàng trên Uỷ nhiệm thu thương phiếu; ghi trên mặt sau của tờ thương phiếu cụm từ “Nhận chuyển giao để thu hộ”, ngày, tháng, năm nhận thu hộ, ghi sổ theo dõi các thương phiếu nhận thu hộ và xử lý:

– Làm thủ tục xuất trình để yêu cầu chấp nhận hoặc thanh toán thương phiếu theo đúng thời hạn quy định (nếu người trả tiền và người thụ hưởng cùng mở tài khoản tại 1 đơn vị ngân hàng).

– Gửi thương phiếu kèm Uỷ nhiệm thu thương phiếu cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền để thu hộ tiền (nếu ngân hàng nhận nhờ thu là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng và người trả tiền và người thụ hưởng mở tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau). Việc gửi thương phiếu kèm Uỷ nhiệm thu thương phiếu cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền phải được thực hiện trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thương phiếu nhờ thu.

Điều 6- Thủ tục xuất trình thương phiếu nhờ thu

1- Xuất trình đề nghị chấp nhận: Ngân hàng chỉ thực hiện xuất trình Hối phiếu để đề nghị chấp nhận nếu người nhờ thu có ghi nội dung này trên Uỷ nhiệm thu thương phiếu.

2- Xuất trình thương phiếu để thanh toán:

a- Ngân hàng phải xuất trình thương phiếu tại địa điểm thanh toán để yêu cầu người trả tiền thanh toán thương phiếu vào ngày thương phiếu đến hạn thanh toán hoặc trong thời hạn 02 ngày làm việc tiếp sau đó.

Thương phiếu có thể được ngân hàng xuất trình để thanh toán muộn hơn thời hạn thanh toán ghi trên thương phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Pháp lệnh thương phiếu.

b- Đối với Thương phiếu có thời hạn thanh toán “ngay khi xuất trình”, ngân hàng phải xuất trình đúng thời hạn (thời hạn đã được người nhờ thu ghi trên Uỷ nhiệm nhờ thu thương phiếu) để thanh toán.

c- Ngân hàng có thể xuất trình thương phiếu để thanh toán qua bưu điện dưới hình thức thư bảo đảm. Thời hạn xuất trình thương phiếu trong trường hợp này được tính theo dấu bưu điện nơi gửi.

d- Người trả tiền phải thanh toán thương phiếu do Ngân hàng xuất trình cho người thụ hưởng trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thương phiếu. Việc thanh toán thương phiếu của người trả tiền được thể hiện bằng việc người trả tiền lập Lệnh chi (Uỷ nhiệm chi, Séc hoặc chứng từ thanh toán thích hợp) yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình để chi trả số tiền đã chấp nhận trên Hối phiếu hoặc số tiền ghi trên Lệnh phiếu.

Nếu hết thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thương phiếu xuất trình mà người trả tiền không thanh toán thương phiếu (từ chối thanh toán – không lập lệnh chi hoặc đã lập lệnh chi nhưng mất khả năng thanh toán) thì ngân hàng phục vụ người trả tiền có quyền trả lại thương phiếu cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng hoặc người thụ hưởng theo quy định tại Điều 8 của Quy định này.

đ- Nếu thương phiếu không xuất trình được đúng hạn vì các trở ngại khách quan và không phải do lỗi của ngân hàng như: Không tìm thấy địa chỉ nơi xuất trình hoặc không tìm thấy địa chỉ của người trả tiền; thiên tai, hoả hoạn, và các nguyên nhân bất khả kháng khác thì ngân hàng phục vụ người trả tiền phải gửi trả lại thương phiếu kèm thông báo nói rõ lý do cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng hoặc người thụ hưởng. Việc gửi trả lại thương phiếu trong trường hợp này phải được thực hiện trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày không xuất trình được thương phiếu.

Điều 7. Thủ tục thanh toán thương phiếu nhờ thu

1- Trường hợp thương phiếu được thanh toán và người trả tiền, người thụ hưởng mở tài khoản trong cùng một ngân hàng:

a- Nếu khả năng chi trả của người trả tiền đủ để thanh toán toàn bộ số tiền đã được chấp nhận thanh toán ghi trên thương phiếu thì xử lý:

– Căn cứ Lệnh chi (Uỷ nhiệm chi, Séc hoặc chứng từ thanh toán thích hợp) do người trả tiền lập để ghi Nợ tài khoản người trả tiền; tờ thương phiếu nhờ thu và tờ phụ đính kèm (nếu có) giao cho người trả tiền.

– 1 Liên Lệnh chi (Uỷ nhiệm chi, Bảng kê Séc hoặc chứng từ thanh toán thích hợp) dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản người thụ hưởng.

– 1 Liên Lệnh chi (Uỷ nhiệm chi, Bảng kê Séc hoặc chứng từ thanh toán thích hợp) kèm Uỷ nhiệm thu thương phiếu có đóng dấu Ngân hàng dùng làm giấy báo có cho người thụ hưởng.

Ghi xuất sổ theo dõi thương phiếu nhận thu hộ.

b- Nếu khả năng chi trả của người trả tiền không đủ để thanh toán toàn bộ số tiền đã được chấp nhận thanh toán ghi trên thương phiếu thì ngân hàng lưu vào hồ sơ thương phiếu chưa được thanh toán đồng thời thông báo ngay cho người trả tiền và người thụ hưởng biết để có biện pháp giải quyết. Khi thương phiếu được thanh toán thì ghi ngày, tháng thanh toán và xử lý chứng từ như quy định tại điểm a khoản 1 điều này.

c- Trường hợp thương phiếu chỉ được thanh toán một phần thì căn cứ Lệnh chi do người trả tiền lập trích tài khoản người trả tiền để trả cho người thụ hưởng theo số tiền được thanh toán và xử lý chứng từ như quy định tại điểm a- khoản 1- Điều 7 nêu trên, riêng tờ thương phiếu nhờ thu và tờ phụ đính kèm (nếu có) ngân hàng giữ lại và trong thời hạn 01 ngày làm việc phải chuyển cho người thụ huởng kèm thông báo nêu rõ lý do trả lại thương phiếu.

2 – Trường hợp thương phiếu được thanh toán và người trả tiền, người nhờ thu mở tài khoản ở hai ngân hàng (cùng hoặc khác hệ thống).

a- Tại ngân hàng phục vụ người thụ hưởng:

Việc giao nhận, kiểm soát và xử lý thương phiếu nhờ thu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 – Điều 5 của Quy định này, sau đó ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ký tên, đóng dấu trên Uỷ nhiệm thu thương phiếu và thương phiếu nhờ thu, vào sổ theo dõi thương phiếu nhận thu hộ gửi đi (dùng làm cơ sở tra cứu xử lý các trường hợp gửi chứng từ bị thất lạc, chậm trễ) và gửi Uỷ nhiệm thu thương phiếu kèm tờ thương phiếu nhờ thu cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền để thu hộ tiền.

Khi nhận được chứng từ chuyển tiền do ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển đến thì sử dụng chứng từ đó ghi Nợ tài khoản thích hợp và ghi Có Tài khoản người thụ hưởng; gửi giấy báo có cho người thụ hưởng;

Ghi xuất sổ theo dõi thương phiếu nhận thu hộ.

b- Tại Ngân hàng phục vụ người trả tiền

Khi nhận được Uỷ nhiệm thu thương phiếu kèm thương phiếu nhờ thu do ngân hàng người thụ hưởng chuyển đến hoặc do người thụ hưởng trực tiếp nộp, phải kiểm tra thủ tục lập Uỷ nhiệm thu thương phiếu, điều kiện của thương phiếu được nhận nhờ thu, sự khớp đúng giữa Uỷ nhiệm thu thương phiếu và thương phiếu, sau đó xử lý:

– Nếu khả năng chi trả của người trả tiền đủ để thanh toán toàn bộ số tiền đã được chấp nhận thanh toán ghi trên thương phiếu thì căn cứ Lệnh chi do người trả tiền lập để trích tài khoản tiền gửi của người trả tiền, chuyển cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng và xử lý chứng từ như quy định tại điểm a khoản 1 điều 7 nêu trên.

– Trường hợp khả năng chi trả của người trả tiền không đủ để thanh toán toàn bộ số tiền đã được chấp nhận thanh toán ghi trên thương phiếu thì xử lý như quy định tại điểm b- khoản 1- Điều 7 nêu trên.

– Nếu thương phiếu chỉ được thanh toán một phần thì xử lý như quy định tại điểm c- khoản 1 – Điều 7 nêu trên.

Điều 8- Quy định đối với trường hợp thương phiếu bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán hoặc người trả tiền mất khả năng thanh toán

1- Khi thương phiếu bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán hoặc người trả tiền đã lập lệnh chi nhưng mất khả năng thanh toán thì ngân hàng đang cầm giữ thương phiếu nhờ thu (ngân hàng phục vụ người thụ hưởng hoặc ngân hàng phục vụ người trả tiền) phải yêu cầu người trả tiền nêu rõ lý do từ chối bằng văn bản và làm thủ tục chuyển cho ngân hàng nhận nhờ thu hoặc người thụ hưởng kèm thông báo lý do chuyển trả (theo mẫu phụ lục số 2).

2- Nếu thương phiếu bị từ chối nhưng người trả tiền không chịu nêu lý do từ chối bằng văn bản, thì ngân hàng phục vụ người trả tiền có quyền chuyển trả lại thương phiếu cho Ngân hàng nhận nhờ thu hoặc người thụ hưởng, kèm thông báo ghi rõ “Ngân hàng đã xuất trình ngày…tháng .. năm …nhưng bị từ chối chấp nhận (hoặc từ chối thanh toán) và người trả tiền không nêu lý do bằng văn bản” .

3-Việc gửi trả lại thương phiếu kèm thông báo lý do chuyển trả phải được thực hiện trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày thương phiếu bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán hoặc không thanh toán được do người trả tiền mất khả năng thanh toán.

Điều 9- Quyền và trách nhiệm của khách hàng nhờ thu thương phiếu và ngân hàng thực hiện dịch vụ thu hộ thương phiếu

1- Đối với khách hàng nhờ thu thương phiếu

a- Khách hàng nhờ thu thương phiếu có quyền:

– Yêu cầu ngân hàng hướng dẫn, giải thích rõ các quy định của ngân hàng về thủ tục nhờ thu thương phiếu qua ngân hàng.

– Yêu cầu ngân hàng phải thanh toán thương phiếu trong trường hợp thương phiếu không thanh toán được do Ngân hàng đã không thực hiện xuất trình thương phiếu để thanh toán theo đúng quy định tại điều 34 – Pháp lệnh thương phiếu.

b- Khách hàng nhờ thu thương phiếu có trách nhiệm:

– Tuân thủ đúng, đầy đủ các thủ tục nhờ thu thương phiếu qua ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thực hiện dịch vụ nhờ thu thương phiếu quy định.

– Theo dõi việc thanh toán các thương phiếu nhờ thu để phối hợp với ngân hàng xử lý kịp thời.

– Thanh toán kịp thời, sòng phẳng phí dịch vụ nhờ thu thương phiếu và các loại phí có liên quan do ngân hàng thực hiện dịch vụ nhờ thu thương phiếu quy định.

– Tiếp nhận lại các thương phiếu nhờ thu do Ngân hàng chuyển trả lại vì không xuất trình được, bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán, chỉ được thanh toán một phần hoặc người trả tiền mất khả năng thanh toán.

2- Đối với Ngân hàng thực hiện dịch vụ thu hộ thương phiếu

a- Ngân hàng thực hiện dịch vụ thu hộ thương phiếu có quyền:

– Từ chối nhận thu hộ đối với thương phiếu không đủ một trong những điều kiện nhận nhờ thu quy định tại Điều 2 Quy định này.

– Trả lại thương phiếu cho người nhờ thu nếu thương phiếu không xuất trình được; thương phiếu bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán, chỉ được thanh toán một phần hoặc người trả tiền mất khả năng thanh toán. Ngân hàng không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì về sự chẫm trễ, hay thiệt hại xảy ra đối với các bên liên quan do nguyên nhân khách quan và không phải do lỗi của ngân hàng.

– Được thu phí dịch vụ nhờ thu thương phiếu và các loại phí liên quan theo đúng mức phí đã niêm yết tại Biểu phí dịch vụ thanh toán của mình.

b- Ngân hàng thực hiện dịch vụ thu hộ thương phiếu có trách nhiệm:

– Thực hiện các thủ tục nhờ thu thương phiếu theo đúng quy định của pháp luật.

– Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trên Uỷ nhiệm thu thương phiếu; hướng dẫn, giải thích rõ cho khách hàng về các quy định thủ tục nhờ thu thương phiếu qua ngân hàng.

– Giao thương phiếu và tờ phụ đính kèm (nếu có) cho người trả tiền, sau khi người trả tiền đã thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên thương phiếu.

– Thông báo kịp thời cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng phục vụ người thụ hưởng biết về việc không xuất trình được thương phiếu, thương phiếu bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán, chỉ được thanh toán một phần hoặc người trả tiền mất khả năng thanh toán.

– Phải thanh toán thương phiếu cho người thụ hưởng nếu ngân hàng không thực hiện xuất trình thương phiếu để thanh toán theo đúng quy định tại Pháp lệnh thương phiếu (điều 34), dẫn đến thương phiếu không thanh toán được.

III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10– Tổng giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.

Vụ trưởng Vụ Kế toán Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành quy định này.

Điều 11- Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

PHỤ LỤC SỐ 1

UỶ NHIỆM THU THƯƠNG PHIẾU

Lập ngày….tháng….năm…. Số:

Phần do NH ghi

Tài khoản Nợ:

Tài khoản Có:

Người nhờ thu…………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………….. Số tài khoản…………….

tại Ngân hàng…………… Mã NH…………………………………..

Ngưòi trả tiền…………… Số tài khoản……………………………

Địa chỉ…………………….. Số tài khoản……………………………

tại Ngân hàng………………………. Mã NH……………………….

Hối phiếu/ Lệnh phiếu nhờ thu số……. phát hành ngày……… tháng….. năm……..

Số tiền ghi trên thương phiếu (bằng số)………………………………………………….

(bằng chữ)………………………………………………..

Số tiền người trả tiền chấp nhận thanh toán (bằng số…………………………………

(bằng chữ)…………………………………………………

Số tiền nhờ thu (bằng số)………………………………………………………………………

(bằng chữ) ………………………………………………………………….

Thời hạn thanh toán ghi trên thương phiếu……………………………………………………

Số lượng và loại chứng từ kèm theo……………………………………………………………..

Đề nghị NH xuất trình để yêu cầu chấp nhận từ ngày………..đến ngày…………….

Đề nghị NH xuất trình để thanh toán ngày…………………………………………………

Khi thu được tiền đề nghị ghi Có vào Tài khoản số…………………………….. tại

Ngân hàng ………………………………………………………………………………………

Trong trường hợp thương phiếu không xuất trình được, bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán, không được thanh toán hoặc chỉ được thanh toán một phần, đề nghị ngân hàng thông báo cho chúng tôi theo địa chỉ………………………….và bằng một trong những phương tiện sau:

(Bằng điện (điện thoại hoặc điện tín). Bằng thư Fax

Người thụ hưởng

(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ngân hàng nhận nhờ thu thương phiếu

Nhận chứng từ ngày……………………….

Đã kiểm soát và gửi đi ngày…………….

Kế toán TP. Kế toán Giám đốc

Ngân hàng phục vụ người trả tiền

Nhận ngày…………………………………..

Xuất trình ngày……………………………

Thanh toán/chuyển trả lại ngày……..

Kế toán TP.Kế toán Giám đốc

Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng Thanh toán

Ngày……tháng…….. năm
Kế toán TP. Kế toán Giám đốc

PHỤ LỤC SỐ 2:

Đơn vị: (Tên NH gửi thông báo)

Mã NH:

THÔNG BÁO TRẢ LẠI THƯƠNG PHIẾU NHỜ THU

Lập ngày:…./…../……

Số:

Kính gửi: (Tên đơn vị NH nhận nhờ thu hoặc tên người thụ hưởng)

Ngân hàng:……………………………………Mã NH:…………………………………

Thông báo Trả lại :

Hối phiếu/Lệnh phiếu nhờ thu số:…………..Phát hành ngày………../…/…..

Người nhờ thu……………………………………………………………………………..

Địa chỉ……………………………………………………………………………………….

Tài khoản số…………………………Tại NH………………………….Mã NH…….

Người trả tiền……………………………………………………………………………….

Địa chỉ………………………………………………………………………………………..

Tài khoản số…………………………Tại NH………………………….Mã NH……..

Số tiền ghi trên thương phiếu (bằng số)…………………………………

(bằng chữ)……………………………….

Số tiền được chấp nhận thanh toán (bằng số):……………………….

(bằng chữ)…………………………………

Số tiền nhờ thu (bằng số):……………………………………………………………….

(bằng chữ):………………………………………

Lý do trả lại (nêu rõ lý do)

………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………

Thông báo này được gửi đi lúc……… giờ….. phút.

Kế toán

Trưởng phòng Kế toán

Giám đốc NH

Ghi chú:

– Mỗi thương phiếu bị trả lại phải lập một Thông báo riêng.

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

1675_2004_QD-NHNN BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG DO THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BAN HÀNH

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 270/2000/QĐ-NHNN9 ngày 21/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và các quy định trước đây trái với Quyết định này.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 1675/2004/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 24 /6 /2004;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 270/2000/QĐ-NHNN9 ngày 21/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và các quy định trước đây trái với Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng,Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
Như điều 3
Công báo Chính phủ (2 bản)
Văn phòng Chính phủ
Bộ Tư pháp
Ban Lãnh đạo NHNN
Lưu VP, PC, Vụ TCCB

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Lê Đức Thuý

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1675 /2004/QĐ-NHNN ngày 23/12 /2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. Thanh tra Ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về ngân hàng và giúp Thống đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Thanh tra Ngân hàng có con dấu riêng để sử dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Điều hành hoạt động của Thanh tra Ngân hàng là Chánh thanh tra; giúp việc Chánh thanh tra có một số Phó Chánh thanh tra. Chánh thanh tra do Thống đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất ý kiến với Tổng thanh tra; Phó Chánh thanh tra do Thống đốc bổ nhiệm. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.

Chương 2:

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG

Điều 4. Thanh tra Ngân hàng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Xây dựng trình Thống đốc chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm của toàn hệ thống thanh tra ngân hàng; tổ chức và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.

2. Thực hiện việc giám sát từ xa, tổng hợp, phân tích tình hình và kết quả hoạt động của từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

3. Tiến hành các cuộc thanh tra tại chỗ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, về hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác, về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng thuộc chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với các đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật.

4. Xử lý, kiến nghị Thống đốc áp dụng các biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra vi phạm theo quy định của pháp luật.

5. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng hoặc kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

6. Được bảo lưu ý kiến trong trường hợp thủ trưởng cơ quan không chấp thuận kết luận của Thanh tra Ngân hàng và chịu trách nhiệm về ý kiến đó, đồng thời phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thanh tra.

7. Giúp Thống đốc thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra ngân hàng, cụ thể:

a/ Xây dựng, trình Thống đốc hoặc tham mưu cho Thống đốc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra ngân hàng và các lĩnh vực khác được phân công;

b/ Xây dựng, trình Thống đốc chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án về phát triển thanh tra ngân hàng;

c/ Tổ chức, triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản đã được ban hành hoặc phê duyệt;

d/ Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra ngân hàng.

8. Tổ chức tiếp công dân theo uỷ quyền của Thống đốc. Thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

9. Tham mưu cho Thống đốc trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, phòng chống tội phạm trong ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

10. Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho công chức thuộc hệ thống thanh tra ngân hàng; thực hiện các dự án quốc tế về trợ giúp kỹ thuật cho hệ thống thanh tra ngân hàng theo sự phân công của Thống đốc.

11. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do pháp luật về thanh tra và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan quy định.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

Chương 3:

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH

Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Ngân hàng gồm:

1.                  Văn phòng;

2.                   Phòng Thanh tra các tổ chức tín dụng nhà nước;

3.                   Phòng Thanh tra các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh;

4.                   Phòng Thanh tra các tổ chức tín dụng nước ngoài;

5.                   Phòng Thanh tra xét khiếu tố;

6.                   Phòng Giám sát và phân tích.

Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của các phòng do Chánh Thanh tra quy định, phù hợp với Quy chế này.

Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Thanh tra

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật về thanh tra và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan quy định.

2. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 4 Quy chế này; chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật về mọi hoạt động của Thanh tra Ngân hàng.

3. Quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Thanh tra Ngân hàng và áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

4. Thực hiện việc quản lý và sử dụng cán bộ, công chức theo phân cấp, uỷ quyền của Thống đốc và các quy định của pháp luật về thanh tra.

5. Thừa lệnh Thống đốc ký các văn bản hành chính theo thẩm quyền; ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chánh Thanh tra

1. Giúp Chánh Thanh tra chỉ đạo điều hành một số công tác của Thanh tra Ngân hàng theo phân công của Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

2. Ký thay Chánh Thanh tra trên các văn bản theo sự phân công của Chánh Thanh tra.

3. Khi Chánh Thanh tra vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra được uỷ quyền thay mặt Chánh Thanh tra điều hành công việc chung và phải chịu trách nhiệm về các công việc đã giải quyết trong thời gian được uỷ quyền, đồng thời báo cáo lại Chánh Thanh tra.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./.

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.