LÀM THỦ TỤC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP: QUÁ CỰC

Mất cả tháng với năm, sáu lần tới lui, nhiều người vẫn có nguy cơ không lãnh được tiền bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Mới 6 giờ 30 sáng, trước cổng Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, hàng trăm lao động thất nghiệp đã rồng rắn chầu chực chờ đăng ký BHTN.
Mất cả tháng với năm, sáu lần tới lui, nhiều người vẫn có nguy cơ không lãnh được tiền bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Mới 6 giờ 30 sáng, trước cổng Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, hàng trăm lao động thất nghiệp đã rồng rắn chầu chực chờ đăng ký BHTN.

Khổ từ lúc nộp hồ sơ

Anh Nguyễn Thanh Sang (nguyên công nhân Công ty Bao bì Ngôi Sao ở quận 6, người nhận số thứ tự lên tới… 1.912), cho biết: “Em đã chờ được hơn 30 phút, nghe nói có người còn phải chờ đến vài tiếng”. Theo ghi nhận của phóng viên, để tới lượt đăng ký, những người này phải mất vài chục phút đến 1 hoặc 2 giờ tùy “khả năng chen lấn”. Nhưng đó chỉ là bắt đầu. Đợi đã đời, đến khi làm thủ tục thì giấy tờ lại không hợp lệ nên đành phải đi bổ sung, lúc quay lại thì phải bấm số lại từ đầu.

Chị Trần Thị Ánh Tuyết (bảo mẫu Trường Đống Đa, quận Bình Thạnh), cho biết chị đến từ sớm nhưng do trên giấy thôi việc ghi là “thông báo chấm dứt hợp đồng lao động” chứ không phải “quyết định thôi việc” nên nhân viên ở đây không đồng ý nhận hồ sơ. Chị phải về lại cơ quan cũ để xin chuyển thành “quyết định thôi việc”. Trường Đống Đa lại không thể đổi cho chị vì họ chỉ có mẫu “thông báo chấm dứt hợp đồng lao động”. Cùng đường, chị chạy lên phòng giám đốc của trung tâm. May cho chị là một cán bộ lãnh đạo đã tiếp chị và chấp nhận hồ sơ.

Cho đến lúc nhận tiền

Nhưng nỗi gian truân mới thực sự bắt đầu từ giai đoạn hai (làm hồ sơ). Từ khi thất nghiệp đến khi nhận được tiền, người lao động (NLĐ) phải qua “cuộc hành trình” bốn giai đoạn (xem sơ đồ).

Qua được bốn giai đoạn, nếu suôn sẻ phải mất tháng rưỡi (thông thường là hai tháng) và không ít trường hợp NLĐ bỏ cuộc hoặc vì những lý do khác nhau.

Một trong những “thử thách” đầu tiên mà NLĐ phải đối mặt là thời hạn bảy ngày kể từ ngày thất nghiệp phải đến phòng BHTN để đăng ký BHTN. Anh Nguyễn Văn Hạt tiếc rẻ vì hai tháng sau ngày nghỉ việc, công ty mới trả cho anh sổ BHXH (một trong những yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ). Tình cờ nghe một người bạn mách anh mới biết là cần đăng ký BHTN nhưng thời hạn bảy ngày đã qua từ lâu. Chị Nguyễn Thị Hồng Trinh, sau khi thôi việc ở một công ty nước ngoài, đến đăng ký tại trung tâm nhưng công ty cũ của chị cứ hẹn lần lữa. Nếu đến ngày hẹn (20 ngày) mà trong tay chưa cầm được sổ BHXH, xem như tiền BHTN của chị đi tong.

Mới hơn 6 giờ sáng, cửa phòng BHTN Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM đã đông người. Ảnh: NGUYỄN DÂN

Có những trường hợp lại khổ vì nhân viên cứng nhắc. Chị Lê Thị Thanh Lan (quận Tân Bình) không được nhận hồ sơ vì chị chỉ có giấy báo “chấm dứt hợp đồng lao động” thay vì “quyết định thôi việc”. Chị than: “Tôi làm ở công ty nước ngoài, bên công ty tôi chỉ có giấy báo chấm

Ông Nguyễn Cao Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, cho biết ông đồng cảm với những khó khăn mà NLĐ đang gặp phải. “Thời hạn phải đăng ký trong bảy ngày gây khó cho NLĐ, trung tâm đang đề xuất kéo dài thời gian. Với những trường hợp trễ hẹn nếu có lý do chính đáng thì trung tâm vẫn có thể giải quyết. Với những NLĐ không kịp đăng ký BHTN thì số tiền của họ cũng không bị mất. Số tiền này sẽ được cộng dồn vào khoảng thời gian sau nếu người đó đi làm và nếu phải xin đăng ký thất nghiệp một lần nữa”.

Trả lời câu hỏi vì sao trung tâm từ chối giấy “chấm dứt hợp đồng lao động” thay vì “quyết định thôi việc”, ông giải thích: “Cả hai loại giấy đều có cùng một nội dung là NLĐ đang thất nghiệp nên trung tâm không thể từ chối. Những trường hợp NLĐ phản ánh nhân viên “hành dân”, đó là những nhân viên mới chưa thạo việc, quá máy móc, nếu có chứng cứ cụ thể chúng tôi sẽ xử lý triệt để”.

Tags: No tags

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *