LỆ LÀNG – PHÉP VUA NGẪM QUA NGÔI ĐÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT

Đời sống xã hội của người Việt đã trải qua hàng nghìn năm, tổ chức xã hội của người Việt gắn liền với cộng đồng làng xã. Ở mỗi làng xã của người Việt cổ truyên có những công trình văn hóa hình thành và tổn tại lâu đời như Đình Làng, chùa làng, văn chỉ, quán…

 

Đời sống xã hội của người Việt đã trải qua hàng nghìn năm, tổ chức xã hội của người Việt gắn liền với cộng đồng làng xã. Ở mỗi làng xã của người Việt cổ truyên có những công trình văn hóa hình thành và tổn tại lâu đời như Đình Làng, chùa làng, văn chỉ, quán…

Trong phạm vi bài viết nhỏ này chỉ đề cập đến một công trình kiến trúc phổ biến của cộng đồng người Việt gắn bó với đời sống người việt, mang những chức năng, đặc điểm phản ánh yếu tố lịch sử ,văn hóa, chính trị, pháp lý là nhân chứng của lịch sử chứng kiến sự phát triển thăng trầm của xã hội người việt đó chính là Đình làng.

Đình làng không biết có trong đời sống xã hội người Việt từ bao giờ nhưng khi được xây dựng ở làng quê Việt mang những chức năng và đặc điểm chung của nó.

Đình làng là chốn đình chung của cả làng nơi đó diễn ra các cuộc họp mà người họp là nam giới ở tuổi lên bô. Tại các cuộc họp này các bô bàn bạc và thống nhất giải quyết các công việc của làng theo các yêu cầu của nhà nước trung ương triển khai xuống hoặc các công việc của làng xã đặt ra. Hay nói cách khác là nơi diễn ra các cuộc họp bàn giải quyết các công việc chung của làng xã. Mang tính hành chính và tự quản của làng xã.

Đình làng còn là nơi để thờ cúng các vị thành hoàng làng có công với làng, có công với đất nước, dân tộc. Việc thờ cúng này theo phong tục của làng xã để tri ân các vị thánh, hoặc việc thờ cúng các vị thần này theo sắc phong của Nhà vua. Nhà vua sắc phong công lao cho vị thánh và giao nhiệm vụ cho vị thánh đó gia hộ bảo vệ làng xã, ngược lại làng xã có bổn phận thờ cúng vị thánh của làng mình, qua đó cũng thể hiện tri ân công đức vị thánh và cũng là tri ân nhà vua.

Đình làng còn là nơi diễn ra các lễ hội của làng xã mang các yếu tố văn hóa truyền thống của làng. Thông qua lễ hội người dân của làng xã được dịp bầy tỏ lòng tri ân các vị thánh và tham gia các trò chơi trong lễ hội phản ánh các giá trị tự do tư tưởng, tự do của con người.

Đình làng khi xây dựng  thông thường được làng xã chọn khu đất cao thoáng rộng và khu đất để xây đình thường đặt ở ngoài làng xóm. Rất hiếm khi xây trong làng.

Tại sao lại  đình làng lại có những chức năng và đặc điểm như vậy, điều này có rất nhiều sự lý giải khác nhau nhưng có 1 sự lý giải về kiến trúc không gian, chức năng  của đình làng người việt thể  hiện mối liên hệ với câu ca của người Việt : “Phép vua thua lệ Làng”.

Phép vua thua lệ làng đã tồn tại rất lâu bền với người việt phản ánh thực tế đời sống xã hội người việt ở mỗi làng xã có quy tắc riêng cho mình, các quy tắc này được cộng đồng làng xã tôn trọng thực thi bên cạnh pháp luật của nhà vua, Nhiều khi lệ làng được coi trọng hơn phép vua. Điều này cũng phản ánh một thực tế pháp luật của nhà vua  chưa đủ mạnh, chưa phản ánh được nguyện vọng của dân chúng mà nhiều điều của pháp luật đã đối lập với quyền lợi của dân chúng, pháp luật đã không là thước đo đại lượng của đời sống xã hội. Khi nào pháp luật của nhà vua bị dân chúng đánh giá thấp, không sử dụng mà sử dụng lệ làng thì giai đoạn đó lịch sử  Đại Việt kém phát triển trên mọi lĩnh vực.

Cho nên khi ban hành pháp luật, chiếu, chỉ dụ hoặc các quyết định cai trị của chính quyền cấp trên thường được tổ chức triển khai đến dân chúng tại đình làng. Mà đình làng được xây dựng ở ngoài làng chứ không phải là trong làng, nếu để trong làng thì triển khai sẽ  yếu thế (người dân coi thường pháp luật) pháp luật và các chính sách cai trị của nhà nước thấp hơn lệ làng của làng xã, ảnh hưởng đến uy tín và các chính sách của triều đình.

Đến thế kỷ thứ 15 thời Lê Sơ chúng ta chứng kiến được một cuộc cải cách rất lớn của Hoàng đế Lê Thánh tông về giải quyết mối quan hệ phép vua và lệ làng một cách hợp lý. Ông sử dụng biện pháp cai trị kết hợp giữa phép vua (luật) và lệ làng đã đạt hiệu quả cao trong đời sống xã hội Đại Việt. Thông qua sự kết hợp này mà Lê Thánh Tông đã thống nhất được tư tưởng, nhân lực, vật lực hướng về trung ương làm cho nhà nước, và xã hội phong kiến đại việt phát triển cực thịnh. Cách làm của Nhà vua Lê Thánh Tông biểu hiện ở chỗ: Một Đạo dụ của Lê Thánh Tông được sách Hồng Đức thiện chính thư  ghi lại (không rõ năm). Các câu chữ trong Đạo dụ này thể hiện rõ 5 ý: Các làng xã không nên có khoán ước riêng,  vì đã có luật pháp chung của Nhà nước rồi; Làng nào có tục khác lạ thì có thể cho lập khoán ước và đặt ra những lệ cấm; Việc thảo ra hương ước phải là những người có học thức, có đức hạnh, có chức phận chính thức và có tuổi tác;  Khoán ước phải được quan trên kiểm duyệt; Khi đã có khoán ước rồi mà vẫn còn có những người không chịu tuân theo, cứ nhóm họp riêng, thì sẽ bị quan trên trị tội.

Lê Thánh Trông trong đời làm vua của mình còn là ông vua sắc phong cho rất nhiều các vị thần thờ cúng tại các làng Việt, sau này các triều đại tiếp theo cũng đã tiếp nối truyền thống này. Điều này phản ánh sự ngự trị của quyền lực nhà vua trong tư tưởng của dân chúng, qua đó đề cao được quyền lực của nhà vua thống nhất được phép vua với lệ làng.

Như vậy, qua hình ảnh của ngôi đình làng, Những câu ca về lệ làng phép vua chúng ta thấy phần nào có những mối liên hệ giữa chúng, phản ánh những giá trị về lịch sử, văn hóa. Qua đây chúng ta cũng có thể rút ra bài học của lịch sử. Các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thế đó phản ánh hơi thở, đời sống của người dân luôn luôn có sự liên hệ chặt chẽ với nhà nước trung ương. Là những người lãnh đạo của đất nước biết lắng nghe, phát hiện và điều chỉnh đúng, những chính sách của nhà nước hợp lòng dân, phản ánh lợi ích của người dân, của quốc gia, dân tộc thì sẽ đưa đất nước phát triển nhanh, mạnh, vững chắc,  giữ và phát huy được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

ThS. Trương Vĩnh Khang – Viện Nhà nước và Pháp luật

Theo: Báo Dân trí điện tử

Tags: No tags

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *