THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI Ở VIỆT NAM RA SAO?

Sự kiện một diễn viên nước ngoài nhận xin con nuôi tại VN khiến nhiều người thắc mắc qui trình, thủ tục nhận nuôi con nuôi hiện nay ra sao. Bà Trịnh Thị Bích trưởng phòng hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp TP.HCM – cho biết:

Công dân của nước mà VN đã có ký điều ước quốc tế về nuôi con nuôi có thể được xin trẻ em VN dưới 15 tuổi (hoặc 15-16 tuổi nếu trẻ tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự) để làm con nuôi.

Sự kiện một diễn viên nước ngoài nhận xin con nuôi tại VN khiến nhiều người thắc mắc qui trình, thủ tục nhận nuôi con nuôi hiện nay ra sao. Bà Trịnh Thị Bích trưởng phòng hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp TP.HCM – cho biết:

Công dân của nước mà VN đã có ký điều ước quốc tế về nuôi con nuôi có thể được xin trẻ em VN dưới 15 tuổi (hoặc 15-16 tuổi nếu trẻ tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự) để làm con nuôi.

Đối với công dân ở quốc gia mà VN chưa ký điều ước quốc tế về nuôi con nuôi thì chỉ được nhận nuôi con nuôi trong các trường hợp sau: người nước ngoài có thời gian học tập, làm việc tại VN trên sáu tháng; có vợ chồng hoặc cha mẹ là người VN hoặc có gốc VN; có quan hệ họ hàng với trẻ được nhận là con nuôi; nhận nuôi trẻ bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, nhiễm HIV, nạn nhân của chất độc hóa học, nhiễm bệnh hiểm nghèo tại các cơ sở nuôi dưỡng hoặc trẻ mồ côi đang sống tại các gia đình.

Người nước ngoài muốn nhận con nuôi tại VN phải có đơn (theo mẫu); giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho nhận nuôi con nuôi hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi; bản điều tra về tâm lý xã hội của người này do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy xác nhận của cơ quan y tế về tình trạng sức khỏe, tâm thần; giấy tờ xác nhận thu nhập; phiếu lý lịch tư pháp; bản sao chứng nhận kết hôn và bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác…

Hồ sơ nộp cho Cục Con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp xem xét giải quyết. Cục Con nuôi quốc tế sẽ gửi công văn cho sở tư pháp tỉnh, thành nơi trẻ được nhận nuôi cư trú để giới thiệu, hướng dẫn lập hồ sơ trẻ và tiến hành thẩm tra xác minh. Sau khi thẩm tra xác minh, sở tư pháp sẽ chuyển hồ sơ trả cho Cục Con nuôi quốc tế để xem xét quyết định việc cho nhận con nuôi hay không. Tùy trường hợp xác minh và việc xin con nuôi đích danh hoặc không đích danh mà thời gian giải quyết có thể từ 3-4 tháng. Lệ phí nhận nuôi con nuôi của người nước ngoài là 1.000.000 đồng/hồ sơ.

Còn trường hợp nhận nuôi con nuôi trong nước có trình tự thủ tục ra sao, thưa bà?

Theo nghị định 158/2005/NĐ-CP, người nhận con nuôi nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú. Hồ sơ phải có giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi do chính cha mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trường hợp cha mẹ đã ly hôn. Đối với trẻ đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì người đại diện cơ sở ký giấy thỏa thuận. Trẻ được nhận làm con nuôi phải dưới 15 tuổi, nếu trẻ từ đủ 9-15 tuổi thì trong giấy thỏa thuận phải có ý kiến của trẻ. Ngoài ra, trong hồ sơ còn phải có bản sao giấy khai sinh người được nhận làm con nuôi, biên bản xác nhận tình trạng bị bỏ rơi (nếu người được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi).

Trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ hộ tịch phải kiểm tra, xác minh kỹ tính tự nguyện của việc cho và nhận con nuôi, mục đích nhận con nuôi. Thời hạn giải quyết hồ sơ là năm ngày, nếu cần xác minh thêm thì được kéo dài thêm không quá năm ngày.

Theo Chi Mai (Tuổi Trẻ)

Tags: No tags

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *