Cảng vụ hàng hải do Giám đốc lãnh đạo, có một số Phó Giám đốc giúp việc. Giám đốc do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Giám đốc do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Kế toán trưởng, Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Trưởng phòng, phó phòng nghiệp vụ khác do Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự ✔ Tư vấn luật Đất đai ✔ Tư vấn luật Thương mại ✔ Tư vấn luật Đầu tư ✔ Tư vấn luật Lao động ✔ Tư vấn thủ tục Ly Hôn ✔ Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp ✔ Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67
QUỐC HỘI
Số: 57/2005/QĐ-BGTVT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —– o0o —– Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG VỤ HÀNG HẢI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải.
2. Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải.
Điều 2. Vị trí và chức năng của Cảng vụ hàng hải
1. Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
2. Cảng vụ hàng hải có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước, có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh là Maritime Administration of (…), viết tắt là MA + tên riêng Cảng vụ hàng hải.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải
1. Một cảng biển do một Cảng vụ hàng hải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải.
2. Một Cảng vụ hàng hải có thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại một hoặc nhiều cảng biển và khu vực quản lý.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập, giải thể Cảng vụ hàng hải theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam..
4. Tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải phải tuân thủ quy định của Quyết định này, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Cán bộ, viên chức của Cảng vụ hàng hải phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Khi thực thi công vụ phải sử dụng trang phục được cấp theo quy định.
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ hàng hải
Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng trình Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
2. Xây dựng để Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch biên chế; thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý.
3. Tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về hàng hải.
4. Thực hiện theo uỷ quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cho thuê quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
5. Quản lý tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định.
6. Được quyền trực tiếp quan hệ với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 5. Tổ chức của Cảng vụ hàng hải
1. Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ hàng hải gồm có:
a) Phòng Pháp chế;
b) Phòng An toàn và Thanh tra hàng hải;
c) Phòng Tổ chức – Hành chính;
d) Phòng Tài vụ;
đ) Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Đại diện Cảng vụ hàng hải (nếu có).
2. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và yêu cầu thực tế để quy định bộ máy tổ chức các phòng, đại diện từng Cảng vụ hàng hải. Giám đốc Cảng vụ hàng hải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và đại diện sau khi được sự đồng ý của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
3. Cảng vụ hàng hải do Giám đốc lãnh đạo, có một số Phó Giám đốc giúp việc. Giám đốc do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Giám đốc do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Kế toán trưởng, Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Trưởng phòng, phó phòng nghiệp vụ khác do Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Điều 6. Kinh phí hoạt động của Cảng vụ hàng hải
Kinh phí hoạt động của Cảng vụ hàng hải được cấp từ nguồn thu phí, lệ phí hàng hải và các nguồn thu khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
1. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Như Điều 8; – Văn phòng Chính phủ; – Các Bộ, ngành; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các Thứ trưởng; – Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); – Công báo; – Lưu: VT, TCCB (3). |
BỘ TRƯỞNG Đào Đình Bình |
✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ: (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.
Add a Comment