10_2010_TT-BKH QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU DO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BAN HÀNH

Thông tư này quy định hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu) theo Điều 5 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, bao gồm

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 10/2010/TT-BKH

Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2010

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU

Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu) theo Điều 5 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, bao gồm: quy định về điều kiện tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu; giảng viên đấu thầu; đăng ký, đăng tải thông tin cơ sở đào tạo vào hệ thống dữ liệu; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, chương trình khung, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu; quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu.

2. Đối tượng áp dụng

– Các cơ sở đào tạo, cá nhân có liên quan trong hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu;

– Các cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu;

– Các cơ quan quản lý về đấu thầu.

Điều 2. Điều kiện tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với cơ sở không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật với ngành nghề kinh doanh, hoạt động là tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu;

2. Có đội ngũ giảng viên đấu thầu đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này;

3. Có tên trong hệ thống dữ liệu cơ sở đào tạo đấu thầu theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;

4. Có tài liệu giảng dạy đáp ứng quy định tại Điều 6 Thông tư này (chỉ áp dụng đối với khóa học chương trình cơ bản, chương trình nâng cao).

Điều 3. Giảng viên đấu thầu

1. Giảng viên đấu thầu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Tốt nghiệp đại học trở lên;

b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong các hoạt động đấu thầu: giảng dạy về đấu thầu; quản lý nhà nước về đấu thầu; soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về đấu thầu;

c) Có tên trong hệ thống dữ liệu giảng viên đấu thầu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Đăng ký giảng viên đấu thầu

Cá nhân có nhu cầu cần gửi đơn đề nghị đăng ký giảng viên đấu thầu kèm theo lý lịch khoa học (bằng văn bản) theo Mẫu số 3 Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời gửi dưới dạng tập tin đến địa chỉ daotaodauthau@mpi.gov.vn để được đăng tải vào hệ thống dữ liệu giảng viên đấu thầu.

3. Đăng tải vào hệ thống dữ liệu giảng viên đấu thầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xem xét, đăng tải thông tin giảng viên đấu thầu vào hệ thống dữ liệu trên trang thông tin điện tử về đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không đăng tải vào hệ thống dữ liệu giảng viên đấu thầu thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc.

Điều 4. Thủ tục đăng ký, đăng tải thông tin cơ sở đào tạo vào hệ thống dữ liệu

1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

a) Bản chụp được chứng thực của một trong các văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập;

b) Bản kê khai về năng lực của cơ sở đào tạo (cơ sở vật chất, nhân sự của cơ sở đào tạo, tài liệu liên quan đến quy trình quản lý đào tạo);

c) Đơn đề nghị đăng ký cơ sở đào tạo vào hệ thống dữ liệu, phiếu cung cấp thông tin đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu theo Mẫu số 4, Mẫu số 5 Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.

2. Nộp hồ sơ đăng ký

Cơ sở đào tạo gửi hồ sơ đăng ký (bằng văn bản) đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời gửi dưới dạng tập tin đến địa chỉ daotaodauthau@mpi.gov.vn để được đăng tải vào hệ thống dữ liệu cơ sở đào tạo đấu thầu.

3. Đăng tải vào hệ thống dữ liệu cơ sở đào tạo đấu thầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xem xét, đăng tải thông tin về cơ sở đào tạo vào hệ thống dữ liệu trên trang thông tin điện tử về đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Trường hợp không đăng tải vào hệ thống dữ liệu cơ sở đào tạo đấu thầu thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc.

Chương 2.

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU

Điều 5. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

1. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu bao gồm chương trình cơ bản và chương trình nâng cao.

2. Chương trình cơ bản

a) Đối tượng: Bắt buộc đối với cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu, trừ các nhà thầu; các cá nhân khác có nhu cầu.

b) Nội dung: Theo Chương trình khung được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

c) Thời lượng: Thời lượng của khóa học là 3 ngày, tương đương với 24 tiết học.

3. Chương trình nâng cao

a) Đối tượng: Cá nhân có nhu cầu và đã có chứng chỉ khóa học chương trình cơ bản.

b) Nội dung: Theo Chương trình khung được quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.

c) Thời lượng: Thời lượng của khóa học tối thiểu là 5 ngày, tương đương tối thiểu 40 tiết học.

4. Khóa học chuyên đề

a) Các cơ sở đào tạo có thể tổ chức khóa học theo các chuyên đề, bao gồm:

– Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành;

– Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

– Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;

– Hợp đồng;

– Xử lý tình huống trong đấu thầu;

– Đấu thầu qua mạng;

– Chuyên đề khác.

b) Thời lượng của các khóa học chuyên đề do cơ sở đào tạo tự xác định căn cứ vào yêu cầu giảng dạy và học tập.

c) Khóa học chuyên đề không thực hiện việc cấp chứng chỉ và không bắt buộc phải tuân thủ quy định tại các điều từ Điều 6 đến Điều 9 Thông tư này.

Điều 6. Tài liệu giảng dạy của khóa học

1. Tài liệu giảng dạy của khóa học bao gồm giáo trình, tài liệu trình bày và các tài liệu liên quan khác.

2. Giáo trình được biên soạn dưới dạng bản word, tài liệu trình bày được biên soạn dưới dạng bản trình chiếu.

3. Giáo trình, tài liệu trình bày do các cơ sở đào tạo biên soạn theo Chương trình khung quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

1. Cơ sở đào tạo thực hiện các quy định về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu như sau:

a) Quyết định tổ chức khóa học bằng văn bản, trong đó bao gồm nội dung chương trình, giảng viên, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác;

b) Phổ biến quy định của khóa học và cung cấp đầy đủ tài liệu theo chương trình cho học viên trước khi bắt đầu khóa học;

c) Tổ chức khóa học đảm bảo nội dung theo Chương trình khung và thời lượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 và quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này. Theo dõi thời gian tham dự khóa học của học viên;

d) Tổ chức kiểm tra và xếp loại kết quả học tập để cấp chứng chỉ cho học viên.

2. Các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu có cấp chứng chỉ phải được tổ chức học tập trung.

3. Đối với những khóa học mà tất cả học viên đều thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở đào tạo được phép điều chỉnh nội dung tài liệu giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu đặc thù về đấu thầu của địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo thời lượng khóa học theo Chương trình khung.

Điều 8. Đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

1. Điều kiện được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

Học viên được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Tham dự ít nhất 90% thời lượng của khóa học. Trường hợp học viên không đảm bảo thời lượng tham dự khóa học nhưng có lý do chính đáng, cơ sở đào tạo cho phép học viên bảo lưu thời lượng đã học và học tiếp tại khóa học khác của cùng một cơ sở đào tạo trong thời gian tối đa ba tháng kể từ ngày đầu tiên của khóa học tham gia trước đó.

b) Làm bài kiểm tra và có kết quả kiểm tra cuối khóa học được đánh giá từ đạt yêu cầu trở lên.

2. Kiểm tra cuối khóa học

a) Kiểm tra có thể dưới hình thức trắc nghiệm hoặc kết hợp hình thức trắc nghiệm và trả lời bài tập tình huống.

b) Thời gian kiểm tra là 60 phút.

c) Xếp loại bài kiểm tra để cấp chứng chỉ

Bài kiểm tra đạt từ 95% tổng số điểm trở lên: Xuất sắc

Bài kiểm tra đạt từ 85% đến 94% tổng số điểm: Giỏi

Bài kiểm tra đạt từ 70% đến 84% tổng số điểm: Khá

Bài kiểm tra đạt từ 50% đến 69% tổng số điểm: Trung bình

Bài kiểm tra đạt từ 49% tổng số điểm trở xuống: Không đạt

3. Người đứng đầu cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cho học viên đạt yêu cầu.

4. Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm in, quản lý chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu. Nội dung, hình thức, quy cách của chứng chỉ lập theo Mẫu số 1, Mẫu số 2 Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

1. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu có thể đề nghị cơ sở đào tạo cấp lại chứng chỉ trong các trường hợp chứng chỉ bị rách nát, hư hại hoặc bị mất.

Cơ sở đào tạo không cấp lại chứng chỉ trong trường hợp chứng chỉ đã được cấp trước đó quá 5 năm kể từ ngày cuối cùng của khóa học.

2. Cá nhân có nhu cầu phải làm đơn xin cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu. Đơn đề nghị phải được dán ảnh và gửi kèm bản chụp CMND. Trường hợp chứng chỉ bị rách nát, hư hại thì cá nhân đề nghị phải nộp lại chứng chỉ đó cho cơ sở đào tạo được đề nghị cấp lại chứng chỉ.

3. Cơ sở đào tạo đã cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cho học viên căn cứ hồ sơ gốc để thực hiện cấp lại chứng chỉ. Nội dung chứng chỉ cấp lại được ghi đúng như bản cấp lần đầu. Cơ sở đào tạo chỉ thực hiện cấp lại chứng chỉ một lần đối với một cá nhân và ghi rõ “cấp lần thứ hai” trên chứng chỉ.

Điều 10. Lưu trữ hồ sơ

Cơ sở đào tạo có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ từng khóa học trong thời gian tối thiểu là 5 năm kể từ ngày cuối cùng của khóa học để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc cấp lại chứng chỉ cho học viên theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. Hồ sơ của từng khóa học bao gồm:

1. Danh sách, thông tin về học viên, danh sách học viên được cấp chứng chỉ cùng kết quả kiểm tra có xác nhận của cơ sở đào tạo, hồ sơ học viên (bao gồm thông tin: họ tên, ngày sinh, số CMND hoặc số hộ chiếu, nghề nghiệp, địa chỉ);

2. Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy (bao gồm thông tin: họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, tên và địa chỉ nơi công tác);

3. Giáo trình, tài liệu trình bày, đề bài kiểm tra và bài làm của học viên.

Chương 3.

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU

Điều 11. Báo cáo hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, cơ sở đào tạo có nghĩa vụ báo cáo hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trong báo cáo về công tác đấu thầu hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ. Nội dung báo cáo thực hiện theo Mẫu số 6 Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.

Điều 12. Quản lý, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý về hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, kiểm tra hoặc phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với địa phương) hoặc với các Bộ, ngành kiểm tra hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với các cơ sở đào tạo.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình. Đối với địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu đối với các cơ sở đào tạo đăng ký kinh doanh và có trụ sở chính tại địa phương mình.

3. Cơ quan, đơn vị thực hiện kiểm tra có trách nhiệm xử lý vi phạm hoặc kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các cơ sở đào tạo có hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này.

Điều 13. Xử lý vi phạm

1. Nguyên tắc xử lý vi phạm

a) Cơ sở đào tạo có hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 75 của Luật Đấu thầu, Chương XI Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và quy định tại Thông tư này.

Tùy theo mức độ vi phạm, cá nhân hoặc cơ sở đào tạo sẽ bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây: cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức khác quy định tại văn bản pháp luật liên quan.

b) Quyết định xử lý vi phạm được thực hiện ở bất kỳ địa phương, ngành nào đều có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước và trong tất cả các ngành.

c) Quyết định xử lý vi phạm phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp và xử lý theo quy định của pháp luật.

d) Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Thông tư này, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và Điều 14 Thông tư này còn bị đăng tải trên Báo Đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và trên các phương tiện thông tin đại chúng liên quan khác.

đ) Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.

2. Thẩm quyền xử lý vi phạm

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi, xử lý vi phạm hoặc kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm trên địa bàn và đối với các cơ sở đào tạo đăng ký kinh doanh và có trụ sở chính tại địa phương mình.

Điều 14. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật

1. Tùy theo mức độ vi phạm quy định của Thông tư này, tổ chức, cá nhân bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:

a) Cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân không tuân thủ quy định kèm theo Thông tư này;

b) Phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định kèm theo Thông tư này gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của các bên có liên quan, lợi ích của Nhà nước hoặc theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

2. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này, cơ quan, đơn vị kiểm tra đề nghị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật liên quan.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hướng dẫn thi hành

1. Đối với các cơ sở đào tạo đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng tải thông tin cơ sở đào tạo vào hệ thống dữ liệu cơ sở đào tạo đấu thầu trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Được tiếp tục tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu;

b) Cập nhật thông tin của cơ sở đào tạo theo Mẫu số 5 Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31 tháng 12 năm 2010. Đến thời hạn trên mà cơ sở đào tạo không cập nhật thông tin, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đưa thông tin về cơ sở đào tạo ra khỏi hệ thống dữ liệu.

2. Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu do các cơ sở đào tạo đã đăng ký thông tin với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng.

Điều 16. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2010. Thông tư này thay thế Quyết định số 678/2008/QĐ-BKH ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Quy định về chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, chỉnh lý./.

 

Nơi nhận:
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Website của Chính phủ; Công báo;
– Các Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các tập đoàn kinh tế, TCTy 91;
– Các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, Cục QLĐT (VHA).

BỘ TRƯỞNG

Võ Hồng Phúc

PHỤ LỤC 1

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ VỀ ĐẤU THẦU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2010/TT-BKH ngày 13 tháng 5 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

A. NỘI DUNG GIẢNG DẠY

Chuyên đề 1: Tổng quan về đấu thầu

Chuyên đề này giới thiệu tổng quan về đấu thầu, những quy định chung về đấu thầu, bao gồm:

1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Giải thích từ ngữ

2. Đăng tải thông tin trong đấu thầu, đấu thầu qua mạng

3. Tư cách hợp lệ của nhà thầu. Điều kiện tham gia đấu thầu. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

4. Yêu cầu đối với bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

5. Đấu thầu quốc tế và ưu đãi trong đấu thầu quốc tế. Đồng tiền dự thầu, ngôn ngữ trong đấu thầu, chi phí trong đấu thầu. Quy định về thời gian trong đấu thầu

6. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, bảo đảm dự thầu

7. Các hành vi bị cấm

Chuyên đề 2: Các hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu

Chuyên đề này giới thiệu hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, bao gồm:

1. Hình thức lựa chọn nhà thầu

2. Phương thức đấu thầu

Chuyên đề 3: Hợp đồng

Chuyên đề này giới thiệu các nội dung về hợp đồng, bao gồm:

1. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng

2. Các hình thức hợp đồng

3. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

4. Bảo hành

5. Thành phần và nội dung hợp đồng

6. Quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng

7. Thanh, quyết toán, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

Chuyên đề 4: Kế hoạch đấu thầu

Chuyên đề này giới thiệu các nội dung về kế hoạch đấu thầu, bao gồm:

1. Nguyên tắc lập kế hoạch đấu thầu

2. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu

3. Nội dung kế hoạch đấu thầu

4. Trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Chuyên đề 5: Sơ tuyển nhà thầu

Chuyên đề này giới thiệu các nội dung về sơ tuyển nhà thầu, bao gồm:

1. Phạm vi áp dụng

2. Quy trình sơ tuyển nhà thầu

Chuyên đề 6: Quy trình đấu thầu rộng rãi và hạn chế đối với gói thầu dịch vụ tư vấn

Chuyên đề này giới thiệu các nội dung về đấu thầu rộng rãi và hạn chế đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm:

Chuyên đề 6.1: Quy trình đấu thầu đối với nhà thầu là tổ chức

1. Chuẩn bị đấu thầu

2. Tổ chức đấu thầu

3. Đánh giá hồ sơ dự thầu

4. Đàm phán hợp đồng

5. Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu

6. Thông báo kết quả đấu thầu

7. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng

8. Ký kết hợp đồng

Chuyên đề 6.2: Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân

Chuyên đề 7: Quy trình đấu thầu rộng rãi và hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp

Chuyên đề này giới thiệu các nội dung về đấu thầu rộng rãi và hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, bao gồm:

1. Chuẩn bị đấu thầu

2. Tổ chức đấu thầu

3. Đánh giá hồ sơ dự thầu

4. Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu

5. Thông báo kết quả đấu thầu

6. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng

7. Ký kết hợp đồng

Chuyên đề 8: Các hình thức lựa chọn nhà thầu khác

Chuyên đề này giới thiệu các hình thức lựa chọn nhà thầu khác, bao gồm:

1. Chỉ định thầu

2. Mua sắm trực tiếp

3. Chào hàng cạnh tranh

4. Tự thực hiện

5. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

6. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng

Chuyên đề 9. Các vấn đề khác liên quan

Chuyên đề này giới thiệu các nội dung khác liên quan đến đấu thầu, bao gồm:

1. Hủy đấu thầu và loại bỏ hồ sơ dự thầu

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu

3. Quản lý nhà nước về đấu thầu

4. Kiểm tra, thanh tra đấu thầu

5. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

6. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu

B. HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

C. GIỚI THIỆU CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN KHÁC

D. BÀI KIỂM TRA

Thời lượng khóa học: 24 tiết học trong thời gian 3 ngày.

Ghi chú:

1. Nội dung chương trình và thời lượng nêu trên là yêu cầu tối thiểu;

2. Nội dung chương trình phải được cập nhật theo các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu hiện hành.

 

PHỤ LỤC 2

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU
(Chương trình nâng cao)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2010/TT-BKH ngày 13 tháng 5 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

A. NỘI DUNG GIẢNG DẠY

Chuyên đề 1: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu

Chuyên đề 2: Kế hoạch đấu thầu

Chuyên đề 3: Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn

1. Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế (Đối với nhà thầu là tổ chức, đối với nhà thầu là cá nhân)

2. Chỉ định thầu

3. Tự thực hiện

4. Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

5. Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu

6. Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của tư vấn cá nhân

7. Đánh giá hồ sơ đề xuất gói thầu thực hiện chỉ định thầu, tự thực hiện

8. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, tự thực hiện)

9. Xử lý tình huống liên quan đến gói thầu dịch vụ tư vấn.

Chuyên đề 4: Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa

1. Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế (Sơ tuyển nhà thầu, tổ chức đấu thầu)

2. Chào hàng cạnh tranh

3. Mua sắm trực tiếp

4. Chỉ định thầu

5. Lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

6. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu

7. Đánh giá hồ sơ đề xuất gói thầu thực hiện chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu.

8. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu)

9. Xử lý tình huống liên quan đến gói thầu mua sắm hàng hóa

Chuyên đề 5: Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu xây lắp

1. Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế (Sơ tuyển nhà thầu, tổ chức đấu thầu)

2. Chỉ định thầu

3. Tự thực hiện

4. Lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

5. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu

6. Đánh giá hồ sơ đề xuất gói thầu thực hiện chỉ định thầu, tự thực hiện

7. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, tự thực hiện)

8. Xử lý tình huống liên quan đến gói thầu xây lắp

B. GIỚI THIỆU CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN KHÁC

C. BÀI KIỂM TRA

Thời gian khóa học: 40 tiết học trong thời gian 5 ngày.

Ghi chú:

1. Nội dung chương trình và thời lượng nêu trên là yêu cầu tối thiểu;

2. Nội dung chương trình phải được cập nhật theo các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu hiện hành.

 

PHỤ LỤC 3

MẪU CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2010/TT-BKH ngày 13 tháng 5 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Mẫu số 1

CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU1

Chương trình cơ bản

a. Mặt trong:

[GHI TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)] [GHI TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO]2
———-

Ảnh 3×4 của người được cấp chứng chỉ (Dấu nổi của cơ sở đào tạo)

Số ____/____

___________3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
ĐẤU THẦU
Chương trình cơ bản

Chứng nhận: Ông (Bà):______________________

Ngày sinh: _____________ Nơi sinh:___________

Số CMND/Số hộ chiếu: _____________________

Đã hoàn thành

CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN

Tổ chức từ ngày ____đến ngày_______________

Kết quả xếp loại: ___________________________

 

 

___, ngày__ tháng__năm___
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO2
[Ký, họ tên và đóng dấu]

b. Mặt ngoài:

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

CHỨNG CHỈ
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
ĐẤU THẦU

 

Ghi chú:

1 Kích thước chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu khổ: 14,8 cm x 21 cm.

2 Phần Tên cơ sở đào tạo và Thủ trưởng cơ sở đào tạo ghi theo pháp nhân được công nhận

3 Nếu chứng chỉ được cấp lại theo quy định tại Điều 9 Thông tư này thì ghi rõ “cấp lần thứ hai” ở dưới dòng ghi số, ký hiệu của chứng chỉ.

Mẫu số 2

CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU1

Chương trình nâng cao

a. Mặt trong:

[GHI TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)] [GHI TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO]2
———-

Ảnh 3×4 của người được cấp chứng chỉ (Dấu nổi của cơ sở đào tạo)

Số ____/____

___________3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
ĐẤU THẦU
Chương trình nâng cao

Chứng nhận: Ông (Bà):______________________

Ngày sinh: _____________ Nơi sinh:___________

Số CMND/Số hộ chiếu: _____________________

Đã hoàn thành

CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

Tổ chức từ ngày ____đến ngày_______________

Kết quả xếp loại: ___________________________

 

 

___, ngày__ tháng__năm___
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO2
[Ký, họ tên và đóng dấu]

b. Mặt ngoài:

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

CHỨNG CHỈ
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
ĐẤU THẦU

 

Ghi chú:

1 Kích thước chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu khổ: 14,8 cm x 21 cm.

2 Phần Tên cơ sở đào tạo và Thủ trưởng cơ sở đào tạo ghi theo pháp nhân được công nhận

3 Nếu chứng chỉ được cấp lại theo quy định tại Điều 9 Thông tư này thì ghi rõ “cấp lần thứ hai” ở dưới dòng ghi số, ký hiệu của chứng chỉ.

PHỤ LỤC 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2010/TT-BKH ngày 13 tháng 5 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Mẫu số 3

_____, ngày___tháng___năm____

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ
GIẢNG VIÊN ĐẤU THẦU

Kính gửi: Cục Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

____________ [Ghi họ tên của người đề nghị] đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng tải thông tin vào hệ thống dữ liệu giảng viên đấu thầu.

Tôi cam kết tôi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số ___/TT-BKH ngày___tháng___năm____ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu. Tôi xin gửi đính kèm lý lịch khoa học của tôi và bản chụp được chứng thực các văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận liên quan. Tôi xin cam đoan những lời khai trong lý lịch khoa học là đúng sự thật, nếu có thông tin sai sự thật, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

 

 

[Người đề nghị ký và ghi rõ họ tên]

 

PHIẾU CUNG CẤP THÔNG TIN GIẢNG VIÊN
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU

Lý lịch khoa học1

– Tên đầy đủ của giảng viên đấu thầu: [Ghi đầy đủ họ tên]_________________________________

– Ngày, tháng, năm sinh: [Ghi ngày, tháng, năm sinh]____________________________________

– Nơi sinh: [Ghi nơi sinh]____________________________________________________________

– Địa chỉ: [Ghi địa chỉ nơi ở hiện nay]__________________________________________________

– Nơi công tác: [Ghi tên và địa chỉ nơi đang công tác hiện nay] ____________________________

– Bằng cấp: [Ghi bằng cấp, tổ chức cấp, năm được cấp]_________________________________

– Chứng chỉ các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn liên quan (nếu có): [Ghi tên các khóa đào tạo, bồi dưỡng được cấp chứng chỉ, tổ chức cấp, năm được cấp]_____________________________________________________

________________________________________________________________________________

– Ngoại ngữ: [Ghi ngoại ngữ sử dụng và trình độ]

– Điện thoại: [Ghi số điện thoại cố định và điện thoại di động]______________________________

– Fax: [Ghi số fax]_________________________________________________________________

– E-mail: [Ghi địa chỉ hộp thư điện tử]_________________________________________________

– Kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực đấu thầu: [Liệt kê các công việc đã thực hiện trong lĩnh vực đấu thầu theo quy định về điều kiện trở thành giảng viên đấu thầu]___________________________________________________

[Người đề nghị ký và ghi họ tên]

1 Giảng viên gửi kèm theo bản kê khai lý lịch khoa học này bản chụp được chứng thực các văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận liên quan.

Mẫu số 4

[TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ] ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: ____/____

_____, ngày___tháng___năm____

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐĂNG KÝ CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẤU THẦU

Kính gửi: Cục Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

____________ [Ghi tên của cơ sở đào tạo] đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng tải thông tin cơ sở đào tạo của chúng tôi vào hệ thống dữ liệu cơ sở đào tạo đấu thầu.

Khi tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, chúng tôi cam kết đáp ứng các quy định của Thông tư số ___/TT-BKH ngày___tháng___năm____ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu và sử dụng giảng viên trong hệ thống dữ liệu giảng viên đấu thầu được đăng tải trên trang thông tin điện tử về đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 

Đại diện hợp pháp của cơ quan/đơn vị đăng ký
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Mẫu số 5

[TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ] ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: ____/____

_____, ngày___tháng___năm____

PHIẾU CUNG CẤP THÔNG TIN
ĐĂNG KÝ CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẤU THẦU1

Kính gửi: Cục Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

– Tên đầy đủ của cơ sở đào tạo: [Ghi tên đầy đủ của cơ sở đào tạo]________________________

– Tên tiếng Anh: [Ghi tên tiếng Anh (nếu có)]___________________________________________

– Tên viết tắt: [Ghi tên viết tắt của cơ sở đào tạo (nếu có)]________________________________

– Địa chỉ: [Ghi địa chỉ trụ sở của cơ sở đào tạo]_________________________________________

– Điện thoại: [Ghi số điện thoại liên lạc] _______________________________________________

– Fax: [Ghi số fax]_________________________________________________________________

– E-mail: [Ghi địa chỉ hộp thư điện tử]_________________________________________________

– Website: [Ghi địa chỉ trang thông tin điện tử của đơn vị (nếu có)]__________________________

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Quyết định thành lập: Số _____________ [Ghi số của văn bản] ngày ____ [Ghi ngày, tháng, năm của văn bản] của _______ [Ghi tên đơn vị chứng nhận/quyết định thành lập] về việc _

– Đại diện pháp nhân: [Ghi tên người đại diện theo pháp luật]______________________________

– Các lĩnh vực hoạt động chính: [Liệt kê các lĩnh vực hoạt động chính]_______________________

– Đến nay, cơ sở đào tạo đã thực hiện______ [Ghi số lượng] khóa học cho _________________  [Ghi số lượng] học viên2.

Đại diện hợp pháp của cơ quan/đơn vị đăng ký
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

1 Tổ chức, đơn vị đăng ký lần đầu gửi kèm theo bản chụp được chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.

2 Nội dung này dành cho các cơ sở đào tạo đấu thầu đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng tải thông tin cơ sở đào tạo trước ngày Thông tư này có hiệu lực.

Mẫu số 6

[TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO] ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: ____/____

_____, ngày___tháng___năm____

BÁO CÁO CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
VỀ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU NĂM 20___

Kính gửi: Cục Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

– Tên đầy đủ của cơ sở đào tạo: [Ghi tên đầy đủ của cơ sở đào tạo]________________________

– Tên tiếng Anh: [Ghi tên tiếng Anh (nếu có)]___________________________________________

– Địa chỉ: [Ghi địa chỉ của cơ sở đào tạo]______________________________________________

– Điện thoại: [Ghi số điện thoại liên lạc] ________________ – Fax: [Ghi số fax]_______________

– E-mail: [Ghi địa chỉ hộp thư điện tử]_________________________________________________

– Website: [Ghi địa chỉ trang thông tin điện tử của đơn vị (nếu có)]__________________________

– Đại diện pháp nhân: [Ghi tên người đại diện theo pháp luật]______________________________

THÔNG TIN VỀ CÁC KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU ĐÃ TỔ CHỨC TRONG NĂM

Stt

Tên khóa học [Báo cáo từng khóa học]

Thời gian tổ chức (từ __ đến __)

Địa điểm tổ chức

Giảng viên đấu thầu

Số lượng học viên tham gia

Số lượng học viên được cấp chứng chỉ

Xếp loại

Ghi chú

Xuất sắc

Giỏi

Khá

Trung bình

Không đạt

1

2

3

4

Tổng cộng

– Các thông tin, ý kiến khác:_________________________________________________________

– Đề xuất, kiến nghị: _______________________________________________________________

Đại diện hợp pháp của cơ sở đào tạo
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

17_2010_TT-BKH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THÍ ĐIỂM ĐẤU THẦU QUA MẠNG DO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BAN HÀNH

Thí điểm đấu thầu qua mạng được thực hiện đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp có hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh trong nước.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 17/2010/TT-BKH

Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2010

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THÍ ĐIỂM ĐẤU THẦU QUA MẠNG

Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thí điểm đấu thầu qua mạng được thực hiện đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp có hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh trong nước.

2. Khi thực hiện đấu thầu qua mạng, các nội dung sau đây của quy trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện qua mạng internet:

a) Đăng tải kế hoạch đấu thầu (sau đây viết tắt là KHĐT);

b) Thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng;

c) Phát hành hồ sơ mời quan tâm (sau đây viết tắt là HSMQT), hồ sơ mời sơ tuyển (sau đây viết tắt là HSMST), hồ sơ mời thầu (sau đây viết tắt là HSMT), hồ sơ yêu cầu (sau đây viết tắt là HSYC);

d) Nộp hồ sơ quan tâm (sau đây viết tắt là HSQT), hồ sơ dự sơ tuyển (sau đây viết tắt là HSDST), hồ sơ dự thầu (sau đây viết tắt là HSDT), hồ sơ đề xuất (sau đây viết tắt là HSĐX);

đ) Mở thầu, mở HSĐX (biên bản mở thầu, biên bản mở HSĐX);

e) Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

g) Đăng tải thông tin về nhà thầu vi phạm pháp luật đấu thầu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Việc thí điểm đấu thầu qua mạng được thực hiện tại ba (03) cơ quan là Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (sau đây gọi tắt là cơ quan thí điểm).

a) Chủ đầu tư, bên mời thầu trực thuộc các cơ quan thí điểm nêu tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung nêu tại điểm a, b, e, g khoản 2, Điều 1 của Thông tư này.

b) Mỗi cơ quan thí điểm lựa chọn tối thiểu năm (05) gói thầu mua sắm hàng hóa, ba (03) gói thầu dịch vụ tư vấn, ba (03) gói thầu xây lắp, có hình thức lựa chọn nhà thầu là chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế để áp dụng thí điểm đấu thầu qua mạng nêu tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này.

2. Các cơ quan, tổ chức không thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này khuyến khích áp dụng đấu thầu qua mạng theo Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đấu thầu qua mạng hay còn gọi là đấu thầu điện tử, là quá trình sử dụng hệ thống mạng công nghệ thông tin (internet) và các thiết bị điện toán để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

2. Hệ thống đấu thầu qua mạng (sau đây gọi tắt là Hệ thống) bao gồm hệ thống máy chủ, các thiết bị điện toán (phần cứng) và các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin được cài đặt trên máy chủ (phần mềm) đặt tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn để thực hiện đấu thầu qua mạng.

3. Cơ quan vận hành Hệ thống là Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4. Cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số dùng trong Hệ thống trong giai đoạn thí điểm là Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

5. Văn bản điện tử là văn bản dưới dạng điện tử được soạn thảo, gửi, nhận và lưu trữ trên Hệ thống, bao gồm: KHĐT, HSMQT, HSQT, HSMST, HSDST, HSMT, HSDT, HSYC, HSĐX và các tài liệu điện tử trao đổi bên mời thầu và nhà thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

6. Chứng thư số sử dụng trong đấu thầu qua mạng (sau đây gọi tắt là chứng thư số) là chứng nhận dưới dạng điện tử do cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp để thực hiện đấu thầu qua mạng trên Hệ thống. Chứng thư số có hiệu lực là chứng thư số chưa hết hạn, không bị tạm dừng, hủy hoặc thu hồi.

7. Hệ mật mã không đối xứng là hệ mật mã có khả năng tạo được cặp khóa bao gồm khóa bí mật và khóa công khai.

8. Chữ ký số sử dụng trong đấu thầu qua mạng (sau đây gọi tắt là chữ ký số) là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ mật mã không đối xứng, theo đó người có thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa và sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên. Trong Hệ thống, chữ ký số được sử dụng để xác nhận tên người ký văn bản điện tử và thiết lập tính pháp lý của văn bản điện tử.

9. Khóa là một chuỗi các số nhị phân dùng trong các hệ mật mã.

10. Khóa bí mật là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ mật mã không đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số.

11. Khóa công khai là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ mật mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa.

12. Hủy chứng thư số là làm mất hiệu lực của chứng thư số một cách vĩnh viễn từ một thời điểm xác định.

13. Mật khẩu khóa bí mật của chứng thư số là mật khẩu được sử dụng cùng với chứng thư số để đăng nhập vào Hệ thống.

14. Máy chủ là thiết bị điện toán được lắp đặt vào Hệ thống để gửi, nhận, lưu trữ văn bản điện tử và xử lý thông tin.

15. Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức đã đăng ký trên Hệ thống và được chấp nhận với vai trò là bên mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu để tổ chức đấu thầu qua mạng.

16. Nhà thầu là tổ chức đã đăng ký trên Hệ thống và được chấp nhận với vai trò là nhà thầu để thực hiện hoạt động đấu thầu qua mạng.

17. Người sử dụng Hệ thống (sau đây gọi tắt là người sử dụng) bao gồm bên mời thầu, nhà thầu và Cơ quan vận hành Hệ thống.

18. Mã cơ quan bên mời thầu trong Hệ thống là mã số được Bộ Tài chính cấp theo Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường hợp bên mời thầu không được cấp mã số theo Quyết định trên thì mã cơ quan bên mời thầu do Hệ thống tự xác lập.

19. Hướng dẫn sử dụng dành cho bên mời thầu là các tài liệu bao gồm: Hướng dẫn đăng ký người sử dụng là bên mời thầu, Hướng dẫn sử dụng nghiệp vụ dành cho bên mời thầu được đăng tải tại mục Hướng dẫn sử dụng trên trang chủ của Hệ thống.

20. Hướng dẫn sử dụng dành cho nhà thầu là các tài liệu bao gồm: Hướng dẫn đăng ký người sử dụng là nhà thầu, Hướng dẫn sử dụng nghiệp vụ dành cho nhà thầu được đăng tải tại mục Hướng dẫn sử dụng trên trang chủ của Hệ thống.

Điều 4. Tính hợp lệ của văn bản điện tử

1. Các văn bản điện tử giao dịch qua Hệ thống có chữ ký số của người đại diện hợp pháp đều có giá trị pháp lý và có hiệu lực như văn bản bằng giấy.

2. Văn bản điện tử được gửi đến máy chủ chỉ được coi là đã gửi thành công khi máy chủ nhận được. Máy chủ sau khi nhận sẽ có xác nhận là đã nhận thành công cho người gửi.

3. Thời gian gửi, nhận các văn bản điện tử qua Hệ thống được xác định căn cứ theo thời gian ghi lại trên máy chủ của Hệ thống.

Điều 5. Tư cách hợp lệ của bên mời thầu và nhà thầu

1. Khi tổ chức đấu thầu qua mạng bên mời thầu phải đăng ký tham gia vào Hệ thống để được cấp chứng thư số theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

2. Khi tham gia đấu thầu qua mạng nhà thầu phải đăng ký tham gia vào Hệ thống để được cấp chứng thư số theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

Điều 6. Bảo đảm dự thầu

Nhà thầu tham gia đấu thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo quy định trong HSMT.

Trường hợp HSMT quy định bảo đảm dự thầu bằng hình thức chuyển khoản, bên mời thầu phải hướng dẫn nhà thầu chuyển khoản vào tài khoản của bên mời thầu theo số tài khoản đã được bên mời thầu nêu trong thông báo mời thầu trên Hệ thống.

Trường hợp bảo đảm dự thầu bằng thư bảo lãnh của ngân hàng, nhà thầu quét (scan) thư bảo lãnh của ngân hàng và đính kèm khi nộp HSDT.

Điều 7. Thay đổi tư cách tham dự thầu

Nhà thầu cần thay đổi tên tham gia đấu thầu, tham gia chào hàng cạnh tranh so với khi nhận HSMT, HSYC thì phải thông báo bằng văn bản giấy cho bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu, thời điểm hết hạn nộp HSĐX.

Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách từ độc lập sang liên danh, các nhà thầu tham gia liên danh phải thực hiện tạo bản thỏa thuận liên danh qua mạng theo Hướng dẫn sử dụng dành cho nhà thầu tại mục Hướng dẫn sử dụng trên trang chủ của Hệ thống và gửi đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu, thời điểm hết hạn nộp HSĐX.

Điều 8. Quy định về định dạng tệp tin (file) đính kèm

Để tạo thuận lợi cho người nhận, bên mời thầu, nhà thầu khi gửi tệp tin đính kèm lên Hệ thống phải sử dụng các định dạng tệp tin phổ biến như: MS Word, pdf; jpg; phông chữ: Unicode. Trường hợp cần sử dụng các định dạng tệp tin chuyên dùng khác thì bên mời thầu, nhà thầu có trách nhiệm cung cấp phần mềm tương ứng để có thể mở và đọc được tệp tin đó.

Quy định chi tiết về định dạng tệp tin đính kèm đề nghị xem trong Hướng dẫn sử dụng dành cho bên mời thầu, Hướng dẫn sử dụng dành cho nhà thầu.

Điều 9. Lỗi liên quan đến tệp tin đính kèm

Văn bản điện tử cho nhà thầu nộp theo dạng tệp tin đính kèm không mở và không đọc được thì bên mời thầu lập biên bản gửi cho nhà thầu và Cơ quan vận hành Hệ thống, tiếp đó mở HSQT, HSDST, HSDT, HSĐX dự phòng của nhà thầu (nếu có) để lấy tệp tin tương ứng trong đĩa CD. Trường hợp tệp tin trong đĩa CD vẫn không đọc được thì bên mời thầu xử lý theo một trong các cách sau đây:

1. Trường hợp tệp tin có thiết lập mã số bí mật hoặc thiếu phông chữ hoặc thiếu phần mềm phù hợp để mở và đọc, bên mời thầu phải thông báo cho nhà thầu biết và đề nghị trong thời gian tối đa là 04 giờ, nhà thầu phải cung cấp mã số bí mật hoặc phông chữ hoặc phần mềm phù hợp để mở và đọc được tệp tin đó. Hết thời hạn trên, nếu nhà thầu không cung cấp thì bên mời thầu lập biên bản xác nhận tình trạng lỗi đối với văn bản điện tử của nhà thầu đó. Khi đó, nếu tệp tin bị lỗi là thành phần cơ bản của HSQT, HSDST, HSDT, HSĐX thì nhà thầu sẽ bị loại; trường hợp tệp tin bị lỗi không phải là thành phần cơ bản của HSQT, HSDST, HSDT, HSĐX, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tệp tin tương ứng có thể mở và đọc được.

2. Trường hợp tệp tin không mở và không đọc được không thuộc các lý do nêu ở khoản 1 Điều này, nhưng cũng là thành phần cơ bản của HSQT, HSDST, HSDT, HSĐX  thì nhà thầu sẽ bị loại; trường hợp không phải là thành phần cơ bản của HSQT, HSDST, HSDT, HSĐX, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tệp tin tương ứng có thể mở và đọc được.

Điều 10. Quy định về bảo dưỡng, bảo trì Hệ thống

Trường hợp Cơ quan vận hành Hệ thống tạm ngừng cung cấp dịch vụ vì mục đích bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra, thay đổi các trang thiết bị trong Hệ thống thì sẽ có thông báo tối thiểu trước 15 ngày trên Hệ thống để các cơ quan, tổ chức liên quan được biết. Khi đó, Hệ thống sẽ tự động gia hạn thời điểm đóng thầu, thời điểm mở thầu theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.

Điều 11. Gia hạn tự động thời điểm đóng thầu và mở thầu

Trường hợp Hệ thống tạm ngừng cung cấp dịch vụ vì mục đích bảo dưỡng, bảo trì hoặc gặp lỗi ngoài khả năng kiểm soát, Hệ thống sẽ tự động gia hạn thời điểm đóng thầu, thời điểm mở thầu như sau:

1. Thời gian tạm ngừng Hệ thống được tính từ khi Cơ quan vận hành Hệ thống tạm ngừng dịch vụ để bảo dưỡng, bảo trì hoặc từ thời điểm Hệ thống phát sinh lỗi đến khi Cơ quan vận hành Hệ thống thông báo đã hoàn tất việc bảo dưỡng, bảo trì hoặc lỗi được khắc phục xong. Sau khi hoàn thành việc bảo dưỡng, bảo trì hoặc khắc phục xong lỗi, Cơ quan vận hành Hệ thống phải thông báo trên Hệ thống và tiếp tục cung cấp dịch vụ theo quy định.

2. Đối tượng được gia hạn: các gói thầu có thời điểm đóng thầu hoặc mở thầu nằm trong khoảng thời gian tạm ngừng Hệ thống.

3. Thời gian gia hạn:

a) Trường hợp tạm ngừng Hệ thống tại thời điểm đóng thầu, mở thầu thì thời điểm đóng thầu, mở thầu mới sẽ được lùi đến sau 03 giờ kể từ khi có thông báo Hệ thống tiếp tục cung cấp dịch vụ.

b) Nếu thời điểm đóng thầu mới vượt quá thời gian làm việc trong ngày thì thời gian đóng thầu sẽ được tự động gia hạn đến 09 giờ sáng của ngày làm việc tiếp theo.

c) Nếu thời điểm đóng thầu nằm sau và cách thời điểm thông báo Hệ thống tiếp tục cung cấp dịch vụ không quá 03 giờ thì thời điểm đóng thầu và mở thầu mới sẽ được kéo dài thêm 03 giờ.

d) Nếu thời điểm tạm ngừng Hệ thống sau thời điểm đóng thầu nhưng trước thời điểm mở thầu thì thời điểm mở thầu mới được kéo dài 03 giờ kể từ thời gian thông báo Hệ thống tiếp tục cung cấp dịch vụ.

4. Trường hợp không thể thực hiện mở thầu theo đúng thời gian được quy định khi gia hạn tự động thì bên mời thầu gia hạn trực tiếp theo Hướng dẫn sử dụng dành cho bên mời thầu trên Hệ thống và việc gia hạn này phải đăng tải trên Hệ thống, đồng thời gửi thư điện tử trực tiếp tới các nhà thầu tham gia.

5. Trường hợp thời gian tạm ngừng Hệ thống vượt quá 05 ngày làm việc, bên mời thầu căn cứ vào tình hình thực tế của gói thầu có thể quyết định chuyển sang thực hiện các bước còn lại của quy trình đấu thầu theo cách thông thường nhưng sau khi Hệ thống hoạt động trở lại bình thường, bên mời thầu phải nhập kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu đó vào Hệ thống.

6. Trường hợp Hệ thống tự động gia hạn thời điểm đóng thầu, các nhà thầu không cần gia hạn thời hạn hiệu lực của HSDT, HSĐX và bảo đảm dự thầu nếu các thời hạn hiệu lực này đã đáp ứng yêu cầu trong HSMT, HSYC đã phát hành.

Điều 12. Điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin của người sử dụng

Để sử dụng Hệ thống, hỗ trợ công nghệ thông tin của người sử dụng phải đáp ứng mức yêu cầu tối thiểu như sau:

1. Đường truyền internet:

a) Có kết nối internet đến Hệ thống;

b) Mở các cổng (port): 8070, 8080, 8081, 8082, 4502, 4503, 9000.

2. Cấu hình máy tính:

a) Hệ điều hành: Windows XP, Windows Vista, Windows 7;

b) Trình duyệt Internet Explorer: tối thiểu 6.0 trở lên;

c) Độ phân giải màn hình: tối thiểu 1024 x 768.

Điều 13. Nội dung thông tin đăng tải trên Hệ thống

1. Các thông tin sau đây về đấu thầu được nhập và đăng tải trên Hệ thống:

a) KHĐT;

b) Thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng;

c) Danh sách ngắn;

d) HSMQT, HSMST, HSMT, HSYC;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu;

e) Thông tin về nhà thầu vi phạm pháp luật đấu thầu.

2. Trong giai đoạn thí điểm, các thông tin đăng tải trên Hệ thống có giá trị pháp lý như đăng tải trên Báo Đấu thầu.

Điều 14. Tìm kiếm thông tin trên Hệ thống

1. Bên mời thầu, nhà thầu và các đối tượng quan tâm có thể tìm kiếm các thông tin sau đây trên Hệ thống:

a) Thông tin về nhà thầu trong cơ sở dữ liệu nhà thầu (dành cho bên mời thầu);

b) Các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

2. Quy trình tìm kiếm các thông tin tại khoản 1 Điều này đề nghị xem trong mục Hướng dẫn sử dụng trên trang chủ của Hệ thống (phần hướng dẫn tìm kiếm).

Chương 2.

ĐĂNG KÝ NGƯỜI SỬ DỤNG HỆ THỐNG

Điều 15. Đăng ký tham gia Hệ thống

1. Người sử dụng là bên mời thầu, nhà thầu muốn tham gia đấu thầu qua mạng phải đăng ký tham gia Hệ thống theo quy định nêu tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này. Chi tiết các bước thực hiện đề nghị xem trong “Hướng dẫn đăng ký người sử dụng là bên mời thầu”, “Hướng dẫn đăng ký người sử dụng là nhà thầu” được đăng tải trên mục Hướng dẫn sử dụng trang chủ của Hệ thống.

2. Trường hợp đăng ký thành công, người sử dụng sẽ được cấp chứng thư số để đăng nhập Hệ thống và thực hiện các nghiệp vụ đấu thầu qua mạng trên Hệ thống. Việc đăng ký tham gia vào Hệ thống thành công khi đối tượng đăng ký sử dụng chứng thư số được cấp đăng nhập thành công vào Hệ thống.

Điều 16. Quy trình đăng ký người sử dụng là bên mời thầu

1. Đăng ký tham gia Hệ thống

Quy trình đăng ký tham gia Hệ thống với vai trò là bên mời thầu bao gồm các bước sau:

a) Khai báo thông tin trên Hệ thống và gửi hồ sơ đăng ký trực tiếp hoặc theo đường công văn đến Cơ quan vận hành Hệ thống.

b) Hồ sơ đăng ký bao gồm:

– Đơn đăng ký cấp giấy chứng thư số theo mẫu (do Hệ thống tạo ra trong quá trình khai báo thông tin);

– Bản chụp chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đối với trường hợp đề nghị cấp chứng thư số lần đầu;

– Bản chụp chứng thực văn bản thông báo mã số cơ quan (nếu có) theo Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

– Bản chụp chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đăng ký.

2. Xử lý hồ sơ đăng ký

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, Cơ quan vận hành Hệ thống kiểm tra tính chính xác của bản đăng ký điện tử trên Hệ thống và hồ sơ đăng ký bằng văn bản do bên mời thầu gửi đến. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan vận hành Hệ thống chấp nhận bên mời thầu được tham gia Hệ thống và xác nhận trên Hệ thống; trường hợp hồ sơ không chính xác hoặc chưa đầy đủ, Cơ quan vận hành Hệ thống thông báo lý do trên Hệ thống để bên mời thầu biết bổ sung, sửa đổi hồ sơ, bản đăng ký trên cho phù hợp.

3. Kiểm tra kết quả xử lý

Bên mời thầu có trách nhiệm tự kiểm tra tình trạng kết quả xử lý trên Hệ thống. Trường hợp được chấp nhận tham gia Hệ thống, bên mời thầu nhận mã phê duyệt chứng thư số và số tham chiếu để tải chứng thư số từ Hệ thống.

4. Đăng ký thông tin người sử dụng chứng thư số

Bên mời thầu nhập mã phê duyệt chứng thư số và số tham chiếu vào Hệ thống để tải chứng thư số. Tiếp đó, bên mời thầu phải đăng ký thông tin người sử dụng chứng thư số vào Hệ thống.

5. Đăng nhập vào Hệ thống

Sau khi được cấp chứng thư số, bên mời thầu đăng nhập vào Hệ thống và thực hiện các quyền của người sử dụng là bên mời thầu.

Điều 17. Quy trình đăng ký người sử dụng là nhà thầu

1. Đăng ký tham gia Hệ thống

Quy trình đăng ký tham gia Hệ thống với vai trò là nhà thầu bao gồm các bước sau:

a) Khai báo thông tin trên Hệ thống và gửi hồ sơ đăng ký trực tiếp hoặc theo đường công văn đến Cơ quan vận hành Hệ thống.

b) Hồ sơ đăng ký bao gồm:

– Đơn đăng ký cấp chứng thư số theo mẫu (do Hệ thống tạo ra trong quá trình khai báo thông tin);

– Bản chụp chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đối với trường hợp đề nghị cấp chứng thư số lần đầu;

– Bản chụp chứng minh nhân dân người đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký.

2. Xử lý hồ sơ đăng ký

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, Cơ quan vận hành Hệ thống kiểm tra tính chính xác của thông tin khai báo trên Hệ thống với hồ sơ đăng ký. Trường hợp thông tin khai báo trên Hệ thống là chính xác, Cơ quan vận hành Hệ thống xác nhận trên Hệ thống; trường hợp thông tin khai báo trên Hệ thống không chính xác hoặc chưa đầy đủ, Cơ quan vận hành Hệ thống thông báo lý do trên Hệ thống để nhà thầu biết bổ sung, sửa đổi hồ sơ, bản đăng ký trên cho phù hợp.

3. Kiểm tra kết quả xử lý

Nhà thầu có trách nhiệm tự kiểm tra tình trạng kết quả xử lý trên Hệ thống. Trường hợp được chấp nhận tham gia Hệ thống, nhà thầu nhận mã phê duyệt chứng thư số và số tham chiếu để tải chứng thư số từ Hệ thống.

4. Đăng ký thông tin người sử dụng chứng thư số

Nhà thầu nhập mã phê duyệt chứng thư số và số tham chiếu vào Hệ thống để tải chứng thư số. Tiếp đó, nhà thầu phải đăng ký thông tin người sử dụng chứng thư số vào Hệ thống.

5. Đăng nhập vào Hệ thống

Sau khi được cấp chứng thư số, nhà thầu đăng nhập vào Hệ thống và thực hiện các quyền của người sử dụng là nhà thầu.

Chương 3.

CHỨNG THƯ SỐ

Điều 18. Quy định chung về chứng thư số

1. Chứng thư số sử dụng trong đấu thầu qua mạng bao gồm những nội dung sau:

a) Tên cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;

b) Tên của cơ quan, tổ chức sử dụng chứng thư số;

c) Số hiệu của chứng thư số;

d) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số;

đ) Khóa công khai của người sử dụng chứng thư số;

e) Chữ ký số của cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;

g) Các mục đích sử dụng của chứng thư số;

h) Các thông tin khác cho mục đích quản lý, sử dụng, an toàn, bảo mật do cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quy định.

2. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số là 01 năm kể từ khi chứng thư số được cấp phát. Người sử dụng có thể kéo dài thời hạn hiệu lực của chứng thư số bằng cách gia hạn chứng thư số hoặc gia hạn khóa của chứng thư số theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Thông tư này.

Điều 19. Sử dụng chứng thư số trong đấu thầu qua mạng

1. Chứng thư số được cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp phát để sử dụng trong Hệ thống có ba loại như sau:

a) Chứng thư số cá nhân được cấp cho cán bộ có thẩm quyền tham gia vận hành Hệ thống. Cơ quan vận hành Hệ thống có trách nhiệm quản lý các chứng thư số cá nhân này.

b) Chứng thư số tổ chức được cấp cho các tổ chức là bên mời thầu, nhà thầu để tham gia vào hoạt động đấu thầu qua mạng. Chứng thư số cho tổ chức được cấp phát cho bên mời thầu và nhà thầu khi họ tiến hành đăng ký tham gia Hệ thống theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này.

c) Chứng thư số được sinh ra đối với mỗi gói thầu. Khi thực hiện đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, bên mời thầu sẽ được Hệ thống tự động cấp cho một chứng thư số và một cặp khóa tương ứng để thực hiện mã hóa và giải mã HSDT, HSĐX trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.

2. Cá nhân, tổ chức được cấp chứng thư số chỉ sử dụng chứng thư số vào các mục đích được quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 18 Thông tư này. Trong giai đoạn thí điểm, chứng thư số do Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phát chỉ được sử dụng trong Hệ thống.

Điều 20. Gia hạn chứng thư số

1. Người sử dụng có thể kéo dài thời gian sử dụng cho chứng thư số chưa bị hủy bỏ bằng cách gia hạn chứng thư số. Khi gia hạn, thời hạn sử dụng mới của chứng thư số là thời gian được gia hạn thêm kể từ ngày gia hạn và cặp khóa của chứng thư số sẽ không thay đổi.

2. Trong giai đoạn thí điểm, người sử dụng có thể tự gia hạn chứng thư số của mình, thời gian mỗi lần gia hạn của các chứng thư số là 01 năm.

3. Việc gia hạn thực hiện trong khoảng thời gian 30 ngày trước ngày chứng thư số hết hiệu lực. Chi tiết các bước thực hiện đề nghị xem trong Hướng dẫn sử dụng được đăng tải trên trang chủ của Hệ thống.

Điều 21. Gia hạn khóa của chứng thư số

1. Người sử dụng có thể kéo dài thời gian sử dụng cho chứng thư số bằng cách gia hạn khóa của chứng thư số. Khi gia hạn, thời hạn sử dụng mới của chứng thư số là thời gian được gia hạn thêm kể từ ngày gia hạn và cặp khóa của chứng thư số được thay đổi.

2. Trong giai đoạn thí điểm, người sử dụng có thể tự gia hạn khóa chứng thư số của mình, thời gian gia hạn khóa của các chứng thư số là 01 năm.

3. Việc gia hạn khóa của chứng thư số thực hiện trong khoảng thời gian 30 ngày trước ngày chứng thư số hết hiệu lực. Chi tiết các bước thực hiện đề nghị xem trong Hướng dẫn sử dụng được đăng tải trên trang chủ của Hệ thống.

Điều 22. Hủy chứng thư số

1. Hủy chứng thư số được thực hiện trong những trường hợp sau:

a) Phát hiện hoặc nghi ngờ khóa bí mật tương ứng với chứng thư số bị mất, bị hỏng, bị đánh cắp hoặc bị sao chép trái phép;

b) Người được tổ chức giao sử dụng chứng thư số để tham gia Hệ thống không còn làm việc tại tổ chức hoặc đã chuyển công tác khác;

c) Không có nhu cầu sử dụng chứng thư số.

2. Trong giai đoạn thí điểm, người sử dụng có thể tự hủy chứng thư số của mình. Hiệu lực hủy chứng thư số sẽ được thực hiện ngay sau khi Hệ thống tự động cập nhật danh sách chứng thư số bị hủy vào thời điểm 11 giờ và 23 giờ hàng ngày.

3. Chỉ có thể thực hiện hủy chứng thư số khi chứng thư số còn hiệu lực. Chi tiết các bước để hủy chứng thư số đề nghị xem trong Hướng dẫn sử dụng được đăng tải trên trang chủ của Hệ thống.

Điều 23. Thay đổi thiết bị lưu chứng thư số

1. Người sử dụng có trách nhiệm lưu giữ chứng thư số và khóa bí mật của mình. Mọi hành động mất cắp, hỏng hóc hoặc sao chép chứng thư số do lỗi của người sử dụng sẽ không thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan vận hành Hệ thống.

2. Người sử dụng có thể sao chép chứng thư số, khóa bí mật và lưu giữ trên đĩa mềm, USB, thẻ thông minh hoặc các phương tiện thông tin lưu trữ khác. Chi tiết các bước thực hiện đề nghị xem trong Hướng dẫn sử dụng được đăng tải trên trang chủ của Hệ thống.

Điều 24. Thay đổi mật khẩu khóa bí mật của chứng thư số

Trường hợp phát hiện hoặc nghi ngờ mật khẩu khóa bí mật của chứng thư số bị lộ hoặc muốn thay đổi mật khẩu khóa bí mật của chứng thư số, người sử dụng có thể thay đổi mật khẩu khóa bí mật chứng nhận số. Chi tiết các bước thực hiện đề nghị xem trong Hướng dẫn sử dụng được đăng tải trên trang chủ của Hệ thống.

Điều 25. Đăng ký thêm chứng thư số

1. Căn cứ vào nhu cầu và cơ cấu tổ chức của đơn vị, người sử dụng có thể đăng ký thêm chứng thư số để thực hiện đấu thầu qua mạng.

2. Khi đăng ký thêm chứng thư số, người sử dụng phải đăng nhập vào Hệ thống với chứng thư số được cấp khi đăng ký tham gia Hệ thống. Chi tiết các bước thực hiện đề nghị xem trong Hướng dẫn sử dụng được đăng tải trên trang chủ của Hệ thống.

Chương 4.

QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU QUA MẠNG

MỤC 1. ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU THẦU HẠN CHẾ QUA MẠNG

Điều 26. Lựa chọn danh sách ngắn

1. Lựa chọn danh sách ngắn đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển hoặc mời quan tâm (sau đây gọi chung là sơ tuyển) thực hiện theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.

2. Lựa chọn danh sách ngắn đối với đấu thầu hạn chế, được thực hiện như sau:

a) Bên mời thầu lựa chọn nhà thầu trong cơ sở dữ liệu nhà thầu trên Hệ thống để đưa vào danh sách nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế. Trường hợp nhà thầu chưa có tên trong cơ sở dữ liệu thì bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu thực hiện đăng ký vào Hệ thống theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

b) Chi tiết các bước thực hiện đề nghị xem trong Hướng dẫn sử dụng dành cho bên mời thầu được đăng tải trong mục Hướng dẫn sử dụng trên trang chủ của Hệ thống.

Điều 27. Sơ tuyển

Quy trình sơ tuyển qua mạng được thực hiện trên Hệ thống như sau:

1. Đăng tải thông báo mời sơ tuyển và HSMST.

a) Nội dung thông báo mời sơ tuyển do bên mời thầu tự điền theo mẫu thông báo mời sơ tuyển trên Hệ thống. HSMST được đính kèm và đăng tải đồng thời với thông báo mời sơ tuyển.

b) Trường hợp có sự sai khác giữa file HSMST đính kèm và nội dung điền trong mẫu thông báo mời sơ tuyển thì file HSMST đính kèm sẽ có giá trị pháp lý.

c) Thời gian chuẩn bị HSDST tối thiểu là 10 ngày kể từ ngày đầu tiên phát hành HSMST. Trường hợp cần thiết phải sửa đổi HSMST, bên mời thầu phải gửi thông báo sửa đổi HSMST đến tất cả các nhà thầu nhận HSMST trước thời điểm đóng sơ tuyển một số ngày nhất định được quy định trong HSMST. Tài liệu sửa đổi HSMST được đăng thêm trong thông báo mời sơ tuyển trên Hệ thống. Nhà thầu phải thông báo cho bên mời thầu khi nhận được các tài liệu sửa đổi HSMST. Bên mời thầu thông báo sửa đổi HSMST và nhà thầu thông báo đã nhận được tài liệu sửa đổi bằng một trong những cách sau: e-mail, fax, gửi văn bản trực tiếp, hoặc theo đường công văn theo quy định trong HSMST.

2. Tải HSMST: Nhà thầu tìm kiếm và tải HSMST từ Hệ thống. Danh sách các nhà thầu đã tải HSMST sẽ được hiển thị để bên mời thầu theo dõi, quản lý.

3. Nộp HSDST: Nhà thầu gửi HSDST đến bên mời thầu qua Hệ thống.

4. Mở HSDST: HSDST nộp trước thời điểm đóng sơ tuyển sẽ được bên mời thầu mở trên Hệ thống tại thời điểm mở sơ tuyển. HSDST nộp sau thời điểm đóng sơ tuyển không được Hệ thống chấp nhận và không được mở.

5. Đánh giá HSDST, trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển: Việc đánh giá HSDST và trình phê duyệt kết quả sơ tuyển được thực hiện theo pháp luật về đấu thầu hiện hành.

6. Thông báo kết quả sơ tuyển: Bên mời thầu có trách nhiệm nhập kết quả sơ tuyển vào Hệ thống sau khi kết quả sơ tuyển được phê duyệt.

7. Thông tin về kiến nghị và xử lý kiến nghị về kết quả sơ tuyển:

Nhà thầu có thể gửi kiến nghị thông qua Hệ thống đến bên mời thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm nhập kết quả xử lý kiến nghị của nhà thầu, các nội dung thay đổi theo kết quả xử lý kiến nghị (nếu có) phải được đăng tải trên Hệ thống.

8. Chi tiết các bước thực hiện sơ tuyển đề nghị xem trong “Hướng dẫn sử dụng dành cho bên mời thầu”, “Hướng dẫn sử dụng dành cho nhà thầu” được đăng tải tại mục Hướng dẫn sử dụng trên trang chủ của Hệ thống.

Điều 28. Thông báo mời thầu và phát hành HSMT

1. Đăng tải thông báo mời thầu và HSMT

a) Nội dung thông báo mời thầu do bên mời thầu tự điền theo mẫu thông báo mời thầu trên Hệ thống. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bên mời thầu cần nhập danh mục hàng hóa cần mua bao gồm các thông tin như tên hàng hóa, tiêu chuẩn hàng hóa, số lượng và đơn vị, trường hợp đã có thông tin thì có thể nhập ngày giao hàng sau khi ký hợp đồng.

b) HSMT được đính kèm và đăng tải đồng thời với thông báo mời thầu. Trường hợp có sự sai khác giữa file HSMT đính kèm và nội dung điền trong mẫu thông báo mời thầu thì file HSMT đính kèm sẽ có giá trị pháp lý.

c) Thời gian chuẩn bị HSDT tối thiểu là 15 ngày (đối với gói thầu quy mô nhỏ), 25 ngày (đối với các gói thầu khác) kể từ ngày đầu tiên phát hành HSMT. Trường hợp cần thiết phải sửa đổi HSMT, bên mời thầu phải gửi thông báo sửa đổi HSMT đến tất cả các nhà thầu mua HSMT trước thời điểm đóng thầu một số ngày nhất định được quy định trong HSMT. Tài liệu sửa đổi HSMT được đăng thêm trong thông báo mời thầu trên Hệ thống. Trường hợp HSMT được bán trực tiếp, bên mời thầu phải gửi tài liệu sửa đổi HSMT kèm theo thông báo sửa đổi HSMT. Bên mời thầu thông báo sửa đổi HSMT và nhà thầu thông báo đã nhận được tài liệu sửa đổi bằng một trong những cách sau: e-mail, fax, gửi văn bản trực tiếp, hoặc theo đường công văn theo quy định trong HSMT.

d) Trong giai đoạn thí điểm, khuyến khích bên mời thầu phát hành miễn phí HSMT trên Hệ thống. Trường hợp bán HSMT qua mạng, bên mời thầu cần nhập thông tin về tài khoản nhận tiền mua HSMT mà nhà thầu phải nộp lên Hệ thống bao gồm số tài khoản và tên ngân hàng.

2. Sửa đổi và bổ sung HSMT

Sau khi phát hành HSMT, trường hợp cần thiết phải sửa đổi HSMT, bên mời thầu gửi văn bản điện tử sửa đổi đến các nhà thầu đã nhận HSMT qua địa chỉ email của nhà thầu đã cung cấp khi đăng ký tham gia vào Hệ thống. Trường hợp bán HSMT, bên mời thầu có thể tìm kiếm danh sách nhà thầu đã mua HSMT trên Hệ thống.

3. Làm rõ HSMT

Trường hợp nhà thầu muốn làm rõ HSMT thì gửi văn bản điện tử đề nghị đến bên mời thầu để xem xét và xử lý. Việc làm rõ HSMT được bên mời thầu thực hiện theo hình thức: gửi văn bản điện tử hoặc có thể tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong HSMT mà các nhà thầu chưa rõ. Nội dung trao đổi được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản điện tử làm rõ HSMT gửi qua mạng cho tất cả các nhà thầu đã mua HSMT hoặc các nhà thầu đã nhận HSMT theo địa chỉ email do nhà thầu cung cấp khi đăng ký tham gia Hệ thống.

4. Nhập danh sách nhà thầu mua HSMT

a) Trường hợp HSMT được phát hành miễn phí, bất kỳ nhà thầu nào cũng có thể tải HSMT trên Hệ thống.

b) Trường hợp bán HSMT, bên mời thầu có trách nhiệm nhập danh sách nhà thầu đã nộp tiền mua HSMT vào tài khoản của bên mời thầu. Chỉ những nhà thầu có tên trong danh sách này mới tải được HSMT trên Hệ thống.

Điều 29. Nộp HSDT

1. Nhà thầu sau khi đã nộp HSDT thành công trên Hệ thống sẽ nhận được thông báo xác nhận từ Hệ thống. Trường hợp liên danh với nhau để tham gia đấu thầu qua mạng, các nhà thầu tham gia liên danh cùng tạo bản thỏa thuận liên danh theo Hướng dẫn sử dụng dành cho nhà thầu tại mục Hướng dẫn sử dụng trên trang chủ của Hệ thống và gửi đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu.

2. Trường hợp không thể gửi toàn bộ HSDT qua Hệ thống, nhà thầu có thể gửi một phần qua Hệ thống, phần còn lại in ra gửi theo đường công văn hoặc gửi trực tiếp đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu.

3. Nhà thầu có thể gửi HSDT dự phòng bằng đĩa CD và văn bản giấy (có niêm phong) qua đường công văn hoặc gửi trực tiếp đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu. HSDT dự phòng được sử dụng trong trường hợp bên mời thầu không mở và không đọc được tệp tin nhà thầu gửi qua Hệ thống như quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Điều 30. Rút HSDT

Trường hợp xin rút HSDT, nhà thầu gửi văn bản đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu theo một trong những cách sau: e-mail, fax, gửi văn bản trực tiếp, hoặc theo đường công văn theo quy định trong HSMT.

Điều 31. Mở thầu

1. HSDT được nộp trước thời điểm đóng thầu sẽ được bên mời thầu giải mã và mở trên Hệ thống tại thời điểm mở thầu. HSDT nộp sau thời điểm đóng thầu không được Hệ thống chấp nhận và không được giải mã.

2. Bên mời thầu giải mã các HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu. Sau khi giải mã, các nội dung của HSDT sẽ được Hệ thống tự động ghi lại trong biên bản mở thầu, bao gồm:

– Tên nhà thầu;

– Giá dự thầu;

– Giá trị bảo đảm dự thầu (nếu có);

– Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu (nếu có);

– Thời gian có hiệu lực của HSDT.

3. Biên bản mở thầu được đăng tải công khai trên Hệ thống, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào quan tâm cũng có thể truy cập và xem được biên bản trên.

Điều 32. Đánh giá HSDT, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

1. Việc đánh giá HSDT, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu được thực hiện theo các quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi số 38/2009/QH12 và Nghị định 85/2009/NĐ-CP.

2. Bên mời thầu nhập kết quả đánh giá HSDT lên Hệ thống.

3. Việc thông báo kết quả đấu thầu thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Đấu thầu, khoản 13 Điều 2 của Luật sửa đổi số 38/2009/QH12, khoản 3 Điều 20, khoản 1 Điều 31 của Nghị định 85/2009/NĐ-CP. Kết quả đấu thầu được đăng tải công khai trên Hệ thống và được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu bằng văn bản điện tử ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu.

4. Việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật đấu thầu, Luật sửa đổi số 38/2009/QH12 và Nghị định 85/2009/NĐ-CP.

MỤC 2. CHÀO HÀNG CẠNH TRANH QUA MẠNG

Điều 33. Thông báo mời chào hàng và phát hành HSYC

1. Nội dung thông báo mời chào hàng do bên mời thầu tự điền theo mẫu thông báo mời chào hàng trên Hệ thống. Bên mời thầu cần nhập danh mục hàng hóa cần mua bao gồm các thông tin như tên hàng hóa, tiêu chuẩn hàng hóa, số lượng và đơn vị. Trường hợp đã có thông tin thì có thể nhập ngày giao hàng sau khi ký hợp đồng.

2. HSYC được đính kèm và đăng tải đồng thời với thông báo mời chào hàng. Trường hợp có sự sai khác giữa file HSYC đính kèm và nội dung điền trong mẫu thông báo mời chào hàng thì file HSYC đính kèm sẽ có giá trị pháp lý.

3. HSYC được phát hành miễn phí trên Hệ thống, bất kỳ nhà thầu nào cũng có thể tải HSYC trên Hệ thống.

4. Thời gian chuẩn bị HSĐX tối thiểu là 05 ngày kể từ đầu tiên phát hành HSYC.

Điều 34. Nộp HSĐX

1. Nhà thầu sau khi đã nộp HSĐX thành công trên Hệ thống sẽ nhận được thông báo xác nhận từ Hệ thống. Trường hợp liên danh với nhau để tham gia chào hàng cạnh tranh qua mạng, các nhà thầu tham gia liên danh cùng tạo bản thỏa thuận liên danh theo Hướng dẫn sử dụng dành cho nhà thầu tại mục Hướng dẫn sử dụng trên trang chủ của Hệ thống và gửi đến bên mời thầu trước thời điểm hết hạn nộp HSĐX.

2. Trường hợp không thể gửi toàn bộ HSĐX qua Hệ thống, nhà thầu có thể gửi một phần qua Hệ thống, phần còn lại in ra gửi theo đường công văn hoặc gửi trực tiếp đến bên mời thầu trước thời điểm hết hạn nộp HSĐX.

3. Nhà thầu có thể gửi HSĐX dự phòng bằng đĩa CD và văn bản giấy (có niêm phong) qua đường công văn hoặc gửi trực tiếp đến bên mời thầu trước thời điểm hết hạn nộp HSĐX. HSĐX dự phòng được sử dụng trong trường hợp bên mời thầu không mở và đọc được tệp tin nhà thầu gửi qua Hệ thống như quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Điều 35. Mở HSĐX

1. HSĐX được nộp trước thời điểm hết hạn nộp HSĐX sẽ được bên mời thầu giải mã và mở trên Hệ thống tại thời điểm mở HSĐX. HSĐX nộp sau thời điểm hết hạn nộp HSĐX không được Hệ thống chấp nhận và không được giải mã.

2. Bên mời thầu giải mã các HSĐX nộp trước thời điểm hết hạn nộp HSĐX. Sau khi giải mã, các nội dung của HSĐX sẽ được Hệ thống tự động ghi lại trong biên bản mở HSĐX, bao gồm:

– Tên nhà thầu;

– Giá chào;

– Thời gian có hiệu lực của HSĐX.

3. Biên bản mở HSĐX được đăng tải công khai trên Hệ thống, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào quan tâm cũng có thể truy cập và xem được biên bản trên.

Điều 36. Đánh giá HSĐX, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả chào hàng, thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

1. Việc đánh giá HSĐX, thẩm định và phê duyệt kết quả chào hàng được thực hiện theo các quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi số 38/2009/QH12 và Nghị định 85/2009/NĐ-CP.

2. Bên mời thầu nhập kết quả đánh giá HSĐX lên Hệ thống.

3. Việc thông báo kết quả chào hàng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 43 của Nghị định 85/2009/NĐ-CP. Kết quả chào hàng được đăng tải công khai trên Hệ thống và được gửi cho các nhà thầu tham gia chào hàng bằng văn bản điện tử ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả chào hàng.

4. Việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi số 38/2009/QH12 và Nghị định 85/2009/NĐ-CP.

Chương 5.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG ĐẤU THẦU QUA MẠNG

Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Xây dựng và quản lý Hệ thống trong giai đoạn thí điểm làm cơ sở hình thành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của Luật Đấu thầu.

2. Xây dựng tài liệu hướng dẫn thí điểm đấu thầu qua mạng.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bên mời thầu, nhà thầu tham gia đấu thầu qua mạng; quản lý thông tin về nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu.

4. Tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thí điểm đấu thầu qua mạng vào năm 2011 trước khi tổ chức triển khai đấu thầu qua mạng trong toàn quốc.

Điều 38. Trách nhiệm của các cơ quan thí điểm

Các cơ quan thí điểm theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tư này trên cơ sở phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau:

1. Lựa chọn tối thiểu 11 gói thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này để tổ chức thực hiện thí điểm đấu thầu qua mạng.

2. Cung cấp thông tin phục vụ thí điểm đấu thầu qua mạng theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ các đơn vị trực thuộc tham gia thí điểm đấu thầu qua mạng.

4. Xử lý các tình huống phát sinh trong giai đoạn thực hiện thí điểm.

Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của Cơ quan vận hành Hệ thống

Cơ quan vận hành Hệ thống theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này có các quyền và nghĩa vụ sau:

1. Chịu trách nhiệm liên quan đến thiết kế, xây dựng và vận hành Hệ thống.

2. Bảo mật thông tin theo quy định trong quá trình đấu thầu qua mạng.

3. Khắc phục những lỗi phát sinh khi vận hành Hệ thống.

4. Cung cấp các dịch vụ hướng dẫn bên mời thầu, nhà thầu tham gia đăng ký, đăng tải các hoạt động đấu thầu trên Hệ thống.

5. Tổ chức đào tạo và hỗ trợ bên mời thầu, nhà thầu thực hiện các giao dịch trên Hệ thống.

6. Lưu trữ các thông tin liên quan đến quá trình đấu thầu qua mạng phục vụ công tác tra cứu, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

7. Tổng hợp các thông tin cần thiết để vận hành Hệ thống. Bảo đảm an toàn cho các trang thiết bị của Hệ thống, xem xét mọi biện pháp quản lý cần thiết để Hệ thống luôn duy trì được trạng thái hoạt động tốt nhất.

Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của Cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số

Cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này có các quyền và nghĩa vụ sau:

1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;

2. Sử dụng thiết bị kỹ thuật, các quy trình và nguồn lực tin cậy của Hệ thống để thực hiện các công việc của mình;

3. Bảo đảm tính chính xác và sự toàn vẹn của các nội dung cơ bản trong chứng thư số do mình cấp;

4. Cung cấp các phương tiện thích hợp cho phép các bên mời thầu, nhà thầu tham gia Hệ thống chấp nhận chữ ký số và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dựa vào chứng thư số để xác định chính xác nguồn gốc của thông điệp dữ liệu và chữ ký số;

5. Thông báo cho các bên liên quan trong trường hợp xảy ra sự cố ảnh hưởng đến việc chứng thực chữ ký số;

6. Lưu trữ các thông tin có liên quan đến chứng thư số do mình cấp trong thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ khi chứng thư số hết hiệu lực;

7. Quản lý, vận hành hạ tầng kỹ thuật của hệ thống chứng thực chữ ký số, đảm bảo việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số được an toàn, liên tục.

Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu tham gia Hệ thống

1. Thông báo KHĐT, thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng; phát hành HSMQT, HSMST, HSMT, HSYC; tiếp nhận HSQT, HSDST, HSDT, HSĐX; mở thầu, mở HSĐX và công bố kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Tra cứu thông tin nhà thầu trong cơ sở dữ liệu nhà thầu trên Hệ thống.

3. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cho đấu thầu qua mạng.

4. Quản lý và giữ khóa bí mật của chứng thư số được cấp. Trường hợp bên mời thầu bị mất chứng thư số hoặc phát hiện chứng thư số bị sử dụng trái phép thì ngay lập tức thông báo cho Cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để hủy bỏ và cấp mới chứng thư số; gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số trong khoảng thời gian 30 ngày trước ngày chứng thư số hết hiệu lực, đảm bảo chứng thư số còn hiệu lực trong suốt quá trình tổ chức đấu thầu.

5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải lên Hệ thống khi đăng nhập bằng chứng thư số của mình.

6. Kiểm tra và xác nhận việc đăng tải bình thường các thông tin của mình đã nhập lên Hệ thống.

7. Tuân thủ những quy định khác liên quan đến đấu thầu qua mạng và những quy định về việc sử dụng đã thông báo trên Hệ thống.

Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tham gia Hệ thống

1. Tìm kiếm thông báo KHĐT, thông báo mời nộp HSQT, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, biên bản mở thầu, biên bản mở HSĐX, kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống; tải HSMQT, HSMST, HSMT, HSYC từ Hệ thống; nộp HSQT, HSDST, HSDT, HSĐX qua Hệ thống; gửi kiến nghị trên Hệ thống.

2. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin khi tham gia đấu thầu qua mạng.

3. Quản lý và giữ bí mật khóa bí mật của chứng thư số. Trường hợp người sử dụng thuộc nhà thầu bị mất hoặc phát hiện có một bên thứ ba đang sử dụng thông tin chứng thư số của đơn vị mình thì phải điều chỉnh ngay lập tức như thay đổi khóa bí mật chứng thư số, hủy bỏ chứng thư số theo hướng dẫn của Cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số trong khoảng thời gian 30 ngày trước ngày chứng thư số hết hiệu lực, đảm bảo chứng thư số còn hiệu lực trong suốt quá trình tham gia đấu thầu.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải trên Hệ thống khi đăng nhập bằng chứng thư số của mình.

5. Chịu trách nhiệm về kết quả khi tham gia đấu thầu qua mạng trong trường hợp gặp sự cố do hệ thống mạng ở phía nhà thầu, do virus tại phía nhà thầu làm cho file không mở và đọc được.

6. Tuân thủ những quy định khác liên quan đến đấu thầu qua mạng và những quy định về việc sử dụng đã thông báo trên Hệ thống.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 43. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ tình hình thực tế, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu quyết định lộ trình triển khai thí điểm.

2. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, chỉnh lý.

Điều 44. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2010.

Nơi nhận:
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Website của Chính phủ; Công báo;
– Các Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, Cục QLĐT (THg320).

BỘ TRƯỞNG

Võ Hồng Phúc

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

85_2009_ND-CP

Việc lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Đấu thầu. Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

CHÍNH PHỦ
——

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-

Số: 85/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2009

 

NGHỊ ĐỊNH

HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT ĐẤU THẦU VÀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG THEO LUẬT XÂY DỰNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi) và hướng dẫn thi hành việc lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội.

2. Việc lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Đấu thầu. Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sử dụng vốn nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu bao gồm việc chi tiêu theo các hình thức mua, thuê, thuê mua. Việc xác định phần vốn nhà nước tham gia từ 30% trở lên trong tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư của dự án đã phê duyệt, được tính theo từng dự án cụ thể, không xác định theo tỷ lệ phần vốn nhà nước đóng góp trong tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp.

2. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết định nội dung của hồ sơ yêu cầu.

3. Hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu chuẩn bị và nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; đối với hình thức chào hàng cạnh tranh thì hồ sơ đề xuất còn được gọi là báo giá.

4. Kết quả lựa chọn nhà thầu là kết quả đấu thầu khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hoặc kết quả lựa chọn khi áp dụng các hình thức lựa chọn khác.

5. Vi phạm pháp luật về đấu thầu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.

6. Tham gia đấu thầu là việc nhà thầu tham gia các cuộc đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế.

7. Gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng bao gồm việc lựa chọn tổng thầu để thực hiện gói thầu thiết kế (E); thi công (C); thiết kế và thi công (EC); thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây dựng (chìa khóa trao tay).

8. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được tính từ ngày đóng thầu, ngày hết hạn nộp hồ sơ đề xuất (tính từ thời điểm đóng thầu, thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đề xuất đến 24 giờ của ngày đó), đến 24 giờ của ngày cuối cùng có hiệu lực được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

9. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày, là số ngày được tính từ ngày đóng thầu (tính từ thời điểm đóng thầu đến 24 giờ của ngày đó), đến 24 giờ của ngày cuối cùng có hiệu lực được quy định trong hồ sơ mời thầu.

10. Danh sách ngắn là danh sách các nhà thầu được mời tham gia đấu thầu đối với đấu thầu hạn chế, danh sách nhà thầu trúng sơ tuyển và danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

11. Báo cáo đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình trong hoạt động xây dựng được hiểu tương ứng là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi.

Điều 3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

Nội dung về bảo đảm cạnh tranh và lộ trình áp dụng được thực hiện như sau:

1. Nhà thầu tham gia đấu thầu và nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; nhà thầu thực hiện hợp đồng và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng được coi là độc lập với nhau về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với nhau về tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật sửa đổi khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Nhà thầu là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hoặc không cùng thuộc một cơ quan, đơn vị trực tiếp ra quyết định thành lập;

b) Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.

2. Chủ đầu tư và nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu thuộc cùng một dự án được coi là độc lập với nhau về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với nhau về tài chính quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật sửa đổi theo quy định sau đây:

a) Đối với nhà thầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp: không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau;

b) Đối với nhà thầu là đơn vị sự nghiệp: không cùng thuộc một cơ quan, đơn vị trực tiếp ra quyết định thành lập và phải là đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính khi tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hóa;

c) Đối với nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 thuộc diện phải chuyển đổi theo Luật Doanh nghiệp: không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau kể từ thời gian phải hoàn thành việc chuyển đổi theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Đối với nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực đặc thù, chuyên ngành đặc biệt mà Nhà nước cần nắm giữ phần vốn chi phối thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 4. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế

1. Việc ưu đãi trong đấu thầu quốc tế theo quy định tại Điều 14 của Luật Đấu thầu được thực hiện như sau:

a) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: điểm tổng hợp của hồ sơ dự thầu của nhà thầu thuộc đối tượng ưu đãi được cộng thêm 7,5% số điểm tổng hợp của nhà thầu đó; trường hợp gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì điểm kỹ thuật được cộng thêm 7,5% số điểm kỹ thuật của nhà thầu đó;

b) Đối với gói thầu xây lắp: giá đánh giá của hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu đó;

c) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: giá đánh giá của hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền tương ứng với giá trị thuế nhập khẩu, phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu phải nộp theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá 15% giá hàng hóa. Không áp dụng ưu đãi đối với các loại hàng hóa phải đóng thuế nhập khẩu, phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu theo quy định;

d) Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế, việc xác định ưu đãi căn cứ quy định tại điểm a khoản này. Đối với các gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng khác thì việc xác định ưu đãi căn cứ theo quy định tại điểm b khoản này.

2. Trường hợp các hồ sơ của nhà thầu nước ngoài được xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho hồ sơ dự thầu đề xuất giá trị chi phí trong nước cao hơn. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài sau khi đã thực hiện việc ưu đãi theo khoản 1 Điều này được xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong nước.

Điều 5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu

1. Đối tượng

a) Cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu, trừ các nhà thầu;

b) Cá nhân khác có nhu cầu.

2. Điều kiện để các cơ sở tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với cơ sở không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

b) Có đội ngũ giảng viên về đấu thầu đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu.

3. Điều kiện cấp chứng chỉ về đấu thầu

a) Chứng chỉ được cấp cho các học viên tham gia đầy đủ các khóa học về đấu thầu và đạt yêu cầu sau khi kiểm tra, sát hạch;

b) Khóa học về đấu thầu để cấp chứng chỉ phải được tổ chức từ 3 ngày trở lên.

4. Trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ sở đào tạo về đấu thầu

a) Chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo; cung cấp thông tin về cơ sở đào tạo của mình cho hệ thống cơ sở dữ liệu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở chương trình khung về đào tạo đấu thầu và cấp chứng chỉ đấu thầu cho học viên theo đúng quy định;

c) Lưu trữ hồ sơ về các khóa đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu mà mình tổ chức theo quy định;

d) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ, ngành hoặc địa phương liên quan về tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu để theo dõi, tổng hợp.

5. Tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu theo quy định tại khoản 5 Điều 68 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

a) Tổng hợp tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo thông qua báo cáo công tác đấu thầu của Bộ, ngành và địa phương, báo cáo của cơ sở đào tạo;

b) Xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu các cơ sở đào tạo về đấu thầu căn cứ thông tin do các cơ sở đào tạo cung cấp;

c) Xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu chuyên gia đấu thầu;

d) Quy định chương trình khung về đào tạo đấu thầu, chứng chỉ, tiêu chuẩn giảng viên về đấu thầu và việc lưu trữ hồ sơ về các khóa đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu;

đ) Tổ chức, hỗ trợ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu.

Điều 6. Chi phí trong đấu thầu

1. Mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu (bao gồm cả thuế) do chủ đầu tư quyết định căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu nhưng tối đa là 1.000.000 đồng đối với đấu thầu trong nước; đối với đấu thầu quốc tế mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.

2. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,01% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

3. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,01% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

Việc quản lý và sử dụng các khoản chi phí nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 7. Báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu

1. Báo Đầu thầu là đơn vị sự nghiệp có thu.

2. Báo Đấu thầu được phát hành hàng ngày.

3. Cung cấp thông tin về đấu thầu

a) Trách nhiệm cung cấp thông tin

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm cung cấp thông tin nêu tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu;

– Chủ đầu tư, bên mời thầu chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin nêu từ điểm a đến điểm e và điểm h khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.

b) Thời hạn cung cấp thông tin

Đối với thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời chào hàng, thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày dự kiến đăng tải các thông tin này. Đối với các thông tin còn lại quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu, thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày ký văn bản.

Việc cung cấp thông tin, lộ trình và chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu trên Báo Đấu thầu và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 8. Quy định về thời gian trong đấu thầu

1. Các mốc thời gian trong đấu thầu thực hiện theo Điều 31 của Luật Đấu thầu, khoản 6 Điều 2 của Luật sửa đổi và các quy định cụ thể sau đây:

a) Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ yêu cầu trong thời hạn tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình xin phê duyệt hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu (nếu có).

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định;

c) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu phải được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu song tối đa là 180 ngày, kể từ ngày đóng thầu. Trường hợp cần gia hạn thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì có thể yêu cầu nhà thầu gia hạn một hoặc nhiều lần nhưng bảo đảm tổng thời gian của tất cả các lần yêu cầu nhà thầu gia hạn không quá 30 ngày theo quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật Đấu thầu.

2. Trong quá trình thực hiện, các nội dung trong đấu thầu sau đây có thể được thực hiện đồng thời: sơ tuyển nhà thầu và lập hồ sơ mời thầu; phê duyệt hồ sơ mời thầu và thông báo mời thầu; thông báo kết quả đấu thầu và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

Chương II

KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU

Điều 9. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu

1. Quyết định đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan.

Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án.

2. Điều ước quốc tế hoặc văn bản thoả thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn ODA.

3. Thiết kế, dự toán được duyệt (nếu có).

4. Nguồn vốn cho dự án.

5. Các văn bản pháp lý khác liên quan (nếu có).

Điều 10. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu

Việc phân chia dự án thành các gói thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu thầu, bảo đảm quy mô gói thầu không quá nhỏ hoặc quá lớn làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:

1. Tên gói thầu

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án. Trường hợp đủ điều kiện và căn cứ đặc thù của dự án, gói thầu có thể bao gồm các nội dung công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt (nhiều lô), trong kế hoạch đấu thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

2. Giá gói thầu

a) Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan;

b) Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá trung bình theo thống kê các dự án đã thực hiện liên quan của ngành trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư của các dự án thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành; sơ bộ tổng mức đầu tư;

c) Trường hợp gói thầu gồm nhiều lô thì nêu rõ giá trị ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

3. Nguồn vốn

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ vốn và cơ cấu nguồn vốn (ngoài nước, trong nước).

4. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu

Nêu hình thức lựa chọn nhà thầu (nêu rõ trong nước, quốc tế, sơ tuyển, mời quan tâm, lựa chọn tư vấn cá nhân, nếu có) theo quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng; phương thức đấu thầu theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu.

5. Thời gian lựa chọn nhà thầu

Nêu thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu để bảo đảm tiến độ của gói thầu. Thời gian lựa chọn nhà thầu được tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian lựa chọn nhà thầu được tính từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm đến ngày ký kết hợp đồng.

6. Hình thức hợp đồng

Tùy theo tính chất của gói thầu, xác định các hình thức hợp đồng áp dụng đối với hợp đồng cho gói thầu theo quy định từ Điều 49 đến Điều 53 của Luật Đấu thầu và Điều 107 của Luật Xây dựng. Trường hợp trong một gói thầu có nhiều công việc tương ứng với nhiều hình thức hợp đồng thì hợp đồng đối với gói thầu đó có thể bao gồm nhiều hình thức hợp đồng.

7. Thời gian thực hiện hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, bảo đảm việc thực hiện gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

Điều 11. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu

1. Trách nhiệm trình duyệt

Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức thẩm định; trường hợp trình kế hoạch đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư còn phải gửi cho bộ quản lý ngành để có ý kiến bằng văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt. Người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư, người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án chỉ định một đơn vị trực thuộc tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu trước khi phê duyệt.

2. Hồ sơ trình duyệt

a) Văn bản trình duyệt kế hoạch đấu thầu bao gồm những nội dung sau đây:

– Phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan tới chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

– Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng;

– Phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu bao gồm nội dung công việc và giá trị phần công việc tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng, kể cả các công việc như rà phá bom, mìn, vật nổ, xây dựng khu tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, bảo hiểm công trình, đào tạo; cơ sở của việc chia dự án thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 10 Nghị định này;

Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tư phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật sửa đổi và Nghị định này. Đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức chỉ định thầu hoặc do yêu cầu đặc biệt khác áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1 Điều 40 Nghị định này còn phải bảo đảm việc chỉ định thầu hiệu quả hơn so với đấu thầu rộng rãi bằng cách lượng hóa tính hiệu quả các yếu tố về kinh tế – xã hội và các yếu tố khác.

– Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu (nếu có): phải nêu nội dung và giá trị phần công việc còn lại của dự án.

Tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu và phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu (nếu có) không được vượt tổng mức đầu tư của dự án.

Trường hợp cần thiết phải lập kế hoạch đấu thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu thì trong văn bản trình duyệt vẫn phải bao gồm các nội dung như quy định tại khoản này.

b) Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt

Khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tư phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch đấu thầu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Điều 12. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu

1. Thẩm định kế hoạch đấu thầu

a) Thẩm định kế hoạch đấu thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định này;

b) Cơ quan, tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu phải lập báo cáo kết quả thẩm định trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 65 của Luật Đấu thầu trình người có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư; người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan, tổ chức thẩm định. Việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

Chương III

SƠ TUYỂN NHÀ THẦU

Điều 13. áp dụng sơ tuyển

1. Căn cứ tính chất, quy mô của gói thầu, có thể áp dụng sơ tuyển nhà thầu theo quy định tại khoản 7 Điều 2 của Luật sửa đổi nhằm chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu.

2. Việc sơ tuyển nhà thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu.

Điều 14. Trình tự thực hiện sơ tuyển

1. Lập hồ sơ mời sơ tuyển

Bên mời thầu lập hồ sơ mời sơ tuyển trình chủ đầu tư phê duyệt. Hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm thông tin chỉ dẫn về gói thầu và các yêu cầu sau đây đối với nhà thầu:

a) Yêu cầu về năng lực kỹ thuật;

b) Yêu cầu về năng lực tài chính;

c) Yêu cầu về kinh nghiệm.

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được xây dựng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và cần được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển, bao gồm tiêu chuẩn đối với từng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, về năng lực tài chính và về kinh nghiệm.

Đối với gói thầu xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng, trừ tổng thầu thiết kế, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển còn phải phù hợp với yêu cầu về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Thông báo mời sơ tuyển

Thông báo mời sơ tuyển (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) phải được đăng tải trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Hồ sơ mời sơ tuyển được cung cấp miễn phí cho các nhà thầu kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời sơ tuyển và được kéo dài đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự sơ tuyển (đóng sơ tuyển). Trường hợp bên mời thầu không phát hành hồ sơ mời sơ tuyển theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu nhận hồ sơ mời sơ tuyển sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 65 Nghị định này.

3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển

Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển.

Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự sơ tuyển do các nhà thầu nộp và quản lý theo quy định. Hồ sơ dự sơ tuyển được nộp theo đúng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển sẽ được mở công khai ngay sau thời điểm đóng sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến sau thời điểm đóng sơ tuyển là không hợp lệ và bị loại.

4. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển do bên mời thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển.

5. Trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển

Bên mời thầu chịu trách nhiệm trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả sơ tuyển

6. Thông báo kết quả sơ tuyển

Sau khi chủ đầu tư phê duyệt kết quả sơ tuyển, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả sơ tuyển đến các nhà thầu tham dự sơ tuyển và mời tất cả nhà thầu trúng sơ tuyển tham gia đấu thầu.

Chương IV

ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU THẦU HẠN CHẾ ĐỐI VỚI GÓI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN

MỤC 1: QUY TRÌNH ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI NHÀ THẦU LÀ TỔ CHỨC

Điều 15. Chuẩn bị đấu thầu

1. Lựa chọn danh sách ngắn

Tùy theo tính chất và điều kiện cụ thể của từng gói thầu, khi thực hiện đấu thầu rộng rãi, chủ đầu tư có thể thông báo mời thầu ngay theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này hoặc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn song phải được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Thủ tục lựa chọn danh sách ngắn được thực hiện bao gồm:

a) Đối với đấu thầu rộng rãi:

– Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời quan tâm bao gồm các nội dung yêu cầu về năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia; yêu cầu về kinh nghiệm;

– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ quan tâm được xây dựng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và cần được nêu trong hồ sơ mời quan tâm, bao gồm tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia; tiêu chuẩn về kinh nghiệm;

– Thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) phải được đăng tải trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác;

– Kể cả ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời quan tâm cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đến trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ quan tâm;

Trường hợp bên mời thầu không phát hành hồ sơ mời quan tâm theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu nhận hồ sơ mời quan tâm sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 65 Nghị định này;

– Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời quan tâm;

– Bên mời thầu đánh giá hồ sơ quan tâm do nhà thầu nộp theo tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn và trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách ngắn.

b) Đối với đấu thầu hạn chế:

Bên mời thầu xác định danh sách ngắn gồm tối thiểu 5 nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm (theo quy định tại Điều 19 của Luật Đấu thầu) và có nhu cầu tham gia đấu thầu trình chủ đầu tư phê duyệt.

2. Lập hồ sơ mời thầu

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

– Quyết định đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu liên quan;

– Kế hoạch đấu thầu được duyệt;

– Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế hoặc văn bản thoả thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn ODA;

– Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế hoặc các quy định khác liên quan.

Trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án căn cứ các văn bản liên quan để lập hồ sơ mời thầu trình người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt.

b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành; trong đó phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) làm căn cứ để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:

– Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;

– Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7 của Luật Đấu thầu;

– Nhà thầu tham gia gói thầu tư vấn xây dựng không bảo đảm điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

– Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;

– Đơn dự thầu không hợp lệ;

– Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định hoặc chào thầu theo nhiều mức giá;

– Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

– Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

– Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu và khoản 3, khoản 21 Điều 2 của Luật sửa đổi;

– Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.

Nhà thầu vi phạm chỉ một trong số các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp.

3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu

Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại khoản 19 Điều 2 của Luật sửa đổi trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định.

4. Mời thầu

a) Thông báo mời thầu:

Trường hợp không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, chủ đầu tư thực hiện đăng tải thông báo mời thầu (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

b) Gửi thư mời thầu:

Bên mời thầu gửi thư mời thầu tới các nhà thầu trong danh sách ngắn theo quy định tại khoản 1 Điều này. Nội dung thư mời thầu lập theo mẫu nêu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này. Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước, 7 ngày đối với đấu thầu quốc tế.

Điều 16. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, không yêu cầu kỹ thuật cao:

a) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật: sử dụng thang điểm (100, 1.000,…) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, bao gồm các nội dung sau đây:

– Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 10% – 20% tổng số điểm;

– Giải pháp và phương pháp luận đối với yêu cầu của gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 30% – 40% tổng số điểm;

– Nhân sự của nhà thầu để thực hiện gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 50% – 60% tổng số điểm.

Cần phải xác định mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật song không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm. Hồ sơ dự thầu có điểm về mặt kỹ thuật không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu thì đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.

b) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính:

Sử dụng thang điểm (100, 1.000,….) thống nhất với thang điểm về mặt kỹ thuật. Điểm tài chính đối với từng hồ sơ dự thầu được xác định như sau:

Điểm tài chính =
(của hồ sơ dự thầu đang xét)

 

P thấp nhất x (100, 1.000,…)

 

P đang xét

Trong đó:

– P thấp nhất: giá dự thầu thấp nhất sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trong số các nhà thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật;

– P đang xét: giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của hồ sơ dự thầu đang xét.

c) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:

– Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính, trong đó tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm và tỷ trọng điểm về mặt tài chính không được quy định cao hơn 30% tổng số điểm;

– Điểm tổng hợp đối với một hồ sơ dự thầu được xác định theo công thức sau:

Điểm tổng hợp = Đkỹ thuật x (K%) + Đtài chính x (G%)

Trong đó:

+ K%: tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật (quy định trong thang điểm tổng hợp);

+ G%: tỷ trọng điểm về mặt tài chính (quy định trong thang điểm tổng hợp);

+ Đkỹ thuật: là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt kỹ thuật theo quy định tại điểm a khoản này;

+ Đtài chính: là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt tài chính theo quy định tại điểm b khoản này.

2. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, có yêu cầu kỹ thuật cao:

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong đó mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 80% tổng số điểm về mặt kỹ thuật.

Điều 17. Tổ chức đấu thầu

1. Phát hành hồ sơ mời thầu

a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi (trường hợp không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn), cho các nhà thầu trong danh sách ngắn với giá bán theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Đối với nhà thầu liên danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu.

Trường hợp bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu mua hồ sơ mời thầu sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 65 Nghị định này.

b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật Đấu thầu.

2. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu

Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu xem xét đối với các trường hợp như sau:

– Đối với đấu thầu rộng rãi, chấp nhận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu;

– Đối với đấu thầu hạn chế, qua bước lựa chọn danh sách ngắn thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bên mời thầu xem xét và báo cáo chủ đầu tư quyết định việc chấp nhận hay không chấp nhận thay đổi tư cách của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu nhưng phải bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu.

3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Hồ sơ dự thầu được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ và bị loại. Bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp là không hợp lệ (trừ trường hợp làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu).

4. Sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu

Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị và bên mời thầu chỉ chấp thuận nếu nhận được văn bản đề nghị của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu; văn bản đề nghị rút hồ sơ dự thầu phải được gửi riêng biệt với hồ sơ dự thầu.

5. Mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật

a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu;

b) Bên mời thầu tiến hành mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng nhà thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:

– Kiểm tra niêm phong;

– Mở hồ sơ, đọc và ghi vào biên bản các thông tin chủ yếu sau đây:

+ Tên nhà thầu;

+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;

+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ;

+ Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ (nếu có);

+ Các thông tin khác liên quan.

Biên bản mở thầu cần được đại diện các nhà thầu, đại diện bên mời thầu, đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận.

Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.

Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu, theo nguyên tắc đánh giá được quy định tại Điều 28 của Luật Đấu thầu và trình tự đánh giá được quy định tại Điều 35 của Luật Đấu thầu, khoản 9 Điều 2 của Luật sửa đổi.

Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu theo quy định tại Điều 36 của Luật Đấu thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

1. Đánh giá sơ bộ

a) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:

– Tính hợp lệ của đơn dự thầu: đơn dự thầu phải được điền đầy đủ và có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo quy định trong văn bản thoả thuận liên danh;

– Tính hợp lệ của thoả thuận liên danh: trong thoả thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có);

– Có một trong các loại giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập; Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp; chứng chỉ chuyên môn phù hợp;

– Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất kỹ thuật;

– Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu.

b) Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) nêu trong hồ sơ mời thầu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định này.

2. Đánh giá chi tiết

a) Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, không yêu cầu kỹ thuật cao:

– Đánh giá về mặt kỹ thuật:

Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được quy định trong hồ sơ mời thầu. Chủ đầu tư phê duyệt danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật để thực hiện đánh giá về mặt tài chính.

– Đánh giá về mặt tài chính:

Mở công khai hồ sơ đề xuất tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật theo trình tự quy định tại điểm b khoản 5 Điều 17 Nghị định này. Biên bản mở hồ sơ đề xuất tài chính bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây:

+ Tên nhà thầu;

+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;

+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu;

+ Điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu đã đạt mức yêu cầu tối thiểu trở lên;

+ Các thông tin khác liên quan.

Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ sơ đề xuất tài chính của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá về mặt tài chính được tiến hành theo bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản gốc và bản chụp cũng như về niêm phong hồ sơ đề xuất tài chính. Việc đánh giá về mặt tài chính căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính nêu trong hồ sơ mời thầu.

– Đánh giá tổng hợp:

Đánh giá tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính theo tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp quy định trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt xếp thứ nhất và được mời vào đàm phán hợp đồng theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

b) Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, có yêu cầu kỹ thuật cao:

Đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật theo tiêu chuẩn đánh giá được nêu trong hồ sơ mời thầu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Hồ sơ dự thầu đạt số điểm về mặt kỹ thuật không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu thì đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật và được bên mời thầu xếp hạng để trình chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu xếp thứ nhất sẽ được mời đến để mở hồ sơ đề xuất tài chính và đàm phán hợp đồng theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

Điều 19. Đàm phán hợp đồng

1. Trên cơ sở quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu mời nhà thầu xếp thứ nhất đến đàm phán hợp đồng.

2. Nội dung đàm phán hợp đồng

a) Nhiệm vụ và phạm vi công việc chi tiết của nhà thầu tư vấn cần thực hiện;

b) Chuyển giao công nghệ và đào tạo;

c) Kế hoạch công tác và bố trí nhân sự;

d) Tiến độ;

đ) Giải quyết thay đổi nhân sự (nếu có);

e) Bố trí điều kiện làm việc;

g) Chi phí dịch vụ tư vấn;

h) Các nội dung khác (nếu cần thiết).

Trường hợp đàm phán hợp đồng không thành, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư để xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán.

Điều 20. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu

1. Trình duyệt, thẩm định kết quả đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Đấu thầu, khoản 11 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 71, Điều 72 Nghị định này.

2. Việc phê duyệt kết quả đấu thầu thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật Đấu thầu, khoản 12 Điều 2 của Luật sửa đổi. Đối với gói thầu thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kết quả đấu thầu.

3. Thông báo kết quả đấu thầu thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Đấu thầu, khoản 13 Điều 2 của Luật sửa đổi, cụ thể là ngay sau khi nhận được quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, bên mời thầu phải gửi văn bản thông báo kết quả đấu thầu tới các nhà thầu tham dự thầu, riêng đối với nhà thầu trúng thầu còn phải gửi kế hoạch thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

Điều 21. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

1. Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 42 và Chương III của Luật Đấu thầu, các khoản 14, khoản 16, khoản 17 Điều 2 của Luật sửa đổi và mục 2 Chương VI của Luật Xây dựng.

2. Trường hợp thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư xem xét hủy quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu trước đó và quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán hợp đồng theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, trong trường hợp đó phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu nếu cần thiết. Các bước công việc tiếp theo thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Nghị định này.

MỤC 2: QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU TƯ VẤN CÁ NHÂN

Điều 22. Lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân

Tùy theo tính chất, nội dung và phạm vi công việc tư vấn, chủ đầu tư xét thấy tư vấn cá nhân có thể đảm nhiệm được công việc một cách độc lập mà không cần phải nhiều chuyên gia hoặc sự hỗ trợ chuyên môn từ cá nhân hay tổ chức khác hoặc việc sử dụng tư vấn cá nhân là có lợi thì chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Việc lựa chọn tư vấn cá nhân được thực hiện theo quy trình sau đây:

1. Bên mời thầu xác định điều khoản tham chiếu và chuẩn bị dự thảo hợp đồng đối với vị trí tư vấn cần tuyển chọn. Chủ đầu tư phê duyệt điều khoản tham chiếu và xác định danh sách mời nhà thầu gồm tối thiểu 3 tư vấn cá nhân phù hợp với yêu cầu nêu trong điều khoản tham chiếu; trường hợp thực tế có ít hơn 3 tư vấn cá nhân thì chủ đầu tư xem xét, quyết định. Bên mời thầu gửi thư mời và điều khoản tham chiếu tới các nhà thầu tư vấn cá nhân để nộp hồ sơ lý lịch khoa học.

Nội dung điều khoản tham chiếu bao gồm:

a) Mô tả tóm tắt về dự án và công việc;

b) Yêu cầu về phạm vi, khối lượng, chất lượng và thời gian thực hiện công việc;

c) Yêu cầu về năng lực, trình độ của tư vấn;

d) Các điều kiện và địa điểm thực hiện công việc; các nội dung cần thiết khác (nếu có).

2. Bên mời thầu đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của tư vấn cá nhân đã được chủ đầu tư xác định theo điều khoản tham chiếu.

3. Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, điều khoản tham chiếu và thông tin khác liên quan, bên mời thầu tiến hành đàm phán với tư vấn cá nhân được đề nghị lựa chọn.

4. Căn cứ báo cáo của bên mời thầu, chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn và ký kết hợp đồng với tư vấn cá nhân được lựa chọn.

Chương V

ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU THẦU HẠN CHẾ ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP

MỤC 1: ĐẤU THẦU MỘT GIAI ĐOẠN

Điều 23. Chuẩn bị đấu thầu

1. Sơ tuyển nhà thầu thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này.

2. Lập hồ sơ mời thầu

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

– Quyết định đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu liên quan;

– Kế hoạch đấu thầu được duyệt;

– Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt (đối với gói thầu xây lắp);

– Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; Điều ước quốc tế hoặc văn bản thoả thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn ODA;

– Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc các quy định khác liên quan.

b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

– Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Đối với các gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu khẳng định lại các thông tin đã kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển và cập nhật thông tin về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;

– Trường hợp gói thầu cần sử dụng lao động nước ngoài có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu, hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ, chuyên gia nước ngoài huy động để thực hiện gói thầu; nghiêm cấm sử dụng lao động nước ngoài thực hiện công việc mà lao động trong nước có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ;

– Hợp đồng mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật Đấu thầu. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn hiệu, catalô của một nhà sản xuất nào đó, hoặc hàng hóa từ một nước nào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về mặt kỹ thuật của hàng hóa thì phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” san nhãn hiệu, catalô hoặc xuất xứ nêu ra và quy định rõ khái niệm tương đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có tính năng sử dụng là tương đương với các hàng hóa đã nêu. Chỉ yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất trong trường hợp hàng hóa là đặc thù, phức tạp; trong trường hợp cần thiết, đối với hàng hóa thông thường, hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối;

– Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:

+ Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này;

+ Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu;

+ Nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp không đáp ứng điều kiện về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

+ Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ: có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, không đúng tên gói thầu, tên nhà thầu (trường hợp đối với nhà thầu liên danh theo quy định tại Điều 32 Nghị định này), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính);

+ Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;

+ Đơn dự thầu không hợp lệ;

+ Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

+ Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư;

+ Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

+ Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu và khoản 3, khoản 21 Điều 2 của Luật sửa đổi;

+ Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.

Nhà thầu vi phạm một trong các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp.

3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu

Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.

4. Mời thầu

a) Thông báo mời thầu

Đối với đấu thầu rộng rãi không có sơ tuyển, phải thực hiện đăng tải thông báo mời thầu (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

b) Gửi thư mời thầu

áp dụng đối với đấu thầu hạn chế và đấu thầu rộng rãi đã qua sơ tuyển. Bên mời thầu gửi thư mời thầu theo mẫu nêu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này tới nhà thầu trong danh sách ngắn. Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước, 7 ngày đối với đấu thầu quốc tế.

Điều 24. Quy định chung đối với tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật

1. Sử dụng phương pháp chấm điểm

a) Sử dụng thang điểm (100, 1.000, …) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật. Nội dung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp được nêu tại khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 Nghị định này. Mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật được quy định tùy theo tính chất của từng gói thầu nhưng phải bảo đảm không thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao không thấp hơn 80%;

Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (từ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) còn phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu cho từng nội dung công việc bảo đảm không thấp hơn 70% mức điểm tối đa của nội dung công việc tương ứng.

b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi đạt số điểm không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật.

Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi số điểm được đánh giá cho từng nội dung công việc không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu của nội dung công việc tương ứng và điểm tổng hợp của các nội dung không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật của cả gói thầu.

2. Sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”

a) Tiêu chuẩn đánh giá

Nội dung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp được nêu tại khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 Nghị định này. Tùy theo tính chất của gói thầu mà xác định mức độ yêu cầu đối với từng nội dung. Đối với các nội dung yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu, chỉ sử dụng tiêu chí “đạt” hoặc “không đạt”. Đối với các nội dung yêu cầu không cơ bản, ngoài tiêu chí “đạt” hoặc “không đạt”, được áp dụng thêm tiêu chí “chấp nhận được” nhưng không được vượt quá 30% tổng số các nội dung yêu cầu trong tiêu chuẩn đánh giá.

b) Hồ sơ dự thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cả nội dung yêu cầu cơ bản đều được đánh giá là “đạt”, các nội dung yêu cầu không cơ bản được đánh giá là “đạt” hoặc “chấp nhận được”.

Điều 25. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá, cụ thể như sau:

1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển, bao gồm:

a) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự tại Việt Nam và ở nước ngoài; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan tới gói thầu;

b) Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan tới gói thầu;

c) Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.

Các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại khoản này được sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu “đạt” cả 3 nội dung nêu tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và bao gồm các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng đối với hàng hóa nêu trong hồ sơ mời thầu, cụ thể:

a) Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất và các nội dung khác;

b) Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;

c) Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành;

d) Khả năng thích ứng về mặt địa lý;

đ) Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;

e) Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);

g) Các yếu tố khác về điều kiện thương mại, tài chính, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu có).

3. Nội dung xác định giá đánh giá

Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác dùng để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:

– Xác định giá dự thầu (Trường hợp có thư giảm giá thì thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 70 Nghị định này);

– Sửa lỗi;

– Hiệu chỉnh các sai lệch;

– Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) sang một đồng tiền chung (nếu có);

– Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:

+ Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; công suất, hiệu suất của máy móc thiết bị; mức tiêu hao điện năng, nguyên, nhiên vật liệu; chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng; tuổi thọ và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;

+ Điều kiện tài chính, thương mại;

+ Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);

+ Các yếu tố khác.

Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

Điều 26. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá, cụ thể như sau:

1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển, bao gồm:

a) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự ở Việt Nam, ở vùng địa lý và hiện trường tương tự;

b) Năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;

c) Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này phải căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.

Các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại khoản này được sử dụng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu “đạt” cả 3 nội dung nêu tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và bao gồm các nội dung về mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về hồ sơ thiết kế và tiên lượng kèm theo, cụ thể:

a) Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công;

Trừ những trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, trong hồ sơ mời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu. Trong trường hợp này, hồ sơ mời thầu cần nêu tiêu chuẩn đánh giá đối với đề xuất về biện pháp thi công khác đó của nhà thầu.

b) Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;

c) Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành;

d) Các biện pháp bảo đảm chất lượng;

đ) Tiến độ thi công;

e) Các nội dung khác (nếu có).

Tùy theo tính chất và điều kiện cụ thể của từng gói thầu mà sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” đối với các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật trên đây. Trường hợp cho phép nhà thầu chào phương án thay thế hoặc bổ sung để tìm kiếm những đề xuất sáng tạo của nhà thầu mang lại hiệu quả cao hơn cho gói thầu thì phải được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu và phải nêu rõ tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá đề xuất thay thế, bao gồm cả giá dự thầu.

Trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ đánh giá hồ sơ dự thầu đối với các gói thầu xây lắp có yêu cầu đơn giản về mặt kỹ thuật thì trong hồ sơ mời thầu có thể quy định việc đánh giá được tiến hành kết hợp đồng thời giữa việc xem xét về mặt kỹ thuật và giá dự thầu của nhà thầu với tiến độ thực hiện gói thầu do nhà thầu đề xuất.

3. Nội dung xác định giá đánh giá

Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác dùng để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:

– Xác định giá dự thầu (trường hợp có thư giảm giá, thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 70 Nghị định này);

– Sửa lỗi;

– Hiệu chỉnh các sai lệch;

– Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) sang một đồng tiền chung (nếu có);

– Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:

+ Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; chi phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;

+ Điều kiện tài chính, thương mại;

+ Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);

+ Các yếu tố khác.

Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

Điều 27. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế)

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) bao gồm tiêu chuẩn đánh giá đối với từng nội dung công việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định này.

Điều 28. Tổ chức đấu thầu

1. Phát hành hồ sơ mời thầu

a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu trong danh sách trúng sơ tuyển (trong trường hợp có sơ tuyển), các nhà thầu được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc các nhà thầu có nhu cầu tham gia đối với đấu thầu rộng rãi với mức giá bán hồ sơ mời thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Đối với nhà thầu liên danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu;

Trường hợp bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu mua hồ sơ mời thầu sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 65 Nghị định này.

b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật Đấu thầu.

2. Chuẩn bị, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu

Thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 17 Nghị định này.

Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu xem xét đối với các trường hợp như sau:

– Đối với đấu thầu rộng rãi, chấp nhận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu;

– Đối với đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi đã qua bước sơ tuyển, tùy từng trường hợp cụ thể mà bên mời thầu xem xét và báo cáo chủ đầu tư quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận sự thay đổi tư cách của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu nhưng phải bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu.

3. Mở thầu

a) Việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện của các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu;

b) Bên mời thầu tiến hành mở lần lượt hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu. Trình tự mở thầu được thực hiện như sau:

– Kiểm tra niêm phong hồ sơ dự thầu;

– Mở, đọc và ghi vào biên bản mở thầu các thông tin chủ yếu sau đây:

+ Tên nhà thầu;

+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;

+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu và giảm giá (nếu có);

+ Giá trị và thời hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu;

+ Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có);

+ Các thông tin khác liên quan.

Biên bản mở thầu cần được đại diện bên mời thầu, đại diện các nhà thầu, và đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận.

Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.

Điều 29. Đánh giá hồ sơ dự thầu

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu tiến hành theo tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu, theo nguyên tắc đánh giá quy định tại Điều 28 của Luật Đấu thầu và trình tự đánh giá quy định tại Điều 35 của Luật Đấu thầu, khoản 9 Điều 2 của Luật sửa đổi.

Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu theo quy định tại Điều 36 của Luật Đấu thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

1. Đánh giá sơ bộ

a) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:

– Tính hợp lệ của đơn dự thầu: đơn dự thầu phải được điền đầy đủ và có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo quy định trong văn bản thoả thuận liên danh;

– Tính hợp lệ của thoả thuận liên danh: trong thoả thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh; chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có);

– Có một trong các loại giấy tờ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư; quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp; Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất hoặc giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối (nếu có yêu cầu);

– Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;

– Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu;

– Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu.

b) Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định này;

c) Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển. Tùy theo điều kiện của từng gói thầu, việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu có thể được thực hiện tại bước đánh giá sơ bộ đối với tất cả các nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ, không vi phạm điều kiện tiên quyết hoặc việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm được thực hiện sau khi xác định giá đánh giá và phải được quy định trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu phải được đánh giá đạt yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định trong hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu mới được xem xét ở các bước tiếp theo.

2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu

a) Đánh giá về mặt kỹ thuật

Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được quy định trong hồ sơ mời thầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ về những nội dung chưa rõ, khác thường trong hồ sơ dự thầu. Chỉ những hồ sơ dự thầu được chủ đầu tư phê duyệt đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật mới được xác định giá đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Trong quá trình xem xét, phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể yêu cầu bên mời thầu đánh giá lại về mặt kỹ thuật đối với các hồ sơ dự thầu của nhà thầu có số điểm xấp xỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu song có giá dự thầu thấp và có khả năng mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

b) Xác định giá đánh giá

Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 3 Điều 26 Nghị định này.

3. Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá

Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất. Trường hợp chưa tiến hành sơ tuyển hoặc chưa đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu tại bước đánh giá sơ bộ thì sau khi chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo giá đánh giá, bên mời thầu tiến hành đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được xếp thứ nhất. Trường hợp năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp thứ nhất không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại và tiếp tục đánh giá năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu được xếp hạng tiếp theo.

Trong trường hợp gói thầu phức tạp, nếu thấy cần thiết thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư cho phép nhà thầu có hồ sơ dự thầu xếp thứ nhất vào thương thảo sơ bộ về hợp đồng để tạo thuận lợi cho việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng sau khi có kết quả trúng thầu.

Điều 30. Sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch

1. Sửa lỗi

Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:

a) Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác:

– Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Trường hợp đơn giá sai mà số lượng, khối lượng và thành tiền đúng thì lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá;

– Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá tổng hợp và bảng giá chi tiết thì lấy bảng giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi.

Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa lỗi.

b) Các lỗi khác:

– Cột thành tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng;

– Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá;

– Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì đây là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều này;

– Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng “,” (dấu phẩy) thay cho dấu “.” (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam;

– Trường hợp có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi;

– Trường hợp có khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số làm cơ sở pháp lý và thực hiện sửa lỗi số học (nếu có) theo quy định tại điểm a khoản này;

– Trường hợp có khác biệt giữa giá ghi trong đơn dự thầu (không kể giảm giá) và giá trong biểu giá tổng hợp thì căn cứ vào giá ghi trong biểu giá tổng hợp sau khi được hiệu chỉnh và sửa lỗi theo biểu giá chi tiết.

Sau khi sửa lỗi theo nguyên tắc trên, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu. Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp nhận sửa lỗi nêu trên. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại.

2. Hiệu chỉnh các sai lệch

Hiệu chỉnh các sai lệch là việc điều dưỡng những nội dung thiếu hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện như sau:

Trường hợp có những sai lệch về phạm vi cung cấp thì phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, phần chào thừa sẽ được trừ đi theo nguyên tắc nếu không thể tách ra trong giá dự thầu của nhà thầu đang tiến hành sửa sai lệch thì lấy mức giá chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức giá chào thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật. Trong trường hợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì tiến hành sửa sai lệch trên cơ sở lấy mức giá của nhà thầu này (nếu có) hoặc trong dự toán;

Điều 31. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

1. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Đấu thầu, khoản 10, khoản 11 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 2, khoản 3 Điều 20, Điều 71, Điều 72 Nghị định này.

2. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

a) Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 42 và Chương III của Luật Đấu thầu, khoản 14, khoản 16, khoản 17 Điều 2 của Luật sửa đổi và mục 2 Chương VI của Luật Xây dựng.

b) Trường hợp thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành, chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy kết quả đấu thầu trước đó và quyết định lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo trúng thầu để có cơ sở pháp lý mời vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trong trường hợp này, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu và bảo đảm dự thầu nếu cần thiết.

Điều 32. Bảo đảm dự thầu

1. Nhà thầu tham gia đấu thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo quy định tại Điều 27 của Luật Đấu thầu. Đối với nhà thầu liên danh khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ tổng thầu thiết kế) thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu theo một trong hai cách sau:

a) Từng thành viên trong liên danh thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng đảm bảo tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu của hồ sơ mời thầu; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì hồ sơ dự thầu của liên danh đó sẽ bị loại theo điều kiện tiên quyết nêu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp một thành viên trong liên danh vi phạm dẫn đến nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 27 của Luật Đấu thầu thì tất cả thành viên trong liên danh đều bị tịch thu bảo đảm dự thầu;

b) Các thành viên trong liên danh thoả thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng đảm bảo tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

2. Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính thì tính hợp lệ của thư bảo lãnh được xem xét theo quy định về phân cấp ký và phát hành thư bảo lãnh của từng ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

Điều 33. Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ

1. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá không quá 5 tỷ đồng, xây lắp hoặc gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ tổng thầu thiết kế) có giá không quá 8 tỷ đồng, việc đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế được thực hiện theo trình tự quy định tại mục 1 Chương V Nghị định này, nhưng trong hồ sơ mời thầu không cần nêu tiêu chuẩn đưa về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá, không cần xác định giá đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và không cần phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật trước khi tiến hành sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch. Nhà thầu sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;

b) Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;

c) Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”;

d) Có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất;

đ) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt quá gói thầu được duyệt.

2. Các mốc thời gian trong đấu thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ được thực hiện như sau:

a) Hồ sơ mời thầu được phát hành kể từ ngày thông báo mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu;

b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu. Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu là 3 ngày để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu;

c) Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 20 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có báo cáo về kết quả đấu thầu trình chủ đầu tư xem xét, quyết định.

3. Đối với gói thầu quy mô nhỏ, giá trị bảo đảm dự thầu là 1% giá gói thầu và giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% giá hợp đồng.

Điều 34. Quy định về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm, kiểm toán và lựa chọn đối tác đầu tư

1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm được thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.

2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu kiểm toán được thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn.

3. Quy trình đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện dự án quy định tại Điều 54 của Luật Đầu tư được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

MỤC 2. ĐẤU THẦU HAI GIAI ĐOẠN

Điều 35. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn I

1. Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này.

2. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn I

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 Nghị định này;

b) Hồ sơ mời thầu giai đoạn I có nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định này nhưng không yêu cầu nhà thầu đề xuất về giá dự thầu và không yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu.

3. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.

4. Việc mời thầu giai đoạn I thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định này.

Điều 36. Tổ chức đấu thầu giai đoạn I

1. Phát hành hồ sơ mời thầu

a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu trong danh sách ngắn hoặc các nhà thầu có nhu cầu tham gia đối với đấu thầu rộng rãi với mức giá bán hồ sơ mời thầu quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Đối với nhà thầu liên danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu;

b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật Đấu thầu.

2. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu giai đoạn I

Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ và bị loại.

3. Mở thầu

Việc mở thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này. Biên bản mở thầu không bao gồm các thông tin về giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.

4. Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn I

Căn cứ các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà thầu nhằm chuẩn xác yêu cầu về mặt kỹ thuật của gói thầu. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản để có cơ sở hình thành hồ sơ mời thầu giai đoạn II.

Điều 37. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn II

1. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn II

Trong hồ sơ mời thầu giai đoạn II, cần xác định rõ chi tiết các yêu cầu về mặt kỹ thuật, yêu cầu về tài chính (bao gồm giá dự thầu), thương mại cũng như yêu cầu về biện pháp bảo đảm dự thầu.

Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn II được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.

2. Tổ chức đấu thầu

Hồ sơ mời thầu giai đoạn II được bán cho các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn I với mức giá quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Việc tổ chức đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

Điều 38. Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn II

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn II được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.

Điều 39. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.

Chương VI

CHỈ ĐỊNH THẦU

Điều 40. Các trường hợp được chỉ định thầu và điều kiện áp dụng

1. Gói thầu có giá trong hạn mức được chỉ định thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi bao gồm:

a) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 3 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu không quá 2 tỷ đồng, gói thầu xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu, dự án cải tạo sửa chữa lớn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu;

b) Gói thầu mua sắm tài sản có giá không quá 100 triệu đồng để duy trì hoạt động thường xuyên quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật Đấu thầu.

Trường hợp không cần thiết chỉ định thầu thì tổ chức đấu thầu theo quy định.

2. Ngoài các trường hợp được chỉ định thầu quy định tại Điều 20 của Luật Đấu thầu, Điều 101 của Luật Xây dựng, khoản 1 Điều này, gói thầu bí mật quốc gia, cấp bách vì lợi ích quốc gia và các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và điểm đ khoản 1 Điều 101 của Luật Xây dựng bao gồm:

a) Gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia cần chỉ định thầu để đảm bảo yêu cầu về bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật về bảo mật;

b) Gói thầu cần kiểm tra ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề, bao gồm:

– Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

– Gói thầu xử lý sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải làm ngay;

– Gói thầu phục vụ việc di dân vùng sạt lở hoặc phòng, chống bão, lụt trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản;

– Gói thầu xử lý sự cố công trình trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản.

c) Gói thầu dịch vụ tư vấn lập, đánh giá báo cáo chiến lược, quy hoạch, gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp chỉ có một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu;

d) Tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn được bảo hộ quyền tác giả, được chỉ định để thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định;

đ) Gói thầu dịch vụ tư vấn về công nghệ thông tin để nâng cấp, mở rộng phần mềm mà trước đó đã được cung cấp từ một nhà thầu và nhà thầu khác không thể cung cấp do cần đảm bảo tính tương thích về mặt công nghệ với phần mềm trước;

e) Gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

g) Gói thầu di dời các công trình công cộng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng mà chỉ có một đơn vị được thực hiện do yêu cầu đặc biệt chuyên ngành;

h) Gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

i) Đối với gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn: trường hợp cộng đồng dân cư địa phương có thể đảm nhiệm thì giao cho người dân ở địa phương đó thực hiện; trường hợp có nhiều tổ chức đoàn thể tại địa phương có nhu cầu tham gia thì lựa chọn tổ chức đoàn thể đề xuất phương án thực hiện hiệu quả nhất;

k) Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Điều kiện áp dụng chỉ định thầu

Khi thực hiện chỉ định thầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây, trừ gói thầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu;

a) Có quyết định đầu tư, trừ gói thầu quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều này;

b) Có kế hoạch đấu thầu được duyệt;

c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu. Không quy định nhà thầu ứng vốn để thực hiện gói thầu là điều kiện để chỉ định thầu;

d) Có dự toán được duyệt theo quy định;

đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng đảm bảo không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

e) Có thời gian thực hiện hợp đồng không quá 18 tháng

Đối với gói thầu di dời công trình công cộng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng để góp phần đẩy nhanh tiến độ cho một số dự án đặc biệt quan trọng và cấp bách, chủ đầu tư có thể xem xét phát hành hồ sơ yêu cầu trên cơ sở phương án, biện pháp thi công và dự toán được duyệt.

Điều 41. Quy trình chỉ định thầu

1. Quy trình chỉ định thầu thông thường đối với một gói thầu (trừ gói thầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này), bao gồm:

a) Lập và phê duyệt hồ sơ yêu cầu

Hồ sơ yêu cầu do bên mời thầu lập không cần nêu tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn; không cần nêu các yếu tố để xác định giá đánh giá đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế). Căn cứ quy mô, tính chất của từng gói thầu mà đưa ra yêu cầu cụ thể trong hồ sơ yêu cầu song cần bảo đảm có các nội dung sau đây:

– Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực, số lượng chuyên gia; kinh nghiệm của nhà thầu; yêu cầu về nội dung, phạm vi và chất lượng công việc; yêu cầu về thời gian và địa điểm thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác;

– Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ tổng thầu thiết kế): yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực; yêu cầu về mặt kỹ thuật như số lượng hàng hóa, phạm vi, khối lượng công việc, tiêu chuẩn và giải pháp kỹ thuật, chất lượng công việc, thời gian thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác; không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu.

Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu.

Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu được nhận hồ sơ yêu cầu.

b) Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu đã được chủ đầu tư xác định. Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất trên cơ sở hồ sơ yêu cầu, bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, thương mại;

c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu.

Bên mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu theo yêu cầu trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có thể mời nhà thầu đến đàm phán, giải thích, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện của hồ sơ yêu cầu.

Nhà thầu được đề nghị trúng chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Có đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ yêu cầu;

– Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá;

– Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán được duyệt cho gói thầu.

d) Trình, thẩm định về phê duyệt kết quả chỉ định thầu

Trên cơ sở báo cáo kết quả chỉ định thầu và báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu.

đ) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

Trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, bên mời thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu để chủ đầu tư ký kết hợp đồng.

2. Quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc và giá gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho một nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng;

b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để ký kết hợp đồng;

c) Sau khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu.

3. Đối với các gói thầu thuộc trường hợp sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu thì việc chỉ định thầu không phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chỉ định thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó và nhà thầu phải tiến hành các thủ tục xác định khối lượng và giá trị công việc để hai bên ký kết hợp đồng làm cơ sở cho việc thực hiện và thanh toán.

4. Trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án tiến hành việc lập và phê duyệt dự toán theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi, phê duyệt hồ sơ yêu cầu và kết quả chỉ định thầu.

Chương VII

CÁC HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU KHÁC

Điều 42. Mua sắm trực tiếp

Việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp giải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 21 của Luật Đấu thầu đối với hợp đồng đã ký với nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. Thời hạn 6 tháng được tính từ khi ký kết hợp đồng gốc đến khi kết quả mua sắm trực tiếp được phê duyệt.

Quy trình mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau:

1. Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu để làm cơ sở cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất.

2. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo các nội dung sau:

a) Kiểm tra các nội dung về mặt kỹ thuật và đơn giá;

b) Cập nhật năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;

c) Đánh giá tiến độ thực hiện;

d) Các nội dung khác (nếu có).

3. Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp.

Trên cơ sở báo cáo kết quả mua sắm trực tiếp, báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp.

Điều 43. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa

Việc áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 22 của Luật Đấu thầu.

Quy trình chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa được thực hiện như sau:

1. Hồ sơ yêu cầu

Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu. Hồ sơ yêu cầu bao gồm yêu cầu về mặt kỹ thuật như số lượng, tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật, thời hạn cung cấp hàng hóa, thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất, thời điểm nộp hồ sơ đề xuất, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu. Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu.

2. Tổ chức chào hàng

a) Bên mời thầu thông báo mời chào hàng trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu để các nhà thầu quan tâm tham dự. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời chào hàng;

b) Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu tới trước thời điểm kết thúc thời hạn nộp hồ sơ đề xuất cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia để bảo đảm nhận được tối thiểu 3 hồ sơ đề xuất từ 3 nhà thầu khác nhau. Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 5 ngày;

c) Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc bằng fax. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất;

d) Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp hồ sơ đề xuất, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các hồ sơ đề xuất gồm các nội dung như: tên nhà thầu, giá chào, điều kiện hậu mãi, thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.

3. Đánh giá các hồ sơ đề xuất

a) Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu về mặt kỹ thuật. Hồ sơ đề xuất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật khi tất cả yêu cầu về mặt kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;

b) Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về mặt kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn.

4. Phê duyệt kết quả chào hàng và ký kết hợp đồng

a) Trên cơ sở báo cáo kết quả chào hàng do bên mời thầu trình, báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả chào hàng;

b) Bên mời thầu thông báo kết quả chào hàng bằng văn bản cho tất cả các nhà thầu tham gia nộp hồ sơ đề xuất và tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn để chủ đầu tư ký kết hợp đồng.

Điều 44. Tự thực hiện

Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 23 của Luật Đấu thầu và điểm a khoản 1 của các Điều 41, Điều 50, Điều 57, Điều 75, Điều 89 và điểm b khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng và theo quy định cụ thể như sau:

1. Chủ đầu tư phải bảo đảm có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện toàn bộ công việc thuộc gói thầu và phải bảo đảm việc tự thực hiện của chủ đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn so với việc lựa chọn nhà thầu khác để thực hiện gói thầu cũng như phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập) phù hợp với yêu cầu của gói thầu;

b) Đủ nhân lực chủ chốt, cán bộ, công nhân kỹ thuật sử dụng cho gói thầu thuộc chủ đầu tư (trừ lao động phổ thông); đủ máy móc, thiết bị dùng để thi công gói thầu và phải thuộc sở hữu của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư phải chứng minh được khả năng huy động được máy móc, thiết bị dùng cho gói thầu đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.

2. Chủ đầu tư lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

a) Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định các nội dung công việc phải được giám sát khi thực hiện, chủ đầu tư phải lựa chọn tư vấn giám sát theo quy định; trong trường hợp không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa theo quy định của pháp luật hiện hành liên quan, gói thầu có giá trị nhỏ dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư phải thực hiện giám sát cộng đồng theo quy định của pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng;

b) Trường hợp áp dụng hình thức tự thực hiện đối với các gói thầu cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất không bắt buộc phải thuê tư vấn giám sát.

Chủ đầu tư phải cung cấp các hồ sơ cần thiết để nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Nhà thầu tư vấn giám sát có nhiệm vụ sau đây:

a) Giám sát việc thực hiện gói thầu của chủ đầu tư theo đúng phương án, giải pháp thực hiện mà chủ đầu tư đã đưa ra;

b) Kiểm tra các loại hàng hóa, vật tư, thiết bị dùng cho gói thầu;

c) Nghiệm thu khối lượng công việc do chủ đầu tư thực hiện làm cơ sở cho việc thanh toán.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu chủ đầu tư bị phát hiện chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền cao hơn 10% giá trị tự thực hiện thì chủ đầu tư bị đánh giá là không đủ năng lực tự thực hiện gói thầu và vi phạm khoản 14 Điều 12 của Luật Đấu thầu.

Điều 45. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

1. Căn cứ vào tính chất đặc thù của gói thầu mà không thể áp dụng được hoặc không đủ điều kiện áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định từ Điều 18 đến Điều 23 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng, chủ đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phương án lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành để có ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Trường hợp có đặc thù về đấu thầu quy định ở luật khác thì thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật đó.

Điều 46. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng

Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn đối với gói thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng thông qua thi tuyển hoặc tuyển chọn quy định tại khoản 3 Điều 97 của Luật Xây dựng, khoản 6 Điều 1 của Luật sửa đổi được thực hiện theo quy định tại Điều 102 của Luật Xây dựng.

Chương VIII

QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG

Điều 47. Thành phần hợp đồng

1. Thành phần hợp đồng bao gồm các tài liệu hình thành nên hợp đồng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư và nhà thầu. Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:

a) Văn bản hợp đồng (kèm theo Phụ lục gồm biểu giá và các nội dung khác nếu có);

b) Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

c) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Điều kiện cụ thể của hợp đồng (nếu có);

đ) Điều kiện chung của hợp đồng (nếu có);

e) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các văn bản làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn (nếu có);

g) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (nếu có);

h) Các tài liệu kèm theo khác (nếu có).

2. Đối với hợp đồng xây lắp, biểu giá phải được xây dựng trên cơ sở biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn căn cứ theo các hạng mục chi tiết nêu trong bảng tiên lượng của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu.

Trường hợp được chủ đầu tư cho phép bổ sung, điều chỉnh khối lượng công việc trước khi ký kết hợp đồng thì biểu giá còn bao gồm khối lượng công việc bổ sung, điều chỉnh này.

3. Trường hợp ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định này, phụ lục bổ sung hợp đồng sẽ là một thành phần của hợp đồng.

Điều 48. Hình thức hợp đồng trọn gói

1. Nguyên tắc thanh toán đối với hình thức hợp đồng trọn gói được quy định tại Điều 49 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

a) Giá hợp đồng không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng theo thoả thuận trong hợp đồng (là những tình huống thực tiễn xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của chủ đầu tư, nhà thầu, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của chủ đầu tư, nhà thầu, như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch, cấm vận). Việc thanh toán được thực hiện nhiều lần hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu cho đến khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng. Trường hợp bất khả kháng thì thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng (nếu có);

Đối với hợp đồng theo hình thức trọn gói thuộc gói thầu gồm hai hoặc nhiều phần công việc như lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật thì trong hợp đồng cần quy định phương thức thanh toán cho từng phần, trong đó quy định cụ thể: trong trường hợp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi không được phê duyệt thì nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; trong trường hợp báo cáo nghiên cứu khả thi không được phê duyệt thì nhà thầu chỉ được thanh toán cho công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Đối với nhà thầu được lựa chọn thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu trừ hình thức chỉ định thầu, việc thanh toán phải căn cứ vào giá hợp đồng và các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng, không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác.

2. Đối với công việc xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt, nếu nhà thầu (bao gồm cả nhà thầu được chỉ định thầu) hoặc bên mời thầu phát hiện bảng khối lượng công việc bóc tách từ thiết kế chưa chính xác, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc bổ sung khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế. Đối với công việc xây lắp này, sau khi hợp đồng theo hình thức trọn gói được ký kết, khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng) không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu. Việc thanh toán cho nhà thầu được tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp có thất thoát xảy ra (do tính toán sai số lượng, khối lượng công việc) thì cá nhân, tổ chức thuộc chủ đầu tư làm sai có trách nhiệm đền bù và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, lập dự toán có quy định về việc xử lý đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc thì chủ đầu tư được đền bù theo thoả thuận trong hợp đồng với nhà thầu tư vấn này.

Điều 49. Hình thức hợp đồng theo đơn giá

Nguyên tắc thanh toán đối với hình thức theo đơn giá được quy định tại Điều 50 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

1. Giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được điều chỉnh nêu trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện.

2. Đối với công việc xây lắp, trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần khối lượng thực tế đã thực hiện. Trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế nhiều hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu được thanh toán cho phần chênh lệch khối lượng công việc này.

Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.

3. Việc thanh toán phải căn cứ vào điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng. Chủ đầu tư, cơ quan thanh toán khi tiến hành thanh toán cho nhà thầu cần tuân thủ quy định tại Điều 53 Nghị định này.

Điều 50. Hình thức hợp đồng theo thời gian

Việc thanh toán cho nhà thầu đối với hình thức theo thời gian được thực hiện như sau:

1. Mức thù lao cho chuyên gia là chi phí cho chuyên gia, được tính bằng cách lấy lương cơ bản và các chi phí liên quan do chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận được nêu trong hợp đồng hoặc được điều chỉnh theo Điều 57 của Luật Đấu thầu và khoản 17 Điều 2 của Luật sửa đổi nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ).

2. Các khoản chi phí ngoài chi phí cho chuyên gia quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc và các chi phí khác thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng. Đối với mỗi khoản chi phí này, trong hợp đồng cần quy định rõ phương thức thanh toán: thanh toán theo thực tế dựa vào hóa đơn, chứng từ hợp lệ do nhà thầu xuất trình, thanh toán trên cơ sở đơn giá thoả thuận trong hợp đồng.

Điều 51. Hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm

Giá hợp đồng được tính theo phần trăm giá trị của công trình hoặc khối lượng công việc. Khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng, chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu số tiền bằng tỷ lệ phần trăm được xác định trong hợp đồng nhân với giá trị công trình hoặc khối lượng công việc đã hoàn thành.

Điều 52. Điều chỉnh giá hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng

1. Điều chỉnh giá hợp đồng

a) Việc điều chỉnh giá hợp đồng áp dụng đối với hình thức theo đơn giá, hình thức theo thời gian. Trong hợp đồng cần phải quy định rõ nội dung điều chỉnh, phương pháp và thời gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh giá;

Việc điều chỉnh giá được thực hiện thông qua điều chỉnh khối lượng công việc quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định này; điều chỉnh đơn giá hoặc điều chỉnh giá hợp đồng do trượt giá.

b) Phương pháp điều chỉnh giá quy định trong hợp đồng phải bảo đảm phù hợp với tính chất công việc nêu trong hợp đồng. Các cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với nội dung công việc. Trong hợp đồng cần quy định sử dụng báo giá, hoặc chỉ số giá của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, trung ương hoặc cơ quan chuyên ngành độc lập của nước ngoài ban hành đối với các chi phí có nguồn gốc từ nước ngoài;

c) Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhà nước kiểm soát (do Nhà nước định giá) biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng mà trong hợp đồng thoả thuận có điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 57 của Luật Đấu thầu theo nguyên tắc áp dụng giá mới đối với những phần công việc được thực hiện vào thời điểm có biến động giá theo công bố giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Trường hợp nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật Đấu thầu.

2. Điều chỉnh hợp đồng

Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài quy định trong hợp đồng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc tổng mức đầu tư (đối với công việc xây lắp áp dụng hình thức trọn gói là ngoài khối lượng công việc phải thực hiện theo thiết kế, đối với công việc xây lắp áp dụng hình thức theo đơn giá là ngoài khối lượng công việc trong hợp đồng), thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của Luật Đấu thầu và khoản 17 Điều 2 của Luật sửa đổi. Trường hợp bổ sung công việc phát sinh thì chủ đầu tư và nhà thầu phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng theo nguyên tắc sau đây:

– Trường hợp khối lượng công việc phát sinh này nhỏ hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hoạt động mà đã có đơn giá trong hợp đồng thì sử dụng đơn giá đã ghi trong hợp đồng để thanh toán;

– Trường hợp khối lượng công việc phát sinh này từ 20% khối lượng công việc tương ứng trở lên ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất xác định đơn giá mới theo các nguyên tắc quy định trong hợp đồng về đơn giá các khối lượng phát sinh.

Đối với phần công việc xây lắp, trước khi ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng cần phê duyệt dự toán đối với khối lượng công việc phát sinh theo quy định của pháp luật.

Điều 53. Hồ sơ thanh toán

Hồ sơ thanh toán được quy định trong hợp đồng bao gồm:

1. Đối với phần công việc xây lắp áp dụng hình thức theo đơn giá:

a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);

b) Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);

c) Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đã được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng;

d) Đề nghị thanh toán của nhà thầu, trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và giá trị hoàn thành, giá trị tăng (giảm) so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn thanh toán.

2. Đối với phần công việc xây lắp áp dụng hình thức trọn gói:

a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có). Biên bản xác nhận khối lượng này là xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, công việc của công trình phù hợp với thiết kế mà không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết;

b) Các tài liệu khác theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này.

3. Đối với công việc mua sắm hàng hóa:

Tùy tính chất của hàng hóa để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.

4. Đối với công việc áp dụng hình thức theo thời gian và hình thức theo tỷ lệ phần trăm:

Tùy tính chất của công việc tư vấn để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như biên bản nghiệm thu kết quả của công việc tư vấn, tài liệu xác nhận tiến độ thực hiện hợp đồng và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.

Đối với công việc xây lắp và công việc mua sắm hàng hóa, trừ trường hợp điều khoản điều chỉnh giá hợp đồng quy định rõ chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận áp dụng đơn giá nêu trong hóa đơn đầu vào (đối với yếu tố như máy móc, vật tư, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác) làm căn cứ điều chỉnh giá, việc yêu cầu nhà thầu xuất trình hóa đơn đầu vào chỉ nhằm xác định xuất xứ và các thông tin liên quan khác mà không căn cứ đơn giá nêu trong hóa đơn đầu vào để thanh toán cho nhà thầu. Việc thanh toán phải căn cứ vào giá hợp đồng và các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng đảm bảo không được vượt giá hợp đồng, không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá, trừ trường hợp đối với nhà thầu được chỉ định thầu.

Chương IX

PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT TRONG ĐẤU THẦU

Điều 54. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ

1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư:

a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (trong đó bao gồm hình thức lựa chọn nhà thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu đã được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1, khoản 2 Điều 40 Nghị định này);

b) Giải quyết hoặc ủy quyền giải quyết kiến nghị trong đấu thầu;

c) Xử lý hoặc ủy quyền xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.

2. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt gói thầu cần áp dụng hình thức chỉ định thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại điểm k khoản 2 Điều 40 Nghị định này.

3. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 24 của Luật Đấu thầu.

Điều 55. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư mà mình không phải là chủ đầu tư:

a) Có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch đấu thầu theo yêu cầu;

b) Thực hiện các công việc khác về đấu thầu theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (trong đó bao gồm hình thức lựa chọn nhà thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu đã được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1, khoản 2 (trừ trường hợp quy định tại điểm k) Điều 40 Nghị định này);

b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền.

3. Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:

a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

Điều 56. Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã, thị trấn, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương

1. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (trong đó bao gồm hình thức lựa chọn nhà thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu đã được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1, khoản 2 (trừ trường hợp quy định tại điểm k) Điều 40 Nghị định này);

b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền.

2. Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:

a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

3. Thực hiện các công việc về đấu thầu theo ủy quyền của cấp trên.

Điều 57. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp

1. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (trong đó bao gồm hình thức thức lựa chọn nhà thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu đã được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1, khoản 2 (trừ trường hợp quy định tại điểm k) Điều 40 Nghị định này);

b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền.

2. Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:

a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và theo ủy quyền.

Điều 58. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh

1. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (trong đó bao gồm hình thức lựa chọn nhà thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu đã được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1, khoản 2 (trừ trường hợp quy định tại điểm k) Điều 40 Nghị định này);

b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền.

2. Đối với dự án do mình thực hiện chức năng chủ đầu tư:

a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau:

a) Kế hoạch đấu thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

b) Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu quy định tại điểm k khoản 2 Điều 40 Nghị định này;

c) Phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau:

a) Kế hoạch đấu thầu đối với các dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đầu tư;

b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (khi có yêu cầu), kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là chủ đầu tư.

3. Cơ quan, tổ chức được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp giao nhiệm vụ tổ chức thẩm định thực hiện thẩm định các nội dung sau:

a) Kế hoạch đấu thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp;

b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (khi có yêu cầu), kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương, doanh nghiệp là chủ đầu tư.

4. Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã.

5. Bộ phận giúp việc liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị trấn, phường, xã, thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

6. Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình việc tổ chức thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.

Chương X

GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ TRONG ĐẤU THẦU

Điều 60. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị

1. Kiến nghị phải là của nhà thầu tham gia đấu thầu.

2. Đơn kiến nghị phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu, được đóng dấu (nếu có).

3. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị trong thời gian quy định tại khoản 3 Điều 72 của Luật Đấu thầu.

4. Nội dung kiến nghị đó chưa từng được nhà thầu đưa trong nội dung đơn kiện ra Tòa án.

5. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu khi gửi tới người có thẩm quyền, nhà thầu phải nộp một khoản chi phí theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn nêu trong hồ sơ mời thầu; trường hợp nhà thầu có kiến nghị được kết luận là đúng thì chi phí do nhà thầu nộp sẽ được hoàn trả bởi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên đới.

Điều 61. Giải quyết kiến nghị

1. Thời gian giải quyết kiến nghị quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu được tính từ ngày bộ phận hành chính của người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị.

2. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị trong trường hợp kiến nghị của nhà thầu không đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 60 Nghị định này.

3. Nhà thầu được quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị nhưng phải bằng văn bản.

Điều 62. Hội đồng tư vấn

1. Chủ tịch Hội đồng tư vấn

a) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp Trung ương là đại diện có thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp Trung ương có trách nhiệm tư vấn về kiến nghị liên quan đến gói thầu do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp phê duyệt hoặc trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;

b) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn cấp bộ) là đại diện có thẩm quyền của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về đấu thầu thuộc các cơ quan này. Hội đồng tư vấn cấp bộ có trách nhiệm tư vấn về kiến nghị đối với tất cả các gói thầu thuộc dự án do cấp bộ quyết định đầu tư hoặc quản lý theo ngành, trừ gói thầu quy định tại điểm a khoản này;

c) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp địa phương là đại diện có thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp địa phương có trách nhiệm tư vấn về kiến nghị đối với tất cả các gói thầu thuộc dự án do địa phương quyết định đầu tư hoặc quản lý, trừ gói thầu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thành viên Hội đồng tư vấn

Tùy theo tính chất của từng gói thầu và trong trường hợp cần thiết, ngoài các thành viên quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật Đấu thầu, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có thể mời thêm các cá nhân tham gia với tư cách là thành viên của Hội đồng tư vấn. Thành viên Hội đồng tư vấn không được là thân nhân (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) của người ký đơn kiến nghị, của các cá nhân trực tiếp tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu thuộc bên mời thầu, thuộc chủ đầu tư, của các cá nhân trực tiếp thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và của người ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

3. Hoạt động của Hội đồng tư vấn

a) Chủ tịch Hội đồng tư vấn ra quyết định thành lập Hội đồng trong thời hạn tối đa là 5 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu. Hội đồng tư vấn hoạt động theo từng vụ việc;

b) Hội đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có Báo cáo kết quả làm việc trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định; từng thành viên được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.

4. Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn

a) Bộ phận thường trực giúp việc là cơ quan, tổ chức được giao công tác thẩm định trong đấu thầu nhưng không gồm các cá nhân tham gia trực tiếp thẩm định gói thầu mà nhà thầu có kiến nghị;

b) Bộ phận thường trực giúp việc thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định; tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà thầu có kiến nghị nộp theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Nghị định này.

Chương XI

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU

Điều 63. Nguyên tắc và thẩm quyền xử lý vi phạm

1. Nguyên tắc xử lý vi phạm

a) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo một hoặc các hình thức sau đây: cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật Đấu thầu, khoản 21 Điều 2 của Luật sửa đổi; hủy, đình chỉ cuộc thầu hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại khoản 18 Điều 2 của Luật sửa đổi. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

b) Nguyên tắc, thủ tục xử lý vi phạm, thủ tục thi hành quyết định xử phạt được thực hiện theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định xử phạt phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và các cơ quan, tổ chức liên quan. Quyết định xử phạt phải gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp và xử lý theo quy định của pháp luật;

d) Quyết định xử phạt được thực hiện ở bất kỳ địa phương, ngành nào đều có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước và trong tất cả các ngành;

đ) Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm pháp luật về đấu thầu có quyền khởi kiện ra Toà án.

2. Thẩm quyền xử lý vi phạm

a) Người có thẩm quyền có trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu đối với các dự án do mình quyết định đầu tư theo quy định tại khoản 18 Điều 2 của Luật sửa đổi. Trường hợp người có thẩm quyền vi phạm pháp luật về đấu thầu thì việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi việc xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu và quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân có từ ba hành vi vi phạm trở lên bị cảnh cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 65 Nghị định này trong trường hợp không cùng người có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Điều 64. Hình thức phạt tiền

Tùy theo mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 75 của Luật Đấu thầu sẽ bị phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Điều 65. Hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu

Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu, cụ thể như sau:

1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 6 tháng đến 1 năm đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật Đấu thầu;

b) Vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

Tổ chức, cá nhân lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng trong đó nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa cụ thể trong hồ sơ mời thầu.

c) Cá nhân thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định đấu thầu vi phạm quy định tại khoản 9 Điều 12 của Luật Đấu thầu;

d) Vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 12 của Luật Đấu thầu;

đ) Vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

Người có thẩm quyền cho phép chia dự án thành các gói thầu trái với quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu thầu để thực hiện chỉ định thầu hoặc tạo cơ hội cho số ít nhà thầu tham dự thầu.

e) Vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

Chủ đầu tư, bên mời thầu chấp nhận và đề nghị trúng thầu đối với nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp cho gói thầu thuộc dự án mà nhà thầu này trước đó đã cung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với: gói thầu EPC, gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế và thi công, tổng thầu chìa khóa trao tay.

g) Vi phạm quy định tại khoản 10 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

Cá nhân trực tiếp tham gia tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu, thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cá nhân trực tiếp tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc cơ quan, tổ chức thẩm định và người ký quyết định về kết quả lựa chọn nhà thầu không rút khỏi công việc được phân công khi người ký đơn dự thầu là người thân của mình (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột).

h) Vi phạm quy định tại khoản 11 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

Tổ chức, cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý tài chính, ngân hàng, cơ quan nghiệm thu gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

i) Vi phạm quy định tại khoản 13 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

– Cá nhân ký đơn dự thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do cơ quan, tổ chức mà mình đã công tác trước đó trong thời hạn 1 năm, kể từ khi nhận được quyết định thôi công tác tại cơ quan, tổ chức đó;

– Quyết định trúng thầu đối với nhà thầu mà người ký đơn dự thầu tham gia đấu thầu gói thầu thuộc dự án của cơ quan, tổ chức mà người đó vừa nhận được quyết định thôi công tác chưa được 1 năm.

k) Vi phạm quy định tại khoản 16 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

Phê duyệt hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch đấu thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không bảo đảm đủ điều kiện theo quy định từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu và Điều 100, Điều 101 của Luật Xây dựng và các điều kiện quy định tại Nghị định này.

l) Vi phạm quy định tại khoản 17 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

Người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu để cho phép tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn để thực hiện gói thầu chưa được xác định.

m) Vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật sửa đổi, cụ thể như sau:

– Tổ chức, cá nhân thuộc bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu cho nhà thầu hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu mua hồ sơ mời thầu theo thời gian được xác định tại thông báo mời thầu, thư mời thầu;

– Tổ chức, cá nhân thuộc bên mời thầu không phát hành hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế việc phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu theo thời gian được xác định tại thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời chào hàng.

2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 1 năm đến 3 năm đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

– Cá nhân sử dụng quyền, ảnh hưởng của mình buộc chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chức chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đề xuất nhà thầu trúng thầu không phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá đã nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng;

– Nhà thầu cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.

b) Vi phạm quy định tại khoản 14 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

– Nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình nhằm hợp pháp hóa hồ sơ dự thầu của mình tham gia đấu thầu hình thức nhằm phục vụ cho một nhà thầu khác trúng thầu;

– Nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của nhà thầu khác để tạo thành một liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo văn bản thoả thuận liên danh; trừ trường hợp hợp đồng có quy định khác;

– Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác trên 10% giá trị phải thực hiện (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) nêu trong hợp đồng đã ký;

– Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

c) Vi phạm quy định tại khoản 15 Điều 12 của Luật Đấu thầu;

d) Vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật sửa đổi, cụ thể như sau:

– Tổ chức, cá nhân không quy định trong hồ sơ mời thầu, hợp đồng về việc cấm nhà thầu sử dụng người nước ngoài khi người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tổ chức, cá nhân không quy định trong hồ sơ mời thầu, hợp đồng về việc cấm sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước đáp ứng yêu cầu của gói thầu hoặc cố tình quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm nhà thầu hoặc các tiêu chuẩn đánh giá khác cao hơn so với nhu cầu thực tế của gói thầu để nhà thầu trong nước không đáp ứng được;

– Nhà thầu trúng thầu, tổ chức, cá nhân thuộc chủ đầu tư sử dụng người nước ngoài để thực hiện hợp đồng khi nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 3 năm đến 5 năm đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu;

b) Vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật Đấu thầu;

c) Vi phạm quy định tại khoản 12 Điều 12 của Luật Đấu thầu.

4. Tổ chức, cá nhân có ba hành vi vi phạm bị cảnh cáo sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 21 Điều 2 của Luật sửa đổi trong 6 tháng; ứng với mỗi một hành vi vi phạm bị xử lý cảnh cáo tăng thêm thì bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu thêm 3 tháng nhưng không quá 3 năm.

Điều 66. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Hủy, đình chỉ hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu là biện pháp của người có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu hoặc tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đấu thầu.

2. Hủy đấu thầu

Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Đấu thầu, hủy đấu thầu được áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc pháp luật khác có liên quan dẫn đến không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu hoặc nhà thầu trúng thầu không đáp ứng yêu cầu của gói thầu;

b) Có bằng chứng cho thấy có sự thông đồng giữa các bên trong đấu thầu: chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định và nhà thầu gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước.

3. Đình chỉ hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu

Đình chỉ hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được áp dụng khi có bằng chứng cho thấy tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến không đảm bảo mục tiêu của công tác đấu thầu, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

Biện pháp đình chỉ được áp dụng để khắc phục ngay vi phạm đã xảy ra và được thực hiện đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Biện pháp không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đến trước khi ký kết hợp đồng.

Trong văn bản đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do, nội dung, biện pháp và thời gian để khắc phục vi phạm về đấu thầu.

Chương XII

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Điều 67. Mẫu tài liệu đấu thầu

1. Mẫu tài liệu đấu thầu bao gồm mẫu kế hoạch đấu thầu; mẫu hồ sơ mời sơ tuyển đối với gói thầu xây lắp; mẫu hồ sơ mời thầu và mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; mẫu báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu và các mẫu khác.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm ban hành mẫu tài liệu đấu thầu.

Điều 68. Bảo hành

1. Nhà thầu có trách nhiệm bảo hành đối với công trình trong trường hợp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có nội dung về xây dựng, có trách nhiệm bảo hành hàng hóa trong trường hợp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có nội dung về mua sắm hàng hóa theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Nội dung công việc bảo hành, thời hạn bảo hành, chi phí liên quan và trách nhiệm của các bên (giữa chủ đầu tư và nhà thầu) phải được thể hiện trong hợp đồng.

Điều 69. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp

Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đấu thầu là tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đấu thầu và pháp luật liên quan.

Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu

Xử lý tình huống trong đấu thầu quy định tại Điều 70 của Luật Đấu thầu được thực hiện như sau:

1. Trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều này.

2. Trường hợp dự toán của gói thầu (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu đã duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt.

Trường hợp dự toán của gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt cao hơn giá gói thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu thì chủ đầu tư bảo đảm tổng giá trị cao hơn đó nằm trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt. Trường hợp dự toán cao hơn giá gói thầu dẫn đến hình thức lựa chọn nhà thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu không còn phù hợp theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi thì chủ đầu tư xem xét, quyết định chuyển đổi hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

Trường hợp vượt tổng mức đầu tư phải thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu, đóng sơ tuyển, hết hạn nộp hồ sơ quan tâm, hết hạn nộp hồ sơ đề xuất đối với chào hàng cạnh tranh có ít hơn 3 nhà thầu nộp hồ sơ thì bên mời thầu phải báo cáo ngay (trực tiếp, bằng điện thoại, thư điện tử, fax hoặc bằng văn bản) đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 4 giờ theo một trong hai cách sau đây:

a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu, đóng sơ tuyển, thời hạn nộp hồ sơ quan tâm và nộp hồ sơ đề xuất nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ;

b) Cho phép mở ngay hồ sơ để tiến hành đánh giá.

Trường hợp gia hạn thời gian thì phải quy định rõ thời điểm đóng thầu, thời điểm đóng sơ tuyển, thời hạn nộp hồ sơ quan tâm và nộp hồ sơ đề xuất mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ đã nộp theo yêu cầu mới.

Trường hợp báo cáo bằng điện thoại hoặc trực tiếp thì sau đó bên mời thầu hoàn tất thủ tục bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày đóng thầu, ngày đóng sơ tuyển, ngày hết hạn nộp hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ đề xuất.

4. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì trong hồ sơ mời thầu cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình.

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất và giá trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần.

Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch đấu thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần công việc có nhà thầu tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên tắc tổng giá đánh giá của các phần là thấp nhất và giá trúng thầu của các phần này không vượt tổng chi phí ước tính của các phần đó mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần.

5. Trường hợp hồ sơ dự thầu có đơn giá khác thường mà gây bất lợi cho chủ đầu tư thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ bằng văn bản về những đơn giá khác thường đó. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì đây là sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch theo quy định như đối với nội dung chào thừa hoặc thiếu của hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.

6. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của các nhà thầu đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì chủ đầu tư xem xét xử lý theo một trong các giải pháp sau đây:

a) Cho phép các nhà thầu này được chào lại giá dự thầu;

b) Cho phép đồng thời với việc chào lại giá dự thầu sẽ xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt, nếu cần thiết.

Trường hợp cho phép các nhà thầu được chào lại giá dự thầu thì cần quy định rõ thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ chào lại giá (trong thời hạn tối đa là 10 ngày) cũng như quy định rõ việc mở các hồ sơ chào lại giá như quy trình mở thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong thời gian tối đa là 10 ngày (song phải bảo đảm trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ chào lại giá) kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ đầu tư.

c) Cho phép mời nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất vào đàm phán về giá nhưng phải bảo đảm giá sau đàm phán không được vượt giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong thời gian tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ đầu tư. Trường hợp đàm phán không thành công thì mời nhà thầu có giá đánh giá thấp tiếp theo vào đàm phán.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đàm phán của mình trên cơ sở bảo đảm các điều kiện sau:

– Gói thầu đó được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi;

– Quá trình tổ chức đấu thầu được tiến hành đúng quy trình và bảo đảm tính cạnh tranh, minh bạch, công bằng;

– Không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, hiệu quả của dự án vẫn được bảo đảm.

7. Trường hợp chỉ có một hồ sơ dự thầu vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì không cần xác định điểm tổng hợp (đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao), không cần xác định giá đánh giá (đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng, trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) mà chỉ xác định giá đề nghị trúng thầu để có cơ sở xem xét kết quả trúng thầu. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), trường hợp giá đề nghị trúng thầu của nhà thầu vượt giá gói thầu được duyệt thì xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều này.

8. Trường hợp có hai hồ sơ dự thầu có kết quả đánh giá tốt nhất, ngang nhau (về số điểm hoặc giá đánh giá) thì sẽ xem xét trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp hơn đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc cho nhà thầu có điểm kỹ thuật cao hơn đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao, trừ các trường hợp ưu đãi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.

9. Trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, trường hợp thấy cần thiết bổ sung khối lượng công việc hợp lý ngoài phạm vi công việc trong hồ sơ mời thầu nhưng dẫn đến giá ký hợp đồng vượt giá trúng thầu thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định nhưng đảm bảo giá ký hợp đồng không vượt giá gói thầu, dự toán được duyệt. Trường hợp vượt giá gói thầu, dự toán được duyệt mà không dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư, chủ đầu tư xem xét, quyết định mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt.

10. Trường hợp giá đề nghị trúng thầu do bên mời thầu đề nghị thấp bất thường hoặc thấp dưới năm mươi phần trăm (50%) giá gói thầu, hoặc dự toán được duyệt thì trước khi phê duyệt kết quả đấu thầu, chủ đầu tư có thể đưa ra các biện pháp phù hợp như thành lập tổ thẩm định liên ngành để thẩm định kỹ hơn về hồ sơ dự thầu của nhà thầu hoặc đưa ra các biện pháp phù hợp trong hợp đồng để bảo đảm tính khả thi cho việc thực hiện.

11. Trường hợp thực hiện sơ tuyển, lựa chọn danh sách nhà thầu để mời tham gia đấu thầu mà có ít hơn 3 nhà thầu đáp ứng yêu cầu thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu xử lý theo một trong hai cách sau đây:

a) Tiến hành sơ tuyển bổ sung, lựa chọn bổ sung nhà thầu vào danh sách ngắn. Trong trường hợp này, nhà thầu đã được đánh giá đáp ứng được bảo lưu kết quả đánh giá mà không phải làm lại hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm nhưng bên mời thầu phải đề nghị các nhà thầu này cập nhật thông tin về năng lực và kinh nghiệm;

b) Cho phép phát hành ngay hồ sơ mời thầu cho nhà thầu trong danh sách ngắn.

12. Trường hợp trong hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, phần sai khác giữa khối lượng công việc theo biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu và khối lượng công việc theo biện pháp thi công do nhà thầu đề xuất sẽ không bị hiệu chỉnh theo quy định tại Điều 30 Nghị định này. Phần sai khác này cũng không bị tính vào sai lệch để loại bỏ hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 45 của Luật Đấu thầu.

13. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Trong trường hợp đó, việc xác định giá trị tuyệt đối của lỗi số học hoặc sai lệch được tính trên cơ sở giá dự thầu ghi trong hóa đơn.

14. Khi phê duyệt danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu hạn chế, trường hợp có 1 hoặc 2 nhà thầu, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác. Trường hợp có 3 hoặc 4 nhà thầu thì chủ đầu tư xem xét cho phép phát hành hồ sơ mời thầu ngay cho các nhà thầu trong danh sách ngắn hoặc gia hạn thời gian để xác định thêm nhà thầu đưa vào danh sách ngắn.

Ngoài các trường hợp nêu trên, khi phát sinh tình huống thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định.

Điều 71. Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Trên cơ sở hồ sơ trình duyệt về kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu, chủ đầu tư xem xét, quyết định kết quả lựa chọn nhà thầu. Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan.

1. Báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Cơ sở pháp lý của việc thực hiện lựa chọn nhà thầu;

b) Nội dung của gói thầu;

c) Quá trình tổ chức lựa chọn và đánh giá hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của nhà thầu;

d) Đề nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:

– Tên nhà thầu được đề nghị lựa chọn (kể cả tên nhà thầu phụ nếu cần thiết). Trường hợp là nhà thầu liên danh phải nêu tên tất cả thành viên trong liên danh;

– Giá đề nghị trúng thầu hoặc giá đề nghị thực hiện gói thầu (bao gồm thuế nếu có);

– Hình thức hợp đồng;

– Thời gian thực hiện hợp đồng.

Trường hợp không lựa chọn được nhà thầu thì phải nêu phương án xử lý tiếp theo.

2. Tài liệu liên quan gồm:

a) Bản chụp quyết định đầu tư và các tài liệu để ra quyết định đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập, điều ước hoặc thoả thuận quốc tế (nếu có); kế hoạch đấu thầu;

b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) Quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp;

d) Dự án nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, biên bản mở thầu;

đ) Các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung liên quan;

e) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp;

g) Văn bản phê duyệt các nội dung của quá trình thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định;

h) Biên bản đàm phán hợp đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn;

i) ý kiến về kết quả lựa chọn nhà thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếu có);

k) Các tài liệu khác liên quan.

Điều 72. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

a) Nội dung thẩm định bao gồm:

– Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Kiểm tra nội dung của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa rõ, không phù hợp của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu với mục tiêu, phạm vi công việc và thời gian thực hiện dự án, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác liên quan;

– Những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Nội dung khác nếu có.

b) Báo cáo thẩm định bao gồm những nội dung sau đây:

– Khái quát về dự án và gói thầu: nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Tóm tắt nội dung chính của gói thầu;

– Nhận xét về mặt pháp lý, về nội dung còn tồn tại của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; kiến nghị về các nội dung cần sửa đổi để phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Nội dung khác nếu có.

2. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

a) Nội dung thẩm định bao gồm:

– Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;

– Kiểm tra quy trình và thời gian liên quan tới việc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định: thời gian đăng tải thông tin đấu thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời điểm đóng thầu, thời điểm mở thầu, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

– Kiểm tra nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: biên bản đánh giá và ý kiến nhận xét đánh giá của từng chuyên gia, báo cáo tổng hợp của tổ chuyên gia đấu thầu, đánh giá của tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp (nếu có), sự tuân thủ của việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, mức độ chính xác của việc đánh giá;

– Phát hiện những nội dung còn chưa rõ trong hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

– Những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, giữa tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp với bên mời thầu.

b) Báo cáo thẩm định bao gồm những nội dung chính sau đây:

– Khái quát về dự án và gói thầu: nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;

– Tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện và đề nghị của cơ quan trình duyệt về kết quả lựa chọn nhà thầu;

– Nhận xét về mặt pháp lý, về quá trình thực hiện, về đề nghị của cơ quan trình duyệt;

– ý kiến về kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn nhà thầu.

3. Báo cáo thẩm định được gửi đồng thời cho bên mời thầu.

Điều 73. Quản lý nhà thầu nước ngoài

1. Sau khi được lựa chọn để thực hiện các gói thầu trên lãnh thổ Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa, đăng ký tạm trú, chế độ kế toán, thuế và các quy định khác của pháp luật Việt Nam liên quan, trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thoả thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

2. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày hợp đồng ký kết với nhà thầu nước ngoài có hiệu lực, chủ đầu tư các dự án có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản, bằng thư điện tử theo mẫu nêu tại Phụ lục III Nghị định này về Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi Bộ quản lý ngành (đối với dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ hoặc do Bộ trưởng quyết định đầu tư), Bộ Xây dựng (đối với các gói thầu trong hoạt động xây dựng) và gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương (đối với dự án thuộc phạm vi quản lý của địa phương) để tổng hợp và theo dõi.

Điều 74. Kiểm tra về đấu thầu

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra về đấu thầu trên phạm vi cả nước. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, địa phương, Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo việc kiểm tra về đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án do mình quyết định đầu tư. Đối với địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, tổ chức kiểm tra về đấu thầu tại địa phương mình.

2. Kiểm tra đấu thầu được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất (khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị) theo quyết định của người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra.

3. Nội dung kiểm tra đấu thầu bao gồm:

a) Kiểm tra chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu, chứng chỉ liên quan đến trình độ của đội ngũ cán bộ, chuyên gia đấu thầu và các văn bản pháp lý liên quan tới quá trình lựa chọn nhà thầu;

b) Kiểm tra việc xây dựng và kế hoạch đấu thầu theo các nội dung sau đây:

– Cơ sở pháp lý;

– Nội dung của kế hoạch đấu thầu, tính hợp lý của việc phân chia các gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu áp dụng cho các gói thầu;

– Tiến độ thực hiện các gói thầu theo kế hoạch đấu thầu đã duyệt. Việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (nếu có) và lý do điều chỉnh;

– Việc trình duyệt và phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

c) Kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu theo các nội dung sau đây:

– Sự tuân thủ theo cơ sở pháp lý được duyệt như kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Trình tự và thời gian thực hiện.

d) Phát hiện những tồn tại trong công tác đấu thầu và đề xuất biện pháp khắc phục.

4. Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo kết quả kiểm tra. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục các tồn tại đã nêu trong kết luận báo cáo kết quả kiểm tra.

5. Nội dung báo cáo kiểm tra bao gồm:

a) Cơ sở pháp lý;

b) Kết quả kiểm tra;

c) Nhận xét;

d) Kiến nghị.

Điều 75. Giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng

Việc giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng.

Chương XIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 76. Hướng dẫn thi hành

1. Đối với hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành trước ngày 01 tháng 8 năm 2009 thì thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ. Riêng về phân cấp trách nhiệm trong đấu thầu, thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi từ ngày 01 tháng 8 năm 2009.

Đối với hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2009 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi, Luật Đấu thầu và Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ.

Đối với hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi và Nghị định này.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy định tại Điều 5, Điều 7, Điều 34, Điều 67 và các nội dung cần thiết khác của Nghị định này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đấu thầu.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và lộ trình áp dụng; xây dựng cơ chế quản lý, vận hành và hướng dẫn thực hiện đấu thầu qua mạng.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật Đấu thầu về dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

5. Bộ Tài chính hướng dẫn về các loại chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu.

6. Bộ Công thương hướng dẫn thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa của các nhà thầu trúng thầu.

7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý ngành liên quan để ban hành quy định về mức lương của các loại chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở cho việc xác định giá trị hợp đồng tư vấn và áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian quy định tại Điều 51 của Luật Đấu thầu và Điều 50 Nghị định này.

8. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định này (nếu cần thiết) nhưng bảo đảm không trái với các quy định của Nghị định này.

9. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ định một cấp phó trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác đấu thầu trong phạm vi quản lý của ngành hoặc địa phương mình. Trong quá trình thực hiện Nghị định này, nếu có những phát sinh, vướng mắc cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Định kỳ hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải gửi báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 77. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2009. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ, Quyết định số 49/2007/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2007 hết hiệu lực thi hành. Những quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương trái với quy định của Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật sửa đổi và Nghị định này đều bãi bỏ./.

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– UB Giám sát tài chính QG;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu Văn thư, KTN (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC I

MẪU TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ)

[TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN]
[TÊN CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ] —————-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-

Số:     /TTr-

…….., ngày …. tháng …. năm …..

TỜ TRÌNH

Phê duyệt kế hoạch đấu thầu
[Ghi tên dự án hoặc tên gói thầu]

Kính gửi: [Ghi tên người có thẩm quyền]

Căn cứ quyết định đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án [Ghi số quyết định và ngày tháng năm] của [Ghi tên người có thẩm quyền hoặc người quyết định phê duyệt dự án] về việc phê duyệt dự án [Ghi tên dự án được phê duyệt],

Căn cứ ………[Ghi số, thời gian phê duyệt và nội dung văn bản là căn cứ để lập KHĐT].

[Ghi tên chủ đầu tư] trình [Ghi tên người có thẩm quyền] xem xét, phê duyệt kế hoạch đấu thầu trên cơ sở những nội dung dưới đây.

I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

Phần này giới thiệu khái quát thông tin về dự án như sau:

– Tên dự án;

– Tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư;

– Tên chủ đầu tư hoặc chủ dự án;

– Nguồn vốn;

– Thời gian thực hiện dự án;

– Địa điểm, quy mô dự án;

– Các thông tin khác (nếu có).

II. PHẦN CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN

Biểu 1. Phần công việc đã thực hiện

STT

Nội dung công việc hoặc tên gói thầu

Đơn vị thực hiện

Giá trị thực hiện, giá hợp đồng hoặc giá trúng thầu

Hình thức hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng

Văn bản phê duyệt (nếu có)(1)

1

           

2

           

           

Tổng cộng giá trị thực hiện, giá hợp đồng hoặc giá trúng thầu

Ghi chú: (1) Đối với các gói thầu đã thực hiện trước cần nêu tên văn bản phê duyệt (phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu).

III. PHẦN CÔNG VIỆC KHÔNG ÁP DỤNG ĐƯỢC MỘT TRONG CÁC HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Phần này bao gồm nội dung và giá trị các công việc không thể tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu như: chi phí cho ban quản lý dự án; chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có); dự phòng phí và những khoản chi phí khác (nếu có).

Biểu 2. Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu

TT

Nội dung công việc

Đơn vị thực hiện

Giá trị thực hiện

1

2

Tổng cộng giá trị thực hiện

IV. PHẦN CÔNG VIỆC THUỘC KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU

1. Biểu kế hoạch đấu thầu

Kế hoạch đấu thầu bao gồm việc xác định số lượng các gói thầu và nội dung của từng gói thầu. Kế hoạch đấu thầu được lập thành biểu như sau:

Biểu 3. Tổng hợp kế hoạch đấu thầu

TT

Tên gói thầu

Giá gói thầu

Nguồn vốn

Hình thức lựa chọn nhà thầu

Phương thức đấu thầu

Thời gian lựa chọn nhà thầu

Hình thức hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng

1

2

Tổng cộng giá gói thầu

2. Giải trình nội dung kế hoạch đấu thầu

a) Tên gói thầu và cơ sở phân chia các gói thầu

– Tên gói thầu;

– Cơ sở phân chia các gói thầu.

Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ vào nội dung dự án, tính chất của công việc, trình tự thực hiện theo thời gian và theo các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo tính đồng bộ về mặt kỹ thuật và công nghệ của dự án, không được chia những công việc của dự án thành các gói thầu quá nhỏ, làm mất sự thống nhất, đồng bộ yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ;

+ Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án;

+ Đảm bảo quy mô hợp lý (phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của dự án, năng lực của nhà thầu hiện tại và phù hợp với sự phát triển của thị trường trong nước…);

+ Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu hoặc một hồ sơ yêu cầu và được tiến hành tổ chức lựa chọn nhà thầu một lần.

Việc chia dự án thành các gói thầu trái với quy định để thực hiện chỉ định thầu hoặc tạo cơ hội cho số ít nhà thầu tham gia là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

b) Giá gói thầu;

c) Nguồn vốn;

d) Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu;

đ) Thời gian lựa chọn nhà thầu;

e) Hình thức hợp đồng;

g) Thời gian thực hiện hợp đồng.

V. PHẦN CÔNG VIỆC CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN LẬP KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU (NẾU CÓ)

VI. KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở những nội dung phân tích nêu trên, [Ghi tên chủ đầu tư] đề nghị người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kế hoạch đấu thầu [Ghi tên gói thầu hoặc tên dự án].

Kính trình [Ghi tên người có thẩm quyền] xem xét, quyết định./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– [Ghi tên cơ quan/tổ chức thẩm định];
– ………..;
– Lưu VT.

[ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ] (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

Ghi chú: đối tượng áp dụng Mẫu Tờ trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu là cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trình duyệt kế hoạch đấu thầu đối với các dự án đã được phê duyệt thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Trường hợp gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì khi lập tờ trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu có thể tham khảo Mẫu này.

 

PHỤ LỤC II

MẪU THƯ MỜI THẦU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ)

I. MẪU THƯ MỜI THẦU GÓI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN

(Áp dụng đối với đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi khi đã xác định được danh sách nhà thầu tham gia đấu thầu)

…….., ngày …. tháng …. năm …..

Kính gửi: …………. [Ghi tên và địa chỉ của nhà thầu]

[Ghi tên bên mời thầu] chuẩn bị tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản gói thầu [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án [Ghi tên dự án][Ghi tên bên mời thầu] xin mời [Ghi tên nhà thầu] tham gia đấu thầu gói thầu nêu trên.

Nhà thầu sẽ được mua một bộ hồ sơ mời thầu với giá là [Ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng], tại [Ghi địa chỉ bán hồ sơ mời thầu].

Thời gian bán hồ sơ mời thầu từ …… giờ, ngày ….. tháng …. năm ….. đến trước …… giờ, ngày ….. tháng …. năm ….. [Ghi thời điểm đóng thầu](trong giờ làm việc hành chính).

Hồ sơ dự thầu phải được gửi đến [Ghi địa chỉ nhận hồ sơ dự thầu] chậm nhất là ……giờ (giờ Việt Nam), ngày …..tháng ….năm….. [Ghi thời điểm đóng thầu].

Hồ sơ dự thầu sẽ được mở công khai vào ……giờ (giờ Việt Nam) ngày ….. tháng …. năm …..  tại [Ghi địa điểm mở thầu].

[Ghi tên bên mời thầu] kính mời đại diện [Ghi tên nhà thầu] tới tham dự lễ mở thầu vào thời gian và địa điểm nêu trên.

Mọi chi tiết xin liên hệ với Bên mời thầu theo địa chỉ [Ghi địa chỉ bên mời thầu], số điện thoại/số fax/địa chỉ e-mail [Ghi số điện thoại/số fax/địa chỉ e-mail của Bên mời thầu].

 

 

[ĐẠI DIỆN BÊN MỜI THẦU] (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

II. MẪU THƯ MỜI THẦU ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP

(Áp dụng trong trường hợp gói thầu đã thực hiện sơ tuyển hoặc đấu thầu hạn chế)

………., ngày…..tháng…. năm….

Kính gửi: [Ghi tên và địa chỉ của nhà thầu]

[Ghi tên Bên mời thầu] chuẩn bị tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản gói thầu [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án [Ghi tên dự án][Ghi tên Bên mời thầu] xin mời [Ghi tên nhà thầu] tới tham gia đấu thầu gói thầu nêu trên.

Nhà thầu sẽ được mua một bộ hồ sơ mời thầu với giá là …… [Ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng], tại [Ghi địa chỉ bán hồ sơ mời thầu].

Thời gian bán hồ sơ mời thầu từ …… giờ, ngày ….. tháng … năm ….. đến trước …… giờ, ngày ….. tháng … năm ….. [Ghi thời điểm đóng thầu] (trong giờ làm việc hành chính).

Hồ sơ dự thầu phải kèm theo bảo đảm dự thầu trị giá [Ghi giá trị bằng số và bằng chữ, đồng tiền sử dụng, hình thức bảo đảm], chậm nhất là …… giờ (giờ Việt Nam), ngày …. tháng … năm ….. [Ghi thời điểm đóng thầu].

Hồ sơ dự thầu sẽ được mở công khai vào …… giờ (giờ Việt Nam), ngày …..tháng ….năm…..,  tại [Ghi địa điểm mở thầu].

[Ghi tên bên mời thầu] kính mời đại diện [Ghi tên nhà thầu] tới tham dự lễ mở thầu vào thời gian và địa điểm nêu trên.

Mọi chi tiết xin liên hệ với Bên mời thầu theo địa chỉ [Ghi địa chỉ bên mời thầu], số điện thoại/số fax/địa chỉ e-mail [Ghi số điện thoại/số fax/địa chỉ e-mail của Bên mời thầu].

 

 

[ĐẠI DIỆN BÊN MỜI THẦU] (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO VỀ THÔNG TIN CỦA NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TRÚNG THẦU TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ)

[TÊN CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ] [Tên dự án/Gói thầu] ———–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-

…….., ngày …. tháng …. năm …..

BÁO CÁO VỀ THÔNG TIN
CỦA NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TRÚNG THẦU TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ hợp đồng đã ký giữa [Ghi tên chủ đầu tư] và nhà thầu [Ghi tên nhà thầu nước ngoài trúng thầu] để thực hiện gói thầu [Ghi tên gói thầu]thuộc dự án [Ghi tên dự án] thực hiện tại [Ghi địa điểm thực hiện gói thầu] với giá ký hợp đồng là [Ghi giá hợp đồng đã ký][Ghi tên chủ đầu tư]báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư một số thông tin về nhà thầu trúng thầu như sau:

1. Tên hợp đồng [Ghi số hợp đồng, ngày ký]: ……………………………………………………………….

2. Tên nhà thầu trúng thầu: ……………………………………………………………………………………….

3. Địa chỉ đăng ký tại nước hoặc vùng lãnh thổ nơi nhà thầu mang quốc tịch: …………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………………………. Fax: …………………………………………………….

E-mail:  ………………………………………………….. Website (nếu có): …………………………………..

4. Địa chỉ chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (nếu có): ………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………………………. Fax: …………………………………………………….

E-mail: …………………………………………………… Website (nếu có): …………………………………..

5. Thời gian thực hiện gói thầu: từ ngày…….tháng ……năm ….đến ngày…..tháng ….năm……. [Ghi theo thời gian thực hiện gói thầu trong hợp đồng đã ký].

6. Tổng số cán bộ, chuyên gia được huy động để thực hiện gói thầu:

Trong đó:

– Tổng số cán bộ, chuyên gia Việt Nam: …………… người

– Tổng số cán bộ, chuyên gia nước ngoài: ……… người

Cố vấn trưởng: …….; giám đốc dự án: ……; đội trưởng: ……….; lao động phổ thông: ……………

…………………………………………………………………………………………………………………………..

7. Tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu của các cán bộ chủ chốt nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện gói thầu, bao gồm:

1)………………………………………………………………………………………………………………………..

2)………………………………………………………………………………………………………………………..

3) ……………………………………………………………………………………………………………………….

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ….. (nếu có);
– Lưu KH&ĐT tỉnh/thành phố …

[ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ] (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

ND_85_2009_ND-CP HƯỚNG DẪN LUẬT ĐẤU THẦU VÀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG THEO LUẬT XÂY DỰNG

Việc lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Đấu thầu. Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

CHÍNH PHỦ
——

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-

Số: 85/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2009

 

NGHỊ ĐỊNH

HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT ĐẤU THẦU VÀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG THEO LUẬT XÂY DỰNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi) và hướng dẫn thi hành việc lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội.

2. Việc lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Đấu thầu. Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sử dụng vốn nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu bao gồm việc chi tiêu theo các hình thức mua, thuê, thuê mua. Việc xác định phần vốn nhà nước tham gia từ 30% trở lên trong tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư của dự án đã phê duyệt, được tính theo từng dự án cụ thể, không xác định theo tỷ lệ phần vốn nhà nước đóng góp trong tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp.

2. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết định nội dung của hồ sơ yêu cầu.

3. Hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu chuẩn bị và nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; đối với hình thức chào hàng cạnh tranh thì hồ sơ đề xuất còn được gọi là báo giá.

4. Kết quả lựa chọn nhà thầu là kết quả đấu thầu khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hoặc kết quả lựa chọn khi áp dụng các hình thức lựa chọn khác.

5. Vi phạm pháp luật về đấu thầu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.

6. Tham gia đấu thầu là việc nhà thầu tham gia các cuộc đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế.

7. Gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng bao gồm việc lựa chọn tổng thầu để thực hiện gói thầu thiết kế (E); thi công (C); thiết kế và thi công (EC); thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây dựng (chìa khóa trao tay).

8. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được tính từ ngày đóng thầu, ngày hết hạn nộp hồ sơ đề xuất (tính từ thời điểm đóng thầu, thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đề xuất đến 24 giờ của ngày đó), đến 24 giờ của ngày cuối cùng có hiệu lực được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

9. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày, là số ngày được tính từ ngày đóng thầu (tính từ thời điểm đóng thầu đến 24 giờ của ngày đó), đến 24 giờ của ngày cuối cùng có hiệu lực được quy định trong hồ sơ mời thầu.

10. Danh sách ngắn là danh sách các nhà thầu được mời tham gia đấu thầu đối với đấu thầu hạn chế, danh sách nhà thầu trúng sơ tuyển và danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

11. Báo cáo đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình trong hoạt động xây dựng được hiểu tương ứng là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi.

Điều 3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

Nội dung về bảo đảm cạnh tranh và lộ trình áp dụng được thực hiện như sau:

1. Nhà thầu tham gia đấu thầu và nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; nhà thầu thực hiện hợp đồng và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng được coi là độc lập với nhau về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với nhau về tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật sửa đổi khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Nhà thầu là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hoặc không cùng thuộc một cơ quan, đơn vị trực tiếp ra quyết định thành lập;

b) Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.

2. Chủ đầu tư và nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu thuộc cùng một dự án được coi là độc lập với nhau về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với nhau về tài chính quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật sửa đổi theo quy định sau đây:

a) Đối với nhà thầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp: không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau;

b) Đối với nhà thầu là đơn vị sự nghiệp: không cùng thuộc một cơ quan, đơn vị trực tiếp ra quyết định thành lập và phải là đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính khi tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hóa;

c) Đối với nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 thuộc diện phải chuyển đổi theo Luật Doanh nghiệp: không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau kể từ thời gian phải hoàn thành việc chuyển đổi theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Đối với nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực đặc thù, chuyên ngành đặc biệt mà Nhà nước cần nắm giữ phần vốn chi phối thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 4. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế

1. Việc ưu đãi trong đấu thầu quốc tế theo quy định tại Điều 14 của Luật Đấu thầu được thực hiện như sau:

a) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: điểm tổng hợp của hồ sơ dự thầu của nhà thầu thuộc đối tượng ưu đãi được cộng thêm 7,5% số điểm tổng hợp của nhà thầu đó; trường hợp gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì điểm kỹ thuật được cộng thêm 7,5% số điểm kỹ thuật của nhà thầu đó;

b) Đối với gói thầu xây lắp: giá đánh giá của hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu đó;

c) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: giá đánh giá của hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền tương ứng với giá trị thuế nhập khẩu, phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu phải nộp theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá 15% giá hàng hóa. Không áp dụng ưu đãi đối với các loại hàng hóa phải đóng thuế nhập khẩu, phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu theo quy định;

d) Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế, việc xác định ưu đãi căn cứ quy định tại điểm a khoản này. Đối với các gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng khác thì việc xác định ưu đãi căn cứ theo quy định tại điểm b khoản này.

2. Trường hợp các hồ sơ của nhà thầu nước ngoài được xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho hồ sơ dự thầu đề xuất giá trị chi phí trong nước cao hơn. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài sau khi đã thực hiện việc ưu đãi theo khoản 1 Điều này được xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong nước.

Điều 5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu

1. Đối tượng

a) Cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu, trừ các nhà thầu;

b) Cá nhân khác có nhu cầu.

2. Điều kiện để các cơ sở tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với cơ sở không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

b) Có đội ngũ giảng viên về đấu thầu đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu.

3. Điều kiện cấp chứng chỉ về đấu thầu

a) Chứng chỉ được cấp cho các học viên tham gia đầy đủ các khóa học về đấu thầu và đạt yêu cầu sau khi kiểm tra, sát hạch;

b) Khóa học về đấu thầu để cấp chứng chỉ phải được tổ chức từ 3 ngày trở lên.

4. Trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ sở đào tạo về đấu thầu

a) Chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo; cung cấp thông tin về cơ sở đào tạo của mình cho hệ thống cơ sở dữ liệu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở chương trình khung về đào tạo đấu thầu và cấp chứng chỉ đấu thầu cho học viên theo đúng quy định;

c) Lưu trữ hồ sơ về các khóa đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu mà mình tổ chức theo quy định;

d) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ, ngành hoặc địa phương liên quan về tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu để theo dõi, tổng hợp.

5. Tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu theo quy định tại khoản 5 Điều 68 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

a) Tổng hợp tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo thông qua báo cáo công tác đấu thầu của Bộ, ngành và địa phương, báo cáo của cơ sở đào tạo;

b) Xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu các cơ sở đào tạo về đấu thầu căn cứ thông tin do các cơ sở đào tạo cung cấp;

c) Xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu chuyên gia đấu thầu;

d) Quy định chương trình khung về đào tạo đấu thầu, chứng chỉ, tiêu chuẩn giảng viên về đấu thầu và việc lưu trữ hồ sơ về các khóa đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu;

đ) Tổ chức, hỗ trợ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu.

Điều 6. Chi phí trong đấu thầu

1. Mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu (bao gồm cả thuế) do chủ đầu tư quyết định căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu nhưng tối đa là 1.000.000 đồng đối với đấu thầu trong nước; đối với đấu thầu quốc tế mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.

2. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,01% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

3. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,01% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

Việc quản lý và sử dụng các khoản chi phí nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 7. Báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu

1. Báo Đầu thầu là đơn vị sự nghiệp có thu.

2. Báo Đấu thầu được phát hành hàng ngày.

3. Cung cấp thông tin về đấu thầu

a) Trách nhiệm cung cấp thông tin

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm cung cấp thông tin nêu tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu;

– Chủ đầu tư, bên mời thầu chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin nêu từ điểm a đến điểm e và điểm h khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.

b) Thời hạn cung cấp thông tin

Đối với thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời chào hàng, thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày dự kiến đăng tải các thông tin này. Đối với các thông tin còn lại quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu, thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày ký văn bản.

Việc cung cấp thông tin, lộ trình và chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu trên Báo Đấu thầu và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 8. Quy định về thời gian trong đấu thầu

1. Các mốc thời gian trong đấu thầu thực hiện theo Điều 31 của Luật Đấu thầu, khoản 6 Điều 2 của Luật sửa đổi và các quy định cụ thể sau đây:

a) Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ yêu cầu trong thời hạn tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình xin phê duyệt hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu (nếu có).

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định;

c) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu phải được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu song tối đa là 180 ngày, kể từ ngày đóng thầu. Trường hợp cần gia hạn thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì có thể yêu cầu nhà thầu gia hạn một hoặc nhiều lần nhưng bảo đảm tổng thời gian của tất cả các lần yêu cầu nhà thầu gia hạn không quá 30 ngày theo quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật Đấu thầu.

2. Trong quá trình thực hiện, các nội dung trong đấu thầu sau đây có thể được thực hiện đồng thời: sơ tuyển nhà thầu và lập hồ sơ mời thầu; phê duyệt hồ sơ mời thầu và thông báo mời thầu; thông báo kết quả đấu thầu và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

Chương II

KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU

Điều 9. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu

1. Quyết định đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan.

Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án.

2. Điều ước quốc tế hoặc văn bản thoả thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn ODA.

3. Thiết kế, dự toán được duyệt (nếu có).

4. Nguồn vốn cho dự án.

5. Các văn bản pháp lý khác liên quan (nếu có).

Điều 10. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu

Việc phân chia dự án thành các gói thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu thầu, bảo đảm quy mô gói thầu không quá nhỏ hoặc quá lớn làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:

1. Tên gói thầu

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án. Trường hợp đủ điều kiện và căn cứ đặc thù của dự án, gói thầu có thể bao gồm các nội dung công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt (nhiều lô), trong kế hoạch đấu thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

2. Giá gói thầu

a) Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan;

b) Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá trung bình theo thống kê các dự án đã thực hiện liên quan của ngành trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư của các dự án thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành; sơ bộ tổng mức đầu tư;

c) Trường hợp gói thầu gồm nhiều lô thì nêu rõ giá trị ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

3. Nguồn vốn

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ vốn và cơ cấu nguồn vốn (ngoài nước, trong nước).

4. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu

Nêu hình thức lựa chọn nhà thầu (nêu rõ trong nước, quốc tế, sơ tuyển, mời quan tâm, lựa chọn tư vấn cá nhân, nếu có) theo quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng; phương thức đấu thầu theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu.

5. Thời gian lựa chọn nhà thầu

Nêu thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu để bảo đảm tiến độ của gói thầu. Thời gian lựa chọn nhà thầu được tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian lựa chọn nhà thầu được tính từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm đến ngày ký kết hợp đồng.

6. Hình thức hợp đồng

Tùy theo tính chất của gói thầu, xác định các hình thức hợp đồng áp dụng đối với hợp đồng cho gói thầu theo quy định từ Điều 49 đến Điều 53 của Luật Đấu thầu và Điều 107 của Luật Xây dựng. Trường hợp trong một gói thầu có nhiều công việc tương ứng với nhiều hình thức hợp đồng thì hợp đồng đối với gói thầu đó có thể bao gồm nhiều hình thức hợp đồng.

7. Thời gian thực hiện hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, bảo đảm việc thực hiện gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

Điều 11. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu

1. Trách nhiệm trình duyệt

Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức thẩm định; trường hợp trình kế hoạch đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư còn phải gửi cho bộ quản lý ngành để có ý kiến bằng văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt. Người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư, người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án chỉ định một đơn vị trực thuộc tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu trước khi phê duyệt.

2. Hồ sơ trình duyệt

a) Văn bản trình duyệt kế hoạch đấu thầu bao gồm những nội dung sau đây:

– Phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan tới chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

– Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng;

– Phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu bao gồm nội dung công việc và giá trị phần công việc tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng, kể cả các công việc như rà phá bom, mìn, vật nổ, xây dựng khu tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, bảo hiểm công trình, đào tạo; cơ sở của việc chia dự án thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 10 Nghị định này;

Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tư phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật sửa đổi và Nghị định này. Đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức chỉ định thầu hoặc do yêu cầu đặc biệt khác áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1 Điều 40 Nghị định này còn phải bảo đảm việc chỉ định thầu hiệu quả hơn so với đấu thầu rộng rãi bằng cách lượng hóa tính hiệu quả các yếu tố về kinh tế – xã hội và các yếu tố khác.

– Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu (nếu có): phải nêu nội dung và giá trị phần công việc còn lại của dự án.

Tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu và phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu (nếu có) không được vượt tổng mức đầu tư của dự án.

Trường hợp cần thiết phải lập kế hoạch đấu thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu thì trong văn bản trình duyệt vẫn phải bao gồm các nội dung như quy định tại khoản này.

b) Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt

Khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tư phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch đấu thầu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Điều 12. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu

1. Thẩm định kế hoạch đấu thầu

a) Thẩm định kế hoạch đấu thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định này;

b) Cơ quan, tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu phải lập báo cáo kết quả thẩm định trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 65 của Luật Đấu thầu trình người có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư; người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan, tổ chức thẩm định. Việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

Chương III

SƠ TUYỂN NHÀ THẦU

Điều 13. áp dụng sơ tuyển

1. Căn cứ tính chất, quy mô của gói thầu, có thể áp dụng sơ tuyển nhà thầu theo quy định tại khoản 7 Điều 2 của Luật sửa đổi nhằm chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu.

2. Việc sơ tuyển nhà thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu.

Điều 14. Trình tự thực hiện sơ tuyển

1. Lập hồ sơ mời sơ tuyển

Bên mời thầu lập hồ sơ mời sơ tuyển trình chủ đầu tư phê duyệt. Hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm thông tin chỉ dẫn về gói thầu và các yêu cầu sau đây đối với nhà thầu:

a) Yêu cầu về năng lực kỹ thuật;

b) Yêu cầu về năng lực tài chính;

c) Yêu cầu về kinh nghiệm.

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được xây dựng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và cần được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển, bao gồm tiêu chuẩn đối với từng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, về năng lực tài chính và về kinh nghiệm.

Đối với gói thầu xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng, trừ tổng thầu thiết kế, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển còn phải phù hợp với yêu cầu về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Thông báo mời sơ tuyển

Thông báo mời sơ tuyển (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) phải được đăng tải trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Hồ sơ mời sơ tuyển được cung cấp miễn phí cho các nhà thầu kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời sơ tuyển và được kéo dài đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự sơ tuyển (đóng sơ tuyển). Trường hợp bên mời thầu không phát hành hồ sơ mời sơ tuyển theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu nhận hồ sơ mời sơ tuyển sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 65 Nghị định này.

3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển

Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển.

Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự sơ tuyển do các nhà thầu nộp và quản lý theo quy định. Hồ sơ dự sơ tuyển được nộp theo đúng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển sẽ được mở công khai ngay sau thời điểm đóng sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến sau thời điểm đóng sơ tuyển là không hợp lệ và bị loại.

4. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển do bên mời thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển.

5. Trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển

Bên mời thầu chịu trách nhiệm trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả sơ tuyển

6. Thông báo kết quả sơ tuyển

Sau khi chủ đầu tư phê duyệt kết quả sơ tuyển, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả sơ tuyển đến các nhà thầu tham dự sơ tuyển và mời tất cả nhà thầu trúng sơ tuyển tham gia đấu thầu.

Chương IV

ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU THẦU HẠN CHẾ ĐỐI VỚI GÓI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN

MỤC 1: QUY TRÌNH ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI NHÀ THẦU LÀ TỔ CHỨC

Điều 15. Chuẩn bị đấu thầu

1. Lựa chọn danh sách ngắn

Tùy theo tính chất và điều kiện cụ thể của từng gói thầu, khi thực hiện đấu thầu rộng rãi, chủ đầu tư có thể thông báo mời thầu ngay theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này hoặc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn song phải được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Thủ tục lựa chọn danh sách ngắn được thực hiện bao gồm:

a) Đối với đấu thầu rộng rãi:

– Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời quan tâm bao gồm các nội dung yêu cầu về năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia; yêu cầu về kinh nghiệm;

– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ quan tâm được xây dựng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và cần được nêu trong hồ sơ mời quan tâm, bao gồm tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia; tiêu chuẩn về kinh nghiệm;

– Thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) phải được đăng tải trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác;

– Kể cả ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời quan tâm cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đến trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ quan tâm;

Trường hợp bên mời thầu không phát hành hồ sơ mời quan tâm theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu nhận hồ sơ mời quan tâm sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 65 Nghị định này;

– Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời quan tâm;

– Bên mời thầu đánh giá hồ sơ quan tâm do nhà thầu nộp theo tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn và trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách ngắn.

b) Đối với đấu thầu hạn chế:

Bên mời thầu xác định danh sách ngắn gồm tối thiểu 5 nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm (theo quy định tại Điều 19 của Luật Đấu thầu) và có nhu cầu tham gia đấu thầu trình chủ đầu tư phê duyệt.

2. Lập hồ sơ mời thầu

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

– Quyết định đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu liên quan;

– Kế hoạch đấu thầu được duyệt;

– Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế hoặc văn bản thoả thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn ODA;

– Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế hoặc các quy định khác liên quan.

Trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án căn cứ các văn bản liên quan để lập hồ sơ mời thầu trình người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt.

b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành; trong đó phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) làm căn cứ để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:

– Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;

– Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7 của Luật Đấu thầu;

– Nhà thầu tham gia gói thầu tư vấn xây dựng không bảo đảm điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

– Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;

– Đơn dự thầu không hợp lệ;

– Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định hoặc chào thầu theo nhiều mức giá;

– Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

– Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

– Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu và khoản 3, khoản 21 Điều 2 của Luật sửa đổi;

– Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.

Nhà thầu vi phạm chỉ một trong số các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp.

3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu

Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại khoản 19 Điều 2 của Luật sửa đổi trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định.

4. Mời thầu

a) Thông báo mời thầu:

Trường hợp không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, chủ đầu tư thực hiện đăng tải thông báo mời thầu (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

b) Gửi thư mời thầu:

Bên mời thầu gửi thư mời thầu tới các nhà thầu trong danh sách ngắn theo quy định tại khoản 1 Điều này. Nội dung thư mời thầu lập theo mẫu nêu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này. Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước, 7 ngày đối với đấu thầu quốc tế.

Điều 16. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, không yêu cầu kỹ thuật cao:

a) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật: sử dụng thang điểm (100, 1.000,…) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, bao gồm các nội dung sau đây:

– Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 10% – 20% tổng số điểm;

– Giải pháp và phương pháp luận đối với yêu cầu của gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 30% – 40% tổng số điểm;

– Nhân sự của nhà thầu để thực hiện gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 50% – 60% tổng số điểm.

Cần phải xác định mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật song không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm. Hồ sơ dự thầu có điểm về mặt kỹ thuật không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu thì đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.

b) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính:

Sử dụng thang điểm (100, 1.000,….) thống nhất với thang điểm về mặt kỹ thuật. Điểm tài chính đối với từng hồ sơ dự thầu được xác định như sau:

Điểm tài chính =
(của hồ sơ dự thầu đang xét)

 

P thấp nhất x (100, 1.000,…)

 

P đang xét

Trong đó:

– P thấp nhất: giá dự thầu thấp nhất sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trong số các nhà thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật;

– P đang xét: giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của hồ sơ dự thầu đang xét.

c) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:

– Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính, trong đó tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm và tỷ trọng điểm về mặt tài chính không được quy định cao hơn 30% tổng số điểm;

– Điểm tổng hợp đối với một hồ sơ dự thầu được xác định theo công thức sau:

Điểm tổng hợp = Đkỹ thuật x (K%) + Đtài chính x (G%)

Trong đó:

+ K%: tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật (quy định trong thang điểm tổng hợp);

+ G%: tỷ trọng điểm về mặt tài chính (quy định trong thang điểm tổng hợp);

+ Đkỹ thuật: là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt kỹ thuật theo quy định tại điểm a khoản này;

+ Đtài chính: là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt tài chính theo quy định tại điểm b khoản này.

2. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, có yêu cầu kỹ thuật cao:

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong đó mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 80% tổng số điểm về mặt kỹ thuật.

Điều 17. Tổ chức đấu thầu

1. Phát hành hồ sơ mời thầu

a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi (trường hợp không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn), cho các nhà thầu trong danh sách ngắn với giá bán theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Đối với nhà thầu liên danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu.

Trường hợp bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu mua hồ sơ mời thầu sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 65 Nghị định này.

b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật Đấu thầu.

2. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu

Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu xem xét đối với các trường hợp như sau:

– Đối với đấu thầu rộng rãi, chấp nhận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu;

– Đối với đấu thầu hạn chế, qua bước lựa chọn danh sách ngắn thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bên mời thầu xem xét và báo cáo chủ đầu tư quyết định việc chấp nhận hay không chấp nhận thay đổi tư cách của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu nhưng phải bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu.

3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Hồ sơ dự thầu được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ và bị loại. Bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp là không hợp lệ (trừ trường hợp làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu).

4. Sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu

Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị và bên mời thầu chỉ chấp thuận nếu nhận được văn bản đề nghị của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu; văn bản đề nghị rút hồ sơ dự thầu phải được gửi riêng biệt với hồ sơ dự thầu.

5. Mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật

a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu;

b) Bên mời thầu tiến hành mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng nhà thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:

– Kiểm tra niêm phong;

– Mở hồ sơ, đọc và ghi vào biên bản các thông tin chủ yếu sau đây:

+ Tên nhà thầu;

+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;

+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ;

+ Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ (nếu có);

+ Các thông tin khác liên quan.

Biên bản mở thầu cần được đại diện các nhà thầu, đại diện bên mời thầu, đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận.

Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.

Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu, theo nguyên tắc đánh giá được quy định tại Điều 28 của Luật Đấu thầu và trình tự đánh giá được quy định tại Điều 35 của Luật Đấu thầu, khoản 9 Điều 2 của Luật sửa đổi.

Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu theo quy định tại Điều 36 của Luật Đấu thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

1. Đánh giá sơ bộ

a) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:

– Tính hợp lệ của đơn dự thầu: đơn dự thầu phải được điền đầy đủ và có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo quy định trong văn bản thoả thuận liên danh;

– Tính hợp lệ của thoả thuận liên danh: trong thoả thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có);

– Có một trong các loại giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập; Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp; chứng chỉ chuyên môn phù hợp;

– Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất kỹ thuật;

– Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu.

b) Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) nêu trong hồ sơ mời thầu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định này.

2. Đánh giá chi tiết

a) Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, không yêu cầu kỹ thuật cao:

– Đánh giá về mặt kỹ thuật:

Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được quy định trong hồ sơ mời thầu. Chủ đầu tư phê duyệt danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật để thực hiện đánh giá về mặt tài chính.

– Đánh giá về mặt tài chính:

Mở công khai hồ sơ đề xuất tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật theo trình tự quy định tại điểm b khoản 5 Điều 17 Nghị định này. Biên bản mở hồ sơ đề xuất tài chính bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây:

+ Tên nhà thầu;

+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;

+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu;

+ Điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu đã đạt mức yêu cầu tối thiểu trở lên;

+ Các thông tin khác liên quan.

Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ sơ đề xuất tài chính của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá về mặt tài chính được tiến hành theo bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản gốc và bản chụp cũng như về niêm phong hồ sơ đề xuất tài chính. Việc đánh giá về mặt tài chính căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính nêu trong hồ sơ mời thầu.

– Đánh giá tổng hợp:

Đánh giá tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính theo tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp quy định trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt xếp thứ nhất và được mời vào đàm phán hợp đồng theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

b) Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, có yêu cầu kỹ thuật cao:

Đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật theo tiêu chuẩn đánh giá được nêu trong hồ sơ mời thầu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Hồ sơ dự thầu đạt số điểm về mặt kỹ thuật không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu thì đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật và được bên mời thầu xếp hạng để trình chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu xếp thứ nhất sẽ được mời đến để mở hồ sơ đề xuất tài chính và đàm phán hợp đồng theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

Điều 19. Đàm phán hợp đồng

1. Trên cơ sở quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu mời nhà thầu xếp thứ nhất đến đàm phán hợp đồng.

2. Nội dung đàm phán hợp đồng

a) Nhiệm vụ và phạm vi công việc chi tiết của nhà thầu tư vấn cần thực hiện;

b) Chuyển giao công nghệ và đào tạo;

c) Kế hoạch công tác và bố trí nhân sự;

d) Tiến độ;

đ) Giải quyết thay đổi nhân sự (nếu có);

e) Bố trí điều kiện làm việc;

g) Chi phí dịch vụ tư vấn;

h) Các nội dung khác (nếu cần thiết).

Trường hợp đàm phán hợp đồng không thành, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư để xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán.

Điều 20. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu

1. Trình duyệt, thẩm định kết quả đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Đấu thầu, khoản 11 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 71, Điều 72 Nghị định này.

2. Việc phê duyệt kết quả đấu thầu thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật Đấu thầu, khoản 12 Điều 2 của Luật sửa đổi. Đối với gói thầu thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kết quả đấu thầu.

3. Thông báo kết quả đấu thầu thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Đấu thầu, khoản 13 Điều 2 của Luật sửa đổi, cụ thể là ngay sau khi nhận được quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, bên mời thầu phải gửi văn bản thông báo kết quả đấu thầu tới các nhà thầu tham dự thầu, riêng đối với nhà thầu trúng thầu còn phải gửi kế hoạch thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

Điều 21. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

1. Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 42 và Chương III của Luật Đấu thầu, các khoản 14, khoản 16, khoản 17 Điều 2 của Luật sửa đổi và mục 2 Chương VI của Luật Xây dựng.

2. Trường hợp thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư xem xét hủy quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu trước đó và quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán hợp đồng theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, trong trường hợp đó phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu nếu cần thiết. Các bước công việc tiếp theo thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Nghị định này.

MỤC 2: QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU TƯ VẤN CÁ NHÂN

Điều 22. Lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân

Tùy theo tính chất, nội dung và phạm vi công việc tư vấn, chủ đầu tư xét thấy tư vấn cá nhân có thể đảm nhiệm được công việc một cách độc lập mà không cần phải nhiều chuyên gia hoặc sự hỗ trợ chuyên môn từ cá nhân hay tổ chức khác hoặc việc sử dụng tư vấn cá nhân là có lợi thì chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Việc lựa chọn tư vấn cá nhân được thực hiện theo quy trình sau đây:

1. Bên mời thầu xác định điều khoản tham chiếu và chuẩn bị dự thảo hợp đồng đối với vị trí tư vấn cần tuyển chọn. Chủ đầu tư phê duyệt điều khoản tham chiếu và xác định danh sách mời nhà thầu gồm tối thiểu 3 tư vấn cá nhân phù hợp với yêu cầu nêu trong điều khoản tham chiếu; trường hợp thực tế có ít hơn 3 tư vấn cá nhân thì chủ đầu tư xem xét, quyết định. Bên mời thầu gửi thư mời và điều khoản tham chiếu tới các nhà thầu tư vấn cá nhân để nộp hồ sơ lý lịch khoa học.

Nội dung điều khoản tham chiếu bao gồm:

a) Mô tả tóm tắt về dự án và công việc;

b) Yêu cầu về phạm vi, khối lượng, chất lượng và thời gian thực hiện công việc;

c) Yêu cầu về năng lực, trình độ của tư vấn;

d) Các điều kiện và địa điểm thực hiện công việc; các nội dung cần thiết khác (nếu có).

2. Bên mời thầu đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của tư vấn cá nhân đã được chủ đầu tư xác định theo điều khoản tham chiếu.

3. Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, điều khoản tham chiếu và thông tin khác liên quan, bên mời thầu tiến hành đàm phán với tư vấn cá nhân được đề nghị lựa chọn.

4. Căn cứ báo cáo của bên mời thầu, chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn và ký kết hợp đồng với tư vấn cá nhân được lựa chọn.

Chương V

ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU THẦU HẠN CHẾ ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP

MỤC 1: ĐẤU THẦU MỘT GIAI ĐOẠN

Điều 23. Chuẩn bị đấu thầu

1. Sơ tuyển nhà thầu thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này.

2. Lập hồ sơ mời thầu

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

– Quyết định đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu liên quan;

– Kế hoạch đấu thầu được duyệt;

– Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt (đối với gói thầu xây lắp);

– Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; Điều ước quốc tế hoặc văn bản thoả thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn ODA;

– Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc các quy định khác liên quan.

b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

– Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Đối với các gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu khẳng định lại các thông tin đã kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển và cập nhật thông tin về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;

– Trường hợp gói thầu cần sử dụng lao động nước ngoài có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu, hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ, chuyên gia nước ngoài huy động để thực hiện gói thầu; nghiêm cấm sử dụng lao động nước ngoài thực hiện công việc mà lao động trong nước có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ;

– Hợp đồng mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật Đấu thầu. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn hiệu, catalô của một nhà sản xuất nào đó, hoặc hàng hóa từ một nước nào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về mặt kỹ thuật của hàng hóa thì phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” san nhãn hiệu, catalô hoặc xuất xứ nêu ra và quy định rõ khái niệm tương đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có tính năng sử dụng là tương đương với các hàng hóa đã nêu. Chỉ yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất trong trường hợp hàng hóa là đặc thù, phức tạp; trong trường hợp cần thiết, đối với hàng hóa thông thường, hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối;

– Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:

+ Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này;

+ Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu;

+ Nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp không đáp ứng điều kiện về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

+ Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ: có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, không đúng tên gói thầu, tên nhà thầu (trường hợp đối với nhà thầu liên danh theo quy định tại Điều 32 Nghị định này), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính);

+ Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;

+ Đơn dự thầu không hợp lệ;

+ Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

+ Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư;

+ Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

+ Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu và khoản 3, khoản 21 Điều 2 của Luật sửa đổi;

+ Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.

Nhà thầu vi phạm một trong các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp.

3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu

Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.

4. Mời thầu

a) Thông báo mời thầu

Đối với đấu thầu rộng rãi không có sơ tuyển, phải thực hiện đăng tải thông báo mời thầu (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

b) Gửi thư mời thầu

áp dụng đối với đấu thầu hạn chế và đấu thầu rộng rãi đã qua sơ tuyển. Bên mời thầu gửi thư mời thầu theo mẫu nêu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này tới nhà thầu trong danh sách ngắn. Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước, 7 ngày đối với đấu thầu quốc tế.

Điều 24. Quy định chung đối với tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật

1. Sử dụng phương pháp chấm điểm

a) Sử dụng thang điểm (100, 1.000, …) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật. Nội dung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp được nêu tại khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 Nghị định này. Mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật được quy định tùy theo tính chất của từng gói thầu nhưng phải bảo đảm không thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao không thấp hơn 80%;

Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (từ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) còn phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu cho từng nội dung công việc bảo đảm không thấp hơn 70% mức điểm tối đa của nội dung công việc tương ứng.

b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi đạt số điểm không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật.

Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi số điểm được đánh giá cho từng nội dung công việc không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu của nội dung công việc tương ứng và điểm tổng hợp của các nội dung không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật của cả gói thầu.

2. Sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”

a) Tiêu chuẩn đánh giá

Nội dung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp được nêu tại khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 Nghị định này. Tùy theo tính chất của gói thầu mà xác định mức độ yêu cầu đối với từng nội dung. Đối với các nội dung yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu, chỉ sử dụng tiêu chí “đạt” hoặc “không đạt”. Đối với các nội dung yêu cầu không cơ bản, ngoài tiêu chí “đạt” hoặc “không đạt”, được áp dụng thêm tiêu chí “chấp nhận được” nhưng không được vượt quá 30% tổng số các nội dung yêu cầu trong tiêu chuẩn đánh giá.

b) Hồ sơ dự thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cả nội dung yêu cầu cơ bản đều được đánh giá là “đạt”, các nội dung yêu cầu không cơ bản được đánh giá là “đạt” hoặc “chấp nhận được”.

Điều 25. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá, cụ thể như sau:

1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển, bao gồm:

a) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự tại Việt Nam và ở nước ngoài; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan tới gói thầu;

b) Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan tới gói thầu;

c) Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.

Các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại khoản này được sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu “đạt” cả 3 nội dung nêu tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và bao gồm các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng đối với hàng hóa nêu trong hồ sơ mời thầu, cụ thể:

a) Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất và các nội dung khác;

b) Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;

c) Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành;

d) Khả năng thích ứng về mặt địa lý;

đ) Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;

e) Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);

g) Các yếu tố khác về điều kiện thương mại, tài chính, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu có).

3. Nội dung xác định giá đánh giá

Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác dùng để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:

– Xác định giá dự thầu (Trường hợp có thư giảm giá thì thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 70 Nghị định này);

– Sửa lỗi;

– Hiệu chỉnh các sai lệch;

– Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) sang một đồng tiền chung (nếu có);

– Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:

+ Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; công suất, hiệu suất của máy móc thiết bị; mức tiêu hao điện năng, nguyên, nhiên vật liệu; chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng; tuổi thọ và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;

+ Điều kiện tài chính, thương mại;

+ Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);

+ Các yếu tố khác.

Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

Điều 26. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá, cụ thể như sau:

1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển, bao gồm:

a) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự ở Việt Nam, ở vùng địa lý và hiện trường tương tự;

b) Năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;

c) Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này phải căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.

Các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại khoản này được sử dụng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu “đạt” cả 3 nội dung nêu tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và bao gồm các nội dung về mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về hồ sơ thiết kế và tiên lượng kèm theo, cụ thể:

a) Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công;

Trừ những trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, trong hồ sơ mời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu. Trong trường hợp này, hồ sơ mời thầu cần nêu tiêu chuẩn đánh giá đối với đề xuất về biện pháp thi công khác đó của nhà thầu.

b) Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;

c) Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành;

d) Các biện pháp bảo đảm chất lượng;

đ) Tiến độ thi công;

e) Các nội dung khác (nếu có).

Tùy theo tính chất và điều kiện cụ thể của từng gói thầu mà sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” đối với các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật trên đây. Trường hợp cho phép nhà thầu chào phương án thay thế hoặc bổ sung để tìm kiếm những đề xuất sáng tạo của nhà thầu mang lại hiệu quả cao hơn cho gói thầu thì phải được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu và phải nêu rõ tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá đề xuất thay thế, bao gồm cả giá dự thầu.

Trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ đánh giá hồ sơ dự thầu đối với các gói thầu xây lắp có yêu cầu đơn giản về mặt kỹ thuật thì trong hồ sơ mời thầu có thể quy định việc đánh giá được tiến hành kết hợp đồng thời giữa việc xem xét về mặt kỹ thuật và giá dự thầu của nhà thầu với tiến độ thực hiện gói thầu do nhà thầu đề xuất.

3. Nội dung xác định giá đánh giá

Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác dùng để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:

– Xác định giá dự thầu (trường hợp có thư giảm giá, thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 70 Nghị định này);

– Sửa lỗi;

– Hiệu chỉnh các sai lệch;

– Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) sang một đồng tiền chung (nếu có);

– Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:

+ Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; chi phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;

+ Điều kiện tài chính, thương mại;

+ Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);

+ Các yếu tố khác.

Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

Điều 27. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế)

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) bao gồm tiêu chuẩn đánh giá đối với từng nội dung công việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định này.

Điều 28. Tổ chức đấu thầu

1. Phát hành hồ sơ mời thầu

a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu trong danh sách trúng sơ tuyển (trong trường hợp có sơ tuyển), các nhà thầu được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc các nhà thầu có nhu cầu tham gia đối với đấu thầu rộng rãi với mức giá bán hồ sơ mời thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Đối với nhà thầu liên danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu;

Trường hợp bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu mua hồ sơ mời thầu sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 65 Nghị định này.

b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật Đấu thầu.

2. Chuẩn bị, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu

Thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 17 Nghị định này.

Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu xem xét đối với các trường hợp như sau:

– Đối với đấu thầu rộng rãi, chấp nhận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu;

– Đối với đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi đã qua bước sơ tuyển, tùy từng trường hợp cụ thể mà bên mời thầu xem xét và báo cáo chủ đầu tư quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận sự thay đổi tư cách của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu nhưng phải bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu.

3. Mở thầu

a) Việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện của các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu;

b) Bên mời thầu tiến hành mở lần lượt hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu. Trình tự mở thầu được thực hiện như sau:

– Kiểm tra niêm phong hồ sơ dự thầu;

– Mở, đọc và ghi vào biên bản mở thầu các thông tin chủ yếu sau đây:

+ Tên nhà thầu;

+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;

+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu và giảm giá (nếu có);

+ Giá trị và thời hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu;

+ Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có);

+ Các thông tin khác liên quan.

Biên bản mở thầu cần được đại diện bên mời thầu, đại diện các nhà thầu, và đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận.

Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.

Điều 29. Đánh giá hồ sơ dự thầu

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu tiến hành theo tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu, theo nguyên tắc đánh giá quy định tại Điều 28 của Luật Đấu thầu và trình tự đánh giá quy định tại Điều 35 của Luật Đấu thầu, khoản 9 Điều 2 của Luật sửa đổi.

Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu theo quy định tại Điều 36 của Luật Đấu thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

1. Đánh giá sơ bộ

a) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:

– Tính hợp lệ của đơn dự thầu: đơn dự thầu phải được điền đầy đủ và có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo quy định trong văn bản thoả thuận liên danh;

– Tính hợp lệ của thoả thuận liên danh: trong thoả thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh; chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có);

– Có một trong các loại giấy tờ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư; quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp; Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất hoặc giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối (nếu có yêu cầu);

– Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;

– Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu;

– Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu.

b) Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định này;

c) Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển. Tùy theo điều kiện của từng gói thầu, việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu có thể được thực hiện tại bước đánh giá sơ bộ đối với tất cả các nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ, không vi phạm điều kiện tiên quyết hoặc việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm được thực hiện sau khi xác định giá đánh giá và phải được quy định trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu phải được đánh giá đạt yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định trong hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu mới được xem xét ở các bước tiếp theo.

2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu

a) Đánh giá về mặt kỹ thuật

Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được quy định trong hồ sơ mời thầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ về những nội dung chưa rõ, khác thường trong hồ sơ dự thầu. Chỉ những hồ sơ dự thầu được chủ đầu tư phê duyệt đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật mới được xác định giá đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Trong quá trình xem xét, phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể yêu cầu bên mời thầu đánh giá lại về mặt kỹ thuật đối với các hồ sơ dự thầu của nhà thầu có số điểm xấp xỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu song có giá dự thầu thấp và có khả năng mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

b) Xác định giá đánh giá

Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 3 Điều 26 Nghị định này.

3. Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá

Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất. Trường hợp chưa tiến hành sơ tuyển hoặc chưa đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu tại bước đánh giá sơ bộ thì sau khi chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo giá đánh giá, bên mời thầu tiến hành đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được xếp thứ nhất. Trường hợp năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp thứ nhất không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại và tiếp tục đánh giá năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu được xếp hạng tiếp theo.

Trong trường hợp gói thầu phức tạp, nếu thấy cần thiết thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư cho phép nhà thầu có hồ sơ dự thầu xếp thứ nhất vào thương thảo sơ bộ về hợp đồng để tạo thuận lợi cho việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng sau khi có kết quả trúng thầu.

Điều 30. Sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch

1. Sửa lỗi

Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:

a) Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác:

– Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Trường hợp đơn giá sai mà số lượng, khối lượng và thành tiền đúng thì lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá;

– Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá tổng hợp và bảng giá chi tiết thì lấy bảng giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi.

Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa lỗi.

b) Các lỗi khác:

– Cột thành tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng;

– Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá;

– Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì đây là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều này;

– Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng “,” (dấu phẩy) thay cho dấu “.” (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam;

– Trường hợp có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi;

– Trường hợp có khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số làm cơ sở pháp lý và thực hiện sửa lỗi số học (nếu có) theo quy định tại điểm a khoản này;

– Trường hợp có khác biệt giữa giá ghi trong đơn dự thầu (không kể giảm giá) và giá trong biểu giá tổng hợp thì căn cứ vào giá ghi trong biểu giá tổng hợp sau khi được hiệu chỉnh và sửa lỗi theo biểu giá chi tiết.

Sau khi sửa lỗi theo nguyên tắc trên, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu. Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp nhận sửa lỗi nêu trên. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại.

2. Hiệu chỉnh các sai lệch

Hiệu chỉnh các sai lệch là việc điều dưỡng những nội dung thiếu hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện như sau:

Trường hợp có những sai lệch về phạm vi cung cấp thì phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, phần chào thừa sẽ được trừ đi theo nguyên tắc nếu không thể tách ra trong giá dự thầu của nhà thầu đang tiến hành sửa sai lệch thì lấy mức giá chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức giá chào thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật. Trong trường hợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì tiến hành sửa sai lệch trên cơ sở lấy mức giá của nhà thầu này (nếu có) hoặc trong dự toán;

Điều 31. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

1. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Đấu thầu, khoản 10, khoản 11 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 2, khoản 3 Điều 20, Điều 71, Điều 72 Nghị định này.

2. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

a) Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 42 và Chương III của Luật Đấu thầu, khoản 14, khoản 16, khoản 17 Điều 2 của Luật sửa đổi và mục 2 Chương VI của Luật Xây dựng.

b) Trường hợp thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành, chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy kết quả đấu thầu trước đó và quyết định lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo trúng thầu để có cơ sở pháp lý mời vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trong trường hợp này, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu và bảo đảm dự thầu nếu cần thiết.

Điều 32. Bảo đảm dự thầu

1. Nhà thầu tham gia đấu thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo quy định tại Điều 27 của Luật Đấu thầu. Đối với nhà thầu liên danh khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ tổng thầu thiết kế) thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu theo một trong hai cách sau:

a) Từng thành viên trong liên danh thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng đảm bảo tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu của hồ sơ mời thầu; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì hồ sơ dự thầu của liên danh đó sẽ bị loại theo điều kiện tiên quyết nêu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp một thành viên trong liên danh vi phạm dẫn đến nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 27 của Luật Đấu thầu thì tất cả thành viên trong liên danh đều bị tịch thu bảo đảm dự thầu;

b) Các thành viên trong liên danh thoả thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng đảm bảo tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

2. Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính thì tính hợp lệ của thư bảo lãnh được xem xét theo quy định về phân cấp ký và phát hành thư bảo lãnh của từng ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

Điều 33. Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ

1. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá không quá 5 tỷ đồng, xây lắp hoặc gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ tổng thầu thiết kế) có giá không quá 8 tỷ đồng, việc đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế được thực hiện theo trình tự quy định tại mục 1 Chương V Nghị định này, nhưng trong hồ sơ mời thầu không cần nêu tiêu chuẩn đưa về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá, không cần xác định giá đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và không cần phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật trước khi tiến hành sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch. Nhà thầu sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;

b) Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;

c) Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”;

d) Có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất;

đ) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt quá gói thầu được duyệt.

2. Các mốc thời gian trong đấu thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ được thực hiện như sau:

a) Hồ sơ mời thầu được phát hành kể từ ngày thông báo mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu;

b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu. Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu là 3 ngày để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu;

c) Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 20 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có báo cáo về kết quả đấu thầu trình chủ đầu tư xem xét, quyết định.

3. Đối với gói thầu quy mô nhỏ, giá trị bảo đảm dự thầu là 1% giá gói thầu và giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% giá hợp đồng.

Điều 34. Quy định về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm, kiểm toán và lựa chọn đối tác đầu tư

1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm được thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.

2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu kiểm toán được thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn.

3. Quy trình đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện dự án quy định tại Điều 54 của Luật Đầu tư được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

MỤC 2. ĐẤU THẦU HAI GIAI ĐOẠN

Điều 35. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn I

1. Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này.

2. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn I

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 Nghị định này;

b) Hồ sơ mời thầu giai đoạn I có nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định này nhưng không yêu cầu nhà thầu đề xuất về giá dự thầu và không yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu.

3. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.

4. Việc mời thầu giai đoạn I thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định này.

Điều 36. Tổ chức đấu thầu giai đoạn I

1. Phát hành hồ sơ mời thầu

a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu trong danh sách ngắn hoặc các nhà thầu có nhu cầu tham gia đối với đấu thầu rộng rãi với mức giá bán hồ sơ mời thầu quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Đối với nhà thầu liên danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu;

b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật Đấu thầu.

2. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu giai đoạn I

Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ và bị loại.

3. Mở thầu

Việc mở thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này. Biên bản mở thầu không bao gồm các thông tin về giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.

4. Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn I

Căn cứ các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà thầu nhằm chuẩn xác yêu cầu về mặt kỹ thuật của gói thầu. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản để có cơ sở hình thành hồ sơ mời thầu giai đoạn II.

Điều 37. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn II

1. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn II

Trong hồ sơ mời thầu giai đoạn II, cần xác định rõ chi tiết các yêu cầu về mặt kỹ thuật, yêu cầu về tài chính (bao gồm giá dự thầu), thương mại cũng như yêu cầu về biện pháp bảo đảm dự thầu.

Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn II được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.

2. Tổ chức đấu thầu

Hồ sơ mời thầu giai đoạn II được bán cho các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn I với mức giá quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Việc tổ chức đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

Điều 38. Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn II

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn II được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.

Điều 39. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.

Chương VI

CHỈ ĐỊNH THẦU

Điều 40. Các trường hợp được chỉ định thầu và điều kiện áp dụng

1. Gói thầu có giá trong hạn mức được chỉ định thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi bao gồm:

a) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 3 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu không quá 2 tỷ đồng, gói thầu xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu, dự án cải tạo sửa chữa lớn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu;

b) Gói thầu mua sắm tài sản có giá không quá 100 triệu đồng để duy trì hoạt động thường xuyên quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật Đấu thầu.

Trường hợp không cần thiết chỉ định thầu thì tổ chức đấu thầu theo quy định.

2. Ngoài các trường hợp được chỉ định thầu quy định tại Điều 20 của Luật Đấu thầu, Điều 101 của Luật Xây dựng, khoản 1 Điều này, gói thầu bí mật quốc gia, cấp bách vì lợi ích quốc gia và các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và điểm đ khoản 1 Điều 101 của Luật Xây dựng bao gồm:

a) Gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia cần chỉ định thầu để đảm bảo yêu cầu về bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật về bảo mật;

b) Gói thầu cần kiểm tra ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề, bao gồm:

– Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

– Gói thầu xử lý sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải làm ngay;

– Gói thầu phục vụ việc di dân vùng sạt lở hoặc phòng, chống bão, lụt trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản;

– Gói thầu xử lý sự cố công trình trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản.

c) Gói thầu dịch vụ tư vấn lập, đánh giá báo cáo chiến lược, quy hoạch, gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp chỉ có một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu;

d) Tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn được bảo hộ quyền tác giả, được chỉ định để thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định;

đ) Gói thầu dịch vụ tư vấn về công nghệ thông tin để nâng cấp, mở rộng phần mềm mà trước đó đã được cung cấp từ một nhà thầu và nhà thầu khác không thể cung cấp do cần đảm bảo tính tương thích về mặt công nghệ với phần mềm trước;

e) Gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

g) Gói thầu di dời các công trình công cộng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng mà chỉ có một đơn vị được thực hiện do yêu cầu đặc biệt chuyên ngành;

h) Gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

i) Đối với gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn: trường hợp cộng đồng dân cư địa phương có thể đảm nhiệm thì giao cho người dân ở địa phương đó thực hiện; trường hợp có nhiều tổ chức đoàn thể tại địa phương có nhu cầu tham gia thì lựa chọn tổ chức đoàn thể đề xuất phương án thực hiện hiệu quả nhất;

k) Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Điều kiện áp dụng chỉ định thầu

Khi thực hiện chỉ định thầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây, trừ gói thầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu;

a) Có quyết định đầu tư, trừ gói thầu quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều này;

b) Có kế hoạch đấu thầu được duyệt;

c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu. Không quy định nhà thầu ứng vốn để thực hiện gói thầu là điều kiện để chỉ định thầu;

d) Có dự toán được duyệt theo quy định;

đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng đảm bảo không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

e) Có thời gian thực hiện hợp đồng không quá 18 tháng

Đối với gói thầu di dời công trình công cộng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng để góp phần đẩy nhanh tiến độ cho một số dự án đặc biệt quan trọng và cấp bách, chủ đầu tư có thể xem xét phát hành hồ sơ yêu cầu trên cơ sở phương án, biện pháp thi công và dự toán được duyệt.

Điều 41. Quy trình chỉ định thầu

1. Quy trình chỉ định thầu thông thường đối với một gói thầu (trừ gói thầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này), bao gồm:

a) Lập và phê duyệt hồ sơ yêu cầu

Hồ sơ yêu cầu do bên mời thầu lập không cần nêu tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn; không cần nêu các yếu tố để xác định giá đánh giá đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế). Căn cứ quy mô, tính chất của từng gói thầu mà đưa ra yêu cầu cụ thể trong hồ sơ yêu cầu song cần bảo đảm có các nội dung sau đây:

– Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực, số lượng chuyên gia; kinh nghiệm của nhà thầu; yêu cầu về nội dung, phạm vi và chất lượng công việc; yêu cầu về thời gian và địa điểm thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác;

– Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ tổng thầu thiết kế): yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực; yêu cầu về mặt kỹ thuật như số lượng hàng hóa, phạm vi, khối lượng công việc, tiêu chuẩn và giải pháp kỹ thuật, chất lượng công việc, thời gian thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác; không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu.

Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu.

Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu được nhận hồ sơ yêu cầu.

b) Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu đã được chủ đầu tư xác định. Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất trên cơ sở hồ sơ yêu cầu, bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, thương mại;

c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu.

Bên mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu theo yêu cầu trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có thể mời nhà thầu đến đàm phán, giải thích, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện của hồ sơ yêu cầu.

Nhà thầu được đề nghị trúng chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Có đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ yêu cầu;

– Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá;

– Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán được duyệt cho gói thầu.

d) Trình, thẩm định về phê duyệt kết quả chỉ định thầu

Trên cơ sở báo cáo kết quả chỉ định thầu và báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu.

đ) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

Trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, bên mời thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu để chủ đầu tư ký kết hợp đồng.

2. Quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc và giá gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho một nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng;

b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để ký kết hợp đồng;

c) Sau khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu.

3. Đối với các gói thầu thuộc trường hợp sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu thì việc chỉ định thầu không phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chỉ định thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó và nhà thầu phải tiến hành các thủ tục xác định khối lượng và giá trị công việc để hai bên ký kết hợp đồng làm cơ sở cho việc thực hiện và thanh toán.

4. Trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án tiến hành việc lập và phê duyệt dự toán theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi, phê duyệt hồ sơ yêu cầu và kết quả chỉ định thầu.

Chương VII

CÁC HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU KHÁC

Điều 42. Mua sắm trực tiếp

Việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp giải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 21 của Luật Đấu thầu đối với hợp đồng đã ký với nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. Thời hạn 6 tháng được tính từ khi ký kết hợp đồng gốc đến khi kết quả mua sắm trực tiếp được phê duyệt.

Quy trình mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau:

1. Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu để làm cơ sở cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất.

2. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo các nội dung sau:

a) Kiểm tra các nội dung về mặt kỹ thuật và đơn giá;

b) Cập nhật năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;

c) Đánh giá tiến độ thực hiện;

d) Các nội dung khác (nếu có).

3. Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp.

Trên cơ sở báo cáo kết quả mua sắm trực tiếp, báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp.

Điều 43. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa

Việc áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 22 của Luật Đấu thầu.

Quy trình chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa được thực hiện như sau:

1. Hồ sơ yêu cầu

Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu. Hồ sơ yêu cầu bao gồm yêu cầu về mặt kỹ thuật như số lượng, tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật, thời hạn cung cấp hàng hóa, thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất, thời điểm nộp hồ sơ đề xuất, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu. Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu.

2. Tổ chức chào hàng

a) Bên mời thầu thông báo mời chào hàng trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu để các nhà thầu quan tâm tham dự. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời chào hàng;

b) Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu tới trước thời điểm kết thúc thời hạn nộp hồ sơ đề xuất cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia để bảo đảm nhận được tối thiểu 3 hồ sơ đề xuất từ 3 nhà thầu khác nhau. Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 5 ngày;

c) Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc bằng fax. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất;

d) Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp hồ sơ đề xuất, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các hồ sơ đề xuất gồm các nội dung như: tên nhà thầu, giá chào, điều kiện hậu mãi, thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.

3. Đánh giá các hồ sơ đề xuất

a) Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu về mặt kỹ thuật. Hồ sơ đề xuất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật khi tất cả yêu cầu về mặt kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;

b) Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về mặt kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn.

4. Phê duyệt kết quả chào hàng và ký kết hợp đồng

a) Trên cơ sở báo cáo kết quả chào hàng do bên mời thầu trình, báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả chào hàng;

b) Bên mời thầu thông báo kết quả chào hàng bằng văn bản cho tất cả các nhà thầu tham gia nộp hồ sơ đề xuất và tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn để chủ đầu tư ký kết hợp đồng.

Điều 44. Tự thực hiện

Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 23 của Luật Đấu thầu và điểm a khoản 1 của các Điều 41, Điều 50, Điều 57, Điều 75, Điều 89 và điểm b khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng và theo quy định cụ thể như sau:

1. Chủ đầu tư phải bảo đảm có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện toàn bộ công việc thuộc gói thầu và phải bảo đảm việc tự thực hiện của chủ đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn so với việc lựa chọn nhà thầu khác để thực hiện gói thầu cũng như phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập) phù hợp với yêu cầu của gói thầu;

b) Đủ nhân lực chủ chốt, cán bộ, công nhân kỹ thuật sử dụng cho gói thầu thuộc chủ đầu tư (trừ lao động phổ thông); đủ máy móc, thiết bị dùng để thi công gói thầu và phải thuộc sở hữu của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư phải chứng minh được khả năng huy động được máy móc, thiết bị dùng cho gói thầu đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.

2. Chủ đầu tư lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

a) Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định các nội dung công việc phải được giám sát khi thực hiện, chủ đầu tư phải lựa chọn tư vấn giám sát theo quy định; trong trường hợp không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa theo quy định của pháp luật hiện hành liên quan, gói thầu có giá trị nhỏ dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư phải thực hiện giám sát cộng đồng theo quy định của pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng;

b) Trường hợp áp dụng hình thức tự thực hiện đối với các gói thầu cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất không bắt buộc phải thuê tư vấn giám sát.

Chủ đầu tư phải cung cấp các hồ sơ cần thiết để nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Nhà thầu tư vấn giám sát có nhiệm vụ sau đây:

a) Giám sát việc thực hiện gói thầu của chủ đầu tư theo đúng phương án, giải pháp thực hiện mà chủ đầu tư đã đưa ra;

b) Kiểm tra các loại hàng hóa, vật tư, thiết bị dùng cho gói thầu;

c) Nghiệm thu khối lượng công việc do chủ đầu tư thực hiện làm cơ sở cho việc thanh toán.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu chủ đầu tư bị phát hiện chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền cao hơn 10% giá trị tự thực hiện thì chủ đầu tư bị đánh giá là không đủ năng lực tự thực hiện gói thầu và vi phạm khoản 14 Điều 12 của Luật Đấu thầu.

Điều 45. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

1. Căn cứ vào tính chất đặc thù của gói thầu mà không thể áp dụng được hoặc không đủ điều kiện áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định từ Điều 18 đến Điều 23 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng, chủ đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phương án lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành để có ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Trường hợp có đặc thù về đấu thầu quy định ở luật khác thì thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật đó.

Điều 46. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng

Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn đối với gói thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng thông qua thi tuyển hoặc tuyển chọn quy định tại khoản 3 Điều 97 của Luật Xây dựng, khoản 6 Điều 1 của Luật sửa đổi được thực hiện theo quy định tại Điều 102 của Luật Xây dựng.

Chương VIII

QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG

Điều 47. Thành phần hợp đồng

1. Thành phần hợp đồng bao gồm các tài liệu hình thành nên hợp đồng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư và nhà thầu. Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:

a) Văn bản hợp đồng (kèm theo Phụ lục gồm biểu giá và các nội dung khác nếu có);

b) Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

c) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Điều kiện cụ thể của hợp đồng (nếu có);

đ) Điều kiện chung của hợp đồng (nếu có);

e) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các văn bản làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn (nếu có);

g) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (nếu có);

h) Các tài liệu kèm theo khác (nếu có).

2. Đối với hợp đồng xây lắp, biểu giá phải được xây dựng trên cơ sở biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn căn cứ theo các hạng mục chi tiết nêu trong bảng tiên lượng của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu.

Trường hợp được chủ đầu tư cho phép bổ sung, điều chỉnh khối lượng công việc trước khi ký kết hợp đồng thì biểu giá còn bao gồm khối lượng công việc bổ sung, điều chỉnh này.

3. Trường hợp ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định này, phụ lục bổ sung hợp đồng sẽ là một thành phần của hợp đồng.

Điều 48. Hình thức hợp đồng trọn gói

1. Nguyên tắc thanh toán đối với hình thức hợp đồng trọn gói được quy định tại Điều 49 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

a) Giá hợp đồng không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng theo thoả thuận trong hợp đồng (là những tình huống thực tiễn xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của chủ đầu tư, nhà thầu, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của chủ đầu tư, nhà thầu, như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch, cấm vận). Việc thanh toán được thực hiện nhiều lần hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu cho đến khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng. Trường hợp bất khả kháng thì thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng (nếu có);

Đối với hợp đồng theo hình thức trọn gói thuộc gói thầu gồm hai hoặc nhiều phần công việc như lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật thì trong hợp đồng cần quy định phương thức thanh toán cho từng phần, trong đó quy định cụ thể: trong trường hợp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi không được phê duyệt thì nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; trong trường hợp báo cáo nghiên cứu khả thi không được phê duyệt thì nhà thầu chỉ được thanh toán cho công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Đối với nhà thầu được lựa chọn thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu trừ hình thức chỉ định thầu, việc thanh toán phải căn cứ vào giá hợp đồng và các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng, không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác.

2. Đối với công việc xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt, nếu nhà thầu (bao gồm cả nhà thầu được chỉ định thầu) hoặc bên mời thầu phát hiện bảng khối lượng công việc bóc tách từ thiết kế chưa chính xác, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc bổ sung khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế. Đối với công việc xây lắp này, sau khi hợp đồng theo hình thức trọn gói được ký kết, khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng) không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu. Việc thanh toán cho nhà thầu được tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp có thất thoát xảy ra (do tính toán sai số lượng, khối lượng công việc) thì cá nhân, tổ chức thuộc chủ đầu tư làm sai có trách nhiệm đền bù và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, lập dự toán có quy định về việc xử lý đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc thì chủ đầu tư được đền bù theo thoả thuận trong hợp đồng với nhà thầu tư vấn này.

Điều 49. Hình thức hợp đồng theo đơn giá

Nguyên tắc thanh toán đối với hình thức theo đơn giá được quy định tại Điều 50 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

1. Giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được điều chỉnh nêu trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện.

2. Đối với công việc xây lắp, trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần khối lượng thực tế đã thực hiện. Trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế nhiều hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu được thanh toán cho phần chênh lệch khối lượng công việc này.

Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.

3. Việc thanh toán phải căn cứ vào điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng. Chủ đầu tư, cơ quan thanh toán khi tiến hành thanh toán cho nhà thầu cần tuân thủ quy định tại Điều 53 Nghị định này.

Điều 50. Hình thức hợp đồng theo thời gian

Việc thanh toán cho nhà thầu đối với hình thức theo thời gian được thực hiện như sau:

1. Mức thù lao cho chuyên gia là chi phí cho chuyên gia, được tính bằng cách lấy lương cơ bản và các chi phí liên quan do chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận được nêu trong hợp đồng hoặc được điều chỉnh theo Điều 57 của Luật Đấu thầu và khoản 17 Điều 2 của Luật sửa đổi nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ).

2. Các khoản chi phí ngoài chi phí cho chuyên gia quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc và các chi phí khác thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng. Đối với mỗi khoản chi phí này, trong hợp đồng cần quy định rõ phương thức thanh toán: thanh toán theo thực tế dựa vào hóa đơn, chứng từ hợp lệ do nhà thầu xuất trình, thanh toán trên cơ sở đơn giá thoả thuận trong hợp đồng.

Điều 51. Hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm

Giá hợp đồng được tính theo phần trăm giá trị của công trình hoặc khối lượng công việc. Khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng, chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu số tiền bằng tỷ lệ phần trăm được xác định trong hợp đồng nhân với giá trị công trình hoặc khối lượng công việc đã hoàn thành.

Điều 52. Điều chỉnh giá hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng

1. Điều chỉnh giá hợp đồng

a) Việc điều chỉnh giá hợp đồng áp dụng đối với hình thức theo đơn giá, hình thức theo thời gian. Trong hợp đồng cần phải quy định rõ nội dung điều chỉnh, phương pháp và thời gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh giá;

Việc điều chỉnh giá được thực hiện thông qua điều chỉnh khối lượng công việc quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định này; điều chỉnh đơn giá hoặc điều chỉnh giá hợp đồng do trượt giá.

b) Phương pháp điều chỉnh giá quy định trong hợp đồng phải bảo đảm phù hợp với tính chất công việc nêu trong hợp đồng. Các cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với nội dung công việc. Trong hợp đồng cần quy định sử dụng báo giá, hoặc chỉ số giá của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, trung ương hoặc cơ quan chuyên ngành độc lập của nước ngoài ban hành đối với các chi phí có nguồn gốc từ nước ngoài;

c) Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhà nước kiểm soát (do Nhà nước định giá) biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng mà trong hợp đồng thoả thuận có điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 57 của Luật Đấu thầu theo nguyên tắc áp dụng giá mới đối với những phần công việc được thực hiện vào thời điểm có biến động giá theo công bố giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Trường hợp nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật Đấu thầu.

2. Điều chỉnh hợp đồng

Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài quy định trong hợp đồng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc tổng mức đầu tư (đối với công việc xây lắp áp dụng hình thức trọn gói là ngoài khối lượng công việc phải thực hiện theo thiết kế, đối với công việc xây lắp áp dụng hình thức theo đơn giá là ngoài khối lượng công việc trong hợp đồng), thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của Luật Đấu thầu và khoản 17 Điều 2 của Luật sửa đổi. Trường hợp bổ sung công việc phát sinh thì chủ đầu tư và nhà thầu phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng theo nguyên tắc sau đây:

– Trường hợp khối lượng công việc phát sinh này nhỏ hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hoạt động mà đã có đơn giá trong hợp đồng thì sử dụng đơn giá đã ghi trong hợp đồng để thanh toán;

– Trường hợp khối lượng công việc phát sinh này từ 20% khối lượng công việc tương ứng trở lên ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất xác định đơn giá mới theo các nguyên tắc quy định trong hợp đồng về đơn giá các khối lượng phát sinh.

Đối với phần công việc xây lắp, trước khi ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng cần phê duyệt dự toán đối với khối lượng công việc phát sinh theo quy định của pháp luật.

Điều 53. Hồ sơ thanh toán

Hồ sơ thanh toán được quy định trong hợp đồng bao gồm:

1. Đối với phần công việc xây lắp áp dụng hình thức theo đơn giá:

a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);

b) Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);

c) Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đã được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng;

d) Đề nghị thanh toán của nhà thầu, trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và giá trị hoàn thành, giá trị tăng (giảm) so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn thanh toán.

2. Đối với phần công việc xây lắp áp dụng hình thức trọn gói:

a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có). Biên bản xác nhận khối lượng này là xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, công việc của công trình phù hợp với thiết kế mà không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết;

b) Các tài liệu khác theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này.

3. Đối với công việc mua sắm hàng hóa:

Tùy tính chất của hàng hóa để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.

4. Đối với công việc áp dụng hình thức theo thời gian và hình thức theo tỷ lệ phần trăm:

Tùy tính chất của công việc tư vấn để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như biên bản nghiệm thu kết quả của công việc tư vấn, tài liệu xác nhận tiến độ thực hiện hợp đồng và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.

Đối với công việc xây lắp và công việc mua sắm hàng hóa, trừ trường hợp điều khoản điều chỉnh giá hợp đồng quy định rõ chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận áp dụng đơn giá nêu trong hóa đơn đầu vào (đối với yếu tố như máy móc, vật tư, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác) làm căn cứ điều chỉnh giá, việc yêu cầu nhà thầu xuất trình hóa đơn đầu vào chỉ nhằm xác định xuất xứ và các thông tin liên quan khác mà không căn cứ đơn giá nêu trong hóa đơn đầu vào để thanh toán cho nhà thầu. Việc thanh toán phải căn cứ vào giá hợp đồng và các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng đảm bảo không được vượt giá hợp đồng, không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá, trừ trường hợp đối với nhà thầu được chỉ định thầu.

Chương IX

PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT TRONG ĐẤU THẦU

Điều 54. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ

1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư:

a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (trong đó bao gồm hình thức lựa chọn nhà thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu đã được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1, khoản 2 Điều 40 Nghị định này);

b) Giải quyết hoặc ủy quyền giải quyết kiến nghị trong đấu thầu;

c) Xử lý hoặc ủy quyền xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.

2. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt gói thầu cần áp dụng hình thức chỉ định thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại điểm k khoản 2 Điều 40 Nghị định này.

3. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 24 của Luật Đấu thầu.

Điều 55. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư mà mình không phải là chủ đầu tư:

a) Có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch đấu thầu theo yêu cầu;

b) Thực hiện các công việc khác về đấu thầu theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (trong đó bao gồm hình thức lựa chọn nhà thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu đã được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1, khoản 2 (trừ trường hợp quy định tại điểm k) Điều 40 Nghị định này);

b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền.

3. Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:

a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

Điều 56. Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã, thị trấn, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương

1. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (trong đó bao gồm hình thức lựa chọn nhà thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu đã được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1, khoản 2 (trừ trường hợp quy định tại điểm k) Điều 40 Nghị định này);

b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền.

2. Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:

a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

3. Thực hiện các công việc về đấu thầu theo ủy quyền của cấp trên.

Điều 57. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp

1. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (trong đó bao gồm hình thức thức lựa chọn nhà thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu đã được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1, khoản 2 (trừ trường hợp quy định tại điểm k) Điều 40 Nghị định này);

b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền.

2. Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:

a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và theo ủy quyền.

Điều 58. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh

1. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (trong đó bao gồm hình thức lựa chọn nhà thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu đã được sửa đổi tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và khoản 1, khoản 2 (trừ trường hợp quy định tại điểm k) Điều 40 Nghị định này);

b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền.

2. Đối với dự án do mình thực hiện chức năng chủ đầu tư:

a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau:

a) Kế hoạch đấu thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

b) Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu quy định tại điểm k khoản 2 Điều 40 Nghị định này;

c) Phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau:

a) Kế hoạch đấu thầu đối với các dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đầu tư;

b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (khi có yêu cầu), kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là chủ đầu tư.

3. Cơ quan, tổ chức được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp giao nhiệm vụ tổ chức thẩm định thực hiện thẩm định các nội dung sau:

a) Kế hoạch đấu thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp;

b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (khi có yêu cầu), kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương, doanh nghiệp là chủ đầu tư.

4. Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã.

5. Bộ phận giúp việc liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị trấn, phường, xã, thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

6. Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình việc tổ chức thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.

Chương X

GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ TRONG ĐẤU THẦU

Điều 60. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị

1. Kiến nghị phải là của nhà thầu tham gia đấu thầu.

2. Đơn kiến nghị phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu, được đóng dấu (nếu có).

3. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị trong thời gian quy định tại khoản 3 Điều 72 của Luật Đấu thầu.

4. Nội dung kiến nghị đó chưa từng được nhà thầu đưa trong nội dung đơn kiện ra Tòa án.

5. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu khi gửi tới người có thẩm quyền, nhà thầu phải nộp một khoản chi phí theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn nêu trong hồ sơ mời thầu; trường hợp nhà thầu có kiến nghị được kết luận là đúng thì chi phí do nhà thầu nộp sẽ được hoàn trả bởi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên đới.

Điều 61. Giải quyết kiến nghị

1. Thời gian giải quyết kiến nghị quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu được tính từ ngày bộ phận hành chính của người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị.

2. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị trong trường hợp kiến nghị của nhà thầu không đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 60 Nghị định này.

3. Nhà thầu được quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị nhưng phải bằng văn bản.

Điều 62. Hội đồng tư vấn

1. Chủ tịch Hội đồng tư vấn

a) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp Trung ương là đại diện có thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp Trung ương có trách nhiệm tư vấn về kiến nghị liên quan đến gói thầu do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp phê duyệt hoặc trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;

b) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn cấp bộ) là đại diện có thẩm quyền của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về đấu thầu thuộc các cơ quan này. Hội đồng tư vấn cấp bộ có trách nhiệm tư vấn về kiến nghị đối với tất cả các gói thầu thuộc dự án do cấp bộ quyết định đầu tư hoặc quản lý theo ngành, trừ gói thầu quy định tại điểm a khoản này;

c) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp địa phương là đại diện có thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp địa phương có trách nhiệm tư vấn về kiến nghị đối với tất cả các gói thầu thuộc dự án do địa phương quyết định đầu tư hoặc quản lý, trừ gói thầu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thành viên Hội đồng tư vấn

Tùy theo tính chất của từng gói thầu và trong trường hợp cần thiết, ngoài các thành viên quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật Đấu thầu, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có thể mời thêm các cá nhân tham gia với tư cách là thành viên của Hội đồng tư vấn. Thành viên Hội đồng tư vấn không được là thân nhân (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) của người ký đơn kiến nghị, của các cá nhân trực tiếp tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu thuộc bên mời thầu, thuộc chủ đầu tư, của các cá nhân trực tiếp thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và của người ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

3. Hoạt động của Hội đồng tư vấn

a) Chủ tịch Hội đồng tư vấn ra quyết định thành lập Hội đồng trong thời hạn tối đa là 5 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu. Hội đồng tư vấn hoạt động theo từng vụ việc;

b) Hội đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có Báo cáo kết quả làm việc trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định; từng thành viên được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.

4. Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn

a) Bộ phận thường trực giúp việc là cơ quan, tổ chức được giao công tác thẩm định trong đấu thầu nhưng không gồm các cá nhân tham gia trực tiếp thẩm định gói thầu mà nhà thầu có kiến nghị;

b) Bộ phận thường trực giúp việc thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định; tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà thầu có kiến nghị nộp theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Nghị định này.

Chương XI

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU

Điều 63. Nguyên tắc và thẩm quyền xử lý vi phạm

1. Nguyên tắc xử lý vi phạm

a) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo một hoặc các hình thức sau đây: cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật Đấu thầu, khoản 21 Điều 2 của Luật sửa đổi; hủy, đình chỉ cuộc thầu hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại khoản 18 Điều 2 của Luật sửa đổi. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

b) Nguyên tắc, thủ tục xử lý vi phạm, thủ tục thi hành quyết định xử phạt được thực hiện theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định xử phạt phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và các cơ quan, tổ chức liên quan. Quyết định xử phạt phải gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp và xử lý theo quy định của pháp luật;

d) Quyết định xử phạt được thực hiện ở bất kỳ địa phương, ngành nào đều có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước và trong tất cả các ngành;

đ) Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm pháp luật về đấu thầu có quyền khởi kiện ra Toà án.

2. Thẩm quyền xử lý vi phạm

a) Người có thẩm quyền có trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu đối với các dự án do mình quyết định đầu tư theo quy định tại khoản 18 Điều 2 của Luật sửa đổi. Trường hợp người có thẩm quyền vi phạm pháp luật về đấu thầu thì việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi việc xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu và quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân có từ ba hành vi vi phạm trở lên bị cảnh cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 65 Nghị định này trong trường hợp không cùng người có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Điều 64. Hình thức phạt tiền

Tùy theo mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 75 của Luật Đấu thầu sẽ bị phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Điều 65. Hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu

Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu, cụ thể như sau:

1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 6 tháng đến 1 năm đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật Đấu thầu;

b) Vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

Tổ chức, cá nhân lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng trong đó nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa cụ thể trong hồ sơ mời thầu.

c) Cá nhân thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định đấu thầu vi phạm quy định tại khoản 9 Điều 12 của Luật Đấu thầu;

d) Vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 12 của Luật Đấu thầu;

đ) Vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

Người có thẩm quyền cho phép chia dự án thành các gói thầu trái với quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu thầu để thực hiện chỉ định thầu hoặc tạo cơ hội cho số ít nhà thầu tham dự thầu.

e) Vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

Chủ đầu tư, bên mời thầu chấp nhận và đề nghị trúng thầu đối với nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp cho gói thầu thuộc dự án mà nhà thầu này trước đó đã cung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với: gói thầu EPC, gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế và thi công, tổng thầu chìa khóa trao tay.

g) Vi phạm quy định tại khoản 10 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

Cá nhân trực tiếp tham gia tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu, thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cá nhân trực tiếp tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc cơ quan, tổ chức thẩm định và người ký quyết định về kết quả lựa chọn nhà thầu không rút khỏi công việc được phân công khi người ký đơn dự thầu là người thân của mình (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột).

h) Vi phạm quy định tại khoản 11 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

Tổ chức, cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý tài chính, ngân hàng, cơ quan nghiệm thu gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

i) Vi phạm quy định tại khoản 13 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

– Cá nhân ký đơn dự thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do cơ quan, tổ chức mà mình đã công tác trước đó trong thời hạn 1 năm, kể từ khi nhận được quyết định thôi công tác tại cơ quan, tổ chức đó;

– Quyết định trúng thầu đối với nhà thầu mà người ký đơn dự thầu tham gia đấu thầu gói thầu thuộc dự án của cơ quan, tổ chức mà người đó vừa nhận được quyết định thôi công tác chưa được 1 năm.

k) Vi phạm quy định tại khoản 16 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

Phê duyệt hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch đấu thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không bảo đảm đủ điều kiện theo quy định từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu và Điều 100, Điều 101 của Luật Xây dựng và các điều kiện quy định tại Nghị định này.

l) Vi phạm quy định tại khoản 17 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

Người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu để cho phép tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn để thực hiện gói thầu chưa được xác định.

m) Vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật sửa đổi, cụ thể như sau:

– Tổ chức, cá nhân thuộc bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu cho nhà thầu hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu mua hồ sơ mời thầu theo thời gian được xác định tại thông báo mời thầu, thư mời thầu;

– Tổ chức, cá nhân thuộc bên mời thầu không phát hành hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế việc phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu theo thời gian được xác định tại thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời chào hàng.

2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 1 năm đến 3 năm đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

– Cá nhân sử dụng quyền, ảnh hưởng của mình buộc chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chức chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đề xuất nhà thầu trúng thầu không phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá đã nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng;

– Nhà thầu cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.

b) Vi phạm quy định tại khoản 14 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

– Nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình nhằm hợp pháp hóa hồ sơ dự thầu của mình tham gia đấu thầu hình thức nhằm phục vụ cho một nhà thầu khác trúng thầu;

– Nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của nhà thầu khác để tạo thành một liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo văn bản thoả thuận liên danh; trừ trường hợp hợp đồng có quy định khác;

– Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác trên 10% giá trị phải thực hiện (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) nêu trong hợp đồng đã ký;

– Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

c) Vi phạm quy định tại khoản 15 Điều 12 của Luật Đấu thầu;

d) Vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật sửa đổi, cụ thể như sau:

– Tổ chức, cá nhân không quy định trong hồ sơ mời thầu, hợp đồng về việc cấm nhà thầu sử dụng người nước ngoài khi người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tổ chức, cá nhân không quy định trong hồ sơ mời thầu, hợp đồng về việc cấm sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước đáp ứng yêu cầu của gói thầu hoặc cố tình quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm nhà thầu hoặc các tiêu chuẩn đánh giá khác cao hơn so với nhu cầu thực tế của gói thầu để nhà thầu trong nước không đáp ứng được;

– Nhà thầu trúng thầu, tổ chức, cá nhân thuộc chủ đầu tư sử dụng người nước ngoài để thực hiện hợp đồng khi nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 3 năm đến 5 năm đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu;

b) Vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật Đấu thầu;

c) Vi phạm quy định tại khoản 12 Điều 12 của Luật Đấu thầu.

4. Tổ chức, cá nhân có ba hành vi vi phạm bị cảnh cáo sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 21 Điều 2 của Luật sửa đổi trong 6 tháng; ứng với mỗi một hành vi vi phạm bị xử lý cảnh cáo tăng thêm thì bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu thêm 3 tháng nhưng không quá 3 năm.

Điều 66. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Hủy, đình chỉ hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu là biện pháp của người có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu hoặc tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đấu thầu.

2. Hủy đấu thầu

Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Đấu thầu, hủy đấu thầu được áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc pháp luật khác có liên quan dẫn đến không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu hoặc nhà thầu trúng thầu không đáp ứng yêu cầu của gói thầu;

b) Có bằng chứng cho thấy có sự thông đồng giữa các bên trong đấu thầu: chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định và nhà thầu gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước.

3. Đình chỉ hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu

Đình chỉ hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được áp dụng khi có bằng chứng cho thấy tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến không đảm bảo mục tiêu của công tác đấu thầu, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

Biện pháp đình chỉ được áp dụng để khắc phục ngay vi phạm đã xảy ra và được thực hiện đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Biện pháp không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đến trước khi ký kết hợp đồng.

Trong văn bản đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do, nội dung, biện pháp và thời gian để khắc phục vi phạm về đấu thầu.

Chương XII

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Điều 67. Mẫu tài liệu đấu thầu

1. Mẫu tài liệu đấu thầu bao gồm mẫu kế hoạch đấu thầu; mẫu hồ sơ mời sơ tuyển đối với gói thầu xây lắp; mẫu hồ sơ mời thầu và mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; mẫu báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu và các mẫu khác.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm ban hành mẫu tài liệu đấu thầu.

Điều 68. Bảo hành

1. Nhà thầu có trách nhiệm bảo hành đối với công trình trong trường hợp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có nội dung về xây dựng, có trách nhiệm bảo hành hàng hóa trong trường hợp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có nội dung về mua sắm hàng hóa theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Nội dung công việc bảo hành, thời hạn bảo hành, chi phí liên quan và trách nhiệm của các bên (giữa chủ đầu tư và nhà thầu) phải được thể hiện trong hợp đồng.

Điều 69. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp

Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đấu thầu là tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đấu thầu và pháp luật liên quan.

Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu

Xử lý tình huống trong đấu thầu quy định tại Điều 70 của Luật Đấu thầu được thực hiện như sau:

1. Trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều này.

2. Trường hợp dự toán của gói thầu (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu đã duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt.

Trường hợp dự toán của gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt cao hơn giá gói thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu thì chủ đầu tư bảo đảm tổng giá trị cao hơn đó nằm trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt. Trường hợp dự toán cao hơn giá gói thầu dẫn đến hình thức lựa chọn nhà thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu không còn phù hợp theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi thì chủ đầu tư xem xét, quyết định chuyển đổi hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

Trường hợp vượt tổng mức đầu tư phải thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu, đóng sơ tuyển, hết hạn nộp hồ sơ quan tâm, hết hạn nộp hồ sơ đề xuất đối với chào hàng cạnh tranh có ít hơn 3 nhà thầu nộp hồ sơ thì bên mời thầu phải báo cáo ngay (trực tiếp, bằng điện thoại, thư điện tử, fax hoặc bằng văn bản) đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 4 giờ theo một trong hai cách sau đây:

a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu, đóng sơ tuyển, thời hạn nộp hồ sơ quan tâm và nộp hồ sơ đề xuất nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ;

b) Cho phép mở ngay hồ sơ để tiến hành đánh giá.

Trường hợp gia hạn thời gian thì phải quy định rõ thời điểm đóng thầu, thời điểm đóng sơ tuyển, thời hạn nộp hồ sơ quan tâm và nộp hồ sơ đề xuất mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ đã nộp theo yêu cầu mới.

Trường hợp báo cáo bằng điện thoại hoặc trực tiếp thì sau đó bên mời thầu hoàn tất thủ tục bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày đóng thầu, ngày đóng sơ tuyển, ngày hết hạn nộp hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ đề xuất.

4. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì trong hồ sơ mời thầu cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình.

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất và giá trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần.

Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch đấu thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần công việc có nhà thầu tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên tắc tổng giá đánh giá của các phần là thấp nhất và giá trúng thầu của các phần này không vượt tổng chi phí ước tính của các phần đó mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần.

5. Trường hợp hồ sơ dự thầu có đơn giá khác thường mà gây bất lợi cho chủ đầu tư thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ bằng văn bản về những đơn giá khác thường đó. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì đây là sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch theo quy định như đối với nội dung chào thừa hoặc thiếu của hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.

6. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của các nhà thầu đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì chủ đầu tư xem xét xử lý theo một trong các giải pháp sau đây:

a) Cho phép các nhà thầu này được chào lại giá dự thầu;

b) Cho phép đồng thời với việc chào lại giá dự thầu sẽ xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt, nếu cần thiết.

Trường hợp cho phép các nhà thầu được chào lại giá dự thầu thì cần quy định rõ thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ chào lại giá (trong thời hạn tối đa là 10 ngày) cũng như quy định rõ việc mở các hồ sơ chào lại giá như quy trình mở thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong thời gian tối đa là 10 ngày (song phải bảo đảm trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ chào lại giá) kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ đầu tư.

c) Cho phép mời nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất vào đàm phán về giá nhưng phải bảo đảm giá sau đàm phán không được vượt giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong thời gian tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ đầu tư. Trường hợp đàm phán không thành công thì mời nhà thầu có giá đánh giá thấp tiếp theo vào đàm phán.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đàm phán của mình trên cơ sở bảo đảm các điều kiện sau:

– Gói thầu đó được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi;

– Quá trình tổ chức đấu thầu được tiến hành đúng quy trình và bảo đảm tính cạnh tranh, minh bạch, công bằng;

– Không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, hiệu quả của dự án vẫn được bảo đảm.

7. Trường hợp chỉ có một hồ sơ dự thầu vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì không cần xác định điểm tổng hợp (đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao), không cần xác định giá đánh giá (đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng, trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) mà chỉ xác định giá đề nghị trúng thầu để có cơ sở xem xét kết quả trúng thầu. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), trường hợp giá đề nghị trúng thầu của nhà thầu vượt giá gói thầu được duyệt thì xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều này.

8. Trường hợp có hai hồ sơ dự thầu có kết quả đánh giá tốt nhất, ngang nhau (về số điểm hoặc giá đánh giá) thì sẽ xem xét trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp hơn đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc cho nhà thầu có điểm kỹ thuật cao hơn đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao, trừ các trường hợp ưu đãi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.

9. Trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, trường hợp thấy cần thiết bổ sung khối lượng công việc hợp lý ngoài phạm vi công việc trong hồ sơ mời thầu nhưng dẫn đến giá ký hợp đồng vượt giá trúng thầu thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định nhưng đảm bảo giá ký hợp đồng không vượt giá gói thầu, dự toán được duyệt. Trường hợp vượt giá gói thầu, dự toán được duyệt mà không dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư, chủ đầu tư xem xét, quyết định mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt.

10. Trường hợp giá đề nghị trúng thầu do bên mời thầu đề nghị thấp bất thường hoặc thấp dưới năm mươi phần trăm (50%) giá gói thầu, hoặc dự toán được duyệt thì trước khi phê duyệt kết quả đấu thầu, chủ đầu tư có thể đưa ra các biện pháp phù hợp như thành lập tổ thẩm định liên ngành để thẩm định kỹ hơn về hồ sơ dự thầu của nhà thầu hoặc đưa ra các biện pháp phù hợp trong hợp đồng để bảo đảm tính khả thi cho việc thực hiện.

11. Trường hợp thực hiện sơ tuyển, lựa chọn danh sách nhà thầu để mời tham gia đấu thầu mà có ít hơn 3 nhà thầu đáp ứng yêu cầu thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu xử lý theo một trong hai cách sau đây:

a) Tiến hành sơ tuyển bổ sung, lựa chọn bổ sung nhà thầu vào danh sách ngắn. Trong trường hợp này, nhà thầu đã được đánh giá đáp ứng được bảo lưu kết quả đánh giá mà không phải làm lại hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm nhưng bên mời thầu phải đề nghị các nhà thầu này cập nhật thông tin về năng lực và kinh nghiệm;

b) Cho phép phát hành ngay hồ sơ mời thầu cho nhà thầu trong danh sách ngắn.

12. Trường hợp trong hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, phần sai khác giữa khối lượng công việc theo biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu và khối lượng công việc theo biện pháp thi công do nhà thầu đề xuất sẽ không bị hiệu chỉnh theo quy định tại Điều 30 Nghị định này. Phần sai khác này cũng không bị tính vào sai lệch để loại bỏ hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 45 của Luật Đấu thầu.

13. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Trong trường hợp đó, việc xác định giá trị tuyệt đối của lỗi số học hoặc sai lệch được tính trên cơ sở giá dự thầu ghi trong hóa đơn.

14. Khi phê duyệt danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu hạn chế, trường hợp có 1 hoặc 2 nhà thầu, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác. Trường hợp có 3 hoặc 4 nhà thầu thì chủ đầu tư xem xét cho phép phát hành hồ sơ mời thầu ngay cho các nhà thầu trong danh sách ngắn hoặc gia hạn thời gian để xác định thêm nhà thầu đưa vào danh sách ngắn.

Ngoài các trường hợp nêu trên, khi phát sinh tình huống thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định.

Điều 71. Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Trên cơ sở hồ sơ trình duyệt về kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu, chủ đầu tư xem xét, quyết định kết quả lựa chọn nhà thầu. Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan.

1. Báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Cơ sở pháp lý của việc thực hiện lựa chọn nhà thầu;

b) Nội dung của gói thầu;

c) Quá trình tổ chức lựa chọn và đánh giá hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của nhà thầu;

d) Đề nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:

– Tên nhà thầu được đề nghị lựa chọn (kể cả tên nhà thầu phụ nếu cần thiết). Trường hợp là nhà thầu liên danh phải nêu tên tất cả thành viên trong liên danh;

– Giá đề nghị trúng thầu hoặc giá đề nghị thực hiện gói thầu (bao gồm thuế nếu có);

– Hình thức hợp đồng;

– Thời gian thực hiện hợp đồng.

Trường hợp không lựa chọn được nhà thầu thì phải nêu phương án xử lý tiếp theo.

2. Tài liệu liên quan gồm:

a) Bản chụp quyết định đầu tư và các tài liệu để ra quyết định đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập, điều ước hoặc thoả thuận quốc tế (nếu có); kế hoạch đấu thầu;

b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) Quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp;

d) Dự án nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, biên bản mở thầu;

đ) Các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung liên quan;

e) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp;

g) Văn bản phê duyệt các nội dung của quá trình thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định;

h) Biên bản đàm phán hợp đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn;

i) ý kiến về kết quả lựa chọn nhà thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếu có);

k) Các tài liệu khác liên quan.

Điều 72. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

a) Nội dung thẩm định bao gồm:

– Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Kiểm tra nội dung của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa rõ, không phù hợp của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu với mục tiêu, phạm vi công việc và thời gian thực hiện dự án, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác liên quan;

– Những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Nội dung khác nếu có.

b) Báo cáo thẩm định bao gồm những nội dung sau đây:

– Khái quát về dự án và gói thầu: nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Tóm tắt nội dung chính của gói thầu;

– Nhận xét về mặt pháp lý, về nội dung còn tồn tại của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; kiến nghị về các nội dung cần sửa đổi để phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Nội dung khác nếu có.

2. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

a) Nội dung thẩm định bao gồm:

– Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;

– Kiểm tra quy trình và thời gian liên quan tới việc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định: thời gian đăng tải thông tin đấu thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời điểm đóng thầu, thời điểm mở thầu, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

– Kiểm tra nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: biên bản đánh giá và ý kiến nhận xét đánh giá của từng chuyên gia, báo cáo tổng hợp của tổ chuyên gia đấu thầu, đánh giá của tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp (nếu có), sự tuân thủ của việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, mức độ chính xác của việc đánh giá;

– Phát hiện những nội dung còn chưa rõ trong hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

– Những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, giữa tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp với bên mời thầu.

b) Báo cáo thẩm định bao gồm những nội dung chính sau đây:

– Khái quát về dự án và gói thầu: nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;

– Tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện và đề nghị của cơ quan trình duyệt về kết quả lựa chọn nhà thầu;

– Nhận xét về mặt pháp lý, về quá trình thực hiện, về đề nghị của cơ quan trình duyệt;

– ý kiến về kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn nhà thầu.

3. Báo cáo thẩm định được gửi đồng thời cho bên mời thầu.

Điều 73. Quản lý nhà thầu nước ngoài

1. Sau khi được lựa chọn để thực hiện các gói thầu trên lãnh thổ Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa, đăng ký tạm trú, chế độ kế toán, thuế và các quy định khác của pháp luật Việt Nam liên quan, trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thoả thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

2. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày hợp đồng ký kết với nhà thầu nước ngoài có hiệu lực, chủ đầu tư các dự án có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản, bằng thư điện tử theo mẫu nêu tại Phụ lục III Nghị định này về Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi Bộ quản lý ngành (đối với dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ hoặc do Bộ trưởng quyết định đầu tư), Bộ Xây dựng (đối với các gói thầu trong hoạt động xây dựng) và gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương (đối với dự án thuộc phạm vi quản lý của địa phương) để tổng hợp và theo dõi.

Điều 74. Kiểm tra về đấu thầu

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra về đấu thầu trên phạm vi cả nước. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, địa phương, Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo việc kiểm tra về đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án do mình quyết định đầu tư. Đối với địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, tổ chức kiểm tra về đấu thầu tại địa phương mình.

2. Kiểm tra đấu thầu được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất (khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị) theo quyết định của người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra.

3. Nội dung kiểm tra đấu thầu bao gồm:

a) Kiểm tra chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu, chứng chỉ liên quan đến trình độ của đội ngũ cán bộ, chuyên gia đấu thầu và các văn bản pháp lý liên quan tới quá trình lựa chọn nhà thầu;

b) Kiểm tra việc xây dựng và kế hoạch đấu thầu theo các nội dung sau đây:

– Cơ sở pháp lý;

– Nội dung của kế hoạch đấu thầu, tính hợp lý của việc phân chia các gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu áp dụng cho các gói thầu;

– Tiến độ thực hiện các gói thầu theo kế hoạch đấu thầu đã duyệt. Việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (nếu có) và lý do điều chỉnh;

– Việc trình duyệt và phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

c) Kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu theo các nội dung sau đây:

– Sự tuân thủ theo cơ sở pháp lý được duyệt như kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

– Trình tự và thời gian thực hiện.

d) Phát hiện những tồn tại trong công tác đấu thầu và đề xuất biện pháp khắc phục.

4. Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo kết quả kiểm tra. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục các tồn tại đã nêu trong kết luận báo cáo kết quả kiểm tra.

5. Nội dung báo cáo kiểm tra bao gồm:

a) Cơ sở pháp lý;

b) Kết quả kiểm tra;

c) Nhận xét;

d) Kiến nghị.

Điều 75. Giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng

Việc giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng.

Chương XIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 76. Hướng dẫn thi hành

1. Đối với hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành trước ngày 01 tháng 8 năm 2009 thì thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ. Riêng về phân cấp trách nhiệm trong đấu thầu, thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi từ ngày 01 tháng 8 năm 2009.

Đối với hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2009 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi, Luật Đấu thầu và Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ.

Đối với hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi và Nghị định này.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy định tại Điều 5, Điều 7, Điều 34, Điều 67 và các nội dung cần thiết khác của Nghị định này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đấu thầu.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và lộ trình áp dụng; xây dựng cơ chế quản lý, vận hành và hướng dẫn thực hiện đấu thầu qua mạng.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật Đấu thầu về dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

5. Bộ Tài chính hướng dẫn về các loại chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu.

6. Bộ Công thương hướng dẫn thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa của các nhà thầu trúng thầu.

7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý ngành liên quan để ban hành quy định về mức lương của các loại chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở cho việc xác định giá trị hợp đồng tư vấn và áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian quy định tại Điều 51 của Luật Đấu thầu và Điều 50 Nghị định này.

8. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định này (nếu cần thiết) nhưng bảo đảm không trái với các quy định của Nghị định này.

9. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ định một cấp phó trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác đấu thầu trong phạm vi quản lý của ngành hoặc địa phương mình. Trong quá trình thực hiện Nghị định này, nếu có những phát sinh, vướng mắc cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Định kỳ hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải gửi báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 77. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2009. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ, Quyết định số 49/2007/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2007 hết hiệu lực thi hành. Những quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương trái với quy định của Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật sửa đổi và Nghị định này đều bãi bỏ./.

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– UB Giám sát tài chính QG;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu Văn thư, KTN (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC I

MẪU TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ)

[TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN]
[TÊN CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ] —————-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-

Số:     /TTr-

…….., ngày …. tháng …. năm …..

TỜ TRÌNH

Phê duyệt kế hoạch đấu thầu
[Ghi tên dự án hoặc tên gói thầu]

Kính gửi: [Ghi tên người có thẩm quyền]

Căn cứ quyết định đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án [Ghi số quyết định và ngày tháng năm] của [Ghi tên người có thẩm quyền hoặc người quyết định phê duyệt dự án] về việc phê duyệt dự án [Ghi tên dự án được phê duyệt],

Căn cứ ………[Ghi số, thời gian phê duyệt và nội dung văn bản là căn cứ để lập KHĐT].

[Ghi tên chủ đầu tư] trình [Ghi tên người có thẩm quyền] xem xét, phê duyệt kế hoạch đấu thầu trên cơ sở những nội dung dưới đây.

I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

Phần này giới thiệu khái quát thông tin về dự án như sau:

– Tên dự án;

– Tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư;

– Tên chủ đầu tư hoặc chủ dự án;

– Nguồn vốn;

– Thời gian thực hiện dự án;

– Địa điểm, quy mô dự án;

– Các thông tin khác (nếu có).

II. PHẦN CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN

Biểu 1. Phần công việc đã thực hiện

STT

Nội dung công việc hoặc tên gói thầu

Đơn vị thực hiện

Giá trị thực hiện, giá hợp đồng hoặc giá trúng thầu

Hình thức hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng

Văn bản phê duyệt (nếu có)(1)

1

           

2

           

           

Tổng cộng giá trị thực hiện, giá hợp đồng hoặc giá trúng thầu

Ghi chú: (1) Đối với các gói thầu đã thực hiện trước cần nêu tên văn bản phê duyệt (phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu).

III. PHẦN CÔNG VIỆC KHÔNG ÁP DỤNG ĐƯỢC MỘT TRONG CÁC HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Phần này bao gồm nội dung và giá trị các công việc không thể tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu như: chi phí cho ban quản lý dự án; chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có); dự phòng phí và những khoản chi phí khác (nếu có).

Biểu 2. Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu

TT

Nội dung công việc

Đơn vị thực hiện

Giá trị thực hiện

1

2

Tổng cộng giá trị thực hiện

IV. PHẦN CÔNG VIỆC THUỘC KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU

1. Biểu kế hoạch đấu thầu

Kế hoạch đấu thầu bao gồm việc xác định số lượng các gói thầu và nội dung của từng gói thầu. Kế hoạch đấu thầu được lập thành biểu như sau:

Biểu 3. Tổng hợp kế hoạch đấu thầu

TT

Tên gói thầu

Giá gói thầu

Nguồn vốn

Hình thức lựa chọn nhà thầu

Phương thức đấu thầu

Thời gian lựa chọn nhà thầu

Hình thức hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng

1

2

Tổng cộng giá gói thầu

2. Giải trình nội dung kế hoạch đấu thầu

a) Tên gói thầu và cơ sở phân chia các gói thầu

– Tên gói thầu;

– Cơ sở phân chia các gói thầu.

Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ vào nội dung dự án, tính chất của công việc, trình tự thực hiện theo thời gian và theo các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo tính đồng bộ về mặt kỹ thuật và công nghệ của dự án, không được chia những công việc của dự án thành các gói thầu quá nhỏ, làm mất sự thống nhất, đồng bộ yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ;

+ Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án;

+ Đảm bảo quy mô hợp lý (phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của dự án, năng lực của nhà thầu hiện tại và phù hợp với sự phát triển của thị trường trong nước…);

+ Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu hoặc một hồ sơ yêu cầu và được tiến hành tổ chức lựa chọn nhà thầu một lần.

Việc chia dự án thành các gói thầu trái với quy định để thực hiện chỉ định thầu hoặc tạo cơ hội cho số ít nhà thầu tham gia là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

b) Giá gói thầu;

c) Nguồn vốn;

d) Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu;

đ) Thời gian lựa chọn nhà thầu;

e) Hình thức hợp đồng;

g) Thời gian thực hiện hợp đồng.

V. PHẦN CÔNG VIỆC CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN LẬP KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU (NẾU CÓ)

VI. KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở những nội dung phân tích nêu trên, [Ghi tên chủ đầu tư] đề nghị người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kế hoạch đấu thầu [Ghi tên gói thầu hoặc tên dự án].

Kính trình [Ghi tên người có thẩm quyền] xem xét, quyết định./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– [Ghi tên cơ quan/tổ chức thẩm định];
– ………..;
– Lưu VT.

[ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ] (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

Ghi chú: đối tượng áp dụng Mẫu Tờ trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu là cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trình duyệt kế hoạch đấu thầu đối với các dự án đã được phê duyệt thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Trường hợp gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì khi lập tờ trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu có thể tham khảo Mẫu này.

 

PHỤ LỤC II

MẪU THƯ MỜI THẦU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ)

I. MẪU THƯ MỜI THẦU GÓI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN

(Áp dụng đối với đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi khi đã xác định được danh sách nhà thầu tham gia đấu thầu)

…….., ngày …. tháng …. năm …..

Kính gửi: …………. [Ghi tên và địa chỉ của nhà thầu]

[Ghi tên bên mời thầu] chuẩn bị tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản gói thầu [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án [Ghi tên dự án][Ghi tên bên mời thầu] xin mời [Ghi tên nhà thầu] tham gia đấu thầu gói thầu nêu trên.

Nhà thầu sẽ được mua một bộ hồ sơ mời thầu với giá là [Ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng], tại [Ghi địa chỉ bán hồ sơ mời thầu].

Thời gian bán hồ sơ mời thầu từ …… giờ, ngày ….. tháng …. năm ….. đến trước …… giờ, ngày ….. tháng …. năm ….. [Ghi thời điểm đóng thầu](trong giờ làm việc hành chính).

Hồ sơ dự thầu phải được gửi đến [Ghi địa chỉ nhận hồ sơ dự thầu] chậm nhất là ……giờ (giờ Việt Nam), ngày …..tháng ….năm….. [Ghi thời điểm đóng thầu].

Hồ sơ dự thầu sẽ được mở công khai vào ……giờ (giờ Việt Nam) ngày ….. tháng …. năm …..  tại [Ghi địa điểm mở thầu].

[Ghi tên bên mời thầu] kính mời đại diện [Ghi tên nhà thầu] tới tham dự lễ mở thầu vào thời gian và địa điểm nêu trên.

Mọi chi tiết xin liên hệ với Bên mời thầu theo địa chỉ [Ghi địa chỉ bên mời thầu], số điện thoại/số fax/địa chỉ e-mail [Ghi số điện thoại/số fax/địa chỉ e-mail của Bên mời thầu].

 

 

[ĐẠI DIỆN BÊN MỜI THẦU] (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

II. MẪU THƯ MỜI THẦU ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP

(Áp dụng trong trường hợp gói thầu đã thực hiện sơ tuyển hoặc đấu thầu hạn chế)

………., ngày…..tháng…. năm….

Kính gửi: [Ghi tên và địa chỉ của nhà thầu]

[Ghi tên Bên mời thầu] chuẩn bị tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản gói thầu [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án [Ghi tên dự án][Ghi tên Bên mời thầu] xin mời [Ghi tên nhà thầu] tới tham gia đấu thầu gói thầu nêu trên.

Nhà thầu sẽ được mua một bộ hồ sơ mời thầu với giá là …… [Ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng], tại [Ghi địa chỉ bán hồ sơ mời thầu].

Thời gian bán hồ sơ mời thầu từ …… giờ, ngày ….. tháng … năm ….. đến trước …… giờ, ngày ….. tháng … năm ….. [Ghi thời điểm đóng thầu] (trong giờ làm việc hành chính).

Hồ sơ dự thầu phải kèm theo bảo đảm dự thầu trị giá [Ghi giá trị bằng số và bằng chữ, đồng tiền sử dụng, hình thức bảo đảm], chậm nhất là …… giờ (giờ Việt Nam), ngày …. tháng … năm ….. [Ghi thời điểm đóng thầu].

Hồ sơ dự thầu sẽ được mở công khai vào …… giờ (giờ Việt Nam), ngày …..tháng ….năm…..,  tại [Ghi địa điểm mở thầu].

[Ghi tên bên mời thầu] kính mời đại diện [Ghi tên nhà thầu] tới tham dự lễ mở thầu vào thời gian và địa điểm nêu trên.

Mọi chi tiết xin liên hệ với Bên mời thầu theo địa chỉ [Ghi địa chỉ bên mời thầu], số điện thoại/số fax/địa chỉ e-mail [Ghi số điện thoại/số fax/địa chỉ e-mail của Bên mời thầu].

 

 

[ĐẠI DIỆN BÊN MỜI THẦU] (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO VỀ THÔNG TIN CỦA NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TRÚNG THẦU TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ)

[TÊN CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ] [Tên dự án/Gói thầu] ———–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-

…….., ngày …. tháng …. năm …..

BÁO CÁO VỀ THÔNG TIN
CỦA NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TRÚNG THẦU TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ hợp đồng đã ký giữa [Ghi tên chủ đầu tư] và nhà thầu [Ghi tên nhà thầu nước ngoài trúng thầu] để thực hiện gói thầu [Ghi tên gói thầu]thuộc dự án [Ghi tên dự án] thực hiện tại [Ghi địa điểm thực hiện gói thầu] với giá ký hợp đồng là [Ghi giá hợp đồng đã ký][Ghi tên chủ đầu tư]báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư một số thông tin về nhà thầu trúng thầu như sau:

1. Tên hợp đồng [Ghi số hợp đồng, ngày ký]: ……………………………………………………………….

2. Tên nhà thầu trúng thầu: ……………………………………………………………………………………….

3. Địa chỉ đăng ký tại nước hoặc vùng lãnh thổ nơi nhà thầu mang quốc tịch: …………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………………………. Fax: …………………………………………………….

E-mail:  ………………………………………………….. Website (nếu có): …………………………………..

4. Địa chỉ chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (nếu có): ………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………………………. Fax: …………………………………………………….

E-mail: …………………………………………………… Website (nếu có): …………………………………..

5. Thời gian thực hiện gói thầu: từ ngày…….tháng ……năm ….đến ngày…..tháng ….năm……. [Ghi theo thời gian thực hiện gói thầu trong hợp đồng đã ký].

6. Tổng số cán bộ, chuyên gia được huy động để thực hiện gói thầu:

Trong đó:

– Tổng số cán bộ, chuyên gia Việt Nam: …………… người

– Tổng số cán bộ, chuyên gia nước ngoài: ……… người

Cố vấn trưởng: …….; giám đốc dự án: ……; đội trưởng: ……….; lao động phổ thông: ……………

…………………………………………………………………………………………………………………………..

7. Tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu của các cán bộ chủ chốt nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện gói thầu, bao gồm:

1)………………………………………………………………………………………………………………………..

2)………………………………………………………………………………………………………………………..

3) ……………………………………………………………………………………………………………………….

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ….. (nếu có);
– Lưu KH&ĐT tỉnh/thành phố …

[ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ] (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

LUẬT ĐẤU THẦU

Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

QUỐC HỘI
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số: 61/2005/QH11

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2005

 

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOÁ XI, KỲ HỌP THỨ 8
(Từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2005)

LUẬT

ĐẤU THẦU

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về đấu thầu.

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây:

1. Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm:

a) Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng;

b) Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;

c) Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;

d) Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật;

đ) Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;

2. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

3. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân có dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này chọn áp dụng Luật này.

Điều 3. Áp dụng Luật đấu thầu, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

1. Hoạt động đấu thầu phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp có đặc thù về đấu thầu quy định ở luật khác thì áp dụng theo quy định của luật đó.

3. Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.

2. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

3. Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

4. Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.

5. Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.

6. Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước.

7. Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.

8. Người có thẩm quyền là người được quyền quyết định dự án theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án có sự tham gia vốn nhà nước của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên, trừ các dự án sử dụng 100% vốn nhà nước, thì người có thẩm quyền là Hội đồng quản trị hoặc đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia góp vốn.

9. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án quy định tại khoản 7 Điều này.

10. Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.

11. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này.

12. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh.

13. Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn quy định tại khoản 34 Điều này.

14. Nhà thầu cung cấp là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại khoản 35 Điều này.

15. Nhà thầu xây dựng là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp quy định tại khoản 36 Điều này.

16. Nhà thầu EPC là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC quy định tại khoản 21 Điều này.

17. Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu.

18. Nhà thầu trong nước là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

19. Nhà thầu nước ngoài là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước mà nhà thầu mang quốc tịch.

20. Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau  thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.

21. Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.

22. Hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu làm căn cứ pháp lý để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu.

23. Hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển.

24. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

25. Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.

26. Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.

27. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.

28. Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

29. Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

30. Chi phí trên cùng một mặt bằng bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử dụng. Chi phí trên cùng một mặt bằng dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu và được gọi là giá đánh giá.

31. Hợp đồng là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

32. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

33. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

34. Dịch vụ tư vấn bao gồm:

a) Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án gồm có lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án gồm có khảo sát, lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị;

c) Dịch vụ tư vấn điều hành quản lý dự án, thu xếp tài chính, đào tạo, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ tư vấn khác.

35. Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn.

36. Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn.

37. Kiến nghị trong đấu thầu là việc nhà thầu tham gia đấu thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan đến quá trình đấu thầu khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.

38. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích quản lý thống nhất thông tin về đấu thầu phục vụ các hoạt động đấu thầu.

39. Thẩm định đấu thầu là việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật này. Việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu không phải là đánh giá lại hồ sơ dự thầu.

Điều 5. Thông tin về đấu thầu

1. Các thông tin sau đây về đấu thầu phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu:

a) Kế hoạch đấu thầu;

b) Thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển;

c) Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi;

d) Danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu;

e) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

g) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu hiện hành;

h) Các thông tin liên quan khác.

2. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu có thể đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để tạo thuận tiện trong việc tiếp cận của các tổ chức và cá nhân có quan tâm.

Chính phủ quy định chi tiết thông tin về đấu thầu.

Điều 6. Kế hoạch đấu thầu

1. Kế hoạch đấu thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu, trừ gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư. Người phê duyệt kế hoạch đấu thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Kế hoạch đấu thầu phải lập cho toàn bộ dự án; trường hợp chưa đủ điều kiện và thật cần thiết thì được phép lập kế hoạch đấu thầu cho một số gói thầu để thực hiện trước.

3. Trong kế hoạch đấu thầu phải nêu rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:

a) Tên gói thầu;

b) Giá gói thầu;

c) Nguồn vốn;

d) Hình thức lựa chọn nhà thầu; phương thức đấu thầu;

đ) Thời gian lựa chọn nhà thầu;

e) Hình thức hợp đồng;

g) Thời gian thực hiện hợp đồng.

4. Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng.

Điều 7. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là tổ chức

Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước; có đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp trong trường hợp là nhà thầu nước ngoài;

2. Hạch toán kinh tế độc lập;

3. Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả; đang trong quá trình giải thể.

Điều 8. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là cá nhân

Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

2. Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp;

3. Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 9. Yêu cầu đối với bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu

1. Cá nhân tham gia bên mời thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Am hiểu pháp luật về đấu thầu;

b) Có kiến thức về quản lý dự án;

c) Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu theo các lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính và pháp lý;

d) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA.

2. Tuỳ theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia đấu thầu bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan. Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ tham gia khoá học về đấu thầu;

b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;

c) Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu;

d) Có tối thiểu 3 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.

Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu không nhất thiết phải tham gia bên mời thầu và ngược lại.

3. Trường hợp chủ đầu tư có đủ nhân sự đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì tự mình làm bên mời thầu. Trường hợp chủ đầu tư không đủ nhân sự hoặc nhân sự không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì tiến hành lựa chọn theo quy định của Luật này một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp có đủ năng lực và kinh nghiệm thay mình làm bên mời thầu. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này và ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu sau khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

Điều 10. Điều kiện tham gia đấu thầu đối với một gói thầu

Nhà thầu tham gia đấu thầu đối với một gói thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có tư cách hợp lệ quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này;

2. Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu;

3. Đáp ứng yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu của bên mời thầu;

4. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 11 của Luật này.

Điều 11. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

1. Nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 của Luật này phải bảo đảm các yêu cầu về tính cạnh tranh sau đây:

a) Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC;

b) Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu;

c) Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng;

d) Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư của dự án.

2. Các quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện chậm nhất là ba năm theo lộ trình do Chính phủ quy định, kể từ khi Luật này có hiệu lực.

Chính phủ quy định chi tiết về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

Điều 12. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu

1. Đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng dẫn đến những hành động thiếu trung thực, không khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.

2. Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.

3. Cấu kết, thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhà nước với bên mời thầu và với nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu, thông đồng với cơ quan thẩm định, thanh tra làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể, lợi ích của quốc gia.

4. Tổ chức hoặc cá nhân vừa tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu vừa thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu.

5. Nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC.

6. Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm bên mời thầu.

7. Chia dự án thành các gói thầu trái với quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật này.

8. Nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp cho gói thầu do mình cung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp  đối với gói thầu EPC.

9. Tiết lộ những tài liệu, thông tin về đấu thầu sau đây:

a) Nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định;

b) Nội dung các hồ sơ dự thầu, các sổ tay ghi chép, các biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá của chuyên gia hoặc nhà thầu tư vấn đối với từng hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Các yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình đấu thầu, xét thầu và thẩm định trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được phép công bố theo quy định;

e) Các tài liệu đấu thầu có liên quan khác được đóng dấu bảo mật theo quy định của pháp luật về bảo mật.

10. Sắp đặt để cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột tham gia các gói thầu mà mình làm bên mời thầu hoặc là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chuyên gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

11. Làm trái quy định quản lý vốn, gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

12. Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu trong cùng một gói thầu, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm thu kết quả thực hiện.

13. Đứng tên tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án do cơ quan, tổ chức mà mình đã công tác trong thời hạn một năm kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó.

14. Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.

15. Lợi dụng việc kiến nghị trong đấu thầu để cản trở quá trình đấu thầu và ký kết hợp đồng, cản trở các nhà thầu khác tham gia đấu thầu.

16. áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật này.

17. Tổ chức đấu thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.

Điều 13. Đấu thầu quốc tế

1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA mà nhà tài trợ quy định phải đấu thầu quốc tế;

b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó ở trong nước chưa đủ khả năng sản xuất;

c) Gói thầu mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không chọn được nhà thầu trúng thầu.

2. Trường hợp khi trúng thầu nhà thầu nước ngoài không thực hiện đúng cam kết liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (nếu có) đã được kê khai trong hồ sơ dự thầu với khối lượng và giá trị dành cho phía nhà thầu Việt Nam thì nhà thầu đó sẽ bị loại.

3. Nhà thầu nước ngoài trúng thầu thực hiện gói thầu tại Việt Nam phải tuân theo quy định của Chính phủ Việt Nam về quản lý nhà thầu nước ngoài.

Điều 14. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế

Đối tượng được hưởng ưu đãi trong đấu thầu quốc tế bao gồm:

1. Nhà thầu là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư;

2. Nhà thầu liên danh khi có thành viên trong liên danh là nhà thầu thuộc quy định tại khoản 1 Điều này đảm nhận công việc có giá trị trên 50% đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, xây lắp hoặc gói thầu EPC;

3. Nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên.

Chính phủ quy định chi tiết về ưu đãi trong đấu thầu quốc tế.

Điều 15. Đồng tiền dự thầu

1. Đồng tiền dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo nguyên tắc một đồng tiền cho một khối lượng cụ thể.

2. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, việc quy đổi về cùng một đồng tiền để so sánh phải căn cứ vào tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nước ngoài theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

3. Các loại chi phí trong nước phải được chào thầu bằng đồng Việt Nam.

Điều 16. Ngôn ngữ trong đấu thầu

Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và các tài liệu trao đổi giữa bên mời thầu và các nhà thầu đối với đấu thầu trong nước là tiếng Việt; đối với đấu thầu quốc tế là tiếng Việt, tiếng Anh.

Điều 17. Chi phí trong đấu thầu

1. Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu.

2. Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán của dự án.

3. Hồ sơ mời thầu được bán cho nhà thầu.

Chính phủ quy định chi tiết về chi phí trong đấu thầu.

Chương 2

LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Mục 1: HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Điều 18. Đấu thầu rộng rãi

1. Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trừ trường hợp quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật này.

2. Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại Điều 5 của Luật này để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Điều 19. Đấu thầu hạn chế

1. Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu;

b) Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

2. Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.

Điều 20. Chỉ định thầu

1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu;

b) Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;

c) Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;

d) Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ;

đ) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.

2. Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định.

3. Trước khi thực hiện chỉ định thầu quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này, dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định.

Điều 21. Mua sắm trực tiếp

1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng.

2. Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.

3. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.

4. Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác.

Điều 22. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây:

a) Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng;

b) Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.

2. Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện. Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau.

Điều 23. Tự thực hiện

1. Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.

2. Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.

Điều 24. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều từ Điều 18 đến Điều 23 của Luật này thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Mục 2: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐẤU THẦU

Điều 25. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu được phát hành khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Kế hoạch đấu thầu được duyệt;

2. Hồ sơ mời thầu được duyệt;

3. Thông báo mời thầu hoặc danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu đã được đăng tải theo quy định tại Điều 5 của Luật này.

Điều 26. Phương thức đấu thầu

1. Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.

2. Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo.

3. Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai;

b) Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu.

Điều 27. Bảo đảm dự thầu

1. Khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

2. Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo một mức xác định căn cứ tính chất của từng gói thầu cụ thể nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu được duyệt.

3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm ba mươi ngày.

4. Trường hợp cần gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng hiệu lực bảo đảm dự thầu; trong trường hợp này, nhà thầu không được thay đổi nội dung hồ sơ dự thầu đã nộp bao gồm cả giá dự thầu và phải gia hạn tương ứng hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trường hợp nhà thầu từ chối gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải hoàn trả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu.

5. Bảo đảm dự thầu được trả lại cho các nhà thầu không trúng thầu trong thời gian không quá ba mươi ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. Đối với nhà thầu trúng thầu, bảo đảm dự thầu được hoàn trả sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 55 của Luật này.

6. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây:

a) Rút hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu mà hồ sơ dự thầu vẫn còn hiệu lực;

b) Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ khi nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu mà không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện xong nhưng từ chối ký hợp đồng mà không có lý do chính đáng;

c) Không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 55 của Luật này.

Điều 28. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

2. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu ngoài quy định tại khoản 1 Điều này còn  phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

3. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân theo trình tự quy định tại Điều 35 của Luật này.

Điều 29. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá  trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.

2. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật phải quy định không thấp hơn 80%. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao thì sử dụng thang điểm tổng hợp để xếp hạng hồ sơ dự thầu. Trong thang điểm tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có số điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất;

b) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì nhà thầu có hồ sơ dự thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất để xem xét đề xuất về mặt tài chính.

3. Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC thì sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” để đánh giá về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật là thang điểm, phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng bảo đảm không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu không được quy định thấp hơn 80%. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật thì căn cứ vào chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng được xếp thứ nhất.

Chính phủ quy định chi tiết về đánh giá hồ sơ dự thầu.

Điều 30. Đấu thầu qua mạng

Đấu thầu qua mạng được thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống mạng. Việc đăng tải thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng và thống nhất quản lý.

Chính phủ quy định chi tiết về việc áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng.

Điều 31. Quy định về thời gian trong đấu thầu

Căn cứ vào tính chất của từng gói thầu, người có thẩm quyền quyết định cụ thể thời gian trong đấu thầu theo quy định sau đây:

1. Thời gian sơ tuyển nhà thầu tối đa là ba mươi ngày đối với đấu thầu trong nước, bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển đến khi có kết quả sơ tuyển được duyệt;

2. Thời gian thông báo mời thầu tối là thiểu mười ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu;

3. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là mười lăm ngày đối với đấu thầu trong nước, ba mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu đến thời điểm đóng thầu;

4. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là một trăm tám mươi ngày kể từ thời điểm đóng thầu; trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá ba mươi ngày;

5. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu trong nước, sáu mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày mở thầu đến khi chủ đầu tư có báo cáo về kết quả đấu thầu trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định;

6. Thời gian thẩm định tối đa là hai mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, thời gian thẩm định tối đa là ba mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.

Mục 3: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ĐẤU THẦU

Điều 32. Chuẩn bị đấu thầu

1. Sơ tuyển nhà thầu

Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu; đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá, gói thầu EPC có giá gói thầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên, gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ hai trăm tỷ đồng trở lên phải được tiến hành sơ tuyển;

b) Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm lập hồ sơ mời sơ tuyển; thông báo mời sơ tuyển; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển; thông báo kết quả sơ tuyển;

c) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển theo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, tiêu chuẩn về năng lực tài chính và tiêu chuẩn về kinh nghiệm.

2. Lập hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây:

a) Yêu cầu về mặt kỹ thuật:

Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu);

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;

Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;

b) Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

c) Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác.

3. Mời thầu

Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi;

b) Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển.

Điều 33. Tổ chức đấu thầu

1. Phát hành hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, cho các nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển.

Trường hợp hồ sơ mời thầu cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu mười ngày trước thời điểm đóng thầu.

2. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

Các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”.

3. Mở thầu

Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố trong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ ký xác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan tham dự.

Điều 34. Làm rõ hồ sơ mời thầu

1. Trường hợp nhà thầu cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu để xem xét và xử lý.

2. Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:

a) Gửi văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu;

b) Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời thầu mà các nhà thầu chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu gửi cho các nhà thầu.

3. Văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu quy định tại khoản 2 Điều này là một phần của hồ sơ mời thầu.

Điều 35. Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu.

2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì xem xét đề xuất về mặt tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về mặt kỹ thuật.

Điều 36. Làm rõ hồ sơ dự thầu

1. Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu.

2. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ.

Điều 37. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

Nhà thầu tư vấn được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;

2. Có đề xuất về mặt kỹ thuật bao gồm năng lực, kinh nghiệm, giải pháp và nhân sự được đánh giá là đáp ứng yêu cầu;

3. Có điểm tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính cao nhất; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì có điểm về mặt kỹ thuật cao nhất;

4. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

Điều 38. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC

Nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp hoặc thực hiện gói thầu EPC sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;

2. Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;

3. Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”;

4. Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng;

5. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

Điều 39. Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu

1. Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định.

2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 40. Phê duyệt kết quả đấu thầu

1. Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.

2. Trường hợp có nhà thầu trúng thầu thì văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải có các nội dung sau đây:

a) Tên nhà thầu trúng thầu;

b) Giá trúng thầu;

c) Hình thức hợp đồng;

d) Thời gian thực hiện hợp đồng;

đ) Các nội dung cần lưu ý (nếu có).

3. Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.

Điều 41. Thông báo kết quả đấu thầu

1. Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền.

2. Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu.

Điều 42. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

1. Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây:

a) Kết quả đấu thầu được duyệt;

b) Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;

c) Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;

d) Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có);

đ) Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu.

2. Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng.

3. Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Mục 4: HỦY ĐẤU THẦU VÀ LOẠI BỎ HỒ SƠ DỰ THẦU

Điều 43. Hủy đấu thầu

1. Huỷ đấu thầu được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã được nêu trong hồ sơ mời thầu;

b) Có bằng chứng cho thấy bên mời thầu thông đồng với nhà thầu;

c) Tất cả hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

d) Có bằng chứng cho thấy tất cả các nhà thầu có sự thông đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên mời thầu.

2. Căn cứ vào quyết định của người có thẩm quyền, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo đến các nhà thầu tham gia đấu thầu về việc hủy đấu thầu.

Điều 44. Trách nhiệm tài chính khi huỷ đấu thầu

1. Trường hợp huỷ đấu thầu không do lỗi của nhà thầu thì bên mời thầu có trách nhiệm đền bù những chi phí tham gia đấu thầu cho các nhà thầu trên cơ sở các chế độ, định mức hiện hành của Nhà nước, trừ trường hợp hủy đấu thầu do không có nhà thầu nào đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

2. Trường hợp hủy đấu thầu vì lý do thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư thì chi phí đền bù do người có thẩm quyền quyết định và lấy từ chi phí của dự án. Trường hợp vì các lý do khác do lỗi của bên mời thầu gây ra thì cá nhân có liên quan thuộc bên mời thầu chịu trách nhiệm thanh toán.

3. Trường hợp huỷ đấu thầu vì lý do bên mời thầu thông đồng với một hoặc một số nhà thầu thì các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm đền bù chi phí cho các nhà thầu khác.

Điều 45. Loại bỏ hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu bị loại bỏ trong các trường hợp sau đây:

1. Không đáp ứng yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu;

2. Không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá;

3. Có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc nhà thầu không chấp nhận lỗi số học do bên mời thầu phát hiện;

4. Có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn.

Chương 3

HỢP ĐỒNG

Điều 46. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng

1. Hợp đồng phải phù hợp với quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp là nhà thầu liên danh, trong hợp đồng ký với chủ đầu tư phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh.

3. Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Trường hợp phát sinh khối lượng công việc hoặc số lượng hàng hóa nằm ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 47. Nội dung của hợp đồng

1. Đối tượng của hợp đồng.

2. Số lượng, khối lượng.

3. Quy cách, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác.

4. Giá hợp đồng.

5. Hình thức hợp đồng.

6. Thời gian và tiến độ thực hiện.

7. Điều kiện và phương thức thanh toán.

8. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao.

9. Bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hoá, xây lắp.

10. Quyền và nghĩa vụ của các bên.

11. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

12. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.

13. Các nội dung khác theo từng hình thức hợp đồng.

Điều 48. Hình thức hợp đồng

1. Hình thức trọn gói.

2. Hình thức theo đơn giá.

3. Hình thức theo thời gian.

4. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm.

Điều 49. Hình thức trọn gói

1. Hình thức trọn gói được áp dụng cho những phần công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng.

2. Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Điều 50. Hình thức theo đơn giá

1. Hình thức theo đơn giá được áp dụng cho những phần công việc chưa đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng.

2. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng, số lượng thực tế thực hiện trên cơ sở đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này.

Điều 51. Hình thức theo thời gian

1. Hình thức theo thời gian được áp dụng cho những phần công việc nghiên cứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện.

2. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo tháng, tuần, ngày, giờ làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia nêu trong hợp đồng hoặc mức thù lao được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này.

Điều 52. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm

1. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho những phần công việc tư vấn thông thường, đơn giản.

2. Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Giá  hợp đồng được tính theo phần trăm giá trị của công trình hoặc khối lượng công việc. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Điều 53. Nhiều hợp đồng bộ phận trong một hợp đồng chung

Trường hợp một hợp đồng có một hoặc nhiều hợp đồng bộ phận thuộc hình thức hợp đồng quy định tại các điều 49, 50, 51 và 52 của Luật này thì áp dụng nguyên tắc thanh toán được quy định tại các điều tương ứng.

Điều 54. Ký kết hợp đồng

1. Hợp đồng được ký kết căn cứ vào các tài liệu sau đây:

a) Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

b) Quyết định phê duyệt và văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn;

d) Hồ sơ mời thầu.

2. Việc ký kết hợp đồng phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực;

b) Thông tin về năng lực kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được cập nhật tại thời điểm ký hợp đồng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Điều 55. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực, trừ lĩnh vực đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn và hình thức tự thực hiện.

2. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép.

3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

4. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực.

Điều 56. Bảo hành

Hợp đồng có nội dung về mua sắm hàng hoá, xây lắp thì phải quy định về bảo hành. Thời hạn bảo hành, mức tiền bảo hành và các nội dung khác về bảo hành được quy định trong hợp đồng phải căn cứ theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định cụ thể về bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hoá, xây lắp trong hợp đồng.

Điều 57. Điều chỉnh hợp đồng

1. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng theo đơn giá, hình thức hợp đồng theo thời gian và được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được điều chỉnh theo các chính sách này kể từ thời điểm các chính sách này có hiệu lực;

b) Trường hợp có khối lượng, số lượng tăng hoặc giảm trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu gây ra thì việc tính giá trị tăng hoặc giảm phải căn cứ vào đơn giá của hợp đồng;

c) Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhà nước kiểm soát có biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký và phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Giá  hợp đồng sau điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép.

3. Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu thì chủ đầu tư thoả thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán bổ sung các công việc phát sinh và báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp thoả thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.

Điều 58. Thanh toán hợp đồng

Giá hợp đồng và các điều khoản cụ thể về thanh toán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu.

Điều 59. Giám sát thực hiện, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

1. Việc giám sát thực hiện hợp đồng được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm giám sát nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng;

b) Cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện hợp đồng phải bảo đảm công tâm, trung thực, khách quan, có đủ năng lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình;

c) Nhà thầu tư vấn giám sát thi công thiếu trách nhiệm hoặc thông đồng với nhà thầu xây dựng xác nhận sai khối lượng, chất lượng công trình thì nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây dựng phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định tại Điều 75 của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

d) Cộng đồng dân cư tham gia giám sát hoạt động đấu thầu theo quy định của Chính phủ.

2. Việc nghiệm thu hợp đồng được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Việc nghiệm thu từng phần hay toàn bộ hợp đồng phải được tiến hành phù hợp với nội dung hợp đồng đã ký kết;

b) Cá nhân tham gia vào quá trình nghiệm thu phải bảo đảm công tâm, trung thực, khách quan, có đủ năng lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

3. Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện xong trong thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ khi chủ đầu tư và nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng; trường hợp gói thầu thật sự phức tạp thì được phép kéo dài thời hạn thanh lý hợp đồng nhưng không quá chín mươi ngày.

Chương 4

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG ĐẤU THẦU

Điều 60. Trách nhiệm của người có thẩm quyền

1. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

2. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu.

3. Phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

4. Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.

5. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.

6. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định tại Điều 75 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư

1. Quyết định nội dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu.

2. Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu.

3. Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định của Luật này để thay mình làm bên mời thầu.

4. Phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà thầu.

5. Phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật này.

6. Chịu trách nhiệm về việc đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉ định thầu.

7. Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu.

8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.

9. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

10. Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.

11. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.

12. Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này.

Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu

1. Bên mời thầu có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định của Luật này;

b) Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;

c) Tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo chủ đầu tư về kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt;

đ) Chuẩn bị nội dung hợp đồng để chủ đầu tư xem xét và ký kết hợp đồng;

e) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đấu thầu;

g) Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

h) Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu;

i) Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu;

k) Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này.

2. Trường hợp bên mời thầu là chủ đầu tư thì ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải tuân thủ các quy định tại Điều 61 của Luật này.

Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của tổ chuyên gia đấu thầu

1. Đánh giá hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu.

2. Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3. Bảo lưu ý kiến của mình.

4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá.

5. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu

1. Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh.

2. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu.

3. Thực hiện các cam kết theo hợp đồng với chủ đầu tư và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).

4. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.

5. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.

6. Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.

7. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức thẩm định

1. Hoạt động độc lập, tuân theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định.

2. Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.

3. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định.

4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định.

5. Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định của mình.

6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chương 5

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Điều 66. Nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu

1. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu.

2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu.

3. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.

4. Quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu trên phạm vi cả nước bao gồm tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

5. Hợp tác quốc tế về đấu thầu.

6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 67. Trách nhiệm và quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đấu thầu trong phạm vi cả nước.

2. Thủ tướng Chính phủ thực hiện trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết các kiến nghị trong đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về thanh tra;

b) Quy định cơ quan, tổ chức thẩm định giúp người có thẩm quyền trong quá trình xem xét, phê duyệt các nội dung về đấu thầu;

c) Quyết định các nội dung về đấu thầu quy định tại Điều 60 của Luật này đối với các dự án đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội;

d) Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 68. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

2. Thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc các dự án thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 67 của Luật này.

3. Xây dựng và quản lý tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

4. Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hợp tác quốc tế về lĩnh vực đấu thầu.

5. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu.

6. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.

7. Giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị trong đấu thầu.

8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra về đấu thầu trên phạm vi cả nước.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác về đấu thầu được Chính phủ giao.

Điều 69. Trách nhiệm và quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp

Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

1. Thực hiện quản lý công tác đấu thầu;

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu;

3. Tổng kết và đánh giá về tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu;

4. Thực hiện báo cáo về hoạt động đấu thầu theo quy định của Chính phủ;

5. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu theo quy định của Luật này;

6. Kiểm tra, thanh tra về đấu thầu;

7. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu đối với các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu;

8. Trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền thì còn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 60 của Luật này.

Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu

1. Việc xử lý tình huống trong đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

a) Bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;

b) Căn cứ kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, nội dung của hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu;

c) Người có thẩm quyền là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Các nhóm tình huống trong đấu thầu gồm có:

a) Về chuẩn bị và tổ chức đấu thầu, bao gồm những nội dung điều chỉnh kế hoạch đấu thầu về giá gói thầu hoặc nội dung khác của gói thầu; hồ sơ mời thầu; nộp hồ sơ dự thầu trong trường hợp nộp muộn hoặc số lượng ít; số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu.

b) Về đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm những nội dung về giá dự thầu vượt giá gói thầu; giá dự thầu với đơn giá khác thường.

c) Về đề nghị trúng thầu và ký kết hợp đồng, bao gồm những nội dung về giá trúng thầu dưới 50% so với giá gói thầu hoặc dự toán được duyệt; hai hồ sơ dự thầu có kết quả đánh giá tốt nhất, ngang nhau; giá đề nghị ký hợp đồng vượt giá trúng thầu được duyệt.

d) Về thủ tục, trình tự đấu thầu có liên quan.

Chính phủ quy định cụ thể về việc xử lý tình huống trong đấu thầu.

Điều 71. Thanh tra đấu thầu

1. Thanh tra đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu để thực hiện gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Thanh tra đấu thầu là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của thanh tra đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 72. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

1. Nhà thầu dự thầu có quyền kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu.

2. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong đấu thầu là bên mời thầu, chủ đầu tư và người có thẩm quyền. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu thì người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của nhà thầu trên cơ sở Báo cáo của Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị theo quy định tại Điều 73 của Luật này.

3. Đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu mà không phải là kết quả lựa chọn nhà thầu thì thời gian để kiến nghị được tính từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả đấu thầu. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, thời gian để kiến nghị tối đa là mười ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu.

Điều 73. Quy trình giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

1. Việc giải quyết kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Bên mời thầu có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là năm ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là bảy ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến người có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm c khoản này;

c) Người có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là mười ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp người có thẩm quyền không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.

2. Việc giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Riêng trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đồng thời đến người có thẩm quyền và Chủ tịch Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị để xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm c khoản này;

c) Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn) có trách nhiệm yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư, các cơ quan liên quan đến gói thầu cung cấp các thông tin, tài liệu, ý kiến cần thiết để hình thành Báo cáo kết quả làm việc. Trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn có thể làm việc trực tiếp với các đối tượng liên quan để làm rõ vấn đề. Thời gian để Hội đồng tư vấn làm việc cho đến khi có Báo cáo kết quả tối đa là hai mươi ngày kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Hội đồng tư vấn có Chủ tịch là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, các thành viên gồm đại diện của người có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội nghề nghiệp liên quan. Trong thời hạn tối đa là năm ngày làm việc kể từ khi nhận được Báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn, người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết kiến nghị của nhà thầu. Trường hợp nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.

3. Khi có kiến nghị trong đấu thầu, nhà thầu có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án. Trường hợp nhà thầu lựa chọn cách giải quyết không khởi kiện ra Tòa án thì tiến hành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Chính phủ quy định cụ thể về giải quyết kiến nghị và hoạt động của Hội đồng tư vấn.

Điều 74. Khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 75. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:

a) Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật đấu thầu ngoài các trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này;

b) Phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật đấu thầu gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của các bên có liên quan;

c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này.

2. Cá nhân vi phạm Luật đấu thầu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự nếu hành vi đó cấu thành tội phạm.

3. Tổ chức, cá nhân vi phạm Luật đấu thầu, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn bị đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.

Chính phủ quy định cụ thể việc xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.

Chương 6

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 76. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Điều 77. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2006.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Văn An

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

QD_42_2008_QD-BYT VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ BẢO HIỂM Y TẾ THUỘC BỘ Y TẾ DO BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ BAN HÀNH

Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về phát triển sự nghiệp bảo hiểm y tế trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

 

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số: 42/2008/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ BẢO HIỂM Y TẾ THUỘC BỘ Y TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí, chức năng

Vụ Bảo hiểm y tế là vụ chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm y tế trong phạm vi cả nước.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm y tế, trình cấp có thẩm quyền ban hành.

2. Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về phát triển sự nghiệp bảo hiểm y tế trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống khám bệnh, chữa bệnh, chính sách viện phí, chính sách thuốc quốc gia và các chính sách khác liên quan đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng quy trình và nội dung giám định bảo hiểm y tế và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác về bảo hiểm y tế trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc, vật tư y tế, danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

6. Tham mưu, đề xuất các hình thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, các biện pháp kiểm soát chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và các biện pháp bảo đảm, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đối với người có thẻ bảo hiểm y tế.

7. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm y tế. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế tổ chức thực hiện khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với người có thẻ bảo hiểm y tế.

8. Chủ trì tổ chức kiểm tra; phối hợp với Thanh tra Bộ và các đơn vị có liên quan tiến hành thanh tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; giải quyết các khiếu nại, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm y tế.

9. Xây dựng các chỉ số thống kê về bảo hiểm y tế. Tổng hợp, đánh giá, sơ kết, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

10. Chủ trì xây dựng nội dung và phối hợp tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn về lĩnh vực bảo hiểm y tế.

11. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và các Chương trình, dự án trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Y tế giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động

1. Lãnh đạo Vụ

Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế về mọi hoạt động của Vụ. Các Phó Vụ trưởng giúp việc cho Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.

2. Biên chế

Biên chế của Vụ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được điều chỉnh hàng năm theo nhu cầu công tác và theo đề xuất của Vụ trưởng.

3. Cơ chế hoạt động

Vụ Bảo hiểm y tế làm việc theo chế độ chuyên viên. Các công chức trong Vụ chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Vụ về nhiệm vụ được phân công.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quyết định này thay thế Quyết định số 27/2005/QĐ-BYT ngày 13/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Vụ Bảo hiểm y tế.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Cỏc ụng bà: Chỏnh Văn phũng Bộ, Chỏnh Thanh tra Bộ, cỏc Cục trưởng, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng của Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Quốc Triệu

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số: 42/2008/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ BẢO HIỂM Y TẾ THUỘC BỘ Y TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí, chức năng

Vụ Bảo hiểm y tế là vụ chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm y tế trong phạm vi cả nước.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm y tế, trình cấp có thẩm quyền ban hành.

2. Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về phát triển sự nghiệp bảo hiểm y tế trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống khám bệnh, chữa bệnh, chính sách viện phí, chính sách thuốc quốc gia và các chính sách khác liên quan đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng quy trình và nội dung giám định bảo hiểm y tế và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác về bảo hiểm y tế trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc, vật tư y tế, danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

6. Tham mưu, đề xuất các hình thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, các biện pháp kiểm soát chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và các biện pháp bảo đảm, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đối với người có thẻ bảo hiểm y tế.

7. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm y tế. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế tổ chức thực hiện khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với người có thẻ bảo hiểm y tế.

8. Chủ trì tổ chức kiểm tra; phối hợp với Thanh tra Bộ và các đơn vị có liên quan tiến hành thanh tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; giải quyết các khiếu nại, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm y tế.

9. Xây dựng các chỉ số thống kê về bảo hiểm y tế. Tổng hợp, đánh giá, sơ kết, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

10. Chủ trì xây dựng nội dung và phối hợp tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn về lĩnh vực bảo hiểm y tế.

11. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và các Chương trình, dự án trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Y tế giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động

1. Lãnh đạo Vụ

Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế về mọi hoạt động của Vụ. Các Phó Vụ trưởng giúp việc cho Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.

2. Biên chế

Biên chế của Vụ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được điều chỉnh hàng năm theo nhu cầu công tác và theo đề xuất của Vụ trưởng.

3. Cơ chế hoạt động

Vụ Bảo hiểm y tế làm việc theo chế độ chuyên viên. Các công chức trong Vụ chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Vụ về nhiệm vụ được phân công.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quyết định này thay thế Quyết định số 27/2005/QĐ-BYT ngày 13/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Vụ Bảo hiểm y tế.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Cỏc ụng bà: Chỏnh Văn phũng Bộ, Chỏnh Thanh tra Bộ, cỏc Cục trưởng, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng của Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Quốc Triệu

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

NGHỊ QUYẾT SỐ 51/2001/QH10 NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2001 CỦA QUỐC HỘI KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 10

Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

QUỐC HỘI

Số: 61/2005/QH11

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—– o0o —–

Hà Nội , Ngày 29 tháng 11 năm 2005

 

LUẬT

ĐẤU THẦU

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về đấu thầu.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây:

1. Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm:

a) Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng;

b) Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;

c) Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;

d) Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật;

đ) Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;

2. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

3. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân có dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này chọn áp dụng Luật này.

Điều 3. Áp dụng Luật đấu thầu, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

1. Hoạt động đấu thầu phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp có đặc thù về đấu thầu quy định ở luật khác thì áp dụng theo quy định của luật đó.

3. Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.

2. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

3. Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

4. Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.

5. Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.

6. Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước.

7. Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.

8. Người có thẩm quyền là người được quyền quyết định dự án theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án có sự tham gia vốn nhà nước của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên, trừ các dự án sử dụng 100% vốn nhà nước, thì người có thẩm quyền là Hội đồng quản trị hoặc đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia góp vốn.

9. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án quy định tại khoản 7 Điều này.

10. Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.

11. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này.

12. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh.

13. Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn quy định tại khoản 34 Điều này.

14. Nhà thầu cung cấp là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại khoản 35 Điều này.

15. Nhà thầu xây dựng là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp quy định tại khoản 36 Điều này.

16. Nhà thầu EPC là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC quy định tại khoản 21 Điều này.

17. Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu.

18. Nhà thầu trong nước là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

19. Nhà thầu nước ngoài là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước mà nhà thầu mang quốc tịch.

20. Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.

21. Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.

22. Hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu làm căn cứ pháp lý để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu.

23. Hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển.

24. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

25. Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.

26. Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.

27. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.

28. Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

29. Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

30. Chi phí trên cùng một mặt bằng bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử dụng. Chi phí trên cùng một mặt bằng dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu và được gọi là giá đánh giá.

31. Hợp đồng là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

32. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

33. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

34. Dịch vụ tư vấn bao gồm:

a) Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án gồm có lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án gồm có khảo sát, lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị;

c) Dịch vụ tư vấn điều hành quản lý dự án, thu xếp tài chính, đào tạo, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ tư vấn khác.

35. Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn.

36. Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn.

37. Kiến nghị trong đấu thầu là việc nhà thầu tham gia đấu thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan đến quá trình đấu thầu khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.

38. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích quản lý thống nhất thông tin về đấu thầu phục vụ các hoạt động đấu thầu.

39. Thẩm định đấu thầu là việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật này. Việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu không phải là đánh giá lại hồ sơ dự thầu.

Điều 5. Thông tin về đấu thầu

1. Các thông tin sau đây về đấu thầu phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu:

a) Kế hoạch đấu thầu;

b) Thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển;

c) Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi;

d) Danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu;

e) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

g) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu hiện hành;

h) Các thông tin liên quan khác.

2. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu có thể đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để tạo thuận tiện trong việc tiếp cận của các tổ chức và cá nhân có quan tâm.

Chính phủ quy định chi tiết thông tin về đấu thầu.

Điều 6. Kế hoạch đấu thầu

1. Kế hoạch đấu thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu, trừ gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư. Người phê duyệt kế hoạch đấu thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Kế hoạch đấu thầu phải lập cho toàn bộ dự án; trường hợp chưa đủ điều kiện và thật cần thiết thì được phép lập kế hoạch đấu thầu cho một số gói thầu để thực hiện trước.

3. Trong kế hoạch đấu thầu phải nêu rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:

a) Tên gói thầu;

b) Giá gói thầu;

c) Nguồn vốn;

d) Hình thức lựa chọn nhà thầu; phương thức đấu thầu;

đ) Thời gian lựa chọn nhà thầu;

e) Hình thức hợp đồng;

g) Thời gian thực hiện hợp đồng.

4. Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng.

Điều 7. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là tổ chức

Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước; có đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp trong trường hợp là nhà thầu nước ngoài;

2. Hạch toán kinh tế độc lập;

3. Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả; đang trong quá trình giải thể.

Điều 8. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là cá nhân

Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

2. Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp;

3. Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 9. Yêu cầu đối với bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu

1. Cá nhân tham gia bên mời thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Am hiểu pháp luật về đấu thầu;

b) Có kiến thức về quản lý dự án;

c) Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu theo các lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính và pháp lý;

d) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA.

2. Tuỳ theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia đấu thầu bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan. Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ tham gia khoá học về đấu thầu;

b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;

c) Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu;

d) Có tối thiểu 3 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.

Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu không nhất thiết phải tham gia bên mời thầu và ngược lại.

3. Trường hợp chủ đầu tư có đủ nhân sự đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì tự mình làm bên mời thầu. Trường hợp chủ đầu tư không đủ nhân sự hoặc nhân sự không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì tiến hành lựa chọn theo quy định của Luật này một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp có đủ năng lực và kinh nghiệm thay mình làm bên mời thầu. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này và ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu sau khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

Điều 10. Điều kiện tham gia đấu thầu đối với một gói thầu

Nhà thầu tham gia đấu thầu đối với một gói thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có tư cách hợp lệ quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này;

2. Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu;

3. Đáp ứng yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu của bên mời thầu;

4. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 11 của Luật này.

Điều 11. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

1. Nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 của Luật này phải bảo đảm các yêu cầu về tính cạnh tranh sau đây:

a) Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC;

b) Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu;

c) Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng;

d) Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư của dự án.

2. Các quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện chậm nhất là ba năm theo lộ trình do Chính phủ quy định, kể từ khi Luật này có hiệu lực.

Chính phủ quy định chi tiết về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

Điều 12. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu

1. Đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng dẫn đến những hành động thiếu trung thực, không khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.

2. Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.

3. Cấu kết, thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhà nước với bên mời thầu và với nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu, thông đồng với cơ quan thẩm định, thanh tra làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể, lợi ích của quốc gia.

4. Tổ chức hoặc cá nhân vừa tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu vừa thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu.

5. Nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC.

6. Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm bên mời thầu.

7. Chia dự án thành các gói thầu trái với quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật này.

8. Nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp cho gói thầu do mình cung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.

9. Tiết lộ những tài liệu, thông tin về đấu thầu sau đây:

a) Nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định;

b) Nội dung các hồ sơ dự thầu, các sổ tay ghi chép, các biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá của chuyên gia hoặc nhà thầu tư vấn đối với từng hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Các yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình đấu thầu, xét thầu và thẩm định trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được phép công bố theo quy định;

e) Các tài liệu đấu thầu có liên quan khác được đóng dấu bảo mật theo quy định của pháp luật về bảo mật.

10. Sắp đặt để cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột tham gia các gói thầu mà mình làm bên mời thầu hoặc là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chuyên gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

11. Làm trái quy định quản lý vốn, gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

12. Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu trong cùng một gói thầu, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm thu kết quả thực hiện.

13. Đứng tên tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án do cơ quan, tổ chức mà mình đã công tác trong thời hạn một năm kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó.

14. Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.

15. Lợi dụng việc kiến nghị trong đấu thầu để cản trở quá trình đấu thầu và ký kết hợp đồng, cản trở các nhà thầu khác tham gia đấu thầu.

16. Áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật này.

17. Tổ chức đấu thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.

Điều 13. Đấu thầu quốc tế

1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA mà nhà tài trợ quy định phải đấu thầu quốc tế;

b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó ở trong nước chưa đủ khả năng sản xuất;

c) Gói thầu mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không chọn được nhà thầu trúng thầu.

2. Trường hợp khi trúng thầu nhà thầu nước ngoài không thực hiện đúng cam kết liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (nếu có) đã được kê khai trong hồ sơ dự thầu với khối lượng và giá trị dành cho phía nhà thầu Việt Nam thì nhà thầu đó sẽ bị loại.

3. Nhà thầu nước ngoài trúng thầu thực hiện gói thầu tại Việt Nam phải tuân theo quy định của Chính phủ Việt Nam về quản lý nhà thầu nước ngoài.

Điều 14. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế

Đối tượng được hưởng ưu đãi trong đấu thầu quốc tế bao gồm:

1. Nhà thầu là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư;

2. Nhà thầu liên danh khi có thành viên trong liên danh là nhà thầu thuộc quy định tại khoản 1 Điều này đảm nhận công việc có giá trị trên 50% đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, xây lắp hoặc gói thầu EPC;

3. Nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên.

Chính phủ quy định chi tiết về ưu đãi trong đấu thầu quốc tế.

Điều 15. Đồng tiền dự thầu

1. Đồng tiền dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo nguyên tắc một đồng tiền cho một khối lượng cụ thể.

2. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, việc quy đổi về cùng một đồng tiền để so sánh phải căn cứ vào tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nước ngoài theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

3. Các loại chi phí trong nước phải được chào thầu bằng đồng Việt Nam.

Điều 16. Ngôn ngữ trong đấu thầu

Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và các tài liệu trao đổi giữa bên mời thầu và các nhà thầu đối với đấu thầu trong nước là tiếng Việt; đối với đấu thầu quốc tế là tiếng Việt, tiếng Anh.

Điều 17. Chi phí trong đấu thầu

1. Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu.

2. Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán của dự án.

3. Hồ sơ mời thầu được bán cho nhà thầu.

Chính phủ quy định chi tiết về chi phí trong đấu thầu.

Chương II

LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Mục 1

HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Điều 18. Đấu thầu rộng rãi

1. Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trừ trường hợp quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật này.

2. Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại Điều 5 của Luật này để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Điều 19. Đấu thầu hạn chế

1. Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu;

b) Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

2. Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.

Điều 20. Chỉ định thầu

1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu;

b) Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;

c) Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;

d) Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ;

đ) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.

2. Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định.

3. Trước khi thực hiện chỉ định thầu quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này, dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định.

Điều 21. Mua sắm trực tiếp

1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng.

2. Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.

3. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.

4. Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác.

Điều 22. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây:

a) Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng;

b) Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.

2. Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện. Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau.

Điều 23. Tự thực hiện

1. Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.

2. Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.

Điều 24. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều từ Điều 18 đến Điều 23 của Luật này thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Mục 2
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐẤU THẦU

Điều 25. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu được phát hành khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Kế hoạch đấu thầu được duyệt;

2. Hồ sơ mời thầu được duyệt;

3. Thông báo mời thầu hoặc danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu đã được đăng tải theo quy định tại Điều 5 của Luật này.

Điều 26. Phương thức đấu thầu

1. Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.

2. Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo.

3. Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai;

b) Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu.

Điều 27. Bảo đảm dự thầu

1. Khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

2. Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo một mức xác định căn cứ tính chất của từng gói thầu cụ thể nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu được duyệt.

3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm ba mươi ngày.

4. Trường hợp cần gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng hiệu lực bảo đảm dự thầu; trong trường hợp này, nhà thầu không được thay đổi nội dung hồ sơ dự thầu đã nộp bao gồm cả giá dự thầu và phải gia hạn tương ứng hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trường hợp nhà thầu từ chối gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải hoàn trả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu.

5. Bảo đảm dự thầu được trả lại cho các nhà thầu không trúng thầu trong thời gian không quá ba mươi ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. Đối với nhà thầu trúng thầu, bảo đảm dự thầu được hoàn trả sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 55 của Luật này.

6. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây:

a) Rút hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu mà hồ sơ dự thầu vẫn còn hiệu lực;

b) Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ khi nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu mà không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện xong nhưng từ chối ký hợp đồng mà không có lý do chính đáng;

c) Không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 55 của Luật này.

Điều 28. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

2. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu ngoài quy định tại khoản 1 Điều này còn phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

3. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân theo trình tự quy định tại Điều 35 của Luật này.

Điều 29. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.

2. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật phải quy định không thấp hơn 80%. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao thì sử dụng thang điểm tổng hợp để xếp hạng hồ sơ dự thầu. Trong thang điểm tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có số điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất;

b) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì nhà thầu có hồ sơ dự thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất để xem xét đề xuất về mặt tài chính.

3. Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC thì sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” để đánh giá về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật là thang điểm, phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng bảo đảm không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu không được quy định thấp hơn 80%. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật thì căn cứ vào chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng được xếp thứ nhất.

Chính phủ quy định chi tiết về đánh giá hồ sơ dự thầu.

Điều 30. Đấu thầu qua mạng

Đấu thầu qua mạng được thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống mạng. Việc đăng tải thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng và thống nhất quản lý.

Chính phủ quy định chi tiết về việc áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng.

Điều 31. Quy định về thời gian trong đấu thầu

Căn cứ vào tính chất của từng gói thầu, người có thẩm quyền quyết định cụ thể thời gian trong đấu thầu theo quy định sau đây:

1. Thời gian sơ tuyển nhà thầu tối đa là ba mươi ngày đối với đấu thầu trong nước, bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển đến khi có kết quả sơ tuyển được duyệt;

2. Thời gian thông báo mời thầu tối thiểu là mười ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu;

3. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là mười lăm ngày đối với đấu thầu trong nước, ba mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu đến thời điểm đóng thầu;

4. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là một trăm tám mươi ngày kể từ thời điểm đóng thầu; trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá ba mươi ngày;

5. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu trong nước, sáu mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày mở thầu đến khi chủ đầu tư có báo cáo về kết quả đấu thầu trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định;

6. Thời gian thẩm định tối đa là hai mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, thời gian thẩm định tối đa là ba mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.

Mục 3
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ĐẤU THẦU

Điều 32. Chuẩn bị đấu thầu

1. Sơ tuyển nhà thầu

Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu; đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá, gói thầu EPC có giá gói thầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên, gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ hai trăm tỷ đồng trở lên phải được tiến hành sơ tuyển;

b) Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm lập hồ sơ mời sơ tuyển; thông báo mời sơ tuyển; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển; thông báo kết quả sơ tuyển;

c) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển theo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, tiêu chuẩn về năng lực tài chính và tiêu chuẩn về kinh nghiệm.

2. Lập hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây:

a) Yêu cầu về mặt kỹ thuật:

Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu);

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;

Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;

b) Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

c) Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác.

3. Mời thầu

Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi;

b) Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển.

Điều 33. Tổ chức đấu thầu

1. Phát hành hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, cho các nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển.

Trường hợp hồ sơ mời thầu cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu mười ngày trước thời điểm đóng thầu.

2. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

Các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”.

3. Mở thầu

Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố trong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ ký xác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan tham dự.

Điều 34. Làm rõ hồ sơ mời thầu

1. Trường hợp nhà thầu cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu để xem xét và xử lý.

2. Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:

a) Gửi văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu;

b) Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời thầu mà các nhà thầu chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu gửi cho các nhà thầu.

3. Văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu quy định tại khoản 2 Điều này là một phần của hồ sơ mời thầu.

Điều 35. Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu.

2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì xem xét đề xuất về mặt tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về mặt kỹ thuật.

Điều 36. Làm rõ hồ sơ dự thầu

1. Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu.

2. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ.

Điều 37. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

Nhà thầu tư vấn được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;

2. Có đề xuất về mặt kỹ thuật bao gồm năng lực, kinh nghiệm, giải pháp và nhân sự được đánh giá là đáp ứng yêu cầu;

3. Có điểm tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính cao nhất; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì có điểm về mặt kỹ thuật cao nhất;

4. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

Điều 38. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC

Nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp hoặc thực hiện gói thầu EPC sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;

2. Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;

3. Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”;

4. Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng;

5. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

Điều 39. Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu

1. Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định.

2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 40. Phê duyệt kết quả đấu thầu

1. Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.

2. Trường hợp có nhà thầu trúng thầu thì văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải có các nội dung sau đây:

a) Tên nhà thầu trúng thầu;

b) Giá trúng thầu;

c) Hình thức hợp đồng;

d) Thời gian thực hiện hợp đồng;

đ) Các nội dung cần lưu ý (nếu có).

3. Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.

Điều 41. Thông báo kết quả đấu thầu

1. Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền.

2. Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu.

Điều 42. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

1. Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây:

a) Kết quả đấu thầu được duyệt;

b) Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;

c) Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;

d) Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có);

đ) Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu.

2. Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng.

3. Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Mục 4
HỦY ĐẤU THẦU VÀ LOẠI BỎ HỒ SƠ DỰ THẦU

Điều 43. Hủy đấu thầu

1. Huỷ đấu thầu được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã được nêu trong hồ sơ mời thầu;

b) Có bằng chứng cho thấy bên mời thầu thông đồng với nhà thầu;

c) Tất cả hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

d) Có bằng chứng cho thấy tất cả các nhà thầu có sự thông đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên mời thầu.

2. Căn cứ vào quyết định của người có thẩm quyền, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo đến các nhà thầu tham gia đấu thầu về việc hủy đấu thầu.

Điều 44. Trách nhiệm tài chính khi huỷ đấu thầu

1. Trường hợp huỷ đấu thầu không do lỗi của nhà thầu thì bên mời thầu có trách nhiệm đền bù những chi phí tham gia đấu thầu cho các nhà thầu trên cơ sở các chế độ, định mức hiện hành của Nhà nước, trừ trường hợp hủy đấu thầu do không có nhà thầu nào đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

2. Trường hợp hủy đấu thầu vì lý do thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư thì chi phí đền bù do người có thẩm quyền quyết định và lấy từ chi phí của dự án. Trường hợp vì các lý do khác do lỗi của bên mời thầu gây ra thì cá nhân có liên quan thuộc bên mời thầu chịu trách nhiệm thanh toán.

3. Trường hợp huỷ đấu thầu vì lý do bên mời thầu thông đồng với một hoặc một số nhà thầu thì các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm đền bù chi phí cho các nhà thầu khác.

Điều 45. Loại bỏ hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu bị loại bỏ trong các trường hợp sau đây:

1. Không đáp ứng yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu;

2. Không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá;

3. Có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc nhà thầu không chấp nhận lỗi số học do bên mời thầu phát hiện;

4. Có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn.

Chương III

HỢP ĐỒNG

Điều 46. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng

1. Hợp đồng phải phù hợp với quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp là nhà thầu liên danh, trong hợp đồng ký với chủ đầu tư phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh.

3. Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Trường hợp phát sinh khối lượng công việc hoặc số lượng hàng hóa nằm ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 47. Nội dung của hợp đồng

1. Đối tượng của hợp đồng.

2. Số lượng, khối lượng.

3. Quy cách, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác.

4. Giá hợp đồng.

5. Hình thức hợp đồng.

6. Thời gian và tiến độ thực hiện.

7. Điều kiện và phương thức thanh toán.

8. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao.

9. Bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hoá, xây lắp.

10. Quyền và nghĩa vụ của các bên.

11. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

12. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.

13. Các nội dung khác theo từng hình thức hợp đồng.

Điều 48. Hình thức hợp đồng

1. Hình thức trọn gói.

2. Hình thức theo đơn giá.

3. Hình thức theo thời gian.

4. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm.

Điều 49. Hình thức trọn gói

1. Hình thức trọn gói được áp dụng cho những phần công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng.

2. Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Điều 50. Hình thức theo đơn giá

1. Hình thức theo đơn giá được áp dụng cho những phần công việc chưa đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng.

2. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng, số lượng thực tế thực hiện trên cơ sở đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này.

Điều 51. Hình thức theo thời gian

1. Hình thức theo thời gian được áp dụng cho những phần công việc nghiên cứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện.

2. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo tháng, tuần, ngày, giờ làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia nêu trong hợp đồng hoặc mức thù lao được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này.

Điều 52. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm

1. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho những phần công việc tư vấn thông thường, đơn giản.

2. Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Giá hợp đồng được tính theo phần trăm giá trị của công trình hoặc khối lượng công việc. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Điều 53. Nhiều hợp đồng bộ phận trong một hợp đồng chung

Trường hợp một hợp đồng có một hoặc nhiều hợp đồng bộ phận thuộc hình thức hợp đồng quy định tại các Điều 49, 50, 51 và 52 của Luật này thì áp dụng nguyên tắc thanh toán được quy định tại các điều tương ứng.

Điều 54. Ký kết hợp đồng

1. Hợp đồng được ký kết căn cứ vào các tài liệu sau đây:

a) Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

b) Quyết định phê duyệt và văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn;

d) Hồ sơ mời thầu.

2. Việc ký kết hợp đồng phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực;

b) Thông tin về năng lực kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được cập nhật tại thời điểm ký hợp đồng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Điều 55. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực, trừ lĩnh vực đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn và hình thức tự thực hiện.

2. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép.

3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

4. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực.

Điều 56. Bảo hành

Hợp đồng có nội dung về mua sắm hàng hoá, xây lắp thì phải quy định về bảo hành. Thời hạn bảo hành, mức tiền bảo hành và các nội dung khác về bảo hành được quy định trong hợp đồng phải căn cứ theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định cụ thể về bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hoá, xây lắp trong hợp đồng.

Điều 57. Điều chỉnh hợp đồng

1. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng theo đơn giá, hình thức hợp đồng theo thời gian và được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được điều chỉnh theo các chính sách này kể từ thời điểm các chính sách này có hiệu lực;

b) Trường hợp có khối lượng, số lượng tăng hoặc giảm trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu gây ra thì việc tính giá trị tăng hoặc giảm phải căn cứ vào đơn giá của hợp đồng;

c) Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhà nước kiểm soát có biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký và phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép.

3. Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu thì chủ đầu tư thoả thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán bổ sung các công việc phát sinh và báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp thoả thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.

Điều 58. Thanh toán hợp đồng

Giá hợp đồng và các điều khoản cụ thể về thanh toán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu.

Điều 59. Giám sát thực hiện, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

1. Việc giám sát thực hiện hợp đồng được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm giám sát nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng;

b) Cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện hợp đồng phải bảo đảm công tâm, trung thực, khách quan, có đủ năng lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình;

c) Nhà thầu tư vấn giám sát thi công thiếu trách nhiệm hoặc thông đồng với nhà thầu xây dựng xác nhận sai khối lượng, chất lượng công trình thì nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây dựng phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định tại Điều 75 của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

d) Cộng đồng dân cư tham gia giám sát hoạt động đấu thầu theo quy định của Chính phủ.

2. Việc nghiệm thu hợp đồng được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Việc nghiệm thu từng phần hay toàn bộ hợp đồng phải được tiến hành phù hợp với nội dung hợp đồng đã ký kết;

b) Cá nhân tham gia vào quá trình nghiệm thu phải bảo đảm công tâm, trung thực, khách quan, có đủ năng lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

3. Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện xong trong thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ khi chủ đầu tư và nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng; trường hợp gói thầu thật sự phức tạp thì được phép kéo dài thời hạn thanh lý hợp đồng nhưng không quá chín mươi ngày.

Chương IV

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG ĐẤU THẦU

Điều 60. Trách nhiệm của người có thẩm quyền

1. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

2. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu.

3. Phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

4. Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.

5. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.

6. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định tại Điều 75 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư

1. Quyết định nội dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu.

2. Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu.

3. Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định của Luật này để thay mình làm bên mời thầu.

4. Phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà thầu.

5. Phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật này.

6. Chịu trách nhiệm về việc đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉ định thầu.

7. Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu.

8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.

9. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

10. Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.

11. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.

12. Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này.

Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu

1. Bên mời thầu có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định của Luật này;

b) Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;

c) Tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo chủ đầu tư về kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt;

đ) Chuẩn bị nội dung hợp đồng để chủ đầu tư xem xét và ký kết hợp đồng;

e) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đấu thầu;

g) Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

h) Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu;

i) Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu;

k) Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này.

2. Trường hợp bên mời thầu là chủ đầu tư thì ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải tuân thủ các quy định tại Điều 61 của Luật này.

Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của tổ chuyên gia đấu thầu

1. Đánh giá hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu.

2. Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3. Bảo lưu ý kiến của mình.

4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá.

5. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu

1. Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh.

2. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu.

3. Thực hiện các cam kết theo hợp đồng với chủ đầu tư và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).

4. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.

5. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.

6. Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.

7. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức thẩm định

1. Hoạt động độc lập, tuân theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định.

2. Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.

3. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định.

4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định.

5. Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định của mình.

6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chương V

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Điều 66. Nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu

1. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu.

2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu.

3. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.

4. Quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu trên phạm vi cả nước bao gồm tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

5. Hợp tác quốc tế về đấu thầu.

6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 67. Trách nhiệm và quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đấu thầu trong phạm vi cả nước.

2. Thủ tướng Chính phủ thực hiện trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết các kiến nghị trong đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về thanh tra;

b) Quy định cơ quan, tổ chức thẩm định giúp người có thẩm quyền trong quá trình xem xét, phê duyệt các nội dung về đấu thầu;

c) Quyết định các nội dung về đấu thầu quy định tại Điều 60 của Luật này đối với các dự án đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội;

d) Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 68. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

2. Thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc các dự án thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 67 của Luật này.

3. Xây dựng và quản lý tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

4. Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hợp tác quốc tế về lĩnh vực đấu thầu.

5. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu.

6. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.

7. Giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị trong đấu thầu.

8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra về đấu thầu trên phạm vi cả nước.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác về đấu thầu được Chính phủ giao.

Điều 69. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp

Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

1. Thực hiện quản lý công tác đấu thầu;

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu;

3. Tổng kết và đánh giá về tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu;

4. Thực hiện báo cáo về hoạt động đấu thầu theo quy định của Chính phủ;

5. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu theo quy định của Luật này;

6. Kiểm tra, thanh tra về đấu thầu;

7. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu đối với các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu;

8. Trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền thì còn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 60 của Luật này.

Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu

1. Việc xử lý tình huống trong đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

a) Bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;

b) Căn cứ kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, nội dung của hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu;

c) Người có thẩm quyền là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Các nhóm tình huống trong đấu thầu gồm có:

a) Về chuẩn bị và tổ chức đấu thầu, bao gồm những nội dung điều chỉnh kế hoạch đấu thầu về giá gói thầu hoặc nội dung khác của gói thầu; hồ sơ mời thầu; nộp hồ sơ dự thầu trong trường hợp nộp muộn hoặc số lượng ít; số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu.

b) Về đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm những nội dung về giá dự thầu vượt giá gói thầu; giá dự thầu với đơn giá khác thường.

c) Về đề nghị trúng thầu và ký kết hợp đồng, bao gồm những nội dung về giá trúng thầu dưới 50% so với giá gói thầu hoặc dự toán được duyệt; hai hồ sơ dự thầu có kết quả đánh giá tốt nhất, ngang nhau; giá đề nghị ký hợp đồng vượt giá trúng thầu được duyệt.

d) Về thủ tục, trình tự đấu thầu có liên quan.

Chính phủ quy định cụ thể về việc xử lý tình huống trong đấu thầu.

Điều 71. Thanh tra đấu thầu

1. Thanh tra đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu để thực hiện gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Thanh tra đấu thầu là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của thanh tra đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 72. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

1. Nhà thầu dự thầu có quyền kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu.

2. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong đấu thầu là bên mời thầu, chủ đầu tư và người có thẩm quyền. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu thì người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của nhà thầu trên cơ sở Báo cáo của Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị theo quy định tại Điều 73 của Luật này.

3. Đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu mà không phải là kết quả lựa chọn nhà thầu thì thời gian để kiến nghị được tính từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả đấu thầu. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, thời gian để kiến nghị tối đa là mười ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu.

Điều 73. Quy trình giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

1. Việc giải quyết kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Bên mời thầu có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là năm ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là bảy ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến người có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm c khoản này;

c) Người có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là mười ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp người có thẩm quyền không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.

2. Việc giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Riêng trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đồng thời đến người có thẩm quyền và Chủ tịch Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị để xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm c khoản này;

c) Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn) có trách nhiệm yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư, các cơ quan liên quan đến gói thầu cung cấp các thông tin, tài liệu, ý kiến cần thiết để hình thành Báo cáo kết quả làm việc. Trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn có thể làm việc trực tiếp với các đối tượng liên quan để làm rõ vấn đề. Thời gian để Hội đồng tư vấn làm việc cho đến khi có Báo cáo kết quả tối đa là hai mươi ngày kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Hội đồng tư vấn có Chủ tịch là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, các thành viên gồm đại diện của người có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội nghề nghiệp liên quan. Trong thời hạn tối đa là năm ngày làm việc kể từ khi nhận được Báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn, người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết kiến nghị của nhà thầu. Trường hợp nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.

3. Khi có kiến nghị trong đấu thầu, nhà thầu có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án. Trường hợp nhà thầu lựa chọn cách giải quyết không khởi kiện ra Tòa án thì tiến hành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Chính phủ quy định cụ thể về giải quyết kiến nghị và hoạt động của Hội đồng tư vấn.

Điều 74. Khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 75. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:

a) Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật đấu thầu ngoài các trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này;

b) Phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật đấu thầu gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của các bên có liên quan;

c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này.

2. Cá nhân vi phạm Luật đấu thầu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự nếu hành vi đó cấu thành tội phạm.

3. Tổ chức, cá nhân vi phạm Luật đấu thầu, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn bị đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.

Chính phủ quy định cụ thể việc xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 76. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Điều 77. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 04 năm 2006./.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

(Đã ký)

Nguyễn Văn An

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

QD_117_2008_QD-TTG ĐIỀU CHỈNH MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG THUỘC DIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

Các đối tượng được khám, chữa bệnh theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
—–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-

Số: 117/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ ĐIỀU CHỈNH MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG THUỘC DIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng đối với các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội bằng 3% mức lương tối thiểu chung, gồm:

1. Các đối tượng được khám, chữa bệnh theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo.

2. Đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở một số vùng theo các Quyết định số: 24/2008/QĐ-TTg, số 25/2008/QĐ-TTg, số 26/2008/QĐ-TTg và số 27/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010.

3. Người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.

4. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 130% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 1 và hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định này.

Điều 3. Nguồn kinh phí để thực hiện theo quy định tại Điều 2 của Quyết định này:

1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.

2. Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% kinh phí cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%, gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ.

3. Các địa phương còn lại, bố trí từ ngân sách địa phương

Điều 4. Tổ chức thực hiện:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 3; tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội theo quy định tại Quyết định này.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 3 để thực hiện chính sách hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội theo quy định tại Quyết định này; sử dụng nguồn dự phòng chi ngân sách trung ương năm 2008 để bổ sung cho các địa phương.

3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện khám, chữa bệnh và quyền lợi trong khám, chữa bệnh đối với các thành viên thuộc hộ cận nghèo.

4. Bộ lao động – thương binh và xã hội có trách nhiệm hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xác định hộ cận nghèo theo quy định tại Quyết định này.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2008. Các quy định trước đây trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

02_2010_SL-LPQT VỀ THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ EN XAN-VA-ĐO

Thông cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa En Xan-va-đo, ký tại Tokyo, ngày 16 tháng 01 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 16 tháng 01 năm 2010.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

BỘ NGOẠI GIAO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Số: 02/2010/SL-LPQT

Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2010

 

Thông cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa En Xan-va-đo, ký tại Tokyo, ngày 16 tháng 01 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 16 tháng 01 năm 2010.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

 

THÔNG CÁO CHUNG

VỀ VIỆC THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HÒA EN XAN-VA-ĐO

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa En Xan-va-đo, xuất phát từ mong muốn chung về việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai Nhà nước trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, nhân đạo và các lĩnh vực khác, phù hợp với các nguyên tắc và quy định ghi nhận tại Hiến chương Liên hợp quốc, Luật pháp quốc tế và Công ước Viên về Quan hệ ngoại giao ngày 18 tháng 4 năm 1961, và với mong muốn thúc đẩy an ninh quốc tế thông qua việc cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia.

Đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ thông qua việc ký Thông cáo chung này.

Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được Chính phủ hai nước ủy quyền đầy đủ và hợp lệ, đã ký Thông cáo chung này.

Làm tại Tokyo, ngày 16 tháng 01 năm 2010, thành hai bản gốc bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau.

 

THAY MẶT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÓ THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO

Phạm Gia Khiêm

THAY MẶT NƯỚC CỘNG HÒA
EN XAN-VA-ĐO
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO

Hugo Martinez

 

JOINT COMMUNIQUÉ

ON THE ESTABLISHMENT OF DIPLOMATIC RELATIONS
BETWEEN
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
AND
THE REPUBLIC OF EL SALVADOR

The Government of the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Republic of El Salvador,

Guided by their mutual willingness to develop and strengthen friendship and cooperation between the two States in political, economic, social and humanitarian and other fields, in accordance with the principles and norms enshrined in the Charter of the United Nations, International Law and the Vienna Convention on Diplomatic Relations of 18 April 1961, and desirous of furthering international security through peaceful coexistence among nations,

Have decided to establish diplomatic relation at Ambassadorial levels through the signing of this Joint Communiqué.

As a witness thereof, the undersigned Representatives, authorized by the respective Governments, have duty signed this Joint Communiqué.

Signed in Tokyo, in two original copies, on 16th of January of 2010 in Vietnamese, Spanish and English, all texts being equal authentic.

 

FOR THE REPUBLIC SOCIALIST 
OF VIETNAM

Pham Gia Khiem
VICE PRIME MINISTER
MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS

FOR THE REPUBLIC OF EL SALVADOR

Hogo Martinez
MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

12_2009_SL-LPQT HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CỘNG HÒA ẤN ĐỘ

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ấn Độ, ký tại Hà Nội ngày 08 tháng 10 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 17 tháng 11 năm 2008.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

BỘ NGOẠI GIAO
——

Số: 12/2009/SL-LPQT

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2009

 

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ấn Độ, ký tại Hà Nội ngày 08 tháng 10 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 17 tháng 11 năm 2008.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Hoàng Anh

 

HIỆP ĐỊNH

TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CỘNG HÒA ẤN ĐỘ

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ấn Độ (sau đây gọi là “các Bên ký kết”),

Với mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước,

Mong muốn nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi,

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Phạm vi áp dụng

1. Phù hợp với các quy định của Hiệp định này, các Bên sẽ dành cho nhau sự tương trợ tối đa trong các vấn đề về hình sự.

2. Tương trợ tư pháp về hình sự là các tương trợ về điều tra, truy tố hoặc các thủ tục tố tụng khác trong các vấn đề về hình sự do Bên được yêu cầu cung cấp cho Bên yêu cầu, không phụ thuộc vào việc yêu cầu tương trợ đó do Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền khác yêu cầu hoặc đề nghị.

3. Yêu cầu tương trợ sẽ được thực hiện không phụ thuộc vào việc hành vi là đối tượng của điều tra, truy tố, xét xử của Bên yêu cầu có cấu thành tội phạm theo luật của Bên được yêu cầu hay không.

4. Tương trợ bao gồm:

a. Thu thập chứng cứ hoặc lấy lời khai;

b. Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ và vật chứng;

c. Nhận dạng hoặc xác định nơi ở của người, nơi có đồ vật;

d. Tống đạt giấy tờ;

e. Thực hiện yêu cầu khám xét và thu giữ;

f. Cho phép người của Bên yêu cầu có mặt khi thực hiện yêu cầu;

g. Bố trí cho người liên quan cung cấp chứng cứ hoặc giúp đỡ trong điều tra, truy tố, xét xử hình sự trên lãnh thổ của Bên yêu cầu;

h. Cho phép người đang bị giam giữ cung cấp chứng cứ hoặc giúp đỡ việc điều tra;

i. Truy tìm, thu giữ, kê biên và tịch thu tài sản do phạm tội mà có và phương tiện phạm tội bao gồm cả những tài sản và phương tiện liên quan tới hoạt động khủng bố;

j. Các tương trợ khác phù hợp với mục đích của Hiệp định này và không trái với pháp luật của Bên được yêu cầu.

5. Theo Hiệp định này, tương trợ không bao gồm:

a. Dẫn độ, bắt hoặc giam giữ người để dẫn độ;

b. Thực hiện bản án hình sự của Bên yêu cầu ở Bên được yêu cầu, trừ những trường hợp pháp luật của Bên được yêu cầu và Hiệp định này cho phép;

c. Chuyển giao người đang bị giam giữ để thi hành hình phạt;

d. Chuyển giao việc xét xử trong các vấn đề về hình sự.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Các vấn đề về hình sự theo Hiệp định này là việc điều tra (bao gồm cả thẩm vấn), truy tố, xét xử đối với bất kỳ tội phạm nào, bao gồm cả các tội phạm về thuế, hải quan, quản lý ngoại hối hoặc các vấn đề về thu nhập mà tại thời điểm yêu cầu tương trợ thuộc thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự của Bên yêu cầu.

2. “Tài sản do phạm tội mà có” theo Hiệp định này là tài sản hoặc giá trị của những tài sản có nguồn gốc hoặc thu được một cách trực tiếp hay gián tiếp bởi bất kỳ người nào từ hành vi phạm tội (bao gồm cả tội phạm liên quan đến chuyển giao tiền tệ).

Điều 3. Cơ quan trung ương

1. Để thực hiện Hiệp định này, mỗi Bên chỉ định người hoặc một cơ quan là Cơ quan trung ương để chuyển và nhận các yêu cầu theo quy định của Hiệp định này.

2. Cơ quan dưới đây sẽ được coi là Cơ quan trung ương kể từ khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực:

a. Đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ là Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b. Đối với Cộng hòa Ấn Độ sẽ là Bộ Nội vụ.

3. Các Bên sẽ thông báo cho nhau khi có bất kỳ sự thay đổi nào về Cơ quan trung ương nói tại khoản 2 Điều này.

4. Các Cơ quan trung ương liên hệ trực tiếp với nhau, tuy nhiên khi cần thiết có thể liên hệ thông qua đường ngoại giao.

Điều 4. Thực hiện yêu cầu tương trợ

1. Bên được yêu cầu phải thực hiện ngay các yêu cầu tương trợ phù hợp với pháp luật nước mình và trong phạm vi pháp luật nước mình cho phép, thực hiện theo cách thức do Bên yêu cầu đề nghị.

2. Bên được yêu cầu, căn cứ vào yêu cầu, sẽ thông báo cho Bên yêu cầu thời gian và địa điểm thực hiện yêu cầu tương trợ.

3. Bên được yêu cầu có thể hoãn việc chuyển giao tài liệu nếu tài liệu đó cần thiết cho thủ tục tố tụng hình sự hoặc tố tụng dân sự của mình. Trong trường hợp này, nếu được đề nghị, Bên được yêu cầu sẽ cung cấp bản sao có chứng thực các tài liệu đó.

4. Bên được yêu cầu phải thông báo ngay cho Bên yêu cầu về các tình huống phát sinh có thể làm chậm việc thực hiện yêu cầu tương trợ.

5. Bên được yêu cầu sẽ không được dùng lý do giữ bí mật ngân hàng để từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ.

Điều 5. Nội dung của yêu cầu tương trợ

1. Yêu cầu tương trợ phải nêu rõ:

a. Tên của cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc yêu cầu điều tra, truy tố hoặc các thủ tục tố tụng khác liên quan đến yêu cầu tương trợ;

b. Mục đích, nội dung của yêu cầu tương trợ;

c. Người, cơ quan, tổ chức đưa ra yêu cầu tương trợ;

d. Bản mô tả nội dung vụ việc hình sự, trong đó nêu tóm tắt các tình tiết có liên quan, luật và hình phạt áp dụng;

e. Tiến độ điều tra, truy tố hoặc xét xử;

f. Thời hạn thực hiện yêu cầu tương trợ.

2. Trong trường hợp có thể được, yêu cầu tương trợ còn bao gồm:

a. Nhận dạng, quốc tịch và nơi ở của người hoặc nhóm người là đối tượng của vụ việc hình sự hoặc những người có thông tin liên quan đến vụ việc hình sự đó;

b. Đối với yêu cầu tương trợ theo Điều 11 cần:

(i) Trong trường hợp lấy lời khai, nêu rõ những yêu cầu về thủ tục lấy lời khai để lời khái đó có giá trị (phải được xác nhận hay tuyên thệ) và mô tả các vấn đề cần thẩm tra đối với những người liên quan kể cả các câu hỏi mà Bên yêu cầu muốn hỏi những người đó;

(ii) Mô tả về các tài liệu, hồ sơ hoặc vật chứng sẽ được đưa ra và nếu có thể thì mô tả về người được đề nghị xuất trình các tài liệu, hồ sơ hoặc vật chứng nói trên;

c. Trong trường hợp mượn vật chứng, nêu rõ địa điểm hiện tại để vật chứng ở Bên được yêu cầu và bản mô tả người hoặc nhóm người sẽ giữ vật chứng ở Bên yêu cầu, nơi vật chứng sẽ được chuyển đến, các xét nghiệm sẽ được tiến hành và thời gian trao trả vật chứng.

d. Trong trường hợp trích xuất người đang bị giam giữ cần có mô tả người hoặc nhóm người sẽ canh giữ người đó trong quá trình chuyển giao, nơi sẽ được chuyển đến và thời gian có thể trao trả người đó;

e. Đối với trường hợp yêu cầu tương trợ theo Điều 13 hoặc Điều 14, thì cần có thông tin về số tiền trợ cấp và chi phí mà người đến lãnh thổ của Bên yêu cầu sẽ được hưởng;

f. Đối với trường hợp yêu cầu tương trợ theo Điều 10, Điều 16 hoặc Điều 17, thì cần có bản mô tả về vật đang cần tìm, và nếu có thể thì chỉ ra nơi có vật đó;

g. Đối với trường hợp yêu cầu tương trợ theo Điều 16 hoặc Điều 17 thì cần:

(i) Nêu rõ căn cứ mà Bên yêu cầu tin là tài sản do phạm tội mà có thể thuộc quyền tài phán của mình, và

(ii) Quyết định của Tòa án, nếu có, và hiệu lực của quyết định đó;

h. Đối với trường hợp yêu cầu tương trợ có thể dẫn đến phát hiện hoặc thu hồi tài sản do phạm tội mà có, thì nêu rõ có cần áp dụng các biện pháp theo khoản 4 Điều 16 hay không;

i. Nêu rõ các yêu cầu hoặc thủ tục mà Bên yêu cầu mong muốn tuân thủ khi yêu cầu tương trợ được thực hiện, bao gồm các chi tiết về cách thức hay hình thức cung cấp thông tin, chứng cứ, tài liệu hoặc đồ vật;

j. Nêu rõ mong muốn của Bên yêu cầu về việc giữ bí mật yêu cầu và lý do cần giữ bí mật (nếu có);

k. Trường hợp viên chức của Bên yêu cầu muốn đến lãnh thổ của Bên được yêu cầu vì mục đích liên quan đến yêu cầu tương trợ thì nêu rõ mục đích, dự định thời gian và lịch trình chuyến đi;

l. Tài liệu, chứng cứ hoặc thông tin bổ trợ khác cần thiết hoặc có thể giúp Bên được yêu cầu thực hiện có hiệu quả yêu cầu tương trợ.

3. Nếu Bên được yêu cầu xét thấy thông tin nêu trong văn bản yêu cầu không đủ để thực hiện yêu cầu tương trợ theo Hiệp định này, thì có thể đề nghị bổ sung thông tin.

4. Yêu cầu tương trợ phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp Bên được yêu cầu chấp nhận yêu cầu tương trợ bằng hình thức khác trong các trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp đó, yêu cầu tương trợ phải được khẳng định lại bằng văn bản trong thời hạn 45 ngày, trừ khi Bên được yêu cầu có ý kiến khác.

Điều 6. Từ chối hoặc hoãn thực hiện yêu cầu tương trợ

1. Việc tương trợ sẽ bị từ chối nếu Bên được yêu cầu cho rằng:

a. Yêu cầu tương trợ liên quan đến tội phạm mà Bên được yêu cầu coi là tội quân sự;

b. Yêu cầu tương trợ liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về một tội mà người đó đã bị kết án, tuyên án vô tội hoặc đặc xá trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu;

c. Yêu cầu tương trợ, nếu được thực hiện sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hoặc lợi ích cơ bản của Bên được yêu cầu.

2. Tương trợ có thể bị từ chối nếu Bên được yêu cầu cho rằng:

a. Việc thực hiện yêu cầu tương trợ trái với pháp luật của Bên được yêu cầu.

b. Yêu cầu tương trợ liên quan đến việc phong tỏa, thu giữ hoặc tịch thu tài sản do phạm tội mà có hoặc tịch thu tài sản liên quan đến hành vi/hoạt động mà không thể làm căn cứ cho việc phong tỏa, thu giữ hoặc tịch thu tài sản đó ở Bên được yêu cầu.

3. Tương trợ có thể bị Bên được yêu cầu hoãn thực hiện nếu việc thực hiện yêu cầu tương trợ đó cản trở quá trình điều tra hoặc truy tố đang được tiến hành trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu.

4. Trước khi từ chối hoặc hoãn thực hiện yêu cầu tương trợ theo quy định của Điều này, Bên được yêu cầu thông qua Cơ quan trung ương của mình phải:

a. Thông báo ngay cho Bên yêu cầu về lý do từ chối hoặc hoãn; và

b. Trao đổi với Bên yêu cầu để xác định việc thực hiện tương trợ với các điều kiện mà Bên được yêu cầu đặt ra.

5. Nếu Bên yêu cầu chấp nhận việc tương trợ với những điều kiện nói tại khoản 4.b thì phải tuân thủ các điều kiện đó.

Điều 7. Tống đạt giấy tờ

1. Trong phạm vi pháp luật nước mình cho phép, Bên được yêu cầu phải thực hiện yêu cầu tống đạt giấy tờ về hình sự.

2. Yêu cầu tống đạt giấy triệu tập người đến làm chứng phải được gửi cho Bên được yêu cầu trong thời hạn 45 ngày trước ngày dự định người đó phải có mặt để làm chứng tại Bên yêu cầu. Trong trường hợp khẩn cấp, Bên được yêu cầu có thể không áp dụng thời hạn này.

3. Bên được yêu cầu phải chuyển cho Bên yêu cầu văn bản xác nhận là đã tống đạt giấy tờ. Nếu không thể tống đạt được, thì Bên yêu cầu phải được thông báo và được biết rõ lý do.

Điều 8. Cung cấp thông tin

1. Bên được yêu cầu sẽ cung cấp các bản sao tài liệu, hồ sơ hoặc thông tin được công khai cho công chúng tiếp cận.

2. Bên được yêu cầu có thể cung cấp bản sao của bất kỳ tài liệu, hồ sơ hoặc thông tin với cùng cách thức và điều kiện như đối với trường hợp cung cấp cho các cơ quan hành pháp và tư pháp nước mình. Khi Bên yêu cầu đề nghị, tài liệu sẽ được chứng thực theo các quy định của pháp luật của Bên yêu cầu.

3. Bên được yêu cầu có thể cung cấp bản sao có chứng thực của tài liệu hoặc hồ sơ, trừ khi Bên yêu cầu đề nghị cung cấp bản gốc.

Điều 9. Trả lại tài liệu cho bên được yêu cầu.

Theo đề nghị của Bên được yêu cầu, Bên yêu cầu phải trả lại tài liệu đã được cung cấp theo Hiệp định này khi những tài liệu đó không còn cần cho các vấn đề hình sự được nêu trong yêu cầu tương trợ.

Điều 10. Khám xét và thu giữ

1. Bên được yêu cầu, trong phạm vi pháp luật nước mình, thực hiện yêu cầu tương trợ đối với các vấn đề về hình sự của Bên yêu cầu liên quan đến việc khám xét, thu giữ và chuyển giao các đồ vật cho Bên yêu cầu theo trình tự thủ tục được thực hiện cho các cơ quan hành pháp và tư pháp của nước mình.

2. Khi Bên yêu cầu đề nghị, Bên được yêu cầu sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến kết quả khám xét, địa điểm và hoàn cảnh thu giữ cũng như việc quản lý các đồ vật đã thu giữ.

3. Bên yêu cầu tuân thủ mọi điều kiện do Bên được yêu cầu đặt ra liên quan đến các đồ vật đã được thu giữ và giao cho Bên yêu cầu.

Điều 11. Thu thập chứng cứ

1. Trong khuôn khổ pháp luật của nước mình và khi được đề nghị, Bên được yêu cầu lấy lời khai hoặc bản tường trình của những người liên quan hoặc yêu cầu họ đưa ra đồ vật là vật chứng để chuyển cho Bên yêu cầu.

2. Trong khuôn khổ pháp luật nước mình, Bên được yêu cầu cho phép những người được nêu đích danh trong yêu cầu có mặt trong quá trình thực hiện yêu cầu tương trợ và có thể cho phép họ được hỏi người cung cấp lời khai hoặc chứng cứ. Trong trường hợp không cho phép hỏi trực tiếp, thì những người đó có thể được phép gửi các câu hỏi dự định đặt ra cho người cung cấp lời khai hoặc chứng cứ. Người có mặt trong quá trình thực hiện yêu cầu tương trợ có thể được phép sao chép nguyên văn nội dung đó. Các phương tiện kỹ thuật có thể được sử dụng để sao chép đúng nguyên văn nội dung đó.

3. Người mà Bên được yêu cầu sẽ thu thập chứng cứ theo yêu cầu tương trợ phù hợp với Điều này có thể từ chối cung cấp chứng cứ trong trường hợp sau:

a. Pháp luật của Bên được yêu cầu cho phép hoặc bắt buộc người đó từ chối cung cấp chứng cứ trong các trường hợp tương trợ khi trình tự, thủ tục tố tụng hình sự được tiến hành trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu; hoặc

b. Pháp luật của Bên yêu cầu cho phép hoặc bắt buộc người đó từ chối cung cấp chứng cứ theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự như vậy trên lãnh thổ của Bên yêu cầu.

4. Nếu bất kỳ người nào trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu cho rằng pháp luật của Bên yêu cầu có quy định về quyền hoặc nghĩa vụ phải từ chối cung cấp chứng cứ, thì Cơ quan trung ương của Bên yêu cầu, nếu được yêu cầu, phải cung cấp một văn bản xác nhận cho Cơ quan trung ương của Bên được yêu cầu về quy định của quyền hoặc nghĩa vụ đó. Trong trường hợp không có căn cứ ngược lại, thì văn bản xác nhận đó sẽ là một căn cứ đầy đủ về những vấn đề được nêu trong đó.

5. Theo Điều này, việc thu thập chứng cứ bao gồm cả việc thu thập tài liệu hoặc các đồ vật khác.

Điều 12. Hiện diện của Bên yêu cầu khi thực hiện yêu cầu tương trợ

Trong khuôn khổ pháp luật của Bên được yêu cầu cho phép, những người được nêu đích danh trong yêu cầu tương trợ sẽ được phép có mặt trong quá trình thực hiện yêu cầu tương trợ.

Điều 13. Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt để cung cấp chứng cứ hoặc giúp đỡ điều tra

1. Người đang chấp hành hình phạt trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu, có thể được tạm thời chuyển giao theo yêu cầu của Bên yêu cầu để cung cấp chứng cứ theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự hoặc trợ giúp điều tra trên lãnh thổ của Bên đó. Theo quy định của Điều này, người đang chấp hành hình phạt bao gồm cả người không bị giam giữ trong trại giam nhưng đang phải chấp hành hình phạt về một tội nhưng không phải là hình phạt tiền.

2. Bên được yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt cho Bên yêu cầu chỉ khi:

a. Người đó tự nguyện đồng ý với việc chuyển giao; và

b. Bên yêu cầu đồng ý tuân thủ các điều kiện cụ thể do Bên được yêu cầu nêu ra liên quan đến việc canh giữ hoặc bảo đảm an toàn cho người được chuyển giao.

3. Khi Bên được yêu cầu thông báo cho Bên yêu cầu là không cần phải quản lý người bị chuyển giao nữa, thì người đó sẽ được tự do.

4. Người được chuyển giao theo quy định của Điều này sẽ được trao trả cho Bên được yêu cầu theo cách thức hai bên đã thoả thuận vào thời điểm sớm nhất có thể được, ngay sau khi đã cung cấp chứng cứ hoặc vào thời điểm sớm hơn nếu sự có mặt của người đó không còn cần thiết.

Điều 14. Sự có mặt của người khác để cung cấp chứng cứ hoặc trợ giúp việc điều tra

1. Theo đề nghị của Bên yêu cầu, bên được yêu cầu có thể chuyển giao một người (không phải là người quy định tại Điều 13) đến lãnh thổ của Bên yêu cầu để cung cấp chứng cứ hay giúp đỡ về một vấn đề hình sự tại lãnh thổ của Bên yêu cầu.

2. Bên được yêu cầu, nếu thoả mãn với các biện pháp mà Bên yêu cầu sẽ áp dụng nhằm bảo đảm an toàn cho người được chuyển giao, sẽ đề nghị người đó cung cấp chứng cứ hoặc giúp đỡ trên lãnh thổ của Bên yêu cầu. Người đó sẽ được thông báo về số tiền trợ cấp hoặc chi phí được hưởng. Bên được yêu cầu thông báo ngay về ý kiến của người đó cho Bên yêu cầu và nếu người đó chấp thuận thì tiến hành các bước cần thiết để thực hiện yêu cầu tương trợ.

Điều 15. Bảo đảm an toàn

1. Theo khoản 2 Điều này, người có mặt trên lãnh thổ của Bên yêu cầu theo yêu cầu tương trợ tại Điều 13 hoặc Điều 14 Hiệp định này sẽ không:

a. Bị giam giữ, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị áp dụng hình phạt trên lãnh thổ của Bên yêu cầu, cũng không phải tham gia bất kỳ vụ kiện dân sự nào nếu vụ kiện dân sự đó không thể tiến hành khi người đó không ở trên lãnh thổ của Bên yêu cầu, đối với các hành vi hành động hoặc không hành động xảy ra trước khi người này rời lãnh thổ của Bên được yêu cầu;

b. Cung cấp chứng cứ theo bất kỳ thủ tục tố tụng hình sự nào và giúp đỡ bất kỳ việc điều tra hình sự nào ngoài phạm vi vấn đề hình sự đã nêu trong yêu cầu tương trợ, nếu người đó không đồng ý.

2. Khoản 1 Điều này không áp dụng nếu người đó đã được tự do rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu, nhưng đã không rời khỏi trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi được thông báo chính thức là sự có mặt của người đó là không còn cần thiết nữa hoặc đã rời khỏi nhưng quay trở lại.

3. Người không đồng ý cung cấp chứng cứ theo Điều 13 hoặc Điều 14 của Hiệp định này không phải chịu bất kỳ hình phạt hay biện pháp cưỡng chế nào của Tòa án của Bên yêu cầu hay Bên được yêu cầu.

4. Người đồng ý cung cấp chứng cứ theo Điều 13 hoặc Điều 14 Hiệp định này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ vào lời khai của họ, trừ việc khai báo gian dối hoặc xúc phạm Tòa án.

Điều 16. Tài sản do phạm tội mà có và phương tiện phạm tội

1. Bên được yêu cầu, theo yêu cầu, cố gắng xác định xem có tài sản do phạm tội mà có và phương tiện phạm tội có trong phạm vi thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự của mình hay không và thông báo cho Bên yêu cầu kết quả điều tra của mình.

2. Trong trường hợp tìm thấy tài sản nghi là do phạm tội mà có hoặc phương tiện phạm tội, thì Bên được yêu cầu sẽ áp dụng các biện pháp mà pháp luật nước mình cho phép để quản lý hoặc tịch thu tài sản hoặc phương tiện đó.

3. Khi áp dụng Điều này, các quyền chính đáng của bên thứ ba có liên quan sẽ được tôn trọng theo pháp luật của Bên được yêu cầu.

4. Bên được yêu cầu sẽ giữ lại tài sản do phạm tội mà có hoặc phương tiện phạm tội đã bị tịch thu, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong từng trường hợp cụ thể.

Điều 17. Tài trợ tài chính cho hoạt động khủng bố

Khi một trong hai Bên ký kết có lý do để tin rằng có người hoặc nhóm người thuộc quyền tài phán của mình đã quyên góp hoặc đang quyên góp hoặc đóng góp cho bất kỳ quỹ tài chính nào mà quỹ đó trực tiếp hoặc gián tiếp tài trợ hoặc giúp đỡ cho các hoạt động khủng bố trên lãnh thổ của Bên kia, thì sẽ báo cho Bên ký kết kia về tình hình đó, đồng thời sẽ tiến hành các biện pháp mà pháp luật nước mình cho phép để khám xét, thu giữ và tịch thu quỹ tài chính đó và truy tố những cá nhân liên quan.

Điều 18. Bảo mật

1. Sau khi tham vấn với Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu có thể đề nghị bảo mật thông tin hay chứng cứ được cung cấp hoặc nguồn của những thông tin hay chứng cứ đó, việc tiết lộ hoặc sử dụng phải phù hợp với các điều kiện được đặt ra.

2. Bên yêu cầu có thể đề nghị giữ bí mật nội dung của yêu cầu tương trợ, các văn bản bổ trợ và các công việc kèm theo yêu cầu tương trợ. Nếu yêu cầu tương trợ chỉ có thể được thực hiện khi vi phạm các điều kiện về bảo mật, Bên được yêu cầu sẽ thông báo Bên yêu cầu trước khi thực hiện yêu cầu tương trợ và Bên yêu cầu sẽ quyết định việc có hay không thực hiện yêu cầu tương trợ.

3. Khi được đề nghị, Bên yêu cầu phải bảo đảm rằng thông tin hoặc chứng cứ sẽ được bảo vệ, không để mất mát, bị tiếp cận, sử dụng, sửa đổi, tiết lộ trái phép hoặc bị lạm dụng.

Điều 19. Giới hạn của việc sử dụng thông tin

Nếu không được sự đồng ý trước của Bên được yêu cầu, Bên yêu cầu không được sử dụng thông tin hay chứng cứ có được hoặc làm bất kỳ điều gì trên cơ sở thông tin hay chứng cứ đó vào các mục đích khác với mục đích đã nêu trong yêu cầu tương trợ.

Điều 20. Chứng nhận và chứng thực

1. Văn bản yêu cầu tương trợ, các tài liệu bổ trợ và các giấy tờ hoặc đồ vật được cung cấp theo yêu cầu tương trợ không đòi hỏi bất kỳ hình thức chứng nhận hay chứng thực nào trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trong trường hợp cụ thể khi Bên được yêu cầu hoặc Bên yêu cầu đòi hỏi các giấy tờ hoặc đồ vật phải được chứng thực, thì giấy tờ, đồ vật đó phải được chứng thực đầy đủ theo cách thức quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Giấy tờ hoặc đồ vật được xác định là đã chứng thực theo Hiệp định này nếu giấy tờ hoặc đồ vật đó được người hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật của Bên gửi ký hoặc đóng dấu chính thức của cơ quan đó.

Điều 21. Ngôn ngữ

Yêu cầu tương trợ, tài liệu bổ trợ và các thông báo theo Hiệp định này sẽ được làm bằng ngôn ngữ của Bên yêu cầu, có kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của Bên được yêu cầu hoặc dịch ra tiếng Anh.

Điều 22. Các thoả thuận phụ trợ

Cơ quan trung ương của mỗi Bên có thể có các thỏa thuận phụ trợ phù hợp với mục đích của Hiệp định này và pháp luật của cả hai Bên.

Điều 23. Đại diện và chi phí

1. Trừ trường hợp Hiệp định này quy định khác, Bên được yêu cầu tiến hành mọi việc cần thiết cho Bên yêu cầu có mặt trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng hình sự phát sinh ngoài yêu cầu tương trợ, và nếu Bên yêu cầu không thể có mặt, thì Bên được yêu cầu sẽ đại diện cho quyền lợi của Bên yêu cầu.

2. Bên được yêu cầu phải chịu chi phí thực hiện yêu cầu tương trợ, trừ chi phí dưới đây do Bên yêu cầu chịu:

a. Các chi phí gắn với việc chuyên chở người đến hoặc đi từ lãnh thổ của Bên được yêu cầu và chi phí về chỗ ở của người đó cũng như các khoản thù lao và chi phí phải trả cho họ trong thời gian có mặt trên lãnh thổ của Bên yêu cầu theo yêu cầu tương trợ quy định tại Điều 7, Điều 13 hoặc Điều 14 của Hiệp định này;

b. Các chi phí gắn với việc chuyên chở các nhân viên dẫn giải hoặc hộ tống;

c. Lệ phí và chi phí chuyên gia;

d. Chi phí liên quan tới việc phiên dịch, dịch tài liệu và thu thập chứng cứ bằng hình ảnh, qua vệ tinh hoặc các phương tiện kỹ thuật khác từ Bên được yêu cầu tới Bên yêu cầu;

e. Khi Bên được yêu cầu đề nghị, các chi phí bất thường phát sinh trong quá trình thực hiện yêu cầu tương trợ.

Điều 24. Tương thích với các hiệp định khác.

Hiệp định này sẽ không ngăn trở một Bên tương trợ cho Bên kia theo các điều khoản của các công ước/ thỏa thuận quốc tế đa phương phù hợp khác hoặc theo các quy định của pháp luật nước mình. Các Bên cũng sẽ cung cấp tương trợ theo bất kỳ thỏa thuận song phương, hiệp định hoặc thông lệ thích hợp.

Điều 25. Tham vấn

Hai Bên sẽ tiến hành tham vấn ngay theo yêu cầu của bất kỳ Bên nào, về những vấn đề chung hoặc từng vấn đề cụ thể liên quan đến việc giải thích, áp dụng hay thực hiện Hiệp định này.

Điều 26. Hiệu lực và chấm dứt hiệp định

1. Hiệp định này:

a. Phải được phê chuẩn và văn kiện phê chuẩn sẽ được trao đổi trong thời gian sớm nhất có thể;

b. Sẽ có hiệu lực vào thời điểm trao đổi văn kiện phê chuẩn;

c. Được áp dụng đối với yêu cầu tương trợ về hành vi liên quan xảy ra trước ngày Hiệp định này có hiệu lực;

d. Có thể được sửa đổi khi cả hai Bên đồng ý.

2. Mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định này. Hiệp định sẽ hết hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ ngày thông báo về việc chấm dứt Hiệp định cho Bên kia.

Để làm bằng, những người ký tên dưới đây được Nhà nước của mình ủy quyền đầy đủ, đã ký Hiệp định này.

Làm tại Hà Nội ngày 08 tháng 10 năm 2007 thành hai bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Hindu và tiếng Anh có giá trị như nhau. Trong trường hợp nảy sinh bất đồng trong việc giải thích Hiệp định này thì sẽ căn cứ vào bản tiếng Anh.

 

THAY MẶT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI TƯỚNG, BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

Lê Hồng Anh

THAY MẶT
CỘNG HÒA ẤN ĐỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Shivraj W.Patil

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.