TAND TỐI CAO BẢO, TÒA DƯỚI PHẢI NGHE?

Để giải quyết thực trạng án bị hủy đi hủy lại vì “trên bảo dưới không nghe”, có quan điểm cho rằng cần sửa luật theo hướng buộc tòa cấp dưới phải tuân thủ đường lối xét xử của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao…

Tháng 11-1992, bà Thái Thị Xuân Hoa đã nộp đơn khởi kiện ra TAND TP Nha Trang (Khánh Hòa) để tranh chấp nhà, đất với ông Nguyễn Xăng và bà Thái Thị Lèo.

Điệp khúc hủy án

Theo đơn kiện của bà Hoa, nền nhà, công trình kiến trúc và 288 m2 đ?t ất tọa lạc tại 8B Võ Thị Sáu, phường Vĩnh Trường (TP Nha Trang) mà các bị đơn đang chiếm dụng là do vợ chồng bà tạo lập từ năm 1968, có giấy tờ của chế độ cũ. Năm 1976, bà Hoa cho một người ở nhờ phần nhà phụ. Khi ông này bỏ đi, năm 1979, cha của ông này tự ý viết giấy bán nhà, đất cho hợp tác xã (HTX) Trường Nguyên do ông Xăng làm chủ nhiệm với giá 800 đồng. Năm 1981, HTX Trường Nguyên bán lại nhà, đất cho ông Xăng, bà Lèo với giá 900 đồng. Khiếu nại đòi nhà, đất không được, bà Hoa phải khởi kiện yêu cầu ông Xăng, bà Lèo trả nhà, đất.

Từ tháng 5-1993 đến tháng 12-2004, vụ án này đã trải qua ba lần xử sơ thẩm, ba lần xử phúc thẩm và hai phiên họp giám đốc thẩm. Ở phiên phúc thẩm (lần ba) tháng 12-2004, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Đà Nẵng đã giao cho phía bị đơn được quyền sở hữu, sử dụng nhà, đất tranh chấp nhưng buộc HTX Trường Nguyên phải bồi thường giá trị đất cho bà Hoa hơn 230 triệu đồng, buộc vợ con người bán nhà, đất phải bồi thường giá trị đất cho bà Hoa 460 triệu đồng…

Tháng 12-2007, chánh án TAND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm trên. Tháng 3-2008, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã có quyết định giám đốc thẩm (lần ba), hủy hai bản án sơ, phúc thẩm, giao hồ sơ về cho TAND tỉnh Khánh Hòa xử sơ thẩm lại. Theo Hội đồng Thẩm phán, đủ cơ sở xác định quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền là tài sản hợp pháp của bà Hoa. Không có căn cứ xác định bà Hoa đã bán căn nhà phụ có điều kiện cho người ở nhờ. Các hợp đồng mua bán nhà đất giữa cha của người ở nhờ với HTX Trường Nguyên hay giữa HTX Trường Nguyên với ông Xăng sau đó đều vô hiệu bởi bên bán không phải là chủ sở hữu và sử dụng hợp pháp đối với nhà, đất. Các tài sản mua bán bất hợp pháp trên phải được trả lại cho bà Hoa…

Tháng 2-2009, TAND tỉnh Khánh Hòa xử sơ thẩm (lần bốn), tiếp tục tuyên giao bị đơn sử dụng toàn bộ diện tích đất tranh chấp, buộc những người thừa kế của người bán nhà đất phải bồi thường gần 2 tỉ đồng, HTX Trường Nguyên bồi thường hơn 641 triệu đồng giá trị đất cho bà Hoa.

Tháng 6-2010, xử phúc thẩm (lần bốn), Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng đã hủy bản sơ thẩm trên vì vi phạm tố tụng, xử không đúng đường lối của quyết định giám đốc thẩm, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của bà Hoa.

Tháng 9-2011, TAND tỉnh Khánh Hòa đã xử sơ thẩm (lần năm), tiếp tục ra phán quyết không đúng đường lối của án giám đốc thẩm. Sau đó vụ án bị tạm đình chỉ do có người liên quan chết, cần xác định người thừa kế…

Mới đây, ngày 25-8, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng đã xử phúc thẩm (lần năm), hủy toàn bộ bản án sơ thẩm với nhận định: Tòa cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng, xử không đúng pháp luật về việc xử lý hậu quả hợp đồng vô hiệu, không đúng kết luận mà quyết định giám đốc thẩm đã chỉ ra. Từ đó tòa phúc thẩm tiếp tục giao hồ sơ về cho TAND tỉnh Khánh Hòa xử sơ thẩm lại từ đầu.

Sửa luật theo hướng “trên bảo dưới phải nghe”?

Như vậy, sau gần 22 năm với tổng cộng 10 phiên tòa và ba phiên họp giám đốc thẩm, vụ kiện quay trở lại điểm xuất phát. Nếu như ở thời điểm khởi kiện, bà Hoa mới 55 tuổi thì nay bà đã 77 tuổi mà vụ kiện của bà vẫn không biết khi nào mới được giải quyết dứt điểm.

Điều đáng chú ý là sau phiên họp giám đốc thẩm (lần ba), TAND tỉnh Khánh Hòa đã hai lần xử sơ thẩm lại không đúng đường lối của quyết định giám đốc thẩm nên cả hai lần đều bị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng hủy án.

Về nguyên tắc, mỗi HĐXX (dù ở cấp nào) đều có quyền xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một khi tòa cấp dưới xử không đúng đường lối của tòa cấp trên (nhất là cấp xét xử cao nhất – Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao) thì bản án rất dễ bị tòa cấp trên hủy khiến vụ án kéo dài lê thê không có điểm dừng.

Trong một lần trả lời chất vấn của Quốc hội, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình thừa nhận có tình trạng án xử đi xử lại vì các tòa cấp dưới không tuân theo đường lối của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, xét xử lại có khi y như bản án đã từng bị kháng nghị. Theo ông Bình, đây là một vấn đề lớn trong tố tụng. “Chúng tôi đã kiến nghị với Quốc hội trong việc sửa đổi Hiến pháp và sắp tới đây sẽ đưa vào sửa đổi các luật theo hướng quy định tòa cấp dưới có nghĩa vụ phải tuân theo đường lối xét xử của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao” – ông Bình nói.

Ủng hộ quan điểm này, PGS-TS Đỗ Văn Đại (Trưởng khoa Luật dân sự Trường ĐH Luật TP.HCM) đề xuất sửa luật cụ thể theo hai hướng:

Hướng thứ nhất: Nếu Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã xử giám đốc thẩm lần hai mà các tòa sơ, phúc thẩm vẫn bảo vệ quan điểm ban đầu thì đến lần xử giám đốc thẩm thứ ba, TAND Tối cao có quyền yêu cầu cấp dưới phải tuân theo đường lối xét xử của mình để đảm bảo tính ổn định của pháp luật.

Hướng thứ hai: Nếu Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thấy hồ sơ đã rõ thì nên giải quyết triệt để vụ án luôn chứ không chỉ hủy án để xử lại như hiện nay. Bởi lẽ Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao là tập hợp những thẩm phán đầu ngành giỏi nghiệp vụ nên nhận định của họ phải được tôn trọng.

Theo TS Đại, quy định như trên phù hợp với hệ thống luật thành văn như ở Việt Nam. Thực tế đã chứng minh nước Pháp – một nước theo hệ thống luật thành văn – đã áp dụng thành công cơ chế này.

ĐẠI HƯNG – THANH TÙNG

Gỡ vướng trước mắt

Về nguyên tắc hiến định thì dù ở cấp tòa nào cũng đều phải xét xử độc lập. Nhưng trong trường hợp tòa cấp dưới có sai sót đã được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao chỉ ra mà vẫn cứ “cố đấm ăn xôi” thì phải tính. Chẳng hạn trong vụ này, chánh án TAND Tối cao có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác tổ chức một buổi thảo luận ngay tại tòa cấp sơ thẩm với sự tham gia của các đương sự và toàn bộ những người tiến hành tố tụng của các cấp tòa sơ, phúc thẩm. Tại buổi thảo luận, TAND Tối cao để cho các đương sự trình bày hết (thậm chí đi thực tế), trên cơ sở đó phân tích, đánh giá xem những bản án đã xử của các cấp nhận định nào đúng, nhận định nào sai. Cuối cùng, đại diện TAND Tối cao sẽ đưa ra định hướng chung thống nhất trong buổi gặp. Đương nhiên buổi thảo luận không nằm trong quy trình tố tụng và không ghi vào bản án nhưng nó cần thiết để tháo gỡ một vụ án có nhiều quan điểm khác nhau. Đây là cách làm khá tốn công sức, thời gian của nhiều cán bộ tố tụng nhưng nó mang lại kết quả là tìm ra hướng gỡ cho vụ án. Làm thế này vừa ổn về pháp lý lẫn thực tế xét xử vừa có tác dụng thống nhất về tư tưởng.

Về lâu dài, chúng ta nên quy định theo cơ chế án lệ để thống nhất quan điểm trong những tình huống quy định pháp luật còn thiếu, chưa đầy đủ. Khi đó một số quyết định giám đốc thẩm đã được chọn lọc sẽ thành đường lối xét xử buộc tòa cấp dưới tuân theo.

Thẩm phán PHẠM CÔNG HÙNGTòa Phúc thẩm TAND Tối  cao tại Tp.HCM

Nguồn: Báo Pháp Luật Tp.HCM

Cần biết về GPLX '2 trong 1'

CẦN BIẾT VỀ GIẤY PHÉP LÁI XE ‘2 TRONG 1’

Những ngày qua, nhiều người dân tỏ ra lo lắng khi đi đổi giấy phép lái xe ô tô và mô tô từ vật liệu giấy sang thẻ PET và được cấp gộp chung vào một thẻ chứ không riêng biệt như trước đây.

Cần biết về GPLX '2 trong 1'
Rất đông người đến đăng ký đổi giấy phép lái xe – Ảnh: Thanh Đông

 

Ông Võ Trọng Nhân, Trưởng phòng Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe thuộc Sở GTVT TP.HCM, giải thích: Việc gộp chung Giấy phép lái xe (GPLX) ô tô và GPLX mô tô là bắt buộc theo quy định của Bộ GTVT, mỗi người chỉ được cấp 1 GPLX bằng vật liệu PET. Việc này cũng giúp cơ quan chức năng dễ dàng trong quản lý .

Theo ông Nhân, một người có cả GPLX ô tô và GPLX mô tô, nếu chưa muốn đổi GPLX mô tô bây giờ thì vừa sử dụng GPLX ô tô bằng vật liệu PET (vừa được đổi) và GPLX mô tô bằng vật liệu giấy như cũ. Sau này, khi tiến hành đổi GPLX mô tô sang thẻ PET phải nộp lại GPLX ô tô bằng thẻ PET đã cấp để được cấp lại 1 GPLX thẻ PET mới, trong đó ghi cả 2 hạng xe ô tô và mô tô. Vì vậy, khi đổi GPLX ô tô sang vật liệu PET, nếu đã có GPLX mô tô thì nên đổi luôn một lần.

 

Cần biết về GPLX '2 trong 1' 2

GPLX loại mới được làm bằng vật liệu PET 

 

Liên quan việc gộp chung 2 loại GPLX vào một thẻ, ông Nguyễn Xuân Hoài (ngụ Q.10, TP.HCM) thắc mắc nếu gộp chung như vậy, lỡ bị giam GPLX do vi phạm giao thông khi lái ô tô thì làm sao đủ điều kiện lái xe mô tô? Câu hỏi của ông Hoài cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc. Về vấn đề này, ông Nhân cho biết khi tạm giữ GPLX, biên bản vi phạm của CSGT đều ghi rõ phạm lỗi khi điều khiển xe gì, đồng thời ghi cụ thể giam GPLX hạng gì. Như vậy, nếu bị giam GPLX do vi phạm khi lái xe ô tô, người vi phạm cầm biên bản xử phạt và sử dụng, điều khiển xe máy bình thường. Ngược lại cũng như vậy.

 

Gia hạn đổi GPLX ô tô đến 31.12.2015

Ngày 13.11, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2013/TT-BGTVT ngày 24.10.2013. Trong đó, nội dung quan trọng nhất là sửa đổi điều 61 quy định lộ trình chuyển đổi GPLX ô tô bằng giấy sang vật liệu PET có thời hạn đến hết 31.12.2015 thay vì 31.12.2014. Các loại GPLX khác vẫn giữ nguyên lộ trình như trước.

Theo Thanh Đôn/TNO

laodong-1367047500-500x0-6063-1416451266

QUỐC HỘI THÔNG QUA CÁCH TÍNH LƯƠNG HƯU MỚI

Từ 1/1/2018, mức lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương

tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng của lao động nữ và

16 năm của lao động nam.

Sáng 20/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi với tỷ lệ tán thành hơn 71% dù trước đó vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí đề nghị không thông qua dự án luật tại kỳ này. Luật gồm 9 chương, 125 điều; dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.

Theo đó, cách tính lương hưu hàng tháng được sửa đổi theo hướng tăng dần số năm đóng. Cụ thể, từ 1/1/2018, mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm với lao động nữ và 16 năm với lao động nam. Với lao động nam, từ năm 2019 mức này tương tứng với 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, việc thực hiện theo lộ trình như thế để người lao động có thời gian thích nghi với chính sách mới, giảm thiểu tác động bất lợi với người nghỉ hưu, đặc biệt là lao động nữ.

laodong-1367047500-500x0-6063-1416451266
Ảnh: Anh Quân.

Ngoài ra, mức bình quân lương hàng tháng để tính lương hưu của khu vực công cũng được điều chỉnh theo lộ trình. Cụ thể, tính bình quân 15 năm cuối từ khi luật có hiệu lực thi hành 1/7/2015 đến 31/12/2019; từ 1/1/2020 đến 31/12/2024 tính bình quân của 20 năm cuối; từ 1/1/2025 trở đi tính bình quân của toàn bộ thời gian.

Khu vực kinh tế tư nhân đang thực hiện quy định tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu.

Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi lần này cũng mở rộng thêm 2 đối tượng tham gia bảo hiểm xã bắt buộc gồm: người lao động có hợp đồng lao động 1-3 tháng và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Cơ quan bảo hiểm xã hội cũng được giao thêm chức năng thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Về chế độ thai sản, lao động nữ được nghỉ việc khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi cứ mỗi con người mẹ được thêm 1 tháng. Người chồng cũng được nghỉ 5 ngày khi vợ sinh thường và 7 ngày nếu vợ sinh mổ và sinh non. Trường hợp vợ sinh đôi, thì chồng được nghỉ 10 ngày, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày…

Nam Phương

Nguồn: VnExpress

THAY ĐỔI ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

(PLO)-Từ ngày 1/1/2015, thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân (có Giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề) có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống , thu nhập từ trúng thưởng trong casino sẽ không thuộc đối tượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Luật 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế Chính phủ vừa công bố quy định như trên.

 

Luật 71 cũng sửa đổi cách tính thuế đối TNCN với cá nhân kinh doanh. Theo đó, thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh được tính theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, thuế suất đối với lĩnh vực phân phối, cung cấp hàng hóa là 0,5%; đối với lĩnh vực dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 2%; cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, xổ số, bán hàng đa cấp 5%; sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 1,5%, và hoạt động kinh doanh khác là 1%.

Đối với thu nhập từ đầu tư vốn, bán quyền, nhượng quyền thương mại; từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, thuế suất thuế TNCN là 5%; 10%; 2% và 0,1%.

Quy định mới bãi bỏ phạt chậm nộp thuế 0,07%/ngày đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn 90 ngày. Như vậy, người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định chỉ phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Luật 71/2014/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015.

Đ.LIÊN

Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM

CHO THUÊ NHÀ NỘP THUẾ 10%

Bà Trần Thị Lệ Nga, Cục phó Cục Thuế đã lưu ý các doanh nghiệp gửi góp ý cho các dự thảo thông tư hướng dẫn (đăng trên website của Bộ Tài chính) về cho Cục Thuế tham khảo ý kiến. Bà Nga cũng lưu ý cá nhân có nhà cho thuê sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân 5% và thuế giá trị gia tăng 5% nữa.


Quang cảnh buổi đối thoại. Ảnh: Quỳnh Như

Một doanh nghiệp phản ánh: cùng một vấn đề mà hai doanh nghiệp hỏi, cơ quan thuế trả lời áp dụng thuế suất khác nhau. Tuy nhiên bà Lệ Nga khẳng định chỉ có một cách áp thuế. “Có thể vấn đề của hai công ty có sự khác nhau nhưng công ty đọc hướng dẫn ngộ nhận mình cũng được áp dụng thuế như công ty kia”. Một doanh nghiệp thắc mắc về thuế nhà thầu. Ông Đỗ Quốc Tuấn, Phó phòng Tuyên truyền hỗ trợ, cho biết nếu doanh nghiệp nước ngoài không có đủ điều kiện (ví dụ có mã số thuế tại Việt Nam, có lưu giữ sổ sách chứng từ tại Việt Nam…) thì không được tự khai nộp thuế này. Doanh nghiệp hưởng dịch vụ phải khai nộp cho đối tác.

Quỳnh Như

Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM

BÁN HÀNG TRÊN FACEBOOK SẼ PHẢI KÊ KHAI, NỘP THUẾ

Theo đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân không được sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa hạn chế kinh doanh như: Súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ; thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác; rượu các loại; thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả động vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến; các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Đối với các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, thương nhân phải công bố trên website thương mại điện tử số, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó.

Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải ngăn chặn, loại bỏ khỏi website những thông tin ban hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh; hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu, trí tuệ hoặc vi phạm pháp luật khác.

Về hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, Thông tư quy định các mạng xã hội cho phép người tham gia được mở gian hàng hoặc lập website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ hoặc mạng xã hội có chuyên mục mua bán cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch điện tử.


Ảnh minh họa: internet

Người bán hàng trên các mạng xã hội này phải có trách nhiệm khai báo thông tin về tên. địa chỉ trụ sở; số, ngày cấp và nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác; đồng thời phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về hàng hóa, dịch vụ.

Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Thông tư này không áp dụng đối với các website hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm; website mua bán, trao đổi tiền, vàng, ngoại hối và các phương tiện thanh toán khác; website cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, dịch vụ đặt cược hoặc trò chơi có thưởng.

Thông tư này được cho là có quy định chặt chẽ đối với việc quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử.

Đ.LIÊN

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)

NỘP THUẾ KIỂU MỚI: NGƯỜI GIÀU CÓ LỢI

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cho thuê tài sản (cho thuê nhà, đất, xưởng, ô tô…) có doanh thu thấp thì phải đóng thuế cao hơn với cách tính mới. Trong khi đó, người có doanh thu càng “khủng”, trên 210 triệu đồng/tháng thì thuế càng giảm lại!

 

Dưới 8,4 triệu/tháng: Trước sau như nhau

Luật 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế có sửa thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo hướng tính thuế theo tỉ lệ trên doanh thu (gọi tắt là thuế khoán) cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh (gọi chung là cá nhân kinh doanh). Cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm sẽ phải nộp thuế TNCN với tỉ lệ 5%. Theo Luật 71 thì “Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh”.

Theo cách tính thuế TNCN hiện hành, cá nhân kinh doanh dưới 100 triệu đồng/năm (tương đương 8,4 triệu đồng/tháng) thì không chịu thuế TNCN, không chịu thuế giá trị gia tăng, không chịu thuế môn bài. Theo cách tính thuế mới thì cũng không chịu ba loại thuế này.

8,4-30 triệu/tháng: Trước 0 đồng, nay 5-18 triệu đồng/năm

Cá nhân có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm (tương đương 8,4 triệu đồng/tháng) bắt đầu nộp cả ba loại thuế này.

Theo cách tính thuế 2014 thì cá nhân cho thuê nhà có doanh thu là A, chỉ lo một thân mình thì cách tính thuế TNCN là: (A x tỉ lệ ngành nghề 30% – 9 triệu đồng giảm trừ gia cảnh) x thuế suất theo biểu thuế lũy tiến TNCN. Theo đó, trường hợp cá nhân có doanh thu từ 8,4 đến 30 triệu đồng/tháng thì thuế là 0 đồng, do giảm trừ gia cảnh hết trơn rồi!

Tuy nhiên, với cách tính mới, theo tỉ lệ trên doanh thu, không được trừ bớt chi phí gì cả, cũng không trừ giảm trừ gia cảnh luôn thì thuế TNCN năm 2015 tính bằng doanh thu A x tỉ lệ 5%. Trường hợp doanh thu trong mức 8,4-30 triệu đồng/tháng sẽ nộp thuế khoảng 400.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/tháng, tương đương 5-18 triệu đồng/năm.

 

Theo cách tính thuế mới, cá nhân cho thuê nhà dưới 100 triệu đồng/năm (tương đương 8,4 triệu đồng/tháng) thì không chịu thuế TNCN. (Ảnh chụp chiều 19-12) Ảnh: HTD

 

 

 

30-214 triệu/tháng: Thuế cao hơn

Cá nhân cho thuê nhà có doanh thu từ 30 triệu đến 214 triệu đồng/tháng sẽ nộp thuế TNCN 1,5-10,7 triệu đồng/tháng, tương đương thuế 18-128 triệu đồng/năm. Doanh thu càng thấp thì sự chênh lệch thuế càng cao. Cụ thể, doanh thu 30,5 triệu/tháng thì thuế theo cách tính 2014 chỉ có 7.500 đồng/tháng, 90.000 đồng/năm, còn theo cách tính thuế 2015 thì khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, 18,3 triệu đồng/năm, gấp những 200 lần thuế!

 

(đơn vị tính: triệu đồng) (doanh thu trên mức * thì tính thuế cách mới lợi hơn)

 

 

 

Trên 214 triệu/tháng: Giảm hẳn

Sự chênh lệch này giảm dần và ngày càng có lợi khi doanh thu càng cao. Ở mức doanh thu 214 triệu đồng/tháng thì tiền thuế kiểu tính mới và kiểu tính cũ bằng nhau. Từ mức doanh thu này trở lên, cá nhân kinh doanh cho thuê nhà được lợi hơn với cách tính thuế mới. Ví dụ cá nhân có nhà cho thuê được 250 triệu đồng/tháng thì thuế cũ gần 14 triệu đồng/tháng, gần 170 triệu đồng/năm nhưng thuế mới giảm hẳn, còn 12,5 triệu đồng/tháng, 150 triệu đồng/năm.

QUỲNH NHƯ

Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM

Sao “khoán” mà không cho trừ chi phí?

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có hóa đơn, chứng từ đầy đủ đầu ra – đầu vào nên không xác định được đúng chi phí, doanh thu. Vì vậy lâu nay hầu hết các hộ vẫn phải chịu “khoán”, tức là cơ quan thuế và hộ cùng “thỏa thuận” ấn định một mức doanh thu phù hợp (căn cứ trên quy mô, địa điểm kinh doanh, mặt bằng kinh doanh chung…). Từ doanh thu này lại nhân với “tỉ lệ của ngành nghề” để từ từ tính ra thuế TNCN. Tỉ lệ này cũng do ngành thuế tính dựa trên các tính toán của ngành. Đến Luật 71/2014/QH13 thì đưa ra tỉ lệ tính thuế khoán 0,5%-5%. Tại sao đặt tỉ lệ này thì Bộ Tài chính cũng không đưa ra tài liệu nào nói cho rõ để dân hiểu!

Luật sư TRẦN XOA, Giám đốc Công ty Luật
Minh Đăng Quang

Nhà cho công nhân thuê thì tính thuế sao?

Hiện tôi có gần 20 phòng trọ cho công nhân thuê, giá 800.000 đồng/phòng/tháng. Hai năm 2013, 2014 tôi có làm cam kết không tăng giá phòng nên được miễn thuế GTGT và thuế TNCN, mỗi năm chỉ phải đóng thuế môn bài 1 triệu đồng.

Năm 2015, tôi không thấy Quốc hội cho chúng tôi miễn thuế như 2013, 2014 nữa. Đã thế lại tính thuế khoán không cho trừ gia cảnh. Luật sửa thì chỉ nói “cho thuê tài sản” 5%, “dịch vụ” thì 2% mà không nói rõ hộ như tôi đóng 2% hay 5%. Vì vậy tôi vừa quyết định tăng giá thêm 100.000 đồng/phòng/tháng, có áp thuế 5% cũng đủ đóng!

Ông NGUYỄN TẤN KHOAhộ kinh doanh phường Tân Tạo,
quận Bình Tân

Lập doanh nghiệp có lời hơn không?

Nhiều so sánh hộ kinh doanh nên chuyển sang lập doanh nghiệp (DN) sẽ có lợi về thuế, vì DN thì được tính trừ chi phí. Thực tế thì muôn hình vạn trạng, hoàn cảnh khác nhau, khó nói được là lên DN sẽ lời hay lỗ hơn trong việc tính thuế.

Cho nên hộ kinh doanh muốn thành DN thì lưu ý tuy được trừ chi phí (nguyên vật liệu, tiền lương, tiền công, chi phí kinh doanh…) nhưng cần có hóa đơn, chứng từ đầy đủ và chi phí phải hợp lý theo quy định mới được, không phải cứ chi vung vãi, lấy hóa đơn bất kỳ lấp vào mà được kê hết vào chi phí!

Sau khi trừ chi phí đi thì phần doanh thu còn lại phải chịu thuế thu nhập DN với thuế suất 20%-22%. Phần tiền trả lương cho chính mình (tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền cổ tức, tiền nhận được từ tham gia hội đồng quản trị, ban kiểm soát…) cũng phải chịu thuế TNCN. Tuy thuế TNCN kiểu này là được trừ giảm trừ gia cảnh cho bản thân và thêm người phụ thuộc nữa nhưng với thuế suất thấp nhất là 5% và lũy tiến đến 35%.

Ông NGUYễN THÁI SƠN, Giám đốc Công ty CP
Tư vấn thuế Sài Gòn

NỘP THUẾ TRƯỚC, CHO THUÊ NHÀ SAU!

(PL)- Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo nghị định, thông tư hướng dẫn về thuế.

Cụ thể, cá nhân có doanh thu cho thuê nhà, thuê tài sản trên 100 triệu đồng/năm thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê nhà, thuê tài sản đó có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế 5% trên số tiền thuê nhà trước khi trả tiền thuê cho cá nhân.

Do bị thu thuế ngay trước khi có thu nhập nên cá nhân cho thuê tài sản sẽ làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân vào cuối năm. Cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác chỉ khai thuế, nộp thuế khoán và không quyết toán thuế.

Cá nhân kinh doanh có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm nộp thuế 0,5% nếu phân phối, cung cấp hàng hóa; 2% nếu làm dịch vụ và xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu; 1,5% nếu sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu; hoạt động kinh doanh khác là 1% và cho thuê tài sản là 5%.

Ngoài thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân kinh doanh còn phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường (nếu có).

Liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu từ bán sản phẩm, hàng hóa được chế biến từ nông sản, thủy sản được miễn thuế nhưng phải đáp ứng điều kiện được chế biến trực tiếp từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và tỉ lệ giá trị nguyên vật liệu trên doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm phải trên 50%.

QUỲNH NHƯ

Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM

14 LUẬT QUAN TRỌNG NÀO CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 1-7-2016

14 Luật quan trọng nào có hiệu lực từ ngày 1-7-2016 ?

(PLO)-Ngày 1-7, 14 Luật sẽ có hiệu lực thi hành gồm Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật Trưng cầu ý dân; Luật Tố tụng hành chính; Luật An toàn, vệ sinh lao động; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Luật An toàn thông tin mạng…

1. Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13

 

Người lao động được quyền từ chối làm việc trong trường hợp thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đã báo cáo và vẫn được hưởng nguyên lương.

 

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được doanh nghiệp đóng Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Mức đóng tối đa là 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động.

 

2. Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13

 

Tổ chức, cá nhân không được gửi thông tin mang tính thương mại vào địa chỉ điện tử (bao gồm địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, địa chỉ Internet và hình thức tương tự khác) của người tiếp nhận khi chưa được người tiếp nhận đồng ý hoặc khi người tiếp nhận đã từ chối.

 

3. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13

 

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành thì văn bản hướng dẫn hoặc quy định chi tiết văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung phải được hợp nhất với văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung.

 

Cơ quan chính quyền cấp xã cũng được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Hội đồng nhân dân cấp xã được ban hành Nghị quyết và UBND cấp xã được ban hành Quyết định.

 

4. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13

 

Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có). Trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời…

 

5. Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13

 

Theo Luật này, từ ngày 1 đến ngày 8-6 hàng năm là Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam.

 

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được cấp phép nghiên cứu khoa học trên vùng biển Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan cấp phép hoạt động.Trước khi kết thúc hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải báo cáo kết quả nghiên cứu sơ bộ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian không quá 30 ngày, sau 6 tháng phải báo cáo chính thức.

 

6. Luật Thống kê số 89/2015/QH13

 

Nghiêm cấm việc khai man, làm sai lệch dữ liệu thông tin thống kê; Can thiệp, ép buộc, áp đặt, mua chuộc, đe dọa, dụ dỗ người khác khai man, làm sai lệch dữ liệu, thông tin thống kê và sử dụng thông tin thống kê; Báo cáo, công bố, phổ biến thông tin thống kê không chính xác; Tiết lộ dữ liệu, thông tin thống kê chưa được công bố; sử dụng dữ liệu, thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài mục đích thống kê chưa được sự đồng ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó…

 

Phải giữ bí mật thống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân; Thông tin thống kê chưa được người có thẩm quyền công bố; Thông tin thống kê thuộc Danh mục bí mật Nhà nước….

 

7. Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13

 

Tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải chịu trách nhiệm về bản tin dự báo, cảnh báo do mình ban hành. Thông tin dự báo, cảnh báo phải được cập nhật thường xuyên, kịp thời theo diễn biến của hiện tượng khí tượng thủy văn; dễ hiểu, dễ sử dụng và được chuyển tải bằng ngôn ngữ tiếng Việt.

 

Bổ sung ngành, nghề dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn vào Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

 

8. Luật Thú y số 79/2015/QH13

 

Người được cử đi hoạt động thú y theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước bị lây nhiễm bệnh, bị thương, chết sẽ được xem xét hưởng chế độ, chính sách như đối với thương binh, liệt sĩ theo quy định về ưu đãi người có công với cách mạng.

 

Người chăn nuôi, sử dụng động vật phải đối xử nhân đạo, giảm thiểu đau đớn, sợ hãi với động vật trong chăn nuôi, vận chuyển, chữa bệnh và giết mổ động vật. Việc giết mổ động vật để kinh doanh phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.

 

9. Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế số 106/2016/QH13

 

Từ ngày 1-7, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sẽ được áp dụng theo khung thuế suất mới. Cụ thể, từ 1-7 đến hết 31-12, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, có dung tích xi lanh từ 1.500cm3 trở xuống là 40%.

 

Từ năm 2018 trở đi, mức thuế suất là 35%. Với xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ và ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt giảm từ 30% xuống còn 15% và từ 25% xuống còn 10%.

 

Ngoài ra, người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định sẽ phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp, thay vì mức 0,05%/ngày như quy định hiện hành.

 

10. Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13

 

Play Current Time 0:01 / Duration Time 0:01 Remaining Time -0:00 Loaded: 0% Progress: 0% 0:01 Fullscreen 00:00Mute Subtitles

  • subtitles off

Captions

  • captions off

Chapters

  • Chapters

 

Điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam phải được đăng tải trên Công báo và Cổng thông tin điện tử của cơ quan đề xuất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài hoặc có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 

Cơ quan Công báo phải đăng tải điều ước quốc tế trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế do Bộ Ngoại giao gửi. Điều ước quốc tế hoặc một phần của điều ước quốc tế có thể được áp dụng tạm thời trong thời gian hoàn thành thủ tục. Hiến pháp được ưu tiên áp dụng trong cả trường hợp có quy định khác với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

 

11. Luật Trưng cầu ý dân số 96/2015/QH13

 

Luật mới cho phép cử tri cả bỏ phiếu để quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ những người bị kết án tử hình đang chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự…

 

Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân được ấn định là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất 60 ngày trước ngày bỏ phiếu. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố; mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân.

 

12. Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13

 

Tòa án được áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định; tập quán không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Tương tự, khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự cũng có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng; nếu đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.

 

Tòa án cũng không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

 

13. Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13

 

Theo Luật mới, ngoài một số vật chứng là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc; văn bản công chứng, chứng thực; lời khai của đương sự…, từ ngày 01/07/2016, thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác về giao dịch điện tử và văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ cũng được coi là chứng cứ trong tố tụng hành chính.

 

Luật cho phép đương sự trong tố tụng hành chính được tự mình thu thập thông điệp dữ liệu điện tử; vật chứng; xác định người làm chứng, lấy xác nhận của người làm chứng; yêu cầu UBND cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng… Đồng thời, đương sự còn được biết, ghi chép và sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập; được tự bảo vệ, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình; được đề nghị Tòa án buộc bên đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ, quản lý…

 

14. Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng số 98/2015/QH13

 

Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm.

 

Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của cấp úy và thiếu tá, trung tá quân nhân chuyên nghiệp được quy định theo cấp bậc quân hàm, không phân biệt nam nữ, lần lượt là 52 tuổi và 54 tuổi; riêng với thượng tá quân nhân chuyên nghiệp, là 56 tuổi với nam và 55 tuổi với nữ. Khi chuyển ngành, quân nhân chuyên nghiệp sẽ được bảo lưu mức lương, phụ cấp thâm niên trong 18 tháng.

 

Đặc biệt, có 4 Luật cũng được quy định sẽ hiệu lực thi hành từ ngày 1-7. Tuy nhiên hiện 4 Luật này đã bị lùi thời hạn thực hiện đến ngày 1-1-2017. Bốn Luật gồm: Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13 và Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 (Xem lý do lùi và nội dung chính của 4 Luật tại đây).

 

L.THANH

 

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)

ĐANG LÁI XE, DÙNG TAY SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI BỊ PHẠT 800 NGÀN ĐỒNGv

TTO – Đó là một trong những quy định của nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt vừa được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ 1-8 tới.

Cụ thể, dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái ôtô chạy trên đường bị phạt tiền từ 600.000-800.000 đồng (bổ sung vào quy định xử phạt để phù hợp với Công ước quốc tế 1968 về giao thông đường bộ mà Việt Nam vừa mới gia nhập).

Xe không được quyền ưu tiên nhưng lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng. Mức phạt tiền này cũng áp dụng với hành vi chạy xe dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường quy định tốc độ tối thiểu.

Với người lái ôtô, mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe cũng được tăng lên, lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16-18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 4 đến 6 tháng (mức phạt hiện nay 10-15 triệu đồng).

Đối với người điều khiển môtô, xe máy, tăng mức phạt từ 1-2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng nếu người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 miligam/lít khí thở. Mức phạt này tăng gấp đôi so với quy định hiện hành.

Nếu người điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở, mức phạt sẽ tăng lên 3-4 triệu đồng  thay cho mức phạt tiền từ 2-3 triệu đồng như hiện nay và bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Để ngăn chặn việc xe máy đi vào đường cao tốc đang xảy ra trên nhiều tuyến, dự thảo nghị định tăng mức phạt hành vi đi xe máy vào đường cao tốc lên từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng thay cho mức phạt tiền từ 200.000-400.000 đồng như hiện nay. Người vi phạm bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Ngoài ra, nghị định bổ sung nhiều mức phạt theo hướng tăng nặng đối với nhiều hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, chở hàng quá tải nhằm tăng tính răn đe, ngăn ngừa vi phạm.

T.PHÙNG – L.C – K.HƯNG (Theo: tuoitreonline)